Cấu trúc bên trong rễ: Khi quan sát trên rễ già ở mẫu cỏ không ngập nước và mẫu cỏ ngập nước (hình 10).

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 40 - 43)

cỏ ngập nước (hình 10).

Qua quan sát cho thấy cấu trúc bên trong rễ nhận thấy đối với những rễ cỏ Paspalum ở các nghiệm thức ngập nước thì sự hình thành các aerenchyma xuất hiện rất rõ. Trong khi đó rễ cỏ Paspalum atratum không ngập nước thì không có sự hình thành hệ thống arenchyma

Hình 10: Cấu trúc bên trong của rễ cỏ Paspalum atratum không ngập nước (A) và ngập nước (B) khi trồng trong chậu

2.8. Quan sát khả năng phóng thích oxy của rễ

Khi bị ngập nước một thời gian, qua quan sát hình thái bên ngoài của rễ thấy rễ có màu sậm sau đó rễ thối đen, điều này phù hợp với nghiên cứu của Ponnamperuma (1964). Đối với đất ngập nước, oxygen ở rễ cây thiếu trầm trọng, nếu cây có khả năng vận chuyển oxygen từ trên xuống thì rễ vẫn hô hấp bình thường (Jackson và Drew, 1984).

Qua quan sát rễ của mẫu cỏ Paspalum atratum ở những nghiệm thức ngập nước và nghiệm thức không ngập nước (hình 11) cho thấy:

A B

Hình 11:Khả năng phóng thích oxy của rễ Paspalum atratum không ngập nước (A); ngập nước (B) khi trồng trongchậu

Rễ ngập nước: sau khi cho mẫu rễ vào dung dịch quan sát khoảng 15 phút ở chóp rễ bắt đầu xuất hiện màu xanh và dung dịch cũng từ từ chuyển sang màu xanh nhưng rất nhạt. Sự chuyển sang màu xanh là do xảy ra phản ứng oxy hóa trong dung dịch quan sát như sau:

MeBH + O2 + 2H+ 2MeB+ + 2H2O

Như vậy cho thấy đã có sự hiện diện của oxy, chứng tỏ cỏ Paspalum atratum ngập nước đã có sự vận chuyển oxy từ thân xuống rễ để hô hấp vì thế mà cây có thể tồn tại được trong điều kiện ngập nước.

Trong khi quan sát ở mẫu rễ cỏ Paspalum atratum không ngập nước thì thấy sự định vị màu xanh ở chóp rễ và không có sự chuyển chuyển đổi màu xanh ở dung dịch quan sát

2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập 20 cm và thời gian ngập đến năng suất của cỏ

Paspalum atratum

Qua kết quả năng suất cuả cỏ Paspalum atratum trình bày trong bảng 6 cho thấy:

Bảng 6: Ảnh hưởng cuả độ sâu ngập 20 cm và thời điểm ngập nước đến năng suất chất xanh (NSCX) và năng suất chất khô (NSCK) cỏ Paspalum atratum

Thời điểm ngập nước NSCX (g/chậu) NSCK (g/chậu)

Đối chứng (không ngập nước) 474 a 118,50 a

Ngập nước vào 30 NSKT 263 b 63,12 b

Ngập nước vào 40 NSKT 286 ab 74,36 ab

Ngập nước vào 50 NSKT 499 a 114,77 a

P (<0,05) (*) (*)

Ghi chú: (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

2.1. Năng suất chất xanh

Sau khi thu hoạch vào thời điểm 60 NSKT, ta thấy giữa các nghiệm thức thí nghiệm có khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ở nghiệm thức cho ngập 50 NSKT và nghiệm thức đối chứng, năng suất cỏ thu hoạch là cao nhất (498,5 và 473,8 g/chậu), trong khi ở nghiệm thức cho ngập 40 NSKT và 30 NSKT năng suất chỉ đạt 286,2 và 232,5 g/chậu. Điều này cho thấy việc ngập nước trong thời gian ngắn ngày (10 ngày ở nghiệm thức ngập 50 NSKT) hoặc không ngập nước cho năng suất lúc thu hoạch cao nhất. Ngược lại, khi cho ngập nước sớm hơn (30 ngày ở nghiệm thức ngập 30 NSKT), làm giảm năng suất chất xanh (Bảng 6). Tuy nhiên nghiệm thức ngập 40 và 50 NSKT thì không làm giảm năng suất chất xanh so với đối chứng.

Năng suất chất khô giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Năng suất chất khô đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (118,5 g/chậu), kế đến là nghiệm thức cho ngập vào 50 NSKT (114,77 g/chậu), nghiệm thúc cho ngập vào 40 NSKT (74,36 g/chậu) và thấp nhất là nghiệm thức cho ngập vào 30 NSKT (63,12 g/chậu).

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng chịu ngặp, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)