1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc thịt potx

4 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 118,9 KB

Nội dung

Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc thịt Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình mà xây dựng bể với quy mô khác nhau. Xây dựng bể bằng bạt cao su thì tốt hơn bể xi măng, vì bể lót bạt chi phí đầu tư thấp tận dụng một vụ nuôi. Còn đối với bể xi măng, thì sau một vụ nuôi các chất bẩn độc hại cho cá sẽ thấm vào trong bể nuôi sẽ gây hại cho vụ nuôi sau. Mặt khác khi nuôi trong bể xi măng, cá có thể va đập vào thành bể cứng làm xay xát, chảy máu thậm chí còn vỡ cả đầu. Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc bằng bể lót bạt: Bể nuôi trên nền đất chắc, cao ráo thuận lợi cho việc thay nước sau này. Bể được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật, chiều rộng không nhỏ hơn 2/3 chiều dài, để tiện cho việc chăm sóc và tạo không gian tốt cho hoạt động sinh sống của cá. - Xung quanh bể có thể được rào bằng đăng tre, có các trụ lớn cố định cách khoảng hoặc chất các bao cát làm thành bể. Bên trong bể, lót bạt cao su. Chú ý ở các góc bể nên được bo tròn, tiện cho việc vệ sinh bể sau này. Bạt làm bể nên chọn bạt có màu sắc tối không nên chọn bạt có màu sáng. Vì bạt màu sáng sẽ làm cá mất cảm giác an toàn trong khi nuôi, làm cá bị nhát, bắt mồi kém. - Đáy bể thiết kế sao cho nghiêng về phía cống thoát với độ dốc vừa phải. Cống thoát được đặt nằm sát dưới đáy bể, đầu cống có lưới chắn ngăn không cho cá ra ngoài lúc thay nước. Độ lớn của cống phụ thuộc vào quy mô của bể nuôi. Đối với bể lớn thì cống thoát sẽ lớn. Ngược lại, bể nhỏ cống thoát sẽ nhỏ. Chọn độ lớn của cống sao cho thời gian tháo nước trong bể không quá lâu đồng thời cũng không quá mau làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá. - Chiều cao của bể nuôi khoảng 1,2m là vừa. Mực nước trung bình trong bể từ 0,8-1m. - Trên miệng bể, lấy lưới cước rào toàn bộ mặt bể, vì cá lóc hay nhảy cao ra ngoài khi thay nước mới vào bể. - Bể xây dựng trên cao nên có hệ thống máy bơm nước với công suất đủ lớn để cấp nước cho bể nuôi trong những trường hợp cần thiết. Xử lý môi trường nước trong bể nuôi: Đối với cá lóc nuôi trên bồn, thì lượng nước ít hơn nhiều so với nuôi ao do đó phải thường xuyên thay nước cho bồn nuôi. Lúc cá còn nhỏ thì tần suất thay nước sẽ ít hơn cá lớn, đối với cá đến thời điểm gần thu hoạch thì tần suất thay nước là 1-2 ngày/lần. Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi từ 7-10 ngày/lần với 2-3kg vôi/100 m 3 nước bể, bằng cách hòa vào nước lấy nước trong tạc đều khắp bể. Trong quá trình nuôi, nếu thấy cá có hiện tượng bị nấm, ký sinh trùng ký sinh nên dùng các hóa chất xử lý môi trường nước với các thành phần như Iod, CuSO4, Formol…Liều lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, muối ăn có tác dụng rất tốt trong việc trị ký sinh trùng ngoài da trên cá lóc. Ks. Ngô Tuấn Tính Trung tâm Khuyến nông An Giang . Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc thịt Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình mà xây dựng bể với quy mô khác nhau. Xây dựng bể bằng bạt cao su thì tốt hơn. máu thậm chí còn vỡ cả đầu. Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc bằng bể lót bạt: Bể nuôi trên nền đất chắc, cao ráo thuận lợi cho việc thay nước sau này. Bể được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật,. dụng một vụ nuôi. Còn đối với bể xi măng, thì sau một vụ nuôi các chất bẩn độc hại cho cá sẽ thấm vào trong bể nuôi sẽ gây hại cho vụ nuôi sau. Mặt khác khi nuôi trong bể xi măng, cá có thể

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w