Vụ tái sinh: sau khi thu hoach vụ đầu theo dõi thê m2 vụ tái sinh kế tiếp, thời gian của mỗi vụ tái sinh là 45 ngày Ở vụ tái sinh, chỉ tiêu theo dõi giống như vụ đầu

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 29 - 33)

gian của mỗi vụ tái sinh là 45 ngày. Ở vụ tái sinh, chỉ tiêu theo dõi giống như vụ đầu tiên

Hình 3: Cách để lứa tái sinh

2.2.5. Chỉ tiêu theo dõi: Trên mỗi lô chọn 5 điểm theo phương pháp đường chéo để theo dõi. Phương pháp lấy chỉ tiêu giống như thí nghiệm trong chậu. chéo để theo dõi. Phương pháp lấy chỉ tiêu giống như thí nghiệm trong chậu.

+ Chỉ tiêu nông học và sinh lý

Số chồi/bụi: đếm tất cả số chồi/bụi ở 5 vị trí đã chọn

Chiều cao cây: Đo chiều cao ở 5 diểm đã chọn trên mỗi lô

Khả năng tái sinh: theo dõi như vụ đầu.

Đếm số rễ khí sinh: Chọn ngẫu nhiên, đánh dấu theo dõi cố định 3 chồi/bụi, 5 bụi/lô

Quan sát cấu trúc rễ, hình thái rễ: quan sát mỗi lô 3 mẫu (như thí nghiệm trong chậu)

Đo chỉ số SPAD: Đo 3lá/bụi, 5 bụi/lô (như thí nghiệm trong chậu)

Đo lượng oxy hòa tan: Đo 3 vị trí/lô (Cách đo giống như thí nghiệm trong chậu).

Quan sát sự phóng thích oxy từ rễ: Quan sát 3 mẫu/lô (Cách quan sát giống thí nghiệm trong chậu).

+ Chỉ tiêu năng suất

Năng suất chất tươi: cắt ngẫu nhiên mỗi lô 1m2, 5 điểm quan sát trên mỗi lô. Tính năng suất trên mỗi lô sau đó quy ra năng suất tấn/ha.

Năng suất chất khô = %vật chất khô * năng suất chất tươi

+ Chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng: lấy 1kg mẫu cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần lấy năng suất ở mỗi lô, cắt thành những đoạn nhỏ từ 5 - 7 cm, sau đó trộn đều và lấy mẫu theo phương pháp đường chéo được 300g mâu. Đem sấy ở 650C cho giòn và cho qua máy nghiền rồi đem phân tích để xác định tỷ lệ

* Vật chất khô, protein thô (CP), xơ thô (CF) theo qui trình tiêu chuẩn của AOAC (2001).

* Xơ acid (ADF), xơ trung tính (NDF), lignin theo qui trình của Van Soest và Robertson (1991).

* Tỉ lệ tiêu hóa invitro: dựa vào qui trình của của Goering và Van Soest (1970).

Vật chất khô: hàm lượng vật chất khô được xác định bởi sự chênh lệch về khối lượng của mẫu tươi trước khi sấy và sau khi sấy ở 105oC trong 6 giờ

100* * % BA CC

X = −−

X%: phần trăm vật chất khô trong mẫu tươi

A: khối lượng mẫu tươi + khối lượng hộp nhôm (g) B: khối lượng mẫu khô + hộp nhôm sau khi sấy (g) C: khối lượng hộp nhôm (g)

Protein thô (CP): Protein là thành phần quan trong nhất trong cơ thể, ở thực vật phần lớn protein có mặt như là enzyme, tập trung nhiều khi cây còn non, giảm dần khi cây trở nên già, protein thô được tính toán từ hàm lượng nitrogen tổng số của thức ăn thông qua qui trình Kjel dahl

CP% = N% x 6,25

Với N%: phần trăn nitrogen tổng số

Xơ thô (CF): là thành phần còn lại sau khi thủy phân mẫu thức ăn liên tục với acid và baze mạnh. Tùy theo loài mà khả năng tiêu hóa xơ thô khác nhau. Đối với gia súc nhai lại có khả năng tiêu hóa xơ thô từ 50 – 90%.

P1 - P2 - Pgiấy

% Xơ thô = --- x 100 W (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: P1 là trọng lượng chén giấy và mẫu sau khi sấy P2 là trọng lượng chén và khoáng sau khi nung Pgiấy là trọng lượng giấy lọc không tan

Xơ trung tính (NDF): là phần còn lại sau khi chiết xuất trong dung dịch Natrilauryl sulphate và acid ethylenediaminetetraacetic (EDTA). Thành phần bao gồm các thành phần chất xơ như: hemicellulose, cellulose và lignin. NDF cũng được tiêu hóa một phần từ 20 – 80% tùy loài và giai đoạn sinh trưởng của thực vật. NDF cũng duy trì nguyên trạng khối xác của thức ăn, đáp ứng cho mức độ làm đầy dạ cỏ và chúng ta phát triển những phương trình ước tính mức ăn vào của vật nuôi dựa trên phần trăm của NDF thực vật.

P2 - P1 - Pgiấy

NDF% = --- x 100 W

Trong đó: P1 là khối lượng chén

P2 là khối lượng chén và xơ sau khi giấy Pgiấy là khối lượng giấy lọc không tan W: là khối lượng mẫu

Xơ acid (ADF):được xác định cùng qui trình như trên nhưng sử dụng một loại thuốc tẩy khác dưới điều kiện acid có pH thấp (pH = 2). Bởi vì tiến hành phân tích trong môi trường acid, các hemicellulose và các tế bào chất bị hòa tan và lọc bỏ. ADF chủ yếu gồm có cellulose và lignin. ADF có liên quan đến mức tiêu hóa vật chất khô và dùng để ước tính năng lượng thuần

P2 - P1 - Pgiấy

ADF% = --- x 100 W

Trong đó: P1 là khối lượng chén lọc

P2 là khối lượng chén và mẫu sau khi giấy Pgiấy là khố lượng giấy lọc không tan W: là khối lượng

Tỉ lệ tiêu hóa in vitro: là phương phápphỏng đoán tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lại bằng cách tạo ra những phản ứng trong phòng thí nghiệm như đã xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của con vật.

2.3 Xử lí số liệu: Quản lý và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel, SPSS 15.0. Dùng phép thử LSD và Duncan để so sánh sự khác biệt Dùng phép thử LSD và Duncan để so sánh sự khác biệt

Chương 2

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 29 - 33)