TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

25 808 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng đang được các học giả, những nhà kinh doanh, nhà quản lý, người tiêu dùng và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Người Mỹ đã sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức đối với công việc kinh doanh. Họ đã bỏ ra khá nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu vấn đề này. Chỉ tính riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hoá kinh doanh có đạo đức, đã có tới 52 công trình nghiên cứu được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. Trong đó, đa số các công trình nghiên cứu (33 công trình) cho rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các vấn đề như: đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty… mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, những vấn đề này ít được nhắc tới. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, thị trường chứng khoán, thị trường thương mại… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Hiện nay, nền kinh tế đang chuyển sang vận hành theo thể chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường kinh doanh trở nên đa dạng và sôi động hơn. Hoạt động kinh doanh là những hành vi, những quyết định, cách ứng xử, nguyên tắc hoạt động của doanh nhân trên thương trường. Do vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nhân nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích của toàn xã hội, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định. 1 Tuy nhiên, trong xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề đạo đức, cả trong lĩnh vực kinh doanh. Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh đang xuất hiện nhiều hiện tượng lừa đảo, kinh doanh bất chấp pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng… Vì vậy, xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhiều tổ chức kinh tế xã hội ở các cấp các ngành, các lĩnh vực và của toàn xã hội. Từ mối quan tâm đó chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được giới nghiên cứu, những người làm công tác lý luận, các nhà khoa học, nhà kinh doanh, người tiêu dùng, những người làm công tác quản lý nhà nước, hoạt động xã hội… quan tâm nhiều. Theo hướng nghiên cứu cơ bản một số tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, cuốn “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”. Do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác giả đã làm rõ những vấn đề rất cơ bản trong kinh doanh là môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác giả làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến kinh doanh như thế nào, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là cần thiết đối với các doanh nghiệp… Ngoài ra, các tác giả còn tập trung làm rõ những khái niệm có liên quan như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm đánh giá, phán xét đạo đức kinh doanh; hay cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty”, Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007. Tác 2 giả đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Đặc biệt, tác giả đã giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành vi đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh. Mục đích là nhằm cung cấp phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh, trên cơ sở phương pháp và công cụ đã phân tích trên, tác giả giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình thông qua các tình huống cụ thể về những vấn đề thực tiễn. Vẫn theo hướng nghiên cứu trên, các khái niệm này còn được trình bày trong một số công trình nghiên cứu khác. Tiêu biểu như: “Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty: phương pháp môn học và phân tích tình huống” của Nguyễn Mạnh Quân. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007; Bùi Xuân Phong trong cuốn “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, xuất bản năm 2009. Theo hướng nghiên cứu ứng dụng các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến: - Cuốn “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Hà Huy Thành (chủ biên). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2000. Tập thể tác giả đã phân tích sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Kinh tế, sự phân tầng xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, đạo đức, môi trường… qua đó đề ra các giải pháp khắc phục những tiêu cực trên. - Cuốn “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”. Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc do Lại Văn Toàn làm chủ tịch hội đồng biên tập. Nhà xuất bản Thông tin Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1996. Các tác giả đã phân tích quan hệ giữa kinh tế thị trường và luân lý đạo đức; sự tác động có tính hai mặt của kinh tế thị trường đối với đạo đức; đạo đức trong kinh tế thị trường và việc xây dựng đạo đức trong kinh tế thị trường. Tập thể tác giả đã phân tích về sự xung đột giữa lợi ích 3 và giá trị đạo đức; nguyên nhân của tình hình đạo đức xã hội hiện nay trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp xây dựng lại đạo đức hiện nay. - Mai Ngọc Cường, Vũ Thành Hưng, Bùi Anh Tuấn trong cuốn “Đạo đức kinh doanh: lý thuyết và thực hành” (1996). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội lại tiếp cận vấn đề từ góc độ khác. Các tác giả đã làm sảng tỏ những nguyên lý cơ bản về đạo đức kinh doanh: vai trò, tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, lịch sử các tư tưởng về đạo đức kinh doanh và cơ sở triết học của lý thuyết đạo đức kinh doanh. Đồng thời làm sáng tỏ các chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc xác định hành vi đạo đức. Trên nền tảng những nguyên lý cơ bản về đạo đức kinh doanh, tập thể tác giả đã vận dụng những tư tưởng cơ bản của đạo đức kinh doanh vào thực tiễn thông qua việc nghiên cứu các tình huống và chiến lược nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ở phần sau. - Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (chủ biên): “Văn hoá kinh doanh - Những góc nhìn” (2008). Nhà xuất bản Trẻ - Thời báo kinh tế Sài Gòn. Tập thể tác giả lại nhìn nhận và phân tích đạo đức kinh doanh ở những khía cạnh khác nhau như: chữ “tín” trong kinh doanh; mối quan hệ giữa kinh doanh và đạo đức; đạo đức với đối tác và đối thủ; doanh nhân và chữ lợi… Từ sự phân tích đạo đức kinh doanh ở những khía cạnh khác nhau đó, các tác giả đã chỉ ra rằng: chữ “tín” là phẩm chất cao quý nhất của người kinh doanh, các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, trước hết hãy biết giữ chữ “tín”. Mặt khác, trong kinh doanh phải có đạo đức, phải có cái “tâm” thì mới gặt hái được thành công lâu dài, ổn định, thậm chí phải có đạo đức với cả đối tác và đối thủ của mình… - Trong cuốn “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” của tập thể các nhà nghiên cứu và giảng viên thuộc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do Nguyễn Chí Mỳ chủ biên, lại bàn về vấn đề đạo đức mới trong cơ chế thị trường; sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong cơ chế đó; xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4 Từ đó, tập thể tác giả đề ra các phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới. - Nguyễn Thị Lan lại xem xét vấn đề dưới góc độ “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân”. Tạp chí Tâm lý học - Số 5. Năm 2006. Tác giả đã xây dựng thang đo đánh giá của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta. Theo tác giả, các chủ doanh nghiệp tư nhân tuy có nhiều đóng góp trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nhưng không vì thế mà người dân xoá nhoà, san bằng tất cả cái tốt và cái xấu trong hoạt động kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân. Trái lại, càng kỳ vọng bao nhiêu ở sự đóng góp của các chủ doanh nghiệp tư nhân đối với cộng đồng, với xã hội người dân càng có xu hướng nhìn nhận khắt khe hơn, yêu cầu cao hơn đối với họ. Vì vậy, khi tìm kiếm những giải pháp giáo dục và xây dựng chế tài nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần phải chú ý điều này. Với hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình khác liên quan đến đề tài. Song trong phạm vi hạn hẹp của luận văn chúng tôi không có điều kiện liệt kê ra tất cả. Ngoài ra, còn có một hướng nghiên cứu khác, kết hợp cả hai hướng nghiên cứu trên. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đạo đức kinh doanh, các tác giả đã đưa ra các đề xuất, biện pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh. Theo hướng nghiên cứu này có các công trình tiêu biểu như: “Bài giảng Văn hoá kinh doanh”, Dương Thị Liễu (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008; cuốn “Văn hoá doanh nghiệp” của Đỗ Thị Phi Hoài. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2009; Vương Liêm trong cuốn “Kinh tế học Internet: từ thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử”. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Cuốn “Giáo trình Pháp luật kinh tế” của Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008; Phạm Côn Sơn: “Tâm đức trong kinh doanh - 99 điều cần biết”. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2006… 5 Đáng chú ý là các bài đăng trên Tạp chí triết học với một loạt bài viết của nhiều tác giả liên quan đến chủ đề của đề tài. Trong đó, một số bài viết đã thành công trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề từ phương diện triết học, chẳng hạn như, bài “Về vai trò của đạo đức kinh doanh và việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Huy, đăng trên Tạp chí Triết học, số 2, tháng 4 năm 2001; bài “Xây dựng đạo đức kinh doanh - Cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của Đỗ Thị Kim Hoa (Tạp chí Triết học, số 10, tháng 10 năm 2009); bài “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc. (Tạp chí Triết học, số 7, tháng 10 năm 2001); bài “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức” của Nguyễn Trọng Chuẩn (Tạp chí Triết học, số 9, tháng 12 năm 2001)… Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn của mình, tác giả còn tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến đạo đức kinh doanh như: các bài viết của các nhà khoa học trong nước; các bài báo, các sách của nước ngoài đã được công bố và dịch sang tiếng Việt Nam, cùng những tài liệu có liên quan đến chủ đề của đề tài. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích các khía cạnh cụ thể khác nhau với những nội dung rất phong phú và đa dạng ở mức độ nông sâu khác nhau về vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường, đạo đức trong kinh doanh. Cũng đã có công trình nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng đạo đức kinh doanh tại Việt Nam và các giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Song, đạo đức xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sự biến đổi của tồn tại xã hội, cũng luôn có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của kinh tế thị trường. Do đó, hệ thống hoá, phân tích thực trạng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, đặc biệt làm rõ vai trò của đạo đức trong kinh doanh, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một hướng mới mà người viết tiếp tục nghiên cứu. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh, đặc biệt là vai trò của đạo đức trong kinh doanh. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số nội dung của đạo đức kinh doanh cần xây dựng và đề xuất các phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Hai là, phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập). Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề của đạo đức kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (sau khi sát nhập). Trên cơ sở đó, xác định những nội dung cơ bản để xây dựng đạo đức kinh doanh (mà chủ yếu là xây dựng đạo đức cho giới doanh nhân) và đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng ta, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được công bố. Luận văn sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích - tổng hợp; lôgic - lịch sử; phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể… 7 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hoá, có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích, đánh giá một số vấn đề đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội). Luận văn đã đưa ra một cách hiểu về khái niệm đạo đức kinh doanh; một số nội dung của đạo đức kinh doanh cần xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng một hệ thống đạo đức kinh doanh mới ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến tiêu đề của luận văn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương, 5 tiết. Chương 1: Đạo đức kinh doanh và tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Chương 2: Phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. 8 Chương 1 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1. Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế Đạo đức có mối quan hệ với kinh tế, kinh doanh là điều không ai nghi ngờ. Đó là mối quan hệ biện chứng gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau. Xem xét mối quan hệ đó trước hết cần khẳng định lại một nguyên lý cơ bản của quan điểm duy vật về lịch sử là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức có rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó, hiện nổi lên hai vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Đó là vấn đề tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức và vấn đề vai trò của đạo đức trong kinh tế thị trường. 1.1.1. Tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức Ở nước ta hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức diễn ra hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp. Điều đó khiến cho việc đánh giá tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức khó có được sự thống nhất tuyệt đối. Chính vì vậy, khi bàn về vấn đề này cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tựu chung lại cho đến nay nổi lên ba quan điểm chủ yếu. Đó là: 1.1.1.1. Kinh tế thị trường tác động tiêu cực đối với đạo đức Những người theo quan điểm này cho rằng, kinh tế thị trường và đạo đức là bài xích lẫn nhau, là đối lập nhau, hoạt động của kinh tế thị trường không bao hàm việc sản sinh ra những giá trị đạo đức, kinh tế thị trường càng phát triển thì đạo đức càng suy thoái. Do đó, chấp nhận kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận suy thoái về đạo đức, lối sống. 9 1.1.1.2. Kinh tế thị trường tác động tích cực đối với đạo đức Những người theo quan điểm này cho rằng, kinh tế thị trường hoàn toàn không đối lập mà thống nhất với đạo đức. Theo họ, một cơ chế kinh tế chỉ có thể xuất hiện và tồn tại nếu nó hợp lý, tức là nó có vai trò đối với sự phát triển kinh tế. Trong đời sống hiện nay, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế có ưu thế nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nó có thể cho phép huy động tối đa mọi nguồn lực tự nhiên và xã hội để thúc đẩy sản xuất, không ngừng nâng cao sản xuất và thu nhập xã hội. Vì vậy, nó chính đáng về mặt đạo đức. Từ đó họ đi đến kết luận: kinh tế thị trường không chỉ hợp lý về mặt lịch sử mà nó còn chính đáng về mặt đạo đức. Do đó, nó có tác động tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. Những cách lý giải trên đều mang tính phiến diện, một chiều hoặc là quá nhấn mạnh đến ảnh hưởng tích cực, hoặc là quá nhấn mạnh đến ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức, do đó chưa đánh giá đúng tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức. Trên thực tế, kinh tế thị trường tác động đến đạo đức theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. 1.1.1.3. Kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối với đạo đức Đây là quan điểm được nhiều người thừa nhận nhất và đây cũng là quan điểm chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong cơ chế thị trường các chủ thể kinh tế bao giờ cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường như: sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối tác, giữ chữ tín, bảo vệ môi trường. Nhưng các chủ thể kinh doanh không chỉ tự giác mà còn tự nguyện thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực thị trường thì những chuẩn mực thị trường sẽ chuyển hoá về chất để trở thành chuẩn mực đạo đức. Như vậy, kinh tế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng tác động một cách tích cực đến đạo đức. Do đó, nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. 10 [...]... hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề có tầm quan trọng to lớn và có ý nghĩa cả về mặt đạo đức lẫn mặt kinh tế 19 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Một số vấn đề về đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) 2.1.1 Nhận thức của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh Nhận thức của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh nói chung... xây dựng đạo đức kinh doanh - Quán triệt quan điểm của Đảng và đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam 21 - Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc kết hợp với tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức của nhân loại trong quá trình xây dựng đạo đức kinh doanh - Xã hội hoá công tác xây dựng đạo đức kinh doanh 2.2.2 Giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh Quán... trường kinh doanh lành mạnh - Giáo dục ý thức đạo đức kinh doanh cho doanh nhân và người dân - Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam - Thực hiện xã hội hoá công tác xây dựng đạo đức kinh doanh - Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình - Nâng cao vai trò giám sát của khách hàng và cộng đồng xã hội trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh Như vậy, việc xây dựng và... mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh ở nước ta hiện nay - Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững chắc cho sự phát triển của đạo đức kinh doanh - Bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đạo đức kinh doanh. .. đức trong kinh tế thị trường 1.1.2.1 Quan điểm xem nhẹ vai trò của đạo đức đối với kinh doanh Những người theo quan điểm này cho rằng, đạo đức chẳng có vai trò gì trong kinh doanh cả, họ đã tách rời một cách tuyệt đối giữa đạo đức và kinh doanh, đặt đối lập hành vi kinh doanh với hành vi đạo đức Theo họ, kinh doanh là kinh doanh, đạo đức là đạo đức, đã kinh doanh thì không thể nói đến đạo đức được Do... còn cản trở hành vi kinh doanh, cản trở sự phát triển kinh tế 1.1.2.2 Quan điểm đề cao vai trò của đạo đức đối với kinh doanh Những người theo quan điểm này cho rằng, giữa đạo đức và kinh doanh có mối quan hệ hữu cơ không tách rời, việc tách rời tuyệt đối hành vi kinh doanh với hành vi đạo đức là không khoa học Trên thực tế, nếu tách rời giữa đạo đức và kinh doanh, tìm động lực kinh doanh chỉ ở lợi nhuận... nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước đề ra là vấn đề quan trọng nhất Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta không thể bỏ qua nhiệm vụ tạo lập và xây dựng đạo đức kinh doanh trong xã hội Để xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, cần xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, trong đó, trung thực, giữ chữ tín, tự tôn dân tộc, phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước... sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức 1.2.2 Những nội dung của đạo đức kinh doanh cần xây dựng ở Việt Nam hiện nay 1.2.2.1 Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh 14 Đây là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các doanh nhân và cũng là tiêu chí cơ bản để xây dựng đạo đức kinh doanh Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh có nghĩa là, các doanh nhân phải luôn trung thực trong việc chấp hành luật pháp của... kiện kinh tế thị trường đạo đức có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh Vai trò của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở một số nội dung sau: Thứ nhất, ý thức đạo đức bổ sung và kết hợp với ý thức pháp quyền điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội Thứ hai, đạo đức kinh doanh là điều kiện cần để làm lành mạnh hoá các hoạt động kinh. .. với chính quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 1.2 Đạo đức kinh doanh - những nội dung cần xây dựng 1.2.1 Đạo đức kinh doanh 1.2.1.1 Khái niệm đạo đức Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù chỉ có ở con người và xã hội loài người Từ điển triết học của Rôzentan định nghĩa: Đạo đức là một trong những . mặt đạo đức lẫn mặt kinh tế. 19 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Một số vấn đề về đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay (qua thực tế ở Hà. của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hoá, có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích, đánh giá một số vấn đề đạo đức. thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Hai là, phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập). Ba là, đề xuất phương

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan