Tuy nhiên, những thành công kỳ diệu về kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đến mặt trái là tình trạng ô nhiễm môi trường sống bởi việc xả bừa bãi các chất thải công nghiệp, lạm dụng các ch
Trang 1Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện
nay Đoàn Thu Nguyệt
Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Văn Thịnh
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Phân tích, làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái và tầm quan trọng, nội dung của việc
xây dựng đạo đức sinh thái Làm rõ những nhân tố tác động đến việc xây dựng đạo đức sinh thái
ở Việt Nam hiện nay Đánh giá thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái và kiến nghị một số giải
pháp xây dựng đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay
Keywords: Triết học; Đạo đức sinh thái
Content:
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 10
Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
1.1 Đạo đức sinh thái 10
1.1.1 Lược khảo một số quan điểm về đạo đức sinh thái 10
1.1.2.Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái 14
1.2 Xây dựng đạo đức sinh thái 24
1.2.1 Cơ sở lý luận để xây dựng đạo đức sinh thái 24
1.2.2 Nội dung cơ bản của xây dựng đạo đức sinh thái 28
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay 33
1.3.1.Các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống 33
1.3.2 Yêu cầu phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 38
1.3.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam 46
* Kết luận chương 1 49
Chương 2: XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 51
2.1 Thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay 51
2.1.1 Một số kết quả và hạn chế của quá trình xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay 51
2.1.2 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đạo đức sinh thái ở Việt Nam 65
2.2 Một số giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái mới ở Việt Nam hiện nay 68
2.2.1 Giải pháp về xây dựng ý thức đạo đức sinh thái 69
2.2.2 Giải pháp về xây dựng quan hệ đạo đức sinh thái 78
2.2.3 Giải pháp về xây dựng hành vi đạo đức sinh thái 81
* Kết luận chương 2 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đã dẫn đến những biến đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, những thành công
kỳ diệu về kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đến mặt trái là tình trạng ô nhiễm môi trường sống bởi việc xả bừa bãi các chất thải công nghiệp, lạm dụng các chất hóa học trong sử dụng nông nghiệp; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, thiên tai, hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra, khí hậu trái đất đang nóng dần lên… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu ngày càng tăng của nền sản xuất xã hội, do sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ khai thác và chế biến, do sự hiểu biết hạn chế của con người đối với môi trường thiên nhiên… Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố xã hội – nhân văn như văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, luật pháp, tâm lí…
Trong thực tế, những hành vi phá hoại môi trường thường lâu nay chỉ bị quy về trách nhiệm pháp lý hình sự, và bị xét xử theo luật định, chứ hầu như không bị lên án về phương diện đạo đức lối sống Điều đó chứng tỏ rằng từ trong quan niệm xã hội đã coi việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chỉ là việc làm bắt buộc cưỡng chế chứ không phải là việc làm
tự giác, là thói quen tập quán xuất phát từ sự tự ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân Điều đó có nghĩa là vấn đề đạo đức của con người đối với môi trường tự nhiên – đạo đức sinh thái hiện nay cần được quan tâm hơn nữa
Hiện nay, xã hội Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với việc tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường hướng tới mục tiêu không chỉ đơn giản là tăng trưởng kinh tế mà còn là phát triển bền vững Việc thực hiện đồng loạt các mục tiêu đó không chỉ tác động toàn
Trang 4diện, mạnh mẽ tới các quan hệ giữa con người với con người mà còn tấn công sâu sắc tới các quan hệ giữa con người với tự nhiên bao gồm
cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Biểu hiện tiêu cực rõ nhất mà chúng ta
có thể thấy là những biến đổi nhanh chóng của môi trường sống theo chiều hướng ngày càng xấu dần Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được cho cả tự nhiên, xã hội và con người Do
đó việc xây dựng đạo đức sinh thái là một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra cho Việt Nam
Những điều đã nói ở trên cho thấy việc xây dựng đạo đức sinh thái mới, tạo lập được mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp giữa con người và
tự nhiên là một mắt xích quan trọng nhất của việc chống lại suy thoái môi trường hiện nay Triết học với tư cách là khoa học chỉ dẫn thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn của con người không thể đứng ngoài cuộc
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này
2 Tình hình nghiên cứu
Khi xem xét vấn đề đạo đức sinh thái, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các nghiên cứu sâu sắc, toàn diện của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm Các nghiên cứu của tác giả này cho thấy vấn đề đạo đức sinh thái ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa
và các biện pháp khắc phục Nổi bật là tác phẩm Môi trường sinh thái- Vấn đề và giải pháp (1997) và rất nhiều bài báo trên các tạp chí Triết học, Tạp chí Cộng sản như Tư tưởng của Ph Ăng ghen về tính thống nhất vật chất của thế giới và ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề sinh thái hiện nay (1995); Đạo đức sinh thái: từ lí luận đến thực tiễn (1999); Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường (2002); Đạo đức sinh thái trong hoạt động khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
vì sự phát triển bền vững (2005)
Trang 5Các nghiên cứu của PGS TS Phạm Thị Ngọc Trầm đã mang lại những chỉ dẩn bổ ích cho tác giả khi đi nghiên cứu đạo đức sinh thái với tư cách là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững Bởi vấn đề phát triển bền vững trong những năm gần đây
được đặc biệt quan tâm Nổi bật là các tác phẩm: Không chỉ là tăng trưởng về kinh tế - nhập môn phát triển bền vững (2005) do Lê Kim Tiến dịch, Triết lí phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu (2005) của Phạm Xuân Nam, Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội thách thức và triển vọng (2007) của Nguyễn Quang Thái
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đã vạch ra được quan
hệ giữa phát triển bền vững với việc cư xử hòa hợp với tự nhiên, môi trường, đồng thời đưa ra được những biện pháp để bảo vệ môi trường, xây dựng đạo đức sinh thái và hướng đến phát triển bền
vững: Phạm Văn Boong (2002): Xây dựng ý thức sinh thái – yếu tố đảm bảo cho sự phát triển lâu bền; Nguyễn Văn Lũy, Phạm Thành Nghị (2005): Nâng cao ý thức cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững; Phạm Quang Thao (1998): Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam; Bùi Văn Dũng (2005): Cơ sở vật triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, chìa khóa cho sự phát triển lâu bền của xã hội và gần đây nhất là tác phẩm Môi trường
và phát triển bền vững (2009) của Lê Văn Khoa
Nhìn chung các công trình, bài viết được liệt kê ở trên chủ yếu mang tính chất chung, chưa có một công trình tương đối hệ thống đi sâu nghiên cứu vấn đề này Hi vọng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lí luận và
thực tiễn của đạo đức sinh thái, luận văn đi vào khảo sát thực trạng và
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng kinh tế thị trường và yêu cầu phát triển bền vững)
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường là cơ sở lý luận cho việc giải quyết nhiệm vụ của luận văn
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn là kết hợp giữa logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm khái niệm, thực trang xây dựng đạo đức sinh thái ở góc độ lý luận và thực tiễn
Đồng thời bước đầu đề ra những giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái ở góc độ lí luận và thực tiễn, làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức sinh thái đồng thời bước đầu đề ra những giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái mới ở nước ta
Trang 7 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chuyên
đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đạo đức sinh thái, môi trường, mối quan hệ giữa kinh tế và sinh thái
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 5 tiết
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Đạo đức sinh thái
1.1.1 Lược khảo một số quan điểm về đạo đức sinh thái
Cuối những năm bốn mươi của thế kỷ XX, trong việc giải quyết vấn đề môi trường, ở phương Tây đã xuất hiện một lý thuyết đạo đức gọi
là đạo đức học sinh thái Tiền bối trực tiếp của đạo đức học sinh thái là Alado Leopold
Thập kỷ 80 của thế kỷ XX được đánh dấu một bước ngoặt khi xuất hiện quyển sách “Tôn trọng thiên nhiên” của Paul Taylor Từ đó đến nay, đạo đức học sinh thái đi theo hai dòng: đạo đức duy sinh vật gắn với tên tuổi của Paul W.Taylor, và đạo đức duy sinh thái gắn liền với tên tuổi của Arne Naiess
Thời gian gần đây, do các vấn đề suy thoái môi trường nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện đại, khái niệm đạo đức sinh thái hay đạo đức môi trường được sử dụng phổ biến hơn thay thế cho các khái niệm đạo đức duy sinh thái hay đạo đức duy sinh vật đã nói ở trên
Trang 81.1.2.Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái
Khái niệm
Đạo đức sinh thái được hình thành trong quá trình con người tác động vào tự nhiên, lấy từ nó những vật phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình Đây là một quá trình hiện thực, xuất hiện
từ khi con người thoát ra khỏi thế giới động vật và tiếp diễn theo tiến trình lịch sử, được thực hiện trong sự phát triển, thay thế lẫn nhau
giữa các hình thái kinh tế xã hội cụ thể Theo chúng tôi, đạo đức sinh thái chính là một phần của đạo đức xã hội nói chung Do đó, đạo đức sinh thái cũng bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm,
tư tưởng, tình cảm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực… quy định, điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình biến đổi và cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho sự sống của con người nhung vẫn phải đảm bảo cho sự cân bằng, tôn trọng khả năng có thể phục hồi của tự nhiên
Để xây dựng đạo đức mới đó, các nhà đạo đức học sinh thái cho rằng, cần thiết phải phê phán và đoạn tuyệt với cơ sở nhận thức của đạo đức truyền thống về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Theo họ, quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyền thống được xây dựng trên 3 quan niệm căn bản là: chủ nghĩa nhân bản của Hi Lạp cổ đại,
Thuyết sáng thế của Thiên chúa giáo và chủ nghĩa duy lý thời Khai sáng
Như vậy, nhận thức sai lầm về quan hệ giữa con người và tự nhiên
đã dẫn đến hành động sai lầm và vô đạo đức của con người đối với tự nhiên Để bảo vệ tự nhiên và bảo vệ chính con người, cần xây dựng một nền đạo đức mới: đạo đức sinh thái với những đặc trưng cơ bản sau:
Đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái
Là một hình thức của đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái ngoài những đặc trưng chung của đạo đức xã hội còn có nhiều nét đặc trưng riêng của mình
Thứ nhất, đạo đức sinh thái không chỉ giới hạn trong mối quan
hệ trực tiếp giữa con người với môi trường tự nhiên mà con được thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người
Trang 9Thứ hai, đạo đức sinh thái là một dạng thức đặc biệt của đạo
đức xã hội Nói đến đạo đức là phải nói đến quan hệ giữa chủ thể và khách thể đạo đức Trong quan hệ đạo đức xã hội nói chung con người có thể vừa là chủ thể, vừa là khách thể Nhưng trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể đạo đức, tác động lên tự nhiên một cách có ý thức, có mục đích để mang lại lợi ích về cho mình, còn tự nhiên chỉ là khách thể
Thứ ba, đạo đức sinh thái đòi hỏi tính tự giác cao độ của con người Thứ tư, cũng như đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái cũng được
biểu hiện trước tiên thông qua quan hệ lợi ích và giá trị Tuy nhiên lợi ích và giá trị trong đạo đức sinh thái mang tính đặc thù
Thứ năm, đạo đức sinh thái cũng như đạo đức xã hội xét về
mặt cấu trúc cũng bao gồm ba yếu tố: ý thức đạo đức sinh thái, quan
hệ đạo đức sinh thái và hành vi đạo đức sinh thái
Thứ sáu, về bản chất đạo đức sinh thái mang tính xã hội Thứ bảy, ngoài những đặc trưng kể trên, đạo đức sinh thái còn
mang tính lịch sử cụ thể
Từ những đặc trưng kể trên, có thể nhận thấy điểm khác biệt căn bản giữa đạo đức xã hội và đạo đức sinh thái là ở chỗ: nếu ở đạo đức xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người được điều chỉnh bởi hành vi của con người đối với con người, con người với xã hội thông qua cơ chế lợi ích và được thực hiện bằng sự tự ý thức và
dư luận xã hội, nghĩa là sự tác động diễn ra theo hai chiều, từ chủ thể đến khách thể và ngược lại, thì ở đạo đức sinh thái, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được điều chỉnh bởi hành vi của con người thông qua lợi ích, song sự tác động đó chỉ diễn ra theo một chiều từ chủ thể (con người) đến khách thể (tự nhiên), còn chiều ngược lại, tức là sự tác động của tự nhiên đến con người chỉ nhận biết được sau tất cả những hậu quả mà con người gây ra cho tự nhiên
Trang 101.2 Xây dựng đạo đức sinh thái
1.2.1 Cơ sở lý luận để xây dựng đạo đức sinh thái
Với luận điểm nổi tiếng là triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới – triết học Mác cũng không nằm ngoài truyền thống con người chinh phục tự nhiên của văn hóa Châu Âu Tuy nhiên, cái triết lí con người cải tạo thế giới và chinh phục tự nhiên của C.Mác khác hẳn với những quan niệm trước đó C.Mác và Ăngghen một mặt khẳng định con người với năng lực và sự sáng tạo phi thường của mình – có thể cải tạo thế giới, trong đó có giới tự nhiên; mặt khác lại cho rằng sự tác động của con người vào giới tự nhiên có thể gây nên những hậu quả môi sinh nghiêm trọng không lường trước được Quan điểm của C.Mác phản ánh chính logic nội tại của thực tiễn Bởi hoạt động lao động nhằm cải tạo tự nhiên là tiền
đề, điều kiện cần thiết để con người duy trì sự tồn tại và phát triển của mình
Tuy nhiên, con người cũng chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên nên nó không thể đối xử với tự nhiên bằng thái độ và hành động của kẻ đứng ngoài, bất chấp các quy luật của tự nhiên Do vậy,
để tạo nên quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên – nền tảng cho
sự phát triển bền vững của xã hội, con người phải thay đổi nhận thức
về vai trò của giới tự nhiên, về vị trí của con người trong hệ thống tự nhiên – xã hội – con người, cần phải nâng cao hiểu biết của con người về cái thân thể vô cơ, đồng thời tự giác điều chỉnh hành động của mình phù hợp với quy luật của giới tự nhiên
Như vậy, có thể nói khi nhấn mạnh năng lực chinh phục giới tự nhiên của con người, C.Mác và Ăngghen chỉ hàm ý đề cập đến hoạt động mang tính tự giác của con người – hoạt động tiến hành trên cơ sở nhận thức những quy luật của tự nhiên, chứ không phải là những hành động mù quáng theo kiểu “thống trị”, “cưỡng đoạt”, bất chấp quy luật nội tại, khách quan của giới tự nhiên Triết lý của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã chỉ rõ cơ sở
Trang 11hiện thực của chiến lược phát triển bền vững mà ngày nay con người đang hướng tới
1.2.2 Nội dung cơ bản của xây dựng đạo đức sinh thái
Xây dựng đạo đức sinh thái là quá trình xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường sống xung quanh, nhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, đảm bảo tính chỉnh thể toàn vẹn của hệ thống tự nhiên - con người - xã hội, thực hiện một cách có ý thức tích cực các hoạt động phù hợp với các quy luật của tự nhiên, bảo vệ tự nhiện Như thế, con người cần phải nắm được bản chất, quy luật tồn tại, vận hành của tự nhiên cùng với những hiện tượng, biểu hiện cụ thể, đa dạng của nó Đồng thời, điều chủ yếu là con người cần có năng lực vận dụng đúng đắn các quy luật của tự nhiên vào mọi hoạt động thực tiễn của mình, cũng như cần tạo
ra một cuộc sống hài hòa, hòa hợp với tự nhiên
Có thể nói xây dựng đạo đức sinh thái là quá trình phức tạp, lâu dài, liên quan đến cấu trúc của đạo đức sinh thái Khi phân tích cấu trúc của đạo đức sinh thái người ta xem nó dưới nhiều góc độ Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn này xem việc xây dựng đạo đức sinh thái là quá trình tiến hành xây dựng đồng bộ ý thức đạo đức sinh thái và hành vi đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức sinh thái Tóm lại, xây dựng đạo đức sinh thái mới là quá trình thiết lập quan hệ đạo đức đúng đắn, tạo sự thống nhất hữu cơ giữa lợi ích của
tự nhiên và lợi ích của con người, để mỗi cá nhân đều có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên, tôn trọng môi trường sinh thái đồng thời có những hành động cụ thể, kịp thời bảo vệ môi trường, sao cho phát triển xã hội hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế
hệ tương lai Cụ thể hơn là ta phải xây dựng tình yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường thiên nhiên, bồi dưỡng lòng yêu thương con người, đảm bảo sự hài hòa giữa quyền lợi của chính mình với quyền lợi của người khác và cộng đồng Muốn thế, con người cần
Trang 12phải nắm được bản chất, quy luật tồn tại, vận hành của tự nhiên cùng với những hiện tượng, biểu hiện cụ thể, đa dạng của nó Đồng thời, con người cần có năng lực vận dụng đúng đắn các quy luật của tự nhiên vào mọi hoạt động thực tiễn của mình, cũng như cần tạo ra một cuộc sống hài hòa, hòa hợp với tự nhiên Hơn nữa, không chỉ thiết lập đạo đức sinh thái ở từng cá nhân mà còn phải tạo dựng nó ở trên diện rộng, trên mỗi dân tộc, quốc gia và rộng hơn là cả nhân loại
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay
1.3.1.Các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống
Những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống của người Việt Nam kể trên được hình thành trên cơ sở những quan niệm, triết lý nhân gian và chịu ảnh hưởng của những tư tưởng đạo đức Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo Trong giai đoạn hiện nay, cần phải kế thừa, phát triển những giá trị đạo đức truyền thống cho phù hợp với thực tiễn đất nước, xây dựng những giá trị đạo đức sinh thái theo hướng gắn truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế, cá nhân với xã hội, con người với tự nhiên
Trước đây, trong quan hệ ứng xử của con người với giới tự nhiên mới chỉ thể hiện ở trình độ thấp, theo cách thụ động khai thác,
sử dụng tự nhiên dựa vào kinh nghiệm và quan niệm “Thiên – Địa – Nhân hòa đồng”, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” Điều đó làm cho con người mất tính năng động, sáng tạo, kìm hãm sự phát triển của xã hội Trong xã hội hiện nay, điều này không còn phù hợp mà đòi hỏi cần phải có một chuẩn mực đạo đức sinh thái mới định hướng cho hành vi đạo đức sinh thái của con người
1.3.2 Yêu cầu phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển khoa học và công nghệ
Ở Việt Nam, Việc phát triển khoa học và công nghệ được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm Chiến lược phát triển khoa học
Trang 13và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN
và thế giới Tuy nhiên, thực trạng phát triển khoa học công nghệ ở nước ta còn lạc hậu nên khi được ứng dụng trong sản xuất hay khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, dễ gây ô nhiễm môi trường, gây lãng phí và cạn kiệt các nguồn tài nguyên
Yêu cầu phát triển bền vững
Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng to lớn trên cơ sở hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường Có thể nói, phát triển bền vững dưới quan điểm sinh thái học
đó là sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Vì
mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cần phải hướng vào việc khai thác có hiệu quả đối với môi trường tự nhiên, trong khi vẫn tránh được sự huỷ hoại và khả năng tái tạo lâu dài của giới tự nhiên
Để có thể phát triển bền vững, con người cần phải quan tâm đến sự bền vững cả về mặt sinh thái lẫn về mặt xã hội Bền vững về mặt sinh thái là cần phải tận dụng và tái tạo các nguồn tài nguyên có thể tái sinh; cần phải khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho
có hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo được sự cân bằng sinh thái, tránh được sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái về môi trường đồng thời giảm đến mức tối thiểu về ô nhiễm môi trường Bền vững về mặt xã hội là phải làm thế nào để vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo được những vấn đề xã hội, xây dựng được một cuộc sống lành mạnh và giữ vững được ổn định xã hội
Trang 14Chúng ta chỉ có thể thực hiện được điều đó khi ý thức đạo đức sinh thái được đề cao, hành vi đạo đức sinh thái được thực hiện, trở thành
nếp sống thường nhật trong mỗi chúng ta
Do vậy, dưới yêu cầu của việc phát triển bền vững việc xây dựng đạo đức sinh thái là một yêu cầu tất yếu Thậm chí, xây dựng đạo đức sinh thái là một trong những yếu tố đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường đã hơn 20 năm So với lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường thì khoảng thời gian đó là quá ít, nhưng cũng đủ để chúng ta có thể nhận ra cả những tác động tích cực, lẫn tiêu cực của nó Kinh tế thị trường với quy luật giá trị, nguyên tắc lợi nhuận tối đa, quan hệ cung cầu và sự cạnh tranh đã luôn kích thích mạnh mẽ việc tìm kiếm lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế Vì lợi ích kinh tế trước mắt, người ta dễ dàng
bỏ qua vấn đề đạo đức và trách nhiệm, nhất là trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Khi đó, con người sẵn sang bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật, lương tâm để đạt được lợi ích của mình, làm cho việc xây dựng đạo đức mới gặp nhiều khó khăn Có thể dễ dàng nhận thấy những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống tích cực, tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ bị bào mòn Nếu như trước đây dân ta sống hòa thuận với thiên nhiên thì nay dưới những tác động của lợi ích kinh tế, của tính toán cá nhân đã làm mai một đi những quan niệm tốt đẹp truyền thống về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong lịch sử
1.3.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam
Hội Nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Con người tại Stốckholm, năm 1972 đã tuyên bố: “Bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi dân
Trang 15tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới” [10,18] Ở nước ta, vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm
Ngày 21-1-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29-CT/W về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Chỉ thị của Ban Bí thư đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, nhấn mạnh nhiều quan điểm mới, sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.Hiện trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Thực trạng quá trình xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng xây dựng ý thức đạo đức sinh thái
Từ năm 2004 đến nay, ban thường trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên tục lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện bảo vệ môi trường cho cán bộ chủ chốt của mặt trận các cấp trong cả nước Đến nay, đã hoàn thành việc tập huấn về môi trường cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận cấp tỉnh trong cả nước Thông qua các lớp huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ nói trên, đội ngũ cán bộ của mặt trận đã được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng như các kỹ năng,
Trang 16nghiệp vụ của công tác tuyên truyền, vận động, giám sát bảo vệ môi trường ở cơ sở, địa bàn dân cư
Để có thể mở rộng tuyên truyền cho người dân, ban thường trực Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã chỉ đạo mở các chuyên mục về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Chuyên mục “Môi trường quanh ta”, chuyên mục “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, “chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”
Vào dịp kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm, Uỷ ban mặt trận tổ quốc các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tổ chức các hoạt động như mít - tinh hưởng ứng phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường bằng các hoạt động làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, các khu vực công cộng; trồng và chăm sóc cây xanh; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng các công trình vệ sinh Ngoài ra, Ủy ban mặt trận tổ quốc còn tập trung vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào là tín đồ các tôn giáo Nổi bật là sự kiện chúng ta hưởng ứng tổ chức sự kiện
“Giờ trái đất” hàng năm với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu"
Chúng ta đặc biệt hướng tới việc xây dựng, tạo lập ý thức đạo đức sinh thái cho học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước Một trong những hoạt động bổ ích, thiết thực được tiến
hành trong thời gian qua là chương trình "Đại sứ môi trường”
Tuy là trong những năm gần đây nhận thức của cộng đồng dân
cư về bảo vệ môi trường tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Bởi vậy trong thời gian qua, một trong những vấn đề sinh thái nhân văn gay cấn và bức xúc nhất ở nước ta hiện nay là sự nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân, thậm chí của cả những nhà quản lý xã hội các cấp đều còn thấp, hay nói một