báo cáo về khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM NC & PTNT KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ Paspalum atratum CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ĐỖ THỊ THÚY DIỄM An Giang, 07/2008 TÓM LƯỢC Cây cỏ Paspalum atratum được trồng phổ biến ở những vùng đất cao làm thức ăn gia súc vì nó có giá trị dinh dưỡng và năng suất cao. Tỉnh An Giang bị ngập nước vào mùa lũ nên thiếu cỏ cho gia súc. Nhưng hiện nay chưa nghiên cứu nào đánh giá khả năng chịu ngập của loài cỏ này tại đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả nghiên cứu trong chậu cho thấy cây bị chết 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu từ 40-60 cm. Cây chỉ có khả năng chịu đựng được ở độ sâu ngập 20 cm. Ở độ sâu ngập này vào thời điểm ngập 30 ngày sau khi trồng thì chiều cao cây, số chồi, số lá không bị giảm so với đối chứng. Ngược lại, chỉ số SPAD và hàm lượng oxy hòa tan trong chậu bị giảm dẫn đến năng suất chất xanh và chất khô cũng bị giảm một cách có ý nghĩa thống kê. Cây phản ứng lại với điều kiện ngập bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh. Các thông số về chất lượng cỏ như vật chất khô, protein thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro thì không có sự khác biệt, ngoại trừ xơ thô và xơ trung tính. Khi cây cỏ này được trồng ở chân ruộng ngập nước xấp xỉ 20 cm với 4 khoảng cách trồng khác nhau (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) cho thấy khoảng cách càng gần thì năng suất chất xanh, năng suất chất khô càng tăng. Tuy nhiên khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến các thông số về chất lượng cỏ (vật chất khô, protein thô, xơ thô) trong suốt hai vụ (1 vụ đầu và 1 vụ tái sinh). ii MỤC LỤC Chương Nội dung Trang MỤC LỤC iii TÓM LƯỢC ii DANH SÁCH HÌNH v DANH SÁCH BẢNG vi CHỮ VIẾT TẮT vii 1 MỞ ĐẦU 1 I. Sự cần thiết của đề tài 1 II. Mục tiêu của đề tài 1 III. Nội dung nghiên cứu 1 IV. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 2 1. Cơ sở lí thuyết 2 1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cỏ Paspalum atratum 2 1.2. Tiềm năng năng suất 3 1.3. Giá trị dinh dưỡng 3 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thức ăn xanh 4 1.4.1. Khí hậu 4 1.4.2. Đất đai 4 1.4.3 Kỹ thuật canh tác 4 1.4.4. Phân bón 4 1.4.5. Hàm lượng oxy hòa tan 4 1.5. Một số quá trình xảy ra trong đất ngập nước 4 1.5.1 Quá trình thay đổi về vật lý 4 1.5.2 Quá trình biến đổi về hóa lý đất 5 1.6. Các quá trình biến đổi của cây khi bị ngập nước 5 1.6.1 Quá trình quang hợp 5 1.6.2 Quá trình hô hấp 5 1.6.3 Khả năng hấp thu dinh dưỡng 6 1.7 Một số cơ chế thích nghi của cây trồng trong điều kiện ngập nước 6 1.7.1 Hình thành mô dẫn khí (aerenchyma) 6 1.7.2 Hình thành bộ rễ mới ngay phần thân bị ngập của cây (rễ khí sinh) 7 iii 1.7.3 Sự đóng mở khẩu 7 2. Phương pháp thí nghiệm 7 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu 7 2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 10 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 I. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trong chậu 15 1. Ghi nhận tổng quát 15 2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến đặc điểm nông học của cỏ Paspalum atratum 17 3. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến năng suất của cỏ Paspalum atratum 24 II. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 25 1. Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến chỉ tiêu nông học của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 25 2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến năng suất của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 30 3. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến phẩm chất của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 32 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ CHƯƠNG 40 iv DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Cỏ Paspalum atratum trong trong điều kiện đất cát 2 2 Cách chọn hom và trồng hom vào chậu 9 3 Cách để lứa tái sinh 12 4 Ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sự phát triển chồi cỏ Paspalum atratum khi trồng trong chậu 15 5 Cây bị chết lúc 10 sau khi ngập ở độ sâu 40 cm 16 6 Cây bị chết lúc 10 sau khi ngập ở độ sâu 60 cm 16 7 Rễ cỏ Paspalum atratum bị thối đen khi ngập sâu 40 cm và 60 cm 17 8 Sự hình thành rễ khí sinh ở cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước 21 9 Ảnh hưởng của thời điểm ngập (sâu ngập 20 cm) đến sự hình thành rễ khí sinh 22 10 Cấu trúc bên trong của rễ cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước và không ngập nước 23 11 Khả năng phóng thích oxy của rễ Paspalum atratum ở rễ không ngập nước (A); ngập nước (B) khi trồng trong chậu. 23 12 Rễ già của cỏ Paspalum atratum không ngập nước (A) và ngập nước (B) 29 13 Khả năng phóng thích oxy của rễ không ngập (A) và ngập nước (B) rễ có màu xanh (mũi tên) chứng tỏ rễ có tiết oxy 30 v DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số chồi/chậu 17 2 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số lá/chậu 18 3 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến sự phát triển chiều cao (cm) cỏ Paspalum atratum 19 4 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến chỉ số SPAD của cỏ Paspalum atratum 20 5 Ảnh hưởng của thời gian ngập nước ở độ sâu 20 cm đến hàm lượng oxy hòa tan (mg/lít) 20 6 Ảnh hưởng cuả độ sâu ngập 20 cm và thời điểm ngập nước đến năng suất chất xanh (NSCX) và năng suất chất khô (NSCK) của cỏ Paspalum atratum 24 7 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số chồi/bụi của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 25 8 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 26 9 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chỉ số SPAD của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 27 11 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến hàm lượng oxy hòa tan trong suốt 2 vụ 27 12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất chất xanh (NSCX) và năng suất chất khô (NSCK) và năng suất protein thô (NSCP) của cỏ Paspalum atratum 31 12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum 33 vi CHỮ VIẾT TẮT NSKT: ngày sau khi trồng NSKN: ngày sau khi ngập DO: hàm lượng oxy hòa tan NSCX: năng suất chất xanh NSCK: năng suất chất khô NSCP: năng suất protein thô VCK: Vật chất khô CP: Crude Protein (protein thô) CF: Crude Fiber (xơ thô) NDF: Neuter Detergent Fiber (xơ trung tính) ADF: Acid Detergent Fiber (xơ acid) SPAD: Chỉ số diệp lục tố DM: Dry matter (Vật chất khô) vii KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ Paspalum atratum Ths. Đỗ Thị Thúy Diễm TÓM TẮT Theo kết quả nghiên cứu trong chậu cho thấy cây bị chết 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu từ 40-60 cm. Cây chỉ có khả năng chịu đựng được ở độ sâu ngập 20 cm. Ở độ sâu ngập này năng suất chất xanh và chất khô giảm theo thời gian ngập. Các thông số về chất lượng cỏ như vật chất khô, protein thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro thì không có sự khác biệt, ngoại trừ xơ thô và xơ trung tính. Khi cây cỏ này được trồng ở chân ruộng ngập nước xấp xỉ 20 cm với 4 khoảng cách trồng khác nhau (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) cho thấy khoảng cách càng gần thì năng suất chất xanh, năng suất chất khô càng tăng. Tuy nhiên khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến các thông số về chất lượng cỏ (vật chất khô, protein thô, xơ thô) trong suốt hai vụ (1 vụ đầu và vụ tái sinh). ABSTRACT Result studing of experiment was carried out in pot showed that the grass was death 10 days after flooded in depth from 40 to 60 cm. They are able to stand with waterlogging 20 cm. In depth. fresh and dry yield decreased in time of flooding Except crude fibre and neutral detergent fiber, other parameters of quality grass such as dry matter, crude protein, acid detergent fiber and in vitro did not difference among treatments. The Paspalum grass was cultivated in wet land with approximate 20 cm in depth. Four different plant spacing (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) were conducted showed that the closest plant spacing had the highest fresh and dry yield. However the qualitative parameters of the grass (dry matter, crude protein, acid detergent fiber, crude fiber, neutral detergent fiber and in vitro) were not different significantly during two crops (first crop and 1 ratoons). Key words: Paspalum atratum 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cỏ Paspalum atratum được trồng phổ biến ở những vùng đất cao làm thức ăn gia súc vì nó có giá trị dinh dưỡng và năng suất cao. Tỉnh An Giang trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại phát triển mạnh, tuy nhiên lại bị ngập nước vào mùa lũ nên nguồn cỏ xanh cho gia súc thiếu nghiêm trọng. Hiện nay chưa nghiên cứu nào đánh giá khả năng chịu ngập của loài cỏ này tại đồng bằng sông Cửu Long, vì thế đề tài “Khả sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum” được thực hiện. Hình 1: cỏ Paspalum atratum 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ ngập và thời điểm ngập khác nhau trong điều kiện nhà lưới trước sau đó sẽ chọn ra mức độ ngập thích hợp cho cỏ Paspalum atratum trong thí nghiệm ngoài đồng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện theo phương pháp thực nghiệm gồm 2 thí nghiệm: 3.1. Thí nghiệm nhà lưới: khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước trong chậu với 3 thời điểm ngập nước (30, 40 và 50 ngày sau khi trồng) và 4 mức độ ngập (0, 20, 40, 60 cm). Các chỉ tiêu theo dõi: chỉ tiêu nông học, sinh lý, năng suất. 3.2. Thí nghiệm ngoài đồng: Khảo sát ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng (20cm x 50cm; 30cm x 50cm; 40cm x 50cm; 50cm x 50cm) đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum. Các chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm nhà lưới đồng thời phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thí nghiệm nhà lưới Ở thí nghiệm nhà lưới cây chỉ sống được độ sâu ngập 20 cm ở tất cả các nghiệm thức cho đến khi thu hoạch còn ở độ sâu ngập 40 cm và 60 cm cây chỉ sống được 10 ngày sau khi cho ngập. Sau đó các chồi sẽ chết dần đến khi thu hoạch 0 5 10 15 20 25 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày Thời điểm quan s át Số chồi ngập 20 cm ngập 40 cm ngập 60 cm Hình 2: Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sự phát tiển chồi cỏ Paspalum atratum Chỉ tiêu nông học Với độ sâu ngập 20 cm cho thấy các chỉ tiêu về số chồi, số lá, chiều cao cây và chỉ số diệp lục tố không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức cho ngập nước so với nghiệm thức đối chứng ở tất cả các thời điểm quan sát (40 NSKT, 50 NSKT, 60 NSKT). Ngoại trừ hàm lượng oxy hòa tan càng giảm ở nghiệm thức có thời gian ngập nước càng lâu. Khi đó cây phản ứng lại bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh. Đến thời điểm thu hoạch (60 NSKT) các chỉ tiêu nông học trung bình ghi nhận được như sau: Chiều cao (105,25 cm), số chồi (18,5 chồi), số lá (126,5 lá), oxy hòa tan giảm còn (0,32 mg/l), số rễ khí sinh hình thành cao nhất 194 rễ. Chỉ tiêu năng suất Ở độ sâu ngập 20 cm với các thời điểm cho ngập nước khác nhau cho thấy năng suất cỏ Paspalum atratum càng giảm khi thời gian cho ngập nước càng sớm. Số liệu bảng 3 cho thấy nghiệm thức ngập nước lâu nhất là nghiệm thức cho ngập nước ở thời điểm 30 NSKT khi đó năng suất giảm thấp nhất và cao nhất là nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cho nhập vào 50 NSKT Bảng 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập 20 cm và thời điểm cho ngập đến chỉ tiêu năng suất của cỏ Paspalum atratum Thời điểm ngập nước NSCX (g/chậu) NSCK (g/chậu) Đối chứng (không ngập nước) 474 a 118,50 a Ngập nước vào 30 NSKT 263 b 63,12 b Ngập nước vào 40 NSKT 286 ab 74,36 ab Ngập nước vào 50 NSKT 499 a 114,70 a P (<0,05) (*) (*) Ghi chú: (*) Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 4.2. Thí nghiệm ngoài đồng: cây phát triển tốt với mực nước được cố định thường xuyên ở độ sâu là 20 cm qua cả 2 vụ. Các kết quả thí nghiệm đạt được như sau: Chỉ tiêu nông học Qua 2 vụ quan sát cho thấy chiều cao cây càng cao ở các nghiệm thức có khoảng cách trồng càng ngắn nhưng sự nảy chồi lại càng ít và hàm lượng oxy hòa tan đo được càng thấp. Tuy nhiên dù bố trí trồng với khoảng cách trồng dày hay thưa thì cũng không ảnh hưởng đến chỉ số diệp lục tố của cỏ Paspalum atratum. Ở thí nghiệm ngoài đồng do hàm lượng oxy hòa tan cao hơn thí nghiệm nhà lưới nên cây không hình thành rễ khí sinh Chỉ tiêu năng suất Đối với cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước ngoài đồng thì khoảng cách trồng 20 x 50 cm là khoảng cách trồng tỏ ra thích hợp nhất và đều cho năng suất cao nhất sau hai vụ thu hoạch. Ước tính mỗi năm thu hoạch 7 vụ, như vậy tổng sản lượng đạt được là 183 tấn/năm. Mặc dù trồng trong điều kiện ngập nước nhưng chúng ta thấy rằng năng suất cỏ Paspalum atratum vẫn cho năng suất tương đương với năng suất cỏ Paspalum atratum trồng trên cạn được chăm sóc tốt như năng suất chất tươi trong thí nghiệm của Nguyễn Tường Cát (2005), 200 tấn/ha/năm; Nguyễn Thị Mùi và ctv (2005) là 179 tấn/ha và Nguyễn Văn Phú (2006) là 110 tấn/ha/năm. Tương tự như vậy đối với năng suất chất khô và năng suất protein thô Bảng 2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein thô của cỏ Paspalum atratum Vụ Khoảng cách trồng Năng suất chất xanh (tấn/ha) Năng suất chất khô (tấn/ha) Năng suất protein thô (tấn/ha) 1 20 x 50 cm 26,58 a 6,26 a 0,5 30 x 50 cm 21,13 ab 5,00 ab 0,41 40 x 50 cm 16,64 b 4,50 b 0,36 50 x 50 cm 17,55 b 4,05 b 0,32 P(<0,05) * * ns 2 20 x 50 cm 25,86 a 5,36 a 0,54 30 x 50 cm 24,60 a 5,53 a 0,6 40 x 50 cm 22,38 ab 4,77 ab 0,49 50 x 50 cm 20,07 b 4,73 b 0,5 P(<0,05) * * ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa; (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi ở mỗi loại thức ăn, ở mỗi loại cỏ khác nhau và còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum khi trồng trong điều kiện ngập nước với 4 khoảng cách trồng khác nhau được trình bày qua bảng 12 Từ kết quả bảng 12 cho thấy giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích được giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chứng tỏ trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng [...]... nhằm mục đích khảo sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum nhằm làm phong phú thêm tập đoàn giống cỏ thức ăn thô xanh phục vụ cho sự phát triển chăn nuôi II Mục tiêu của đề tài - Khảo sát mức độ chịu ngập của cỏ Paspalum atratum - Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp để cỏ Paspalum atratum có thể sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và giá trị dinh dưỡng tốt trong... cứu 1 Khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ ngập và thời điểm ngập khác nhau trong điều kiện nhà lưới 2 Khảo sát ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước ngoài đồng ruộng 1 IV Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 1 Cơ sở lý thuyết 1.1 Nguồn gốc và đặc tính sinh học của cỏ Paspalum atratum. .. Tiềm năng về năng suất Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và ctv (2005), khi trồng cỏ Paspalum atratum với mật độ thích hợp có thể cho năng suất chất xanh đến 179 tấn/ha/năm ở năm thứ nhất và 260 tấn/ha/năm ở năm thứ hai trên vùng đất Thái Nguyên Theo kết quả của Nguyễn Tường Cát (2005), khi trồng cỏ Paspalum trên đất không khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum năng suất. .. Davies, 1987; Jackson et al, 1998) 2 Phương pháp thí nghiệm 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu 2.1.1 Mục tiêu: khảo sát khả năng chịu ngập úng và giá trị dinh dưỡng đạt được của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ và thời gian ngập khác nhau trước khi bố trí trong điều kiện ngập ngoài đồng 2.1.2 Bố... Quan sát 3 mẫu/lô (Cách quan sát giống thí nghiệm trong chậu) + Chỉ tiêu năng suất Năng suất chất tươi: cắt ngẫu nhiên mỗi lô 1m2, 5 điểm quan sát trên mỗi lô Tính năng suất trên mỗi lô sau đó quy ra năng suất tấn/ha Năng suất chất khô = %vật chất khô * năng suất chất tươi Năng suất protein thô = % CP * năng suất chất khô 12 + Chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng: lấy 1kg mẫu cỏ tươi... cho năng suất chất xanh cỏ Paspalum atratum là 312 tấn/ha/năm và năng suất chất khô là 5,75tấn/ha/lứa cắt khi trồng ở khoảng cách 40 x 40 cm với mức phân bón 70 kg N/ha Một nghiên cứu khác của Trương Ngọc Trưng (2005) về cỏ Paspalum atratum, cho rằng năng suất chất xanh của cỏ Paspalum atratum có khuynh hướng gia tăng theo khoảng cách trồng Trong nghiên cứu của Kalmbacher et al (1997), năng suất của cỏ. .. Cân năng suất chất tươi/chậu Năng suất chất khô: được tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm vật chất khô phân tích được nhân với năng suất chất xanh 2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 2.2.1 Mục tiêu: Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp trong điều kiện ngập nước mà cỏ Paspalum atratum. .. tính sinh trưởng và năng suất cỏ Paspalum atratum khi trồng trên đất cát cho năng suất chất xanh khoảng 110 tấn/ha/năm và năng suất chất khô cao nhất ở khoảng cách trồng 30 x 30 cm là 2,68 tấn/ha/lứa cắt Theo Hứa Quang Hải (2007), khi trồng cỏ Paspalum atratum ở khoảng cách 40 x 40 cm là 329 tấn/ha/năm và năng suất chất khô là trung bình là 6,3 tấn/ha/lứa cắt Kết quả đạt được trong thí nghiệm của Dương... cho rằng năng suất Paspalum atratum có thể đạt được từ 120 – 180 tấn/ha/năm Nông dân chăn nuôi rất thích trồng cỏ này vì cho năng suất cao, dễ trồng, phát triển nhanh và có thể chăn thả được 1.3 Giá trị dinh dưỡng Hàm lượng protein thô của Paspalum là 8,6% khi thực hiện trồng xen cỏ này trong vườn cây ăn trái ở Chiangmai, Thái Lan (Wira, 2000) Qua phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum. .. hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn gia súc nói chung Với cỏ hòa thảo, hầu hết đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết trái vào mùa thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông nhưng đến mùa xuân thì phát triển nhanh và cho nhiều lá Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh cho năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là nhanh hóa xơ, giá trị dinh dưỡng theo đó cũng . đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu 7 2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và giá. tài Khả sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum được thực hiện. Hình 1: cỏ Paspalum