Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux

Khi phát biểu về sân khấu, Giraudoux đề ra cho mình một ý tưởng nghệ thuật rất cao: “Sân khấu là hình thức giáo dục đạo lí hay nghệ thuật duy nhất của một quốc gia. Nó là lớp học buổi tối duy nhất có giá trị đối với những người đã trưởng thành và già lão, phương tiện duy nhất để công chúng bình thường nhất có thể tiếp xúc cá nhân với các xung đột cao nhất, và tự tạo ra cho mình một tôn giáo thế tục, một nghi lễ và các vị thánh của tôn giáo ấy, những tình cảm và những khát khao” [12, tr. 192].

Với tâm niệm này, Giraudoux đã làm nóng các sân khấu Pháp trong suốt một thời gian dài bằng những vở kịch hài hoà giữa màu sắc truyền thống và nội dung thời đại.

Giraudoux khởi nghiệp từ các truyện: Người tỉnh nhỏ (1909), Đọc dưới bóng (1917) và tiểu thuyết Suzane và Thái Bình Dương (1921),… sau đó ông

chuyển hướng sang viết kịch nhờ sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với đạo diễn Louis Jouvet. Giraudoux nhanh chóng gặt hái được thành công đầu tay với vở Siegfied (1928) và được hoan nghênh như một hiện tượng. Thành

công này đã dẫn dắt Giraudoux đi theo con đường sân khấu.

Phần lớn tác phẩm kịch của Giraudoux dựa chắc chắn vào truyền thống huyền thoại. Từ Kinh Thánh (Judith, 1931) đến thần thoại Hi Lạp cổ đại (Chiến tranh thành Troie sẽ không xảy ra - 1929; Électre - 1937) hay viết về nước Đức (Intermezzo - 1933; Ondine - 1939) Giraudoux vẫn không tách rời truyền thống đó để “thoát khỏi mimesis và chủ nghĩa tâm lí, trong khi, dưới vẻ ngoài của sự giãn cách huyền thoại, ông bày tỏ cảm nhận bản thân về những sự kiện thời sự nóng bỏng nhất: chuyện chiến tranh sắp nổ ra chẳng hạn, về những băn khoăn riêng tư hơn và có tính tiểu sử: cuộc sống lứa đôi là chủ yếu” [12, tr. 193].

Được nuôi dưỡng bởi nhiều kỉ niệm văn chương và từ kinh nghiệm của công việc ngoại giao, Giraudoux không mấy khó khăn để có được những thông tin thường xuyên và cập nhật về tình hình chính trị - xã hội của châu Âu. Các vở kịch của ông như Électre hay Chiến tranh thành Troie sẽ không

xảy ra cho phép chúng ta nhận thấy phần nào bức tranh của nền chính trị

đương thời. Hơn hết mỗi vở kịch đều bày tỏ quan niệm của nhà văn về chiến tranh, về các mối quan hệ giữa con người với con người, về những giá trị nhân bản được chuyên chở dưới hình thức của các huyền thoại cổ đại.

Năm 1929, vở hài kịch duy nhất và cũng là một trong những vở thành công nhất của Giraudoux ra đời - Amphitryon 38. Trong vở kịch này, nhà văn hướng đến giải quyết vấn đề gia đình - một đề tài ông đặc biệt chăm lo.

Như trên đã nói, do Électre vừa là một trong những vở kịch tiêu biểu nhất của Giraudoux, vừa là vở kịch duy nhất của ông được dịch ra tiếng Việt (tính cho đến nay) nên trong phần này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào vở kịch này để thấy được gương mặt mới của một huyền thoại cũ, đồng thời qua đó tìm hiểu xem Giraudoux quan tâm nhất đến vấn đề gì và cách ông thể hiện vấn đề đó như thế nào.

Vở Électre lấy tên nhân vật chính làm tên gọi tác phẩm. Mẫu gốc Électre trong thần thoại Hi Lạp là con gái của nhà vua Agamemnon và Hoàng hậu Clytemnestre. Mặc dù có không ít người trước đó đã lựa chọn mẫu cổ Électre để làm chất liệu cho những sáng tác mới nhưng đến Giraudoux, ông đã khẳng định thêm một đỉnh cao nữa.

Mẫu gốc Électre cổ đại có ba đặc trưng chủ yếu sau: thứ nhất, nhân vật nằm ngoài lề của cộng đồng. Thứ hai, nhân vật bị định mệnh chi phối. Thứ ba, nhân vật luôn gắn với vấn nạn tự do và trách nhiệm. Có thể nói, các nhà viết kịch cổ đại Pháp nói riêng và phương Tây nói chung rất hứng thú với hình

tượng Électre. Chúng tôi sẽ điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu được xây dựng trên cơ sở huyền thoại này:

Năm 458 trước công nguyên, Eschyle đã sáng tác một vở kịch bộ 3

Oreste. Vở thứ nhất nói về cái chết của Agamemnon; vở thứ hai nói về sự trả

thù (của các tiểu nữ - tượng trưng cho sự trả thù); vở thứ ba nói về sự trừng phạt của con trai Agamemnon. Ở Eschyle ý nghĩa về sự tuẫn tiết của người anh hùng xuyên suốt cả ba vở, và trật tự được thiết lập trong đó vẫn mang tính chất thần linh do Apollon chi phối và Apollon cũng là người dẫn dắt cánh tay cho Oreste trả thù.

Năm 415 trước công nguyên Sophocle lấy lại đề tài về Électre, trong đó Électre được chọn làm nhân vật trọng tâm và được phú cho một ý chí trả thù mãnh liệt. Vở Électre của Giraudoux về sau cũng đi theo hướng này. Cùng

thời đại đó, Euripide cũng cho ra mắt một vở kịch về Électre nhưng mang vẻ giễu “bi kịch tư sản” (tính chất sướt mướt). Trong vở kịch này cô gái (Électre) đối lập với mẹ mình, chống lại mẹ mình.

Suốt một quãng thời gian dài tiếp sau đó, nhân vật Électre tưởng như bị lãng quên. Nhưng huyền thoại về Électre sau hàng chục thế kỉ lại được phục hưng và khẳng định tính vĩnh cửu của nó cũng như của thần thoại Hi Lạp nói chung bằng những đỉnh cao mới trong nền kịch thế giới. Đến thế kỉ XVII, XVIII, các nhà viết kịch lại lấy lại đề tài này. Vào đầu thế kỉ XVIII (năm 1708), tác giả Crébillon đã cho công diễn vở kịch có tên Électre. Trong vở

kịch này không thiếu sức mạnh quyền lực lẫn cái tàn bạo, dữ dội, gần với vở kịch của Eschyle. Đến giữa thế kỉ XVIII (năm 1750), kịch tác gia lừng danh Voltaire đã cho ra đời vở Oreste. Một thời gian khá lâu sau đó (năm 1783), một tác giả khác là Alfieli đã giới thiệu hai vở Agamemnon và Oreste. Cả hai tác giả này trên xây dựng những nhân vật và ngữ cảnh ít tàn bạo hơn và khá xa với

vở của Eschyle thời cổ đại.

Sang thế kỉ XX, Électre vẫn là đề tài được nhiều tác giả ưa thích và khai thác. Năm 1931, Eugen O’Neila sáng tác một số vở về Électre. Năm 1943, Jean Paul Sartre tiến thêm một bước nữa trong việc trình diễn vở kịch đầu tiên của ông với cái tên ngắn gọn Ruồi. Vở kịch này thực ra được gọi là “sân khấu tình huống”, trong đó Électre và Oreste trở thành những người đi chinh phục một cách có trách nhiệm về tự do của mình. Égisthe (người tình của Clytemnestre) cũng được xây dựng thành một chính khách có trách nhiệm chứ không phải là một tên bạo chúa giết người. Xuất phát từ ham muốn quyền lực, ông ta có trách nhiệm dàn xếp xung đột giữa “lí do quốc gia được viện dẫn để biện minh cho hành vi lạm quyền và lí tưởng triệt để về công lí và liêm chính, trong khi bạo chúa giết người gán cho tội ác của Oreste một tầm quan trọng chính trị và triết học: trong một tình cảnh bạo ngược, kẻ sát nhân được bào chữa là không sai, vì y xây dựng tự do” [11, tr. 191]. Còn hành động của Oreste được xây dựng như một biểu tượng của thứ tự do tuyệt đối, nó dẫn đến, cuối cùng Jupitter, chúa tể các thần linh phải thừa nhận: “Một khi tự do đã bùng lên trong con người thì chẳng thiên thần nào làm gì nổi”. Thứ tự do ấy mang tính cực đoan và hành động của Oreste trong tác phẩm còn là một biểu tượng của trách nhiệm phải đảm nhận trong một hành vi xa lạ với những hành vi xưa nay xa lạ với cái Thiện và cái Ác [7, tr. 6].

Sáu năm trước khi vở Ruồi của Sartre xuất hiện, Giraudoux đã cho ra mắt vở Électre. Điều đáng nói trong vở kịch của Giraudoux là, nhân vật Électre, theo lời kể của con trai ông - Jean Pierre Giraudoux - được lấy cảm hứng từ chính người vợ Jean Giraudoux. Sinh thời Giraudoux vốn nổi tiếng về tính độc đáo và tính độc đáo đó được thể hiện khá đầy đủ trong vở Électre.

Vở Électre được viết đúng vào thời điểm tài năng của Giraudoux đã chín muồi, và nó là sự đền bù ngoạn mục cho sự thất bại một nửa của vở kịch trước đó - Judith. Nó chỉ đơn giản đề là Électre mà không đề thêm một con số nào, thậm chí ông không dám ghi thêm từ “bi kịch” sau tên vở diễn như đã từng làm với vở Judith, vì từ ấy “có vẻ khơi gợi trong khán giả, nhất là trong giới phê bình chuyên nghiệp một sự nghi ngờ” [2, tr. 267]. Song trên thực tế, đây là một bi kịch thực sự, “một vở thảm thiết hơn hẳn, không ngắt quãng, không nể nang, khéo léo” [2, tr. 267]. Tác phẩm này có thể ngang hàng với những bi kịch của Hi Lạp thời kì huy hoàng nhất, đồng thời cũng sánh vai với vở Oreste của Eschyle.

Vở Électre ngay từ khi mới công diễn đã được hoan nghênh. Trên cơ sở kế thừa mẫu gốc của huyền thoại Hi Lạp cổ đại, Giraudoux đã có nhiều cách tân mới lạ và phức tạp, đem lại cho vở kịch “đỉnh cao không ngờ” (theo đánh giá của tạp chí sân khấu L’Impromptu de Paris). “Giraudoux đưa ra

nhiều thách thức trong vở này. Ông hãnh diện vì viết “Điệu ca ai oán của người làm vườn - độc thoại dài nhất cho đến nay trên sân khấu”. Sự thống nhất về thời gian kịch được tôn trọng tốt hơn: chỉ cần 12 giờ chứ không phải 24 giờ như kịch cổ điển. Cốt truyện chính vẫn giữ nguyên, bắt nguồn từ sự việc Clytemnestre giết chồng, người tình của bà ta - Égisthe mưu đồ lên ngôi Hoàng đế. Mâu thuẫn giữa Électre và mẹ càng lúc càng bùng lên dữ dội, nhất là khi em trai Oreste của nàng trở về. Và một vụ trả thù đẫm máu đã xảy ra. Oreste giết mẹ, thành Argos rơi vào cảnh hỗn chiến. Song song với tuyến nhân vật chính và xung đột chủ đạo giữa họ là các tuyến nhân vật phụ cùng các mâu thuẫn khác. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự hiện diện của những nhân vật mang tính chất tượng trưng, ám dụ, như: người làm vườn, người ăn xin, các tiểu nữ thần cùng các nhân vật vô danh khác.

chúng ta. Điều dễ nhận thấy là suốt hai hồi của vở kịch, không một vị thần cổ đại nào được nêu tên. Ông nói chung chung về số phận các vị thần, và người ta có thể coi vị thần đó là một - đó là Chúa trời, thậm chí vị thần duy nhất này cũng có thể không xuất hiện. Vở kịch xoay quanh bi kịch một gia đình, nhưng người ta thấy vang vọng trong đó những thanh âm của lịch sử hiện đại, của cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa kẻ mạnh và người nghèo khổ, giữa những người nắm quyền lực và những nhà cách mạng, thấy cả những cuộc nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài như trong cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha (1936 - 1939). Vở kịch còn khiến người ta băn khoăn về thân phận của người phụ nữ và vị trí của người đàn ông trong xã hội. Bấy nhiêu vấn đề quan trọng trong một vở bi kịch hai hồi cho thấy sức nặng của nó.

Huyền thoại về Électre đã bị ngắt quãng khá lâu và chỉ được phục hưng lại bắt đầu từ thế kỉ XVII. Crébillon cho công diễn vào năm 1708 một vở

Électre có cả sức mạnh lẫn sự tàn bạo. Voltaire với vở Oreste năm 1750

cũng như Alfieri với hai vở Agamemnon và Oreste (1783) đều đưa vào các nhân vật ít tàn bạo hơn và cũng xa hơn so với thế giới của Eschyle. Cuối cùng, hình tượng nhân vật này được xuất hiện lại trong Ruồi của Sartre như vừa trình bày bên trên, nơi mà Oreste và Électre, trong một vở “kịch tình huống” (“théâtre de situations”), trở thành những kẻ xâm lăng đầy ý thức trách nhiệm về tự do của họ.

Jacques Body bình luận: “Bằng cách mượn lối diễn tả của tiểu thuyết trinh thám, ông [Giraudoux] đã đem lại một sức sống mới cho tấm sợi ngang đã lỗi thời của bi kịch cổ điển”. Đó là cả Électre lẫn Oreste đều không hay biết gì về căn nguyên cái chết của cha mình. Cuộc điều tra truy tìm nguyên nhân cái chết của Agamemnon do nhân vật nữ chính hướng dẫn đã trở thành nội dung chính của vở kịch. Điều đáng nói trong vở kịch này là: tội ác thứ

nhất (Clytemnestre giết chồng) bị trừng phạt bởi một tội ác còn kinh khủng và nặng nề hơn (Oreste giết mẹ). Đây cũng là cái vòng luẩn quẩn kì quái mà nhân loại phải đối mặt. Và Giraudoux qua đó đã chỉ ra rằng: bi kịch của con người nảy sinh từ chính sự va chạm giữa những giá trị không thể hoà giải: trật tự và công lí, quyền lực và yêu thương, sự thật và hạnh phúc.

Xét về nội dung, trong vở Électre, Giraudoux đặc biệt quan tâm đến một vấn đề hết sức quan trọng, đó là: cái gì mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, phải chăng là sự kiếm tìm vật chất hay sự theo đuổi một lí tưởng nào đó? Phải chăng là thắng lợi của một kiểu lí tưởng này hay một dạng công lí kia? Mỗi người đọc sẽ tự tìm ra câu trả lởi riêng cho mình, đây cũng là chủ ý của Giraudoux.

Bên cạnh vấn đề mang tính triết lí trên, đề tài chiến tranh vẫn luôn là nỗi ám ảnh trong sáng tác của Giraudoux.

Ngay từ vở kịch đầu tay - Siegfried, Giraudoux đã đề cập đến nội dung này. Với vở Siegfried, tác giả muốn đặt ra và giải quyết vấn đề vai trò của

con người trong xã hội và sự xung đột giữa các dân tộc (cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa Pháp và Đức). Đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhà văn thế kỉ XX, đặc biệt là trong giai đoạn giữa hai cuộc đại chiến thế giới.

Sau đó ít lâu, vở Chiến tranh thành Troie sẽ không xảy ra một lần nữa quay trở lại với vấn đề trên. Trong vở kịch này, Giraudoux đã đau xót chỉ ra rằng: “Những cố gắng của người lính già đã bao năm lăn lộn trong các cuộc chiến tranh - Hector “nay trở thành người bảo vệ hoà bình một cách mãnh liệt, sự khôn ngoan của Ulysse, đã không cứu vãn nổi tình thế trước những thế lực đen tối như bè lũ Démokos và Oyax, sinh ra để gây tai hoạ cho đời” [12, tr. 193].

Kịch huyền thoại của Giraudoux nhìn chung tập trung ở hai đề tài lớn: gia đình và chiến tranh. Dù phỏng theo thần thoại Hi Lạp, truyền thuyết hay

Kinh Thánh, kịch của Giraudoux đều hướng tới những nội dung hiện đại, mục đích cuối cùng là thông qua huyền thoại để giải quyết các vấn đề thời đại. Yếu tố huyền thoại trong kịch Giraudoux một mặt hiện lên trên bề mặt ngôn từ (tên nhân vật, cốt truyện chính, những diễn biến quan trọng), mặt khác ngầm ẩn dưới lớp ngôn từ hiện đại là những triết lí mang chiều sâu vĩnh cửu về nhân loại. Những vấn đề Giraudoux quan tâm và đề cập tới như: đạo đức, chiến tranh, trách nhiệm cá nhân, tình cảm gia đình, mối quan hệ mẹ con - vợ chồng,… trong thời cổ đại đều đã có và đã được thể hiện qua văn học, đến Giraudoux nó được diễn đạt dưới đạt dưới hình thái mới.

Tiểu kết

Từ cổ đại, huyền thoại Hi Lạp đã từng bước đi vào văn học, trở thành ngọn nguồn sáng tạo và chất liệu quan trọng cho sáng tạo văn học. Ngược lại văn học cũng là mảnh đất nuôi dưỡng cho huyền thoại cổ đại được trường cửu và ngày một tươi tốt, đa dạng.

Các vở kịch huyền thoại của Giraudoux nằm trong xu thế chung của loại kịch-huyền thoại khá phổ biến ở thế kỉ XX. Nghĩa là trên cơ sở mô phỏng huyền thoại Hi Lạp, hay truyền thuyết, Kinh Thánh, nhà văn hướng tới giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội hiện đại.

Từ những mẫu gốc cổ đại, Giraudoux đã tái tạo lại thành những hình tượng mới vừa cổ điển vừa gần gũi. Để giải mã ý nghĩa sâu xa của những hình tượng đó, đòi hỏi phải truy ngược về nguồn gốc xuất xứ, đồng thời xét từ nhiều góc độ của lí thuyết hiện đại như phân tâm học, huyền thoại học…

Niên đại trong các vở kịch huyền thoại của Giraudoux có thể là cụ thể hoặc tượng trưng, song các nội dung trong đó chủ yếu ám dụ về thời hiện đại, đặc biệt là giai đoạn giữa hai cuộc đại chiến thế giới.

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)