Phương pháp thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 25 - 29)

2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu

2.1.1. Mục tiêu: khảo sát khả năng chịu ngập úng và giá trị dinh dưỡng đạt được của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ và thời gian ngập khác nhau trước khi bố được của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ và thời gian ngập khác nhau trước khi bố trí trong điều kiện ngập ngoài đồng.

2.1.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố là mức độ ngập và thời điểm ngập với 4 lần lập lại.

Bốn mức độ ngập nước khác nhau:

1/ Không ngập (đối chứng, tưới nước 2 ngày/lần) 2/ Ngập 20 cm

3/ Ngập 40 cm 4/ Ngập 60 cm Ba thời điểm ngập

1/ 30 ngày sau khi trồng 2/ 40 ngày sau khi trồng 3/ 50 ngày sau khi trồng

2.1.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ghi chú: N0: không ngập nước (đối chứng) T1: Ngập vào 30 NSKT N1: Ngập 20 cm T2: Ngập vào 40 NSKT

N2: Ngập 40 cm T3: Ngập vào 50 NSKT N3: Ngập 60 cm

2.1.4. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2006 đến tháng 2/2007 tại khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng- Trường Đại học Cần Thơ.

2.1.5. Phương pháp thực hiện

Đất trước khi trồng được phơi khô, băm nhuyễn, trộn đều, và cho vào mỗi chậu khoảng 20 kg đất. Hom giống cỏ Paspalum atratum sử dụng làm thí nghiệm nên chọn những hom trưởng thành (khoảng 60 ngày tuổi). Kích cở các hom tương đương nhau, có chiều dài 20 cm tính từ gốc trở lên, nặng khoảng 20g/hom. Hom cỏ được trồng vào chậu (chiều cao chậu 110 cm, đường kính 60cm). Cấy vào mỗi chậu 3 hom cỏ (Hình 2.1)

REP 1 REP 2 REP 3 REP 4

N0 N0 N0 N0 N3T1 N2T2 N1T3 N3T3 N2T2 N1T3 N3T1 N1T2 N1T3 N3T1 N2T2 N2T1 N0 N0 N0 N0 N2T2 N1T3 N3T1 N1T2 N1T3 N3T1 N2T2 N3T1 N3T1 N2T2 N1T3 N2T3 N0 N0 N0 N0 N1T3 N3T1 N2T2 N1T1 N3T1 N2T2 N1T3 N2T3 N2T2 N1T3 N3T1 N3T2

Bón phân: Dựa vào công thức phân bón của họ hòa thảo là 100 kg N, 60 kg P2O5, 30 kg K2O/ha. Sau đó tính ra lượng phân bón cho mỗi chậu, lượng phân cần bón cho mỗi chậu là 140 g N, 169 g P2O5, 84 g K2O.

Khi hom cỏ trồng được 30 ngày bắt đầu ghi nhận các chỉ tiêu nông học và sinh lý và tiến hành cho ngập nước. Tất cả nghiệm thức được thu hoạch vào 60 ngày sau khi trồng, để tính năng suất và phân tích giá trị dinh dưỡng.

Hình 2: Cách chọn hom và trồng hom cỏ Paspalum atratum vào chậu

2.1.6. Các chỉ tiêu theo dõi+ Chỉ tiêu nông học và sinh lý + Chỉ tiêu nông học và sinh lý

Số chồi trên chậu: Sau khi trồng 30 ngày sẽ đếm số chồi/chậu, 10 ngày đếm/lần. Đếm tất cả số chồi/chậu.

Số lá/chậu: Sau khi trồng 30 ngày đếm tất cả số lá/chậu, 10 ngày đếm/lần cho đến khi thu hoạch

Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo sau khi trồng 30 ngày và cách 10 ngày đo 1 lần đến khi thu hoạch.

Đếm số rễ khí sinh: là những rễ mọc ra từ thân, không tiếp xúc với đất. Đếm khi thu hoạch 60 ngày sau khi trồng. Đếm tất cả số rễ khí sinh hình thành/chậu.

Đo chỉ số SPAD: Đo sau khi trồng 30 ngày, cứ 10 ngày đo 1 lần. Đo 3 lá lớn nhất/cây vào từng thời điểm. Sử dụng máy đo chỉ số SPAD-502

Quan sát cấu trúc, hình thái của rễ: Dùng lưỡi lam cắt ngang rễ thành những lát thất mỏng, sau đó cho mẫu lên miếng lame rồi nhỏ lên 1- 2 giọt dung dịch aceto carmin và đưa lên kính hiển vi quan sát. Quan sát mẫu rễ cỏ ngập nước và mẫu rễ cỏ không ngập nước.

Đo lượng oxy hoà tan trong nước: Đo sau khi cho ngập nước 10 ngày. Cứ 10 ngày đo 1 lần ở tất cả các chậu. Dùng thiết bị đo lượng oxy hoà tan với điện cực đặt vào chậu cách mặt đất 5 cm.

Quan sát sự phóng thích oxy của rễ: quan sát lúc thu hoạch (60 NSKT), quan sát trên mẫu rễ ngập nước và mẫu rễ không ngập nước.

Sau khi thu hoạch, lấy một đoạn thân của cỏ Paspalum atratum còn rễ và cố định bằng kẹp sau đó cho vào trong chậu chứa dung dịch quan sát (dung dịch quan sát bao gồm: 0,1% agar + 12 mg/l dd methylenee blue + 130 mg/l Na2S2O4) để quan sát sự tiết oxy của rễ (Lê Văn Hòa, 2005). Cách ghi nhận kết quả là dựa sự chuyển từ không màu sang màu xanh của dung dịch quan sát thông qua các phản ứng khử và phản ứng oxy hóa xảy ra ở các chất có trong dung dịch làm thí nghiệm, các phản ứng xảy ra như sau:

Khi hòa tan methylene blue vào dung dịch agar 0,1% dung dịch sẽ có màu xanh. Khi cho sodium dithionite (Na2S2O4) tiếp vào dung dịch sẽ trở nên không màu, phản ứng xảy ra như sau:

MeB + 2H2O + Na2S2O4 MeBH + Na2+ + Cl- + 3 H+ + 2SO32-

Dung dịch MeBH không màu, nhưng khi có oxy sẽ chuyển sang màu xanh như lúc ban đầu

MeBH + O2 + 2H+ 2 MeB+ + 2H2O

+ Chỉ tiêu năng suất

Năng suất chất xanh: thu hoạch vào lúc 60 ngày sau khi trồng. Cắt tất cả các chồi/chậu, cách mặt đất 10 cm. Cân năng suất chất tươi/chậu.

Năng suất chất khô: được tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm vật chất khô phân tích được nhân với năng suất chất xanh.

2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng

2.2.1. Mục tiêu: Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp trong điều kiện ngập nước mà cỏ Paspalum atratum cho năng suất cao và chất lượng tốt. mà cỏ Paspalum atratum cho năng suất cao và chất lượng tốt.

2.2.2. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm thực hiện từ tháng 05/2007 đến tháng 09/2007, ở xã Mỹ Hòa Hưng – Thành phố Long Xuyên. Khu đất được chọn thí nghiệm trước đây trồng lúa, mặt ruộng luôn được cố định độ sâu ngập 20 cm. trên bờ ruộng chúng tôi trồng thêm một số bụi cỏ Paspalum atratum để sử dụng làm mẫu đối chứng cho chỉ tiêu quan sát cấu trúc rễ.

2.2.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo thể khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (là 4 khoảng cách trồng), 4 lần lập lại.

 Nghiệm thức 1: Trồng 20 cm x 50 cm

 Nghiệm thức 2: Trồng 30 cm x 50 cm

 Nghiệm thức 3: Trồng 40 cm x 50 cm

 Nghiệm thức 4: Trồng 50 cm x 50 cm Diện tích mỗi lô thí nghiệm 60 m2 (4x15 m)

2.2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4

T1 T4 T2 T3

T2 T3 T1 T4

T3 T2 T4 T1

T4 T1 T3 T2

Ghi chú: T1: trồng với khoảng cách 20 cm x 50 cm T2: trồng với khoảng cách 30 cm x 50 cm T3: trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm T4: trồng với khoảng cách 50 cm x 50 cm

2.2.4. Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)