Số phận những người phụ nữ

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.Số phận những người phụ nữ

Ở xã hội Hi Lạp cổ đại, hầu như không hề có một quan niệm nào riêng biệt về phụ nữ. Người ta đã khám phá một số vai trò được chỉ định cho dân chúng tùy theo giới tính của họ. Đàn ông luôn là những người cai trị và lãnh đạo. Người phụ nữ gần như không có vị trí xã hội. Tài liệu cổ hiếm hoi đề cập đến phụ nữ Hi Lạp là những bài thơ của Homère. “Trong tác phẩm Iliad, câu chuyện bắt đầu khi Achilles và Agamemnon tranh cãi về một hầu thiếp chả là gì cả ngoài thân phận của một nô lệ tình dục, trong khi người anh hùng thành Troy - Hector - lại tôn vinh và cưng chiều cô vợ Andromache của mình; cũng vậy, trong tác phẩm Odyssey của Homère, Penelope, vợ của Odyssey đang vắng mặt, là một mẫu người đáng ngưỡng mộ về sự khôn ngoan và lòng trung thành” [12, tr. 102]. Những nhân vật lí tưởng của Homer đến những phụ nữ Hi Lạp cổ đại đều không nhận được thái độ và sự đối xử nhân từ từ phía xã hội.

Xét về quyền lực của phụ nữ trong huyền thoại, người ta cho rằng: “Về một số phương diện, đàn ông có thể cảm thấy bất trắc về quyền thống trị của mình trên phụ nữ. Nếu hiểu đúng được một số bất trắc này, chúng ta có thể tiến gần đến chỗ hiểu được lí do tại sao các phụ nữ Hi Lạp trong các vở kịch Hi Lạp như Clytemnestre, Antigone và Medea lại là những nhân vật mạnh mẽ như vậy, mạnh mẽ và nguy hiểm hơn hẳn những người đàn ông trong các vở

kịch Hi Lạp. Lại nữa, trong thần thoại, “nữ thần tóc rắn” - người có thể làm cho con người phát điên lại là nữ (…). Phụ nữ còn có năng lực được gọi là sự Báo ứng (Nemesis), đã mang sự phá hoại có tính trừng phạt đến cho những kẻ quá hoang đàng và tự kiêu…” [12, tr. 103].

Thời Hi Lạp cổ đại, Euripide trong các vở bi kịch của mình đã đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ. Họ chiếm một vị trí trọng đại trong sáng tác của ông - người phụ nữ yêu đương ve vuốt, hoặc căm giận hờn ghen. 12 trong số 19 vở bi kịch còn lại của Euripide lấy phụ nữ làm nhân vật chính. Euripide luôn gắn các nhân vật nữ của ông với những sắc thái tình yêu hoặc đắm say hoặc cuồng nộ: tình vợ chồng, tình trai gái, tình chị em, đặc biệt sâu sắc và tinh tế nhất là tình mẹ con [1, tr. 8]. Người phụ nữ trong sáng tác của Giraudoux cũng luôn được đặt trong các mối quan hệ này.

Trong các vở kịch của Giraudoux, mà ở đây chúng tôi chủ yếu khảo sát ba vở đặc sắc nhất có nguồn từ huyền thoại Hi Lạp cổ đại, xuất hiện khá nhiều nhân vật nữ. Các nhân vật này hầu hết được lấy từ nguyên mẫu huyền thoại cổ đại Hi Lạp, thậm chí có nhân vật còn mang dáng dấp của chính người bạn đời của nhà văn. Đó là: Alcnène, Hélène, Électre, Clytemnestre… Trong thời hiện đại, liệu họ còn giữ lại những nét cổ đại? Và trong kịch Giraudoux, họ âm u hay tỏa sáng, họ mang tính chất định mệnh hay lịch sử, hay xen kẽ giữa định mệnh và lịch sử, giữa hạnh phúc và xung đột?

Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua một số nhân vật nữ tiêu biểu trong ba vở kịch huyền thoại của Giraudoux.

Clytemnestre: là một nhân vật khá phức tạp. Bà vào với con gái ở hồi I cảnh 4 và việc ra sân khấu không trì hoãn đem lại cho họ cùng một phẩm cách trên sàn diễn nhưng không phải là trong cuộc sống. Électre bướng bỉnh, ra sân khấu rồi nàng không vào nữa. Trái lại Clytemnestre không đứng yên tại chỗ mà ra, vào lần lượt trong suốt đoạn cuối của Hồi I (cảnh 4, 7, 9, 11).

Bà xuất hiện nhiều trên sân khấu và luôn trong trạng thái vội vàng, dồn dập. Ngay ở cảnh 4, khi lần đầu tiên Clytemnestre bước ra sân khấu, bà đã có cuộc tranh cãi gay gắt với cô con gái của mình - Électre, và những cuộc tranh cãi này tiếp diễn không ngừng, có lúc kịch liệt đến mức Égisthe phải gào lên: “Hai mươi năm nay, các người không có thì giờ giải quyết với nhau cuộc bàn cãi ấy à?” (Hồi I, cảnh 4) [2, tr. 79].

Bản thân Clytemnestre qua lời “tự bạch” của bà vốn là người phụ nữ đầy tự tin và kiêu hãnh: “Ta vững chắc đến mức chim đậu được trên cánh tay ta… Từ ta, con người có thể bay lên, không hề rơi” (Hồi I, cảnh 4) [2, tr. 91]. Nhưng con người kiêu hãnh ấy lại cô đơn tột cùng, con gái bà luôn dằn vặt bà, luôn từ chối vai trò làm mẹ của bà: “Tôi không phải là Électre bé bỏng của bà. Vì hai con chống lại bà nên tình mẫu tử trong bà bị kích thích và trỗi dậy” [2, tr. 93].

Người ăn xin đã nhận xét về Clytemnestre: “Hoàng hậu có một vẻ giống khác: bà giống như những phụ nữ bán bánh không chịu cúi mình xuống để nhặt tiền, và cũng giống như những con chó cái rừng đã bóp ngạt con chó con đẹp nhất khi chúng đang ngủ. Tiếp đó chúng liếm con như Hoàng hậu mới liếm Oreste, nhưng chả bao giờ sinh ra con bằng nước bọt” [2, tr. 131-133].

Chính Clytemnestre có những lúc đã phải gào lên đau đớn: “Vì sao chúng ta lại không thể kết hôn với nhau? Vì sao chúng ta phải hi sinh đời mình cho những đứa con bạc bẽo ? Phải, ta yêu Égisthe. Từ mười năm nay, ta yêu Égisthe. Từ mười năm nay ta phải hoãn đám cưới là vì nể nhà người, Électre, và vì nhớ đến cha ngươi” (Nói với Électre) [2, tr. 211], nhưng ngay sau câu nói đó, Clytemnestre được đáp lại bằng một sự thật phũ phàng: “Hoàng hậu (…) ta không kết hôn với bà để mà phải tiếp tục nói dối. Ta không biết có còn yêu bà nữa không (…). Từ mười năm nay, quan hệ giữa chúng ta kéo dài giữa sự thờ ơ và quên lãng” [2, tr. 211] (Égisthe nói với Clytemnestre).

hậu!”; “Tôi khốn khổ do đứa con gái không tim, không niềm vui này”, “Qua cái hành lang ngu xuẩn này là cuộc đời ư? Cuộc đời đểu thế à? Ta, thời thiếu nữ, chỉ thích yên tĩnh, thích chăn nuôi súc vật, cười trong bữa ăn, may vá… ta dịu dàng biết mấy (…). Ở thành phố quê hương tôi, còn có những cụ già công nhận Clytemnestre là cả sự dịu dàng”; “Gia đình này là gia đình nào, những bức tường này đã làm gì chúng ta!” [2, tr. 239]; “Phải, ta căm ghét ông ấy! Rồi ngươi sẽ biết ông ấy là người thế nào, người cha đáng kính ấy! Phải, sau 20 năm, ta đã hiến dâng niềm vui mà Agathe đã hiến dâng… Trên đời này, chỉ đúng có một người mà người phụ nữ không được hiến dâng. Người duy nhất mà ta không hiến dâng đó là hoàng đế của các vị vua… Ngày mà ông đến nhà ta để cướp ta, với bộ râu xoăn tít, với bàn tay mà ông luôn giơ ngón út lên, ta đã ghét ông (…) khi ông bế ta, ta chỉ thấy trên lưng ta sức ép của bốn ngón tay: ta đã phát điên lên, và trong buổi bình minh ông giết chị Iphigénie của nhà ngươi, thì thật kinh khủng, ta trông thấy ở hai bàn tay, ngón út lơ lửng dưới ánh mặt trời. Ông ấy huênh hoang, do dự, ngớ ngẩn. Đó là kẻ tự phụ nhất trong những kẻ tự phụ, kẻ cả tin nhất trong bọn cả tin” [2, tr. 245].

Clytemnestre - người phụ nữ giết chồng, bị các con căm thù, nguyền rủa, một người phụ nữ hám quyền lực. Dù bề ngoài cao sang, thực chất bà chỉ là một người vợ, người mẹ thất vọng. Bà bị cưỡng hôn, suốt bảy năm sau khi gây tội ác, hằng đêm bà sống trong ác mộng. Con gái không yêu bà, tình nhân lừa dối bà, dần dần bà bị cả chính con trai bao vây và rỉa rói như một con vật. Trước hết bà là một nạn nhân.

Trái tuyến với Clytemnestre, Électre cũng là một nhân vật phức tạp nhưng phức tạp theo kiểu lắm chuyện, tính cách của cô gái này vẫn là tính cách một chiều: ưa tranh cãi, bảo thủ, đa nghi, thậm chí cay nghiệt. Còn mẹ nàng - hoàng hậu Clytemnestre là một nhân vật phức tạp đúng theo nghĩa của từ này. Đây cũng có thể xem là một trong những nhân vật nữ “kì công” nhất của

Giraudoux, thể hiện ở chỗ:

-Một mặt: bà là người phụ nữ rất đời thường, mặt khác bà là kẻ hám quyền lực. - Một mặt bà đau đớn trước sự hiến thân vì chiến tranh của cô con gái cả, nhưng mặt khác lại xua đuổi cô con gái thứ hai và phát vãng cậu con trai duy nhất ngay khi cậu mới 2 tuổi.

- Có lúc bà kêu xin tình yêu thương bao dung từ các con, nhưng rồi lại ngay lập tức đẩy chúng ra xa.

Trong con người Clytemnestre cùng lúc chứa đựng nhiều mặt, luôn mâu thuẫn, luôn đấu tranh với nhau. Nhân vật này rõ ràng đã được Giraudoux nâng lên một mức xa so với mẫu cổ trong huyền thoại cổ đại. Xét đến cùng, Clytemnestre là nhân vật có chiều sâu nhất định. Người phụ nữ này cuối cùng đã gào lên sự thật, đã dám đòi hỏi tình yêu, đã thể hiện nỗi khát khao được sống như những phụ nữ bình thường khác. Số phận bất hạnh của bà trước hết xuất phát từ chỗ tình yêu không thoả nguyện, sự bó buộc và tuyệt vọng của đời sống gia đình, phần khác xuất phát từ bản chất hám quyền lực và nhiều tham vọng của bà.

Nhân vật nữ thứ hai - nhân vật chính của vở kịch cùng tên - Électre đã khiến Giraudoux tốn không ít công sức sáng tạo. Nguyên mẫu trong huyền thoại Hi Lạp cổ đại của nhân vật này là một cô gái đáng thương, cô đơn và tuyệt vọng trong tòa lâu đài nghiệt ngã của chính gia đình mình. Nhưng sang đến kịch Giraudoux, sự xuất hiện của nàng lại khiến người ta khiếp sợ. Nàng luôn đối lập gay gắt với mẹ: “Chắc chắn, ta không thể nói rằng nàng Électre là cả tình yêu đối với Clytemnestre. Nhưng phải phân biệt nàng Électre, nàng đi tìm một người mẹ. Nàng chấp nhận là mẹ, người đầu tiên đến” [2, tr. 139], thậm chí phủ nhận mẹ: “hãy tưởng tượng một phút cho hạnh phúc chúng ta rằng chúng ta sinh ra không có mẹ” [2, tr. 105]. Nàng vừa là một trinh nữ đáng thương, lại vừa là một người phụ nữ cay nghiệt, và cuối cùng, nàng là

một kẻ tội phạm.

Électre, có em trai bên cạnh, xuất hiện giữa hai nhóm nhân vật; chống lại nàng là cặp Égisthe - Clytemnestre và cặp có tính chất nhạo báng Chánh án - Agathe; ủng hộ nàng là người ăn xin, bà Narsès. Nhưng dù là bên này hay bên kia đều có những suy nghĩ đảo ngược. Nhóm thứ nhất giữ Électre trên sườn dốc bi kịch mà nàng tham gia, nhóm thứ hai đẩy nàng đi đến tận cùng. Đặc biệt đáng lưu ý là sự đảo ngược vị trí tương ứng của Égisthe và Clytemnestre, bởi vì lúc đầu, chỉ một mình Égisthe muốn ép buộc cuộc hôn nhân tai tiếng giữa Électre và người làm vườn, nhưng may sao có Clytemnestre bảo vệ Électre, trong khi đó đến cuối vở kịch thì Égisthe lại gần Électre hơn và xa lánh hẳn Clytemnestre.

Trong vở Électre của Sophocle, tác giả dựa trên cơ sở khai thác hệ thống các bi kịch trong dòng họ Atrides, để đưa ra một tính cách kịch theo quan niệm thẩm mĩ của ông. Đó chính là Électre - một phụ nữ kiên định, có bản lĩnh, không tha thứ tội lỗi cho dù người phạm tội là mẹ mình. Électre của Giraudoux cũng ít nhiều mang dáng dấp như vậy, nhưng tính kiên định của nàng đã được Giraudoux nâng lên một bậc, và trở thành cực đoan.

Luận văn của chúng tôi sẽ dành phần 3.2 ở Chương 3 để nói về Électre. Do vậy trên đây chúng tôi chỉ điểm qua một số nét tiêu biểu về nhân vật này để người đọc có thể nắm được nội dung luận văn một cách có hệ thống.

Giản dị hơn so với vở Électre, vở Amphitryon 38 đưa lên sân khấu một

mẫu hình phụ nữ lí tưởng, nàng Alcnène - vợ của Amphitryon. Để giữ gìn trọn vẹn lòng chung thủy của mình, nàng đã kiên quyết từ chối mọi lời đề nghị và đe dọa của thần Zeus. Dù vậy, nàng cũng chỉ là một con người bình thường, và không thể nào cưỡng lại được sự phi phàm của thần thánh.

Ngoài ra, trong ba vở kịch chúng tôi đã tóm tắt ở trên (Phần mở đầu), có một số nhân vật nữ rất đáng chú ý như: Isabelle (vở Intermezzo), Ondine (vở

Ondine), Judith (vở Judith).

Trong vở Judith, nàng trinh nữ Judith - một dạng thần tượng của công

chúng đã chấp nhận hi sinh chính mình để cứu vớt thành phố đang nguy nan. Nhưng sự hi sinh của nàng rốt cuộc chỉ mang lại cho nàng thất vọng. Nàng sẽ sống như một góa phụ, theo đạo Do Thái, phán xét lại những niềm tin đã mất, ăn mặc áo sợi canh hành xác.

Nhân vật Ondine con gái của vua thủy thần có nguồn gốc từ các truyện kể truyền thống. Trong các truyện kể đó, nàng luôn là nhân vật khao khát tìm thấy trong hình thái của con người một phần bổ sung cho tâm hồn mình, hoặc phải gánh chịu một lời nguyền nào đó. Đến Giraudoux, nhân vật này lại bị mất đi các thuộc tính siêu nhiên do tình yêu. Nàng yêu như một con người thực sự, dám hi sinh cho tình yêu, và “ứng xử” hết sức cao thượng trong tình yêu.

Tiểu kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở hai thế kỉ vàng của kịch Pháp (thế kỉ XVII và nửa đầu thế kỉ XX) các nhà văn đã sử dụng tư liệu huyền thoại để phản ánh ba đề tài lớn, trở đi trở lại trong tâm thức và trong sáng tác của họ, đó là: Chiến tranh - lịch sử; tình yêu - hạnh phúc; số phận con người. Những đề tài này bản thân chúng đã chứa đựng một cái nhìn tiên tri: sự hỗn loạn sau này của thế giới, sự rối ren của lòng người... trong đó, chiến tranh được nói đến nhiều: chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, nội chiến, chiến tranh thế giới… và trên thực tế, gần như cả thế kỉ XX bị bao trùm bởi sự tăm tối và tàn khốc của chiến tranh.

Trong cuốn Văn học Pháp thế kỉ XX, tác giả Hữu Ngọc đã tổng kết như sau: “Chính trên hậu cảnh gồm những cuộc chiến tranh tư tưởng đã nổi lên những thử nghiệm, những đoạn tuyệt, những táo bạo đủ kiểu vốn đặc trưng cho văn học những năm cuối cùng của thời kì tươi đẹp (những năm đầu thế kỉ, 1900) và văn học những năm điên rồ (1918 - 1929). Giữa hai thời điểm lớn lao ấy đã nổ ra chiến tranh thế giới lần I, trận đụng độ đầu tiên - cơn địa chấn

gây đảo lộn mạnh, đánh dấu sự cáo chung của một thế giới và mở ra một kỉ nguyên mới. Nhiều người sống sót buộc phải xét lại bao điều vững chắc đã đạt được”.

“Do chịu áp lực của nhiều sức hấp dẫn (nguyện vọng thôi thúc về cuộc sống dễ chịu hơn; tốc độ sống khác hẳn so với trước do sự cạnh tranh về kinh tế…) xuất hiện nỗi lo âu trước xã hội hiện đại và nỗi nhớ nhung một cuộc sống thanh thản hơn” [12, tr. 20]. Những nỗi lo âu này đã được thể hiện đầy ám ảnh qua những trang viết của Giraudoux.

Mỗi nhân vật nữ của Giraudoux dù lấy nguồn từ huyền thoại Hi Lạp cổ đại, từ truyền thuyết, truyện kể dân gian hay từ Kinh Thánh, đều được ông “bồi đắp” thêm tính cách riêng. Điều đáng nói là hầu hết các nhân vật này đều không tách rời khỏi một vấn đề muôn thuở của con người - tình yêu. Đặc biệt ở họ, Giraudoux đã xây dựng những mối xung đột giữa lý trí và cảm xúc, sự đua tranh giữa khát vọng tình yêu cá nhân với bổn phận, danh dự của gia đình, đấu tranh giữa cảm xúc và nghĩa vụ. Nhân vật của ông, vì thế, gần với con người hiện đại hơn bao giờ hết.

Với những vấn đề về định mệnh, số phận cá nhân, tình yêu, gia đình, chiến tranh, lịch sử và trách nhiệm, gương mặt huyền thoại trong kịch Giraudoux đã có biến đổi. Dù viết về đề tài gì, kịch của Giraudoux luôn có sự

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 51)