- Sự thành lập hệ thống dẫn khí bên trong
3. Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ
Paspalum atratum
Hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi ở mỗi loại thức ăn, ở mỗi loại cỏ khác nhau và còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum khi trồng trong điều kiện ngập nước với 4 khoảng cách trồng khác nhau được trình bày qua bảng 12
Từ kết quả bảng 12 cho thấy giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích được giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chứng tỏ trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích đuợc cụ thể như sau:
3.1. Vật chất khô (DM: Dry matter)
Tỷ lệ vật chất khô của cỏ Paspalum atratum trung bình ở vụ thứ nhất là 24,3%, nhưng sang vụ thứ 2 và vụ thứ 3 thì vật chất khô giảm xuống. Ở vụ thứ 2 tỷ lệ vật chất khô trung bình khoảng 21,7% và đến vụ thứ 3 thì tỷ lệ vật chất khô còn 20,9%. Tỷ lệ
vật chất khô ở vụ đầu cao là do chúng tôi thu hoạch trễ 60 ngày sau khi trồng trong khi 2 vụ tiếp theo thu hoạch lúc 45 ngày.
Bảng 12: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ
Paspalum atratum
Vụ cách trồngKhoảng VCK (%)
% Vật chất khô
CP CF Tro ADF NDF Tiêu hoá
in vitro 1 20 x 50 cm 23,67 9,13 31,47 9,71 37,75 72,57 50,11 30 x 50 cm 23,67 9,21 31,62 9,22 40,04 77,23 50,86 40 x 50 cm 24,33 7,95 29,90 8,23 39,71 75,67 51,76 50 x 50 cm 25,67 8,09 28,67 7,96 40,30 76,36 52,70 Trung bình 24,34 8,60 30,42 8,78 39,45 75,46 51,36 2 20 x 50 cm 20,71 10,90 29,03 6,35 32,87 69,03 57,54 30 x 50 cm 22,46 11,77 28,96 4,75 32,73 68,70 57,18 40 x 50 cm 20,89 11,13 30,51 5,34 33,12 68,73 55,22 50 x 50 cm 22,86 11,38 29,74 5,05 31,86 69,88 57,21 Trung bình 21,7 11,30 29,56 5,37 32,65 69,09 56,79
3.2. Protein thô (CP: Crude protein):
Qua 2 vụ thu hoạch cho thấy, protein thô của cỏ Paspalum atratum ở nghiệm thức trồng 20 x 50 cm tỏ ra chiếm ưu thế hơn các nghiệm thức còn lại và tỷ lệ này tăng dần từ vụ thứ nhất đến vụ thứ 2. Ở vụ thứ nhất giá trị protein thô trung bình đạt được là 8,6%, sang vụ thu hoạch thứ 2, protein thô phân tích được là 11,3% và vụ thứ 3 là 11,34%. Sở dĩ ở vụ thu hoạch đầu tiên protein thô thấp hơn nhiều so với vụ thứ 2 là do hệ thống rễ của những vụ sau phát triển mạnh nên hấp thu nhiều dinh dưỡng nên làm tăng hàm lượng protein trong cây. Hàm lượng này còn thay đổi theo mùa và lượng phân bón.
Hàm lượng protein thô trung bình thu được qua 2 vụ ở khoảng cách trồng 20 x 50 cm khoảng 10%, so với thí nghiệm của chúng tôi tiến hành trong chậu thì kết quả ở thí nghiệm ngoài đồng cao hơn rất nhiều, hơn gấp đôi (10,4% so với 4,3%), giá trị này cũng phù hợp với ghi nhận của Barcellos et al (1999), hàm lượng protein thô của cỏ
Paspalum atratum nằm trong khoảng từ 6 – 12%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả thí nghiệm về cỏ Paspalum atratum bố trí trên cạn như: kết quả protein thô thu
được trong thí nghiệm của Dương Hoàng Phúc (2004) là 11,56%, kết quả protein thô qua phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) là 8,02%.
3.3. Xơ thô (CF: crude fibre)
Từ kết quả bảng 3.15 cho thấy hàm lượng xơ thô ở các nghiệm thức thí nghiệm không chênh lệch nhau nhiều và ở cả 2 vụ cắt hàm lượng xơ thô ở các nghiệm thức cũng tương đương nhau. Giá trị xơ thô trung bình của ba vụ cắt lần lượt là: vụ 1 (30,42%), vụ 2 (29,56%). So sánh với hàm lượng xơ thô phân tích được trong thí nghiệm của các nghiên cứu trước thì hàm lượng xơ thô trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn bởi vì thời gian thu hoạch của chúng tôi trễ hơn 60 ngày sau khi trồng ở vụ 1 và 45 ngày sau khi cắt vụ thứ nhất .
3.4. Xơ trung tính (NDF: neutral detergent fibre)
NDF phân tích được ở bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ NDF phân tích được ở vụ thứ nhất của tất cả các nghiệm thức đều cao hơn so với vụ thứ 2 và qua 2 vụ thu hoạch. NDF trung bình qua 2 vụ với khoảng cách 20 x 50 cm là 77,23%.
Kết quả NDF này cao hơn so với NDF phân tích được ở thí nghiệm cho ngập trong chậu. Khi so sánh với một số nghiên cứu trước khi trồng Paspalum atratum trên cạn cho thấy NDF trong thí nghiệm của chúng tôi tương đương với tỷ lệ NDF thu được trong thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng (2006) là 77,23% so với 77,82%, tuy nhiên cao hơn phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) là 68,51%.
3.5. Xơ acid (ADF: acid detergent fibre)
Hàm lượng ADF phân tích được ở bảng 3.12 cho thấy cũng tương tự như ở chỉ tiêu NDF, ADF đạt được ở vụ thứ nhất của tất cả các nghiệm thức đều cao hơn so với vụ thứ 2, có lẽ do ở vụ thứ 1 thu hoạch trễ đến 60 ngày trong khi ở vụ tái sinh mỗi vụ chỉ có 45 ngày thì thu hoạch. Qua 2 vụ thu hoạch ADF trung bình phân tích được là 34,6%. Kết quả ADF này tương đương với hàm lượng ADF thu được trong thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng (2006) là 37,65% và phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) tỷ lệ ADF đã ghi nhận là 37,75%.
3.6. Hàm lượng tro
Hàm lượng tro phân tích nghiệm thức trồng với khoảng cách 20 x 50 cm qua 2 vụ thu hoạch trung bình là 6,67%. Kết quả này cũng tương đương với hàm lượng tro của cỏ Paspalum atratum trồng trên cạn phân tích được trong thí nghiệm của Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ (1995) là 7,8%.
3.7. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro
Là phương phápphỏng đoán tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lại bằng cách tạo ra những phản ứng trong phòng thí nghiệm như đã xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của con vật. Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa in vitro (≥ 45%) thì có thể sử dụng làm thức ăn
xanh cho gia súc. Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa invitro thu được ở vụ 1, vụ 2 không chênh lệch nhau nhiều.
Tỷ lệ tiêu hóa invitro trung bình ở vụ thứ nhất là 51,36%, vụ thứ 2 là 56,79 %. Tóm lại qua 2 vụ thu hoạch thì tỉ lệ tiêu hóa in vitro trong tất cả các nghiệm thức đều cao hơn 45%, do đó cỏ Paspalum atratum có thể sử dụng làm thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại
Chương 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
Cỏ Paspalum atratum này có khả năng chịu đựng được khi bị ngập ở độ sâu 20 cm và cây có những phản ứng lại khi bị ngập sớm hay muộn. Cây ngập vào thời điểm 30 NSKT đã không ảnh hưởng đến chiều cao cây, sự nẩy chồi và số lá so với đối chứng. Ngược lại, chỉ số diệp lục tố bị ảnh hưởng (ngập nước càng lâu thì chỉ số diệp lục tố càng giảm) và hàm lượng oxy hòa tan trong nước càng giảm theo thời gian quan sát. Khi cây bị ngập ở độ sâu này, chồi thích nghi bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh và hệ thống dẫn khí tại bẹ lá và rễ để cung cấp oxy cho rễ. Số lượng rễ khí sinh càng nhiều khi thời gian ngập càng lâu. Cuối cùng, năng suất chất xanh thấp nhất ở nghiệm thức cho ngập vào thời điểm 30 ngày sau khi trồng (263g/chậu). Đối với giá trị dinh dưỡng phân tích được thì tất cả các chỉ tiêu ghi nhận của các nghiệm thức như: protein thô, xơ thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro đều thấp hơn so với đối chứng.
Cỏ Paspalum atratum trồng ở ruộng lúa ngập nước xấp xỉ 20 cm vào 30 NSKT. Khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, sự hình thành chồi, chỉ số diệp lục tố, hàm lượng oxy hòa tan, Trong bốn khoảng cách trồng này, khoảng cách 20 x 50 cm có năng suất chất khô, năng suất chất xanh cao nhất. Giá trị dinh dưỡng phân tích ghi nhận được ở khoảng cách trồng này không thay đổi so với các nghiệm thức còn lại.
II. Đề nghị
Cỏ Paspalum atratum là giống cỏ còn khá mới so với điều kiện ở nước ta, bước đầu cho thấy cỏ Paspalum atratum là giống cỏ có nhiều triển vọng. Tuy nhiên khi trồng trong điều kiện ngập nước sâu 20 cm nên trồng với khoảng cách trồng 20 x 50 cm. Ở những vùng ngập lũ thì nên bố trí thời vụ trồng sao cho khi nước lên không ngập cao hơn 20 cm và ngập trễ khoảng 30 ngày sau khi trồng.
Tiếp tục nghiên cứu ở những vùng đất khác như: đất phèn, đất nhiễm mặn để có số liệu phong phú hơn về loài cỏ này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGTRUNG TÂM NC & PTNT TRUNG TÂM NC & PTNT