Tính hiện đại trong kịch Giraudoux: giải thiêng huyền thoại

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Tính hiện đại trong kịch Giraudoux: giải thiêng huyền thoại

Tác giả Lawrence cho rằng: việc hướng về huyền thoại cổ đại chỉ là sự trốn chạy vào địa hạt của trực giác, của bản năng, của tình dục tự do, của “tự nhiên lành mạnh” và sự khẳng định thần bí của địa hạt ấy trong những nghi lễ thánh kịch đầy màu sắc sặc sỡ [30, tr. 491]. Rõ ràng ở đây, chủ nghĩa huyền thoại của ông “có tính phi lôgic và được bao phủ bởi hào quang tân lãng mạn, độc đáo” [30, tr. 491]. Ở thế kỉ XX, người ta có thể nêu tên hàng loạt các đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa huyền thoại trong tiểu thuyết như: James Joyce, Thommas Mann, Franz Kafka,.. trong thơ như: Yets, Pound,…, và trong kịch như: Jean Anouilh, Paul Claudel, Jean Cocteau, Jean Giraudoux,… Theo tác giả cuốn Thi pháp huyền thoại - Meletinsky - “tính chất phổ biến các đề tài huyền thoại trong kịch hiện đại được hâm nóng bởi sự truyền bá các quan niệm nghi lễ giải thích huyền thoại như là sự thuật lại hành động nghi lễ - kịch, nhưng thật ra các vở kịch hiện đại không chạy theo thi pháp của huyền thoại hóa mà hướng tới việc tân trang theo tinh thần chủ nghĩa hiện đại và giải thích lại những tác phẩm của sân khấu cổ đại [30, tr. 493].

Giải thiêng huyền thoại trong trường hợp Giraudoux chính là hành động muốn đối thoại với huyền thoại cổ đại. Giraudoux một mặt tiếp thu và phát

triển huyền thoại cổ đại, mặt khác giải thiêng huyền thoại cổ đại thông qua việc đưa vào đó yếu tố đương đại (bối cảnh thời đại, tinh thần thời đại, ngôn ngữ hiện đại, kinh nghiệm lịch sử…). Do vậy có thể nói kịch của Giraudoux hiện đại ngay cả khi ông viết lại các đề tài và sử dụng lại các mẫu cổ cổ đại.

Trong kết cấu Électre, Giraudoux đã trở lại với truyền thống cổ đại về luật tam duy nhất. Sự thống nhất về địa điểm: Giraudoux chọn cách khiến cho Oreste thực hiện một cuộc viếng thăm lâu đài theo cung cách huyền thoại. Sự thống nhất về thời gian và hành động: Hồi I diễn ra từ cuối buổi trưa đến nửa đêm, quãng nghỉ chuyển hồi chiếm một phần của đêm và hồi II bắt đầu trước khi ban mai đến một chút. Giraudoux đã tập trung một cách có ý thức vở kịch của ông vào một thời lưu rất ngắn ngủi: toàn bộ hành động chỉ diễn ra trong vòng mười hai tiếng. Nhưng ta thấy ở đây Giraudoux đã tuân thủ quy tắc bằng việc lật ngược lại hoàn toàn theo cách thức nhại: hành động bắt đầu vào cuối ngày để hoàn thành vào hôm sau lúc mặt trời lên! Mặt khác, Giraudoux trong khi hoàn toàn tuân thủ quy tắc cổ đại về sự thống nhất thời gian, ông lại dành thời gian cho việc phân chia hai hồi bằng giấc ngủ của nhân vật trung tâm, có nghĩa là bất động!

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 67)