giáo trình xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra cá ba ssa

121 2.5K 16
giáo trình xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra cá ba ssa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NUÔI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02 3 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá tra, cá ba sa là nghề được nhiều nông, ngư dân ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu thực hiện để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, cá tra cũng đã được nuôi trong các ao hay bè đặt trên hồ hay sông ở một số địa phương phía Bắc. Tuy nhiên, rất nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá tra, cá ba sa và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá tra, cá ba sa phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi cá tra trình độ sơ cấp gồm các mô đun Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 100 giờ Mô đun 04. Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 05. Thu hoạch cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 76 giờ Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa được biên soạn theo Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa của nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa, tiêu chuẩn chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc giải phẫu cá, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và tổ chức thi công ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa. Giáo trình còn giới thiệu các quy định an toàn lao động sông nước cho người nuôi cá, hướng dẫn thực hiện cấp cứu người bị rơi xuống nước. 4 Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi người học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm các bài học: Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa Bài 2. An toàn lao động trên sông nước Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá tra Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa Bài 5. Xây dựng ao nuôi cá Bài 6. Thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ nuôi cá tra, cá ba sa, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn LÊ TIẾN DŨNG Th.S LÊ THỊ MINH NGUYỆT 5 MỤC LỤC Giới thiệu mô đun 5 Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA 6 A. Nội dung 6 1. Mô tả hình dáng 6 2. Giải phẫu cá 10 3. Đặc điểm sinh thái 11 4. Đặc điểm dinh dưỡng 13 5. Đặc điểm sinh trưởng 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14 C. Ghi nhớ 14 Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC 15 A. Nội dung 15 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 15 2. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động nghề cá 16 3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 C. Ghi nhớ 27 Bài 3. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ TRA 28 A. Nội dung 28 1. Chọn địa hình và chất đất 28 2. Chọn nguồn nước 35 3. Khảo sát cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội vùng nuôi 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 56 C. Ghi nhớ 56 Bài 4. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ NUÔI 58 A. Nội dung 58 1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi 58 2. Khảo sát chất lượng nguồn nước 64 3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67 C. Ghi nhớ 68 Bài 5. XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ 69 A. Nội dung 69 1. Thiết kế ao nuôi 69 2. Thiết kế ao xử lý nước thải, khu chứa bùn thải 76 3. Tổ chức thi công 80 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 86 C. Ghi nhớ 86 Bài 6. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ 87 6 A. Nội dung 87 1. Thiết kế bè nuôi cá 87 2. Tổ chức thi công bè nuôi cá 96 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 106 C. Ghi nhớ 106 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 107 I. Vị trí, tính chất của mô đun 107 II. Mục tiêu 107 III. Nội dung chính của mô đun 108 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 108 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 7 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa nhằm hướng dẫn cho học viên biết được một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa liên quan đến kỹ thuật nuôi cá tra, cá ba sa trong ao hay bè, thực hiện được việc chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công xây dựng ao, lắp ráp bè nuôi cũng như các cách cấp cứu người bị nạn sông nước. Mô đun có các bài Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa, An toàn lao động trên sông nước, Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá tra, Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa, Xây dựng ao nuôi cá và bài Thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực hành tại các khu vực nuôi cá ao, khu vực sông nuôi cá bè và cơ sở lắp ráp bè nuôi cá. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc xây dựng ao, lắp đặt bè. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các bước công việc chọn địa điểm nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn lao động trên sông nước. Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun. 8 Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA Mã bài: MĐ01-1 Cá tra và cá ba sa là 2 loài thuộc nhóm cá da trơn được nuôi nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Có một ngộ nhận khá phổ biến: “cá tra ba sa” là một loài. Việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của 2 loài cá này và sự khác nhau giữa chúng là cần thiết cho người học nghề. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa; - Nhận biết được cá tra, cá ba sa qua hình dạng ngoài của cá; - Giải phẫu và nhận biết được nội tạng của cá tra, cá ba sa. A. Nội dung 1. Mô tả hình dáng Cá tra và cá ba sa là cá da trơn (thân không có vẩy) thuộc họ cá tra. Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá da trơn họ cá tra ở Việt Nam Ở Việt Nam, các loài thuộc họ cá tra được nuôi là cá tra, cá ba sa, cá hú; 2 loài chưa được nuôi là cá dứa, cá bông lau; 2 loài được ghi vào sách đỏ, cấm đánh bắt là cá vồ cờ và cá tra dầu. 9 Hình 1.2. Cá tra (Pangasius hypophthalmus) Hình 1.3. Cá ba sa (Pangasius bocourti) Hình 1.4. Cá hú (Pangasius conchophilus) 10 Hình 1.5. Cá dứa (Pangasius polyuranodon) Hình 1.6. Cá bông lau (Pangasius krempfi) Hình 1.7. Cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) [...]... Tiền và sông Hậu, trong các ao, bè, đăng quầng theo phương thức nuôi công nghiệp cho xuất khẩu hay trong các ao, mương vườn phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân Hiện nay, cá tra đang được nuôi ngày càng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và hứa hẹn phát triển tốt 14 Cá tra, cá ba sa được nuôi trong bè ở miền Tây Nam bộ Hình 1.14 Cụm bè nuôi cá tra trên sông Cá tra được nuôi trong lồng ở miền Bắc... của cá tra, cá ba sa Bài thực hành 2 - Nhận diện một số loài cá da trơn thuộc họ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long - Phân biệt cá tra, cá ba sa C Ghi nhớ Cá tra thích hợp trong nuôi ao, bè, đăng quầng Cá ba sa phát triển tốt khi nuôi trong bè 17 Bài 2 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC Mã bài: MĐ01-2 Nuôi trồng thủy sản ở sông, hồ, đầm được xếp vào nhóm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Nghề nuôi. .. Nội tạng của cá tra, cá ba sa 16 4.2 Tính ăn Cá tra, cá ba sa ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi có nguồn gốc động vật và dễ dàng chuyển đổi thức ăn Ở giai đoạn cá bột, cá tra, cá ba sa thích ăn mồi tươi sống, các loài động vật nổi vừa cỡ miệng Cá tra bột có thể ăn lẫn nhau Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như mùn, bã hữu cơ, cám, rau, động... Thác Bà) Hình 1.15 Cụm lồng lưới nuôi cá tra trong hồ Cá tra, cá ba sa được nuôi trong đăng quầng bằng nẹp tre, cọc gỗ và lưới dọc theo bờ sông ở miền Tây Nam bộ Hình 1.16 Đăng quầng nuôi cá tra, ba sa 3.2 Các yếu tố môi trƣờng sống Cá tra, cá ba sa sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước có độ mặn thấp hơn 10‰ pH nước thích hợp cho tăng trưởng là 7-7,5 Cá chịu đựng được nước phèn có... toàn lao động ở cơ sở nuôi cá - Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, ao, bè cá không đảm bảo an toàn - Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc - Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn 2 Trang bị bảo hộ lao động cho ngƣời lao động nghề cá 2.1 Trang bị bảo hộ lao động - Quần áo lao động phổ thông - Quần áo chống rét - Áo mưa - Áo phao - Ủng cao su - Giày vải thấp... được quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá - Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động - Thực hiện được cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước - Rèn luyện tính can đảm, có ý thức trách nhiệm trong công việc A Nội dung 1 Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1 Quy định đối với ngƣời sử dụng lao động - Đảm bảo ao, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn - Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ... mùn, bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy… Cá ba sa dễ sử dụng các loại thức ăn khác nhau như hỗn hợp tấm, cám, rau và cá vụn nấu chín 5 Đặc điểm sinh trƣởng - Cá tra bột ương 2 tháng trong ao đạt chiều dài 10-12cm, nặng 14-15g Nuôi trong ao từ giai đoạn cá giống, cá đạt 1-1,5 kg/con sau khoảng 6 tháng - Cá ba sa bột sau 60 ngày ương đạt chiều dài 8-10,5cm Nuôi trong bè, sau 7-8 tháng đạt thể trọng 1kg B... nuôi sẽ tác động rất lớn đến quá trình nuôi cá Đầu tư cho một ao nuôi cá tra lên đến hàng trăm triệu đồng nên cần phải biết cách chọn vị trí thích hợp để đào ao Mục tiêu - Chọn được địa điểm nuôi cá tra theo chỉ tiêu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo chỉ tiêu môi trường nước; - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công việc A Nội dung Khu vực nuôi cá. .. 30 Bài 3 CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ TRA Mã bài: MĐ01-3 “Nước, phân, cần, giống” là 4 yếu tố tạo nên sự thành công của một vụ lúa Đúc kết này cũng đúng với nghề nuôi cá tra Nguồn nước đồi dào với pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, NH3 … ở phạm vi thích hợp là điều kiện tiên quyết để chọn địa điểm đào ao nuôi cá tra Tuy nhiên, chọn được nguồn nước tốt chưa phải là đủ để nuôi cá Địa hình, chất đất và... để cá phát triển tốt là 5-8mg/l Cá tra có lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan Tuy nhiên, để cá tra nuôi ao có thịt trắng, cần giữ hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao thường xuyên ở mức thích hợp Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ nên chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp Nhìn chung sự chịu đựng của cá ba sa . hoạch cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 76 giờ Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa được biên soạn theo Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa. học của cá tra, cá ba sa Bài 2. An toàn lao động trên sông nước Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá tra Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa Bài 5. Xây dựng ao nuôi cá Bài. 7 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa nhằm hướng dẫn cho học viên

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔ ĐUN

  • XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA

  • Giới thiệu mô đun

  • Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA

    • Nội dung

      • Mô tả hình dáng

      • Giải phẫu cá

      • Đặc điểm sinh thái

      • Đặc điểm dinh dưỡng

      • Đặc điểm sinh trưởng

      • Câu hỏi và bài tập thực hành

      • Ghi nhớ

      • Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC

        • Nội dung

          • Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá

          • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động nghề cá

            • Trang bị bảo hộ lao động

            • Cách sử dụng áo phao

            • Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước

              • Đưa người bị nạn vào bờ

              • Hà hơi thổi ngạt

              • Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp ngoài lồng ngực)

              • Hô hấp nhân tạo

              • Câu hỏi và bài tập thực hành

              • Ghi nhớ

              • Bài 6. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ

                • Nội dung

                  • Thiết kế bè nuôi cá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan