1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình phòng bệnh ấu trùng tôm nghề sản xuất tôm sú giống

100 660 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp Bài 3: Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn Bài 4: Phát hiện và trị bệ

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ06

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Nghề sản xuất giống tôm sú trong những năm qua đã cung cấp con giống, góp phần phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu của Việt Nam Thành quả đạt được của nghề sản xuất giống tôm sú là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống tôm cần có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống tôm sú

Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống tôm sú và bà con lao động vùng có khả năng sản xuất giống tôm sú, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất giống tôm sú phát triển bền vững

Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ

chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường

Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun ”Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống” dùng cho học viên Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo

Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” trình độ sơ cấp gồm các

mô đun:

MĐ01 Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ02 Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian đào tạo 60 giờ MĐ03 Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian đào tạo 64 giờ MĐ04 Cho tôm đẻ Thời gian đào tạo 48 giờ MĐ05 Ương nuôi ấu trùng Thời gian đào tạo 68 giờ MĐ06 Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ07 Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống Thời gian đào tạo 80 giờ

Giáo trình “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” được biên soạn dựa trên

chương trình mô đun “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề sản xuất giống tôm sú Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất giống tôm sú”

Giáo trình “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” cung cấp cho học viên những

kiến thức cơ bản về bệnh tôm, phương pháp và kỹ năng phòng bệnh ấu trùng tôm, nhận biết một số bệnh thường gặp bằng các dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý Nội dung của Giáo trình gồm 06 bài:

Trang 4

Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm

Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp

Bài 3: Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn

Bài 4: Phát hiện và trị bệnh do nấm

Bài 5: Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng

Bài 6: Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường

Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn

Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn

Tham gia biên soạn:

1 Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Thanh

2 Lê Thị Minh Nguyệt

Trang 5

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh

Ký sinh trùng: là động vật (vật ký sinh) sống nhờ hoặc trong một sinh vật

sống khác (vật chủ) Vật ký sinh lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho ký chủ

Vật chủ: Một cá thể sinh vật bị sinh vật khác gây bệnh

Mầm bệnh: Một tác nhân có khả năng gây bệnh

Tác nhân gây bệnh: Mọi sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành

bệnh

Trang 6

MỤC LỤC

BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH ẤU TRÙNG TÔM 8

VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM 8

1 Khái niệm bệnh 8

2 Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm 8

3 Các loại bệnh ở ấu trùng tôm 10

4 Các con đường lây truyền bệnh 11

5 Các con đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 14

6 Phòng bệnh tổng hợp trong trại sản xuất giống tôm 14

7 Sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm 16

BÀI 2: PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP 24

1 Phòng bệnh bằng hóa chất 24

2 Phòng bệnh bằng vitamin 38

3 Phòng bệnh bằng vi sinh 42

BÀI 3: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN 50

1 Xác định bệnh vi khuẩn 50

2 Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 56

3 Thực hiện trị bệnh vi khuẩn 58

BÀI 4: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO NẤM 62

1 Xác định bệnh do nấm 62

2 Xác định biện pháp trị bệnh nấm 64

3 Thực hiện trị bệnh nấm 65

BÀI 5: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG 68

1 Xác định bệnh do ký sinh trùng 68

2 Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng 70

3 Thực hiện trị bệnh ký sinh trùng 71

BÀI 6: PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ BỆNH DO MÔI TRƯỜNG 76

1 Xác định bệnh do môi trường 76

2 Xác định biện pháp xử lý môi trường 86

3 Thực hiện xử lý môi trường 87

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 90

Trang 7

MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH ÂU TRÙNG TÔM

Mã số mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun:

Mô đun 06: “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú Sau khi học xong mô đun này người có hiểu biết về bệnh ở ấu trùng tôm, kỹ năng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu bệnh, biện pháp phòng trị bệnh kịp thời và áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả

Mô đun 06: Phòng trị bệnh ấu trùng tôm bao gồm 05 bài từ mã bài

M06-1 đến mã bài M06-5 theo trình tự như sau: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm; Phòng bệnh tổng hợp; Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn; Phát hiện và trị bệnh do nấm; Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng; Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường

Thời lượng giảng dạy và học tập mô đun 06 “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành, 06 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về phòng bệnh, phát hiện và trị một số bệnh thường gặp ở ấu trùng tôm sú; Trong quá trình học tập, học viên được thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất giống tôm sú và đi tham quan thực tế những mô hình sản xuất giống tôm đạt hiệu quả cao

Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng tôm, các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp, nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của người học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của người học bằng các bài thực hành về phòng bệnh tổng hợp, xác định bệnh

và xử lý một số bệnh thường gặp ở ấu trùng tôm

Trang 8

BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH ẤU TRÙNG TÔM

VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM

Mã bài: MĐ 06-01

Sản xuất giống tôm sú là một trong những nghề phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua, đáp ứng nhu cầu con giống cho nghề nuôi tôm thương phẩm và đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tôm giống là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống tôm cần phải có những hiểu biết và kỹ năng phòng trị bệnh cho ấu trùng tôm để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng đàn giống

Mục tiêu:

- Hiểu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh;

- Nêu được các loại bệnh ở ấu trùng tôm sú;

- Thực hiện được các phương pháp dùng thuốc trong phòng trị bệnh

A Nội dung

1 Khái niệm bệnh

Bệnh chính là sự bất thường nào đó trong cấu tạo hay chức năng của cơ thể sinh vật mà có thể gây ra những tác hại về các hoạt động sinh lý của sinh vật đó Nếu các tác hại vượt qua khả năng chịu đựng của mình thì sinh vật bị yếu đi và chết

Ví dụ: ấu trùng tôm giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp là dấu hiệu tôm bị bệnh

2 Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm

Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến tôm đều có nguyên nhân

và điều kiện phát sinh của bệnh Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, người nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả

2.1 Nguyên nhân gây bệnh ở ấu trùng tôm

Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh:

- Do các sinh vật gây bệnh (Mầm bệnh): Vi rút, vi khuẩn, nấm có trong môi trường nước ương nuôi là nguyên nhân gây ra bệnh hoặc chờ cơ hội thuận lợi để gây ra bệnh

- Do các yếu tố môi trường (Môi trường): khi các yếu tố nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy… trong bể ương nuôi xấu, vượt quá mức chịu đựng của ấu trùng tôm sẽ gây sốc làm suy yếu sức khoẻ của ấu trùng tôm, tạo cơ hội cho các mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh cho ấu trùng

Trang 9

- Do ấu trùng tôm bị thiếu dinh dưỡng (Vật chủ): cho ấu trùng tôm ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến sức khỏe của ấu trùng tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trường kém làm tôm dễ bị bệnh

2.2 Điều kiện để phát sinh bệnh

- Sức đề kháng của ấu trùng tôm: Trong hồ (bể) ương nuôi ấu trùng tôm luôn có tác nhân gây bệnh, nhưng bệnh có xuất hiện hay không còn phụ thuộc vào sức tự đề kháng của đàn ấu trùng tôm

+ Nếu ấu trùng khoẻ, có tính hướng quang tốt (Nauplius, Zoea), Poslarvae bám thành tốt, màu sắc tươi sáng, sinh trưởng nhanh, lột xác đồng loạt và đúng thời gian sẽ có sức đề kháng cao, ít mẫn cảm với các loại mầm bệnh Vì vậy khi ấu trùng tôm bị cảm nhiễm mầm bệnh, nhưng sức đề kháng tốt, bệnh sẽ không xảy ra

+ Nếu ấu trùng yếu: Tính hướng quang kém, ít hoặc không bám thành

bể, hoạt động bơi lội bắt mồi kém, màu sắc trên cơ thể tôm thay đổi khác bình thường, ấu trùng lột xác kéo dài, không đồng loạt Ấu trùng có thể mẫn cảm hơn với mầm bệnh và bệnh lý sẽ nhanh chóng xuất hiện

- Môi trường nuôi ấu trùng tôm: Khi môi trường ương nuôi ấu trùng tôm bị ô nhiễm, chất lượng nước kém thì vi khuẩn, nấm sinh sản rất nhanh

và tăng khả năng gây bệnh Ngược lại khi điều kiện môi trường ít bị ô nhiễm, chất lượng nước tốt, có thể kìm hãm sự phát triển của các loại mầm bệnh đã xâm nhập được vào bể ương nuôi ấu trùng tôm, ngăn chặn không cho chúng

có cơ hội phát triển để gây bệnh

Tóm lại: Để ấu trùng không hoặc ít mang mầm bệnh và bệnh lý không xảy ra trong bể ương nuôi ấu trùng tôm, đồng thời để cho đàn ấu trùng tôm có chất lượng cao, người sản xuất phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm sự phát của tác nhân gây bệnh trong bể ương nuôi ấu trùng tôm

- Tăng cường và nâng cao sức đề kháng của ấu trùng tôm

- Quản lý môi trường (thực chất là điều khiển và quản lý chất lượng nước trong bể ương nuôi ấu trùng tôm) luôn luôn ổn định và thích hợp với các yêu cầu kỹ thuật

Trang 10

Hình 6.1.1 Mối quan hệ giữa sức khỏe của ấu trùng tôm

với tác nhân gây bệnh và điều kiện môi trường

Qua hình 6.1.1 cho thấy:

1+ 2 = Bệnh không xảy ra

2 + 3 = Bệnh không xảy ra

1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trường

1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra

Như vậy, bệnh tôm chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố môi trường

- mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì tôm không bị mắc bệnh

Do đó, khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho ấu trùng tôm, người sản xuất phải xem xét cả 3 yếu tố môi trường, mầm bệnh và ấu trùng tôm, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cũng phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trước, nhân tố nào khó xử lý sau

3 Các loại bệnh ở ấu trùng tôm

Trong sản xuất giống, tôm ấu trùng thường bị các loại bệnh sau:

- Bệnh do vi khuẩn gây ra

- Bệnh do nấm gây ra

- Bệnh do ký sinh trùng gây ra: Các nguyên sinh động vật bám lên ấu trùng và gây bệnh

Trang 11

- Bệnh do các yếu tố mơi trường gây ra: Nhiệt độ, ơxy, pH… khi nằm ngồi giới hạn thích hợp gây sốc hoặc làm chết tơm

Ví dụ: hàm lượng ơxy thấp nhỏ hơn 3mg/lít làm tơm nổi đầu và nếu kéo dài tơm sẽ chết

- Bệnh do dinh dưỡng gây ra: cho ấu trùng tơm ăn khơng đủ, chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khống chất trong thức ăn thừa hay thiếu đều cĩ thể gây bệnh cho tơm, giảm tỷ lệ sống

4 Các con đường lây truyền bệnh

Hình 6.1.2 Sơ đồ đường lây truyền bệnh trong trại sản xuất giống tơm

- Nguồn nước: Nguồn

nước được lấy vào từ vùng cửa

sơng ven bờ biển, dùng để sản

xuất cho tơm đẻ và ương nuơi

ấu trùng tơm Trong nước ven

bờ, vào những ngày biển động,

số lượng vi khuẩn vibrio cĩ thể

đạt tới: 223*103 tb/ml (Theo Đỗ

Thị Hồ 1997) Đây chính là

điều kiện chủ yếu đưa các loại

mầm bệnh vào bể ương nuơi ấu

trùng tơm

a Nguồn nước đưa vào sản suất

Tôm bố mẹ Phương tiện

vận

chuyển

Nguồn nước, dụng cụ sản xuất, bể, thức ăn, con người

Tơm giống

Tôm giống mang mầm bệnh

Đáy bể

Trang 12

- Tôm bố mẹ: Ở trong cơ

thể và trên thân tôm bố mẹ có

thể mang nhiều loại mầm bệnh

sống chung trong môi trường

nước, mầm bệnh lây truyền từ

ấu trùng tôm bệnh sang ấu

trùng tôm khỏe rất nhanh Mật

độ ương nuôi càng cao thì sự

lây truyền mầm bệnh từ con

này qua con kia càng mạnh

c Tôm post sống chung trong bể

- Đáy, thành bể ương:

nếu vệ sinh không kỹ, mầm

bệnh có sẵn trên thành bể được

tích tụ trong quá trình ương

nuôi sẽ lây truyền bệnh cho ấu

trùng tôm và gây bệnh khi có

điều kiện phù hợp

d Vệ sinh bể

Trang 13

- Dụng cụ sản xuất

chuyên dùng trong trại sản xuất

tôm giống: Các loại mầm bệnh

có thể mang vào hồ ương nuôi

ấu trùng tôm thông qua các loại

Các loại thức ăn tươi sống dùng

làm thức ăn cho ấu trùng như

Artemia, tảo đơn bào, ốc ký

cư… hay các loại thức ăn cho

tôm mẹ như thịt hầu, mực, rươi

đều có thể mang các loại mầm

bệnh như: Vikhuẩn Vibrio,

virus đốm trắng…

g Thức ăn của tôm bố mẹ

Các loại thức ăn tổng hợp trong

trường hợp không bảo quản tốt

cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn

hoặc bị nấm mốc, nấm này tiết

ra độc tố gây độc cho tôm

h Thức ăn tổng hợp của ấu trùng

Trang 14

- Con người: Những

người tham gia sản xuất trong

một trại đang xảy ra dịch bệnh,

không nên đi vào các trại sản

xuất khác có thể mang theo

mầm bệnh nguy hiểm Do vậy

cần phải giảm bớt sự giao tiếp

hoặc đưa người ngoài vào trại,

khi trại tôm giống đang sản

xuất (Cần thực hiện công tác vệ

sinh phòng bệnh: rửa tay, rửa

chân qua dung dịch sát trùng

trước khi vào trong trại) i Người sản xuất

Hình 6.1.3 Các đường lan truyền bệnh

5 Các con đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh

- Thông qua cơ quan tiêu hóa: là đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể tôm gây bệnh

- Thông qua đường hô hấp: vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể tôm qua mang

- Thông qua vỏ: vi khuẩn xâm nhập lên da và gây bệnh

6 Phòng bệnh tổng hợp trong trại sản xuất giống tôm

Phòng bệnh tổng hợp trong trại sản xuất giống tôm có vai trò rất quan trọng vì bệnh ấu trùng tôm có một số đặc điểm sau:

- Trên cơ thể ấu trùng tôm luôn luôn mang mầm bệnh, bệnh sẽ xuất hiện khi có những điều kiện thuận lợi như môi trường ô nhiễm, ấu trùng tôm yếu

- Ấu trùng tôm sống dưới nước nên rất khó phát hiện bệnh kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả trị bệnh không cao

- Mỗi khi ấu trùng tôm bị bệnh, chúng ta không thể xử lý cho từng con

mà phải xử lý cả đàn nên thuốc chữa bệnh không chỉ tác dụng trị bệnh cho những ấu trùng bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến những con khỏe, làm chúng chậm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống

Do vậy, người sản xuất giống luôn đặt công tác phòng bệnh cho tôm lên

hàng đầu, với phương châm “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”

Trang 15

Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh và quản lý sức khoẻ của ấu trùng trùng tôm, đồng thời nâng cao chất lượng tôm giống Người sản xuất tôm giống cần thực hiện tốt nhiều biện pháp

6.1 Ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bể ương nuôi ấu trùng tôm

- Ngăn chặn sự xâm nhập từ nguồn nước đưa vào trại sản xuất tôm giống bằng các phương pháp:

+ Phương pháp cơ học: lọc nước qua các tầng đá, nhằm loai bỏ các loại vật chất hữu cơ lơ lửng, các loai mầm bệnh có kích thước lớn

+ Phương pháp hoá, lý học: Sử dụng ánh sáng tia cực tím (Đèn cực tím), dùng các chất sát trùng như Chlorine, Iodin, KMnO4, Ozon, dung dịch Anolyte…

+ Phương pháp sinh học: Thực hiện theo nguyên tắc dùng vi khuẩn có lợi để xử lý các vật chất hữu cơ, các loại khí độc như: NH3, H2S…, đồng thời cạnh tranh chiếm chỗ, kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh (thường dùng trong các hệ thống nuôi tuần hoàn, khép kín)

- Ngăn chặn sự xâm nhập từ nguồn tôm bố mẹ:

+ Tuyển chọn tôm bố mẹ không mang các mầm bệnh nguy hiểm như (virus, đỏ thân, đốm trắng, MBV…)

+ Phải tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đúng nguyên tắc tắm tôm bố mẹ bằng các loại hoá chất diệt khuẩn như: formol với liều lượng 100-300ppm, dung dịch Anolyte liều lượng từ: 300-500ppm, Iodin liều lượng từ: 0,5-1,0ppm…

+ Vớt tôm mẹ ra khỏi bể đẻ sau khi tôm mẹ đẻ xong

+ Rửa sạch trứng hoặc Nauplius bằng Iodine: 0.5-1pmm hoặc formol liều lượng từ 100-300ppm trong thời gian từ 30giây-1phút, sau đó chuyển vào

bể ương nuôi ấu trùng

+ Không nên cho tôm mẹ đẻ quá nhiều lần, để đảm bảo chất lượng ấu trùng tôm được tăng cao, tránh bệnh dịch

- Ngăn chặn từ các nguồn thức ăn cung cấp vào trại sản xuất:

+ Thức ăn tươi sống mhư: tảo, Artemia…cần được rửa sạch bằng nước

đã được sát trùng như: Dung dịch thuốc tím KMnO4, dung dịch Anolyte, Iodine…

+ Các loại thức ăn tươi khác như: thịt tôm, mực, thịt hầu, thịt nhuyễn thể…cần thiết phải xử lý, để tiêu diệt mầm bệnh trước khi cho ăn

+ Thức ăn tổng hợp phải được bảo quản đúng theo nguyên tắc tránh ẩm ướt, vón cục, nấm mốc hoạt động, vi khuẩn phát triển…

Trang 16

- Ngăn chặn từ các dụng cụ chuyên dùng: Tất cả dụng cụ chuyên

dùng như vợt, thau chậu, ca, cốc…, trước khi sử dụng phải được vệ sinh, khử

trùng bằng dung dịch sát trùng

6.2 Tăng cường sức khoẻ của ấu trùng tôm

- Không cho tôm mẹ sinh sản quá nhiều lần

- Loại bỏ những ấu trùng nauplius, zoea yếu, ít hướng quang, ít bắt mồi yếu…

- Mật độ ấu trùng ương nuôi hợp lý, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật Không nên ương nuôi với mật độ quá cao

- Cần bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C, các loại men đường ruột, nhằm tăng khả năng hấp thụ và tiêu hoá thức ăn

- Mặt khác, không nên dùng thuốc kháng sinh tuỳ tiện, không theo nguyên tắc, gây hiện tượng kháng thuốc, khi ấu trùng tôm bị bệnh rất khó điều trị và làm suy yếu sức khoẻ của ấu trùng tôm

6.3 Quản lý môi trường bể ương nuôi ấu trùng tôm

- Trại sản xuất tôm giống luôn luôn có đầy đủ bể (hồ) chứa nước sạch

để dự trữ thay, cấp nước khi cần thiết

- Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về quản lý, chăm sóc cho

ấu trùng ăn, xi phông đáy, thay cấp nước và dùng các chế phẩm sinh học để quản lý và làm sạch môi trường bể ương nuôi ấu trùng tôm

- Quản lý các yếu tố môi trường bể ương thích hợp và ổn định đảm bảo thuận lợi cho ấu trùng phát triển

- Tránh hiện tượng gây sốc do môi trường, do mật độ ấu trùng ương nuôi hoặc do dùng hoá chất, thuốc kháng sinh…

7 Sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm

7.1 Tác dụng của thuốc

7.1.1 Tác dụng hai mặt cuả thuốc

Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng 2 mặt:

- Tác dụng trị bệnh: thuốc dùng trị bệnh có khả năng tiêu diệt tác nhân

gây bệnh, tăng cường sức khoẻ cho ấu trùng hay cải thiện môi trường nước

- Tác dụng phụ: bên cạnh tác dụng trị bệnh, thuốc còn gây tác hại đến

ấu trùng tôm nuôi và môi trường

Do đó, không nên lạm dụng thuốc trong quá trình sản xuất giống

Ví dụ: dùng thuốc kháng sinh cho vào bể ương sẽ vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của ấu trùng như chậm lớn, còi cọc

Trang 17

7.1.2 Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng

- Tác dụng hợp đồng: một số thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh cao hơn nhiều so với dùng đơn độc Dùng thuốc có tác dụng hợp đồng còn hạn chế hiện tượng nhờn thuốc

Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc

- Tác dụng đối kháng: một số thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì tác dụng trị bệnh thấp hơn so với dùng đơn Do đó, không nên tùy tiện dùng kết hợp các loại thuốc

Ví dụ: Penicilin kết hợp với ocytetracylin, erythoromycin sẽ làm giảm tác dụng của từng thuốc hay dùng vôi kết hợp với chlorin sẽ làm mất tác dụng diệt trùng cuả Clo

7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

7.2.1 Giai đoạn phát triển và sức khỏe của tôm

- Giai đoạn tôm nhỏ thì khả năng chịu đựng với tác dụng của thuốc thấp hơn giai đoạn tôm lớn, nên liều dùng thuốc với tôm nhỏ thấp hơn tôm lớn

- Tôm bị bệnh có sức chịu đựng liều lượng thuốc thấp hơn so với tôm không bị bệnh; tôm bệnh nặng có sức chịu đựng liều lượng thuốc thấp hơn so với tôm bênh nhẹ Do đó, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với nồng độ cao và hiệu quả hơn

- Tôm bị bệnh thì phạm vi an toàn của thuốc giảm nên cần chú ý liều dùng và biện pháp cung cấp nước khi cần thiết để tránh tình trạng tôm có nguy cơ bị chết do ngộ độc thuốc

7.2.2 Liều lượng thuốc dùng

- Liều lượng dùng thuốc tăng lên thì tác dụng của thuốc cũng tăng lên, đồng thời tác dụng phụ của thuốc đối với tôm cũng tăng lên Nhưng dùng thuốc với liều thấp thì không phát sinh tác dụng

- Liều lượng thuốc dùng thường được chọn giữa 2 mức: liều lượng thuốc thấp nhất phát sinh tác dụng tiêu diệt mầm bệnh và liều thuốc cao nhất

mà tôm chịu đựng được

- Khoảng dao động giữa liều thấp nhất có hiệu nghiệm đến liều thuốc chịu đựng cao nhất được gọi là phạm vi liều lượng an toàn đối với vật nuôi Thuốc tốt thường có phạm vi liều lượng an toàn lớn

Vì vậy, khi lựa chọn liều lượng dùng thuốc cần phải quan tâm đến 3 mục đích: tiêu diệt được mầm bệnh, đảm bảo được sức khoẻ của ấu trùng tôm

và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

7.2.3 Điều kiện môi trường

Trang 18

Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, ôxy, pH, hàm lượng hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc

- Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ tăng thì tác dụng của thuốc sẽ

mạnh hơn Vì vậy, cùng một loại thuốc nhưng ở nhiệt độ cao dùng nồng độ thấp hơn ở nhiệt độ thấp

- Trong môi trường pH cao thì tác dụng diệt khuẩn của các hợp chất

chứa Cl (Chlorin) giảm, ngược lại pH thấp thì tác dụng diệt khuẩn tăng

- Hàm lượng chất hữu cơ, khí độc NH3, H2S trong nước cao thì tác dụng của thuốc giảm vì một lượng thuốc nhất định bị tiêu tốn vào qúa trình ôxy hoá các chất hữu cơ, khí độc dẫn đến nồng độ thuốc trong môi trường giảm Vì vậy, có thể cộng thêm một lượng thuốc khi xử lý nguồn nước hoặc làm giảm

hàm lượng chất hữu cơ trước khi cho thuốc vào bể để xử lý nước

- Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp thì sức chịu đựng cuả ấu

trùng tôm đối với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc cũng giảm Do đó, cần duy trì sục khí khi cho thuốc vào bể để phòng trị bệnh cho ấu trùng tôm

7.3 Phương pháp dùng thuốc

Trong sản xuất giống tôm, tùy theo điều kiện cụ thể, mục đích phòng trị bệnh mà người ta lựa chọn phương pháp dùng thuốc thích hợp

7.3.1 Phương pháp tắm cho tôm

- Tập trung tôm trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tương đối cao, tắm cho tôm trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài

cơ thể tôm

- Phương pháp tắm thường được áp dụng trong các trường hợp:

+ Tắm cho tôm bố mẹ trước khi nhập trại hay trước khi chuyển vào bể

đẻ

+ Tắm cho tôm ấu trùng khi san bể hay khi bị bệnh

- Ưu điểm của phương pháp tắm:

+ Ít tốn thuốc

+ Ít ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm

+ Liều lượng thuốc khá chính xác

+ Tác dụng nhanh, hiệu quả

7.3.2 Phương pháp cho thuốc vào bể

- Là dùng thuốc phun vào bể ương ấu trùng tạo môi trường sống với nồng độ thuốc thấp, thời gian tác dụng của thuốc dài

- Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong trại sản xuất giống

- Ưu điểm:

Trang 19

+ Dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời, ít tốn nhân công

+ Tiêu diệt được mầm bệnh bám bên ngoài tôm và trong bể ương tương đối triệt để

- Nhược điểm:

+ Dễ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của ấu trùng tôm

+ Ảnh hưởng điều kiện môi trường nước

+ Do đó, cần thay nước mới sau một khoảng thời gian dùng thuốc

7.3.3 Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn

- Dùng thuốc trộn vào thức ăn với liều lượng thích hợp, sau đó cho tôm

ăn để phòng trị bệnh

- Phương pháp này thường dùng với các loại thuốc là kháng sinh, chế phẩm sinh học, vaccine, vitamin, khoáng chất

- Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn chỉ có hiệu quả cao khi phát hiện

bệnh ở thời kỳ sớm, khi tôm còn bắt mồi

- Nên trộn thuốc vào thức ăn ưa thích

- Khẩu phần thức ăn trộn thuốc ít hơn khẩu phần ăn bình thường để tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn

7.4 Một số loại thuốc dùng trong sản xuất giống tôm

Thuốc dùng trong sản xuất giống tôm có thể chia thành các loại:

- Các thuốc sát trùng sử dụng phổ biến trong các trại sản xuất giống tôm

là Chorin, formol, thuốc tím Các chất này được dùng để xử lý nước, sát trùng bể, dụng cụ sản xuất, phòng trị bệnh ở ấu trùng tôm

* Khi sử dụng chất sát trùng cần chú ý:

- Thuốc sát trùng chỉ phát huy tác dụng khi chúng hoà tan trong môi trường nước Do đó, phương pháp dùng thuốc sát trùng thường là cho vào môi trường nước như: tắm, phun vào bể

Trang 20

- Phải xác định nồng độ và thời gian dùng cho thích hợp với từng loại tác nhân gây bệnh và sức chịu đựng của ấu trùng với thuốc, tránh trường hợp làm ấu trùng tôm chết do thuốc

- Thận trọng khi dùng thuốc sát trùng vì phần lớn thuốc sát trùng có tính độc cao với động vật thủy sản và sức khoẻ con người

- Công nhân khi tiếp xúc với thuốc phải có bảo hộ lao động để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

7.4.2 Thuốc kháng sinh

- Thuốc kháng sinh thường được dùng trong sản xuất tôm giống là:

oxytetracyclin, erythromycin, Bac-Trim,Rifamycin, Kanamycin

- Những loại kháng sinh trên có thể thay thế các loại kháng sinh cấm ở

Việt Nam như: chloramphenicol, nitrofuran, furazolidon, furazon, metrodidazole

- Thuốc kháng sinh được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn và đem lại hiệu quả nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm

- Tuy nhiên, nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề kháng của tôm với mầm bệnh

- Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong trại sản xuất tôm giống sẽ gây

ra một số tác hại sau:

+ Rất khó chữa trị khi bệnh ấu trùng bùng phát

+ Giảm sức khoẻ của ấu trùng, chất lượng ấu trùng không cao

+ Tốn kém tiền bạc, sản xuất không hiệu quả

+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sản xuất tôm giống

+ Ảnh hưởng xấu đến điều kiện môi trường sống của con người nếu dùng thuốc kháng sinh nhiều, sẽ có nguy cơ kháng thuốc rất cao

- Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:

.+ Chỉ dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh, không dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh

+ Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả khi dùng để chữa trị các loại bệnh

vi khuẩn

+ Dùng thuốc kháng sinh phải đúng nồng độ và đúng thời gian quy định ( ít nhất 3 ngày nhiều nhất 7 ngày) Nên dùng kết hợp kháng sinh để có tác dụng hợp đồng và giảm nguy cơ kháng thuốc

+ Dùng thuốc kháng sinh phải rõ nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, đáng tin cậy, chuyên dùng trong nuôi thủy sản, có chỉ rõ liều lượng, cách dùng của nhà sản xuất

Trang 21

+ Dùng đúng thời điểm khi ấu trùng tôm mới chớm bệnh, còn khả năng bắt mồi mới có hiệu quả

+ Chỉ dùng thuốc kháng sinh có độ nhậy cao với vi khẩn gây bệnh + Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi thật cần thiết

+ Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh thuộc danh mục bị cấm trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng kháng sinh trong các trại sản xuất tôm giống hiện nay cần được cân nhắc kỹ để giảm chi phí sản xuất, tránh lờn thuốc, tồn dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi, ảnh hưởng tới đời sống con người, nâng cao chất lượng tôm giống

7.4.3 Chế phẩm vi sinh

- Có nhiều loại chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm như: ZP – 25, VIBROTECH…

- Thành phần chế phẩm vi sinh gồm vi sinh vật có lợi và men, có khả

năng phân giải chất hữu cơ, hấp thu khí độc, ngăn ngừa sự phát triển của các

vi sinh vật gây bệnh

- Chế phẩm vi sinh được sử dụng vào những mục đích sau:

+ Quản lý chất thải trong bể ương nuôi ấu trùng

+ Phòng bệnh đường ruột

+ Giúp ấu trùng tôm ăn nhiều hơn

+ Sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ hạn chế sử dụng thuốc sát khuẩn, thuốc kháng sinh cho tôm

7.4.4 Nhóm chất bổ dưỡng

- Gồm các loại Vitamin C, khoáng chất, vitamin tổng hợp

- Được sử dụng bằng cách cho vào bể ương hay trộn vào thức ăn giúp

ấu trùng tôm có sức đề kháng cao, chống sốc, ít bị bệnh, lớn nhanh

 Lỗi thường gặp:

- Khi bệnh xảy ra thường quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh mà bỏ qua điều kiện phát sinh bệnh

- Sử dụng thuốc kháng sinh sai nguyên tắc

- Sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong sản xuất giống tôm

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Các câu hỏi:

1 Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ở ấu trùng tôm?

Trang 22

2 Bệnh ấu trùng tôm thường phát sinh trong điều kiện như thế nào?

3 Hãy liệt kê các đường lây truyền bệnh trong quá trình sản xuất giống tôm?

4 Có nên sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với vi sinh để trị bệnh cho ấu trùng tôm không? Tại sao

5 Có nên sử dụng kháng sinh với liều thấp để phòng bệnh cho ấu trùng tôm không? Tại sao?

6 Thuốc kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh tất cả các loại bệnh là đúng hay sai?

2 Bài tập: Đi thực tế để tìm hiểu về các loại bệnh thường xảy ra trong quá

trình sản xuất giống tôm, các biện pháp phòng bệnh, phương pháp dùng thuốc trong sản xuất giống tôm

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hiểu về bệnh ấu trùng tôm và sử dụng thuốc trong sản xuất giống tôm sú

- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng

- Cách thức tiến hành: chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên; thực hiện bài tập theo nhóm; mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ bản trình bày các thông tin tìm hiểu được qua đi thực tế

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: bản thu hoạch của nhóm

+ Các bệnh thường xảy ra trong quá trình sản xuất giống tôm (vi khuẩn, nấm )

+ Các biện pháp phòng, trị bệnh ở các trại sản xuất gống

+ Các phương pháp dùng thuốc ở các trại sản xuất giống

Trang 23

+ Nhận xét về công tác phòng trị bệnh trong sản xuất giống

C Ghi nhớ

- Bệnh xuất hiện khi có đầy đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh phát triển – Môi trường xấu – sức khỏe ấu trùng tôm yếu

- Phương châm sản xuất “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là cần thiết”

- Sử dụng thuốc phòng trị bệnh phải đúng cách, đúng liều lượng, đúng nguyên tắc

Trang 24

Mục tiêu:

- Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh trong sản xuất giống tôm;

- Sử dụng thuốc, hóa chất đúng liều lượng, đúng chủng loại trong phòng bệnh;

- Tuân thủ qui định an toàn lao động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác

A Nội dung

1 Phòng bệnh bằng hóa chất

Phòng bệnh bằng hóa chất là phương pháp sử dụng hóa chất có khả năng tiêu diệt các loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật để xử lý nước, vệ sinh bể ương nuôi, dụng cụ sản xuất nhằm ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra và hạn chế lây lan dịch bệnh

Một số loại hóa chất sử dụng trong phòng bệnh:

- Chlorin ( CaOCl )2 : Dùng để sát trùng bể, dụng cụ chuyên dùng và sử

lý nguồn nước trong trại sản xuất tôm giống với liều lượng cao: 15-30 g/m3(nồng độ sử dụng cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm hay hay không của từng vùng nước của các địa phương khác nhau )

- Thuốc tím (KMnO4 ): Dùng để sử lý nguồn nước, tắm tôm bố mẹ, sát trùng thức ăn tươi sống và vệ sinh tẩy rửa các loại dụng cụ trong trại sản xuất tôm giống

- Formol (CH2O ): Dùng sử lý nguồn nước nồng độ: 15-30 ml/m3; tắm tôm bố mẹ nồng độ: 50-200ml/m3; tắm Nauplius nồng độ: 100-200 ml/m3 thời gian 60 giây

- Xanh Methylen nồng độ: 1-2g/m3 (sát trùng và rửa thức ăn tươi sống)

- Dung dịch Anolyte (Dung dịch muối hoạt hóa điện hóa): Dùng để sử

lý nguồn nước, tắm tôm bố mẹ, rửa thức ăn tươi sống (tảo, artemia, thịt hầu, tôm, cua…

1.1 Vệ sinh trại sản xuất

- Trước khi sản xuất, việc đầu tiên cần chú ý là vệ sinh toàn trại bằng chất sát khuẩn

Trang 25

- Chất sát trùng Chlorin, formol được sử dụng phổ biến trong vệ sinh trại thường được pha với nồng độ 300-500 g/m3

- Cách tiến hành:

+ Pha chất sát trùng với nước sạch theo tỷ lệ: 300 - 500g chất sát trùng với 1 m3 nước

+ Quét nước sát trùng đã pha lên toàn bộ các đường đi trong trại

+ Để khô khoảng 3-5 ngày

+ Sau 3-5 ngày rửa sạch lại bể bằng nước ngọt

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

- Máy bơm nước

phù sa, chất hữu cơ trong nước vì vậy

xử lý nước bằng thuốc tím được thực

hiện trước khi xử lý bằng chlorin

- Đối với nguồn nước biển có độ

đục cao, nhiều phù sa, hàm lượng chất

hữu cơ cao thì xử lý thuốc tím trước

khi xử lý bằng chlorin là rất cần thiết

Hình 2.2.1 Thuốc tím

Trang 26

- Chlorin có tác dụng tiêu diệt

các sinh vật gây bệnh: vi khuẩn, nấm,

nguyên sinh động vật

Hình 2.2.2 Chlorin Bước 2: Bơm nước từ biển vào bể lắng

Nước biển được bơm vào bể chứa lắng khi nước triều cường lên cao nhất, lúc trời không mưa, độ trong cao, không có những bất thường khác như thủy triều đỏ

Bước 3: Xử lý nước bằng thuốc tím

- Liều lượng: 0,5 – 2g/m3 tùy vào độ dục của nước

+ Nếu nước ít đục thì chọn liều lượng: 0,5 g/m3+ Nếu nước có độ đục cao thì chọn liều lượng 2g/m3

- Tính lượng thuốc tím cần sử dụng để xử lý nước:

Lượng thuốc tím cần sử dụng (g) = Thể tích nước trong bể (m3

) x liều lượng (g/m3)

Ví dụ:

- Thể tích nước trong bể là 25m3

- Liều lượng thuốc tím dùng để xử lý là 2g/m3

Vậy lượng thuốc tím cần cho vào bể để xử lý nước là:

25 m3 x 2g/m3 = 50 g thuốc tím

- Cân thuốc tím cho vào xô

- Hòa tan thuốc tím với nước cho đến khi tan hoàn toàn

- Dùng ca múc thuốc tím tạt đều khắp mặt bể

Chú ý:

- Nên thực hiện xử lý thuốc tím vào lúc chiều mát Không nên thực hiện thực hiện xử lý thuốc tím vào lúc trời nắng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tim

- Sục khí khi xử lý để thuốc tím phân tán đều

Trang 27

Bước 4: Bơm nước từ bể lắng sang bể xử lý

- Được thực hiện sau khi xử lý thuốc tím 24 giờ, khi nước đã trong không còn màu hồng tím

Bước 5: Xử lý nước bằng chlorin

- Liều lượng chlorin: 15-30 g/m3

- Tính lượng chlorin cho vào bể để

xử lý nước phụ thuộc vào:

Hình 2.2.5 Cấp nước qua túi lọc

Lượng chlorin cho vào bể xử lý = Thể tích nước trong bể x liều lượng chlorin

Lượng chlorin cần xử lý (g) =

Thể tích nước trong bể (m3) x

liều lượng chlorin (g/m3)

Trang 28

1.3 Vệ sinh bể sản xuất

- Hệ thống bể ương nuôi cần phải được diệt khuẩn, chà rửa kỹ trước khi sản xuất để tiêu diệt mầm bệnh lưu trữ trên thành bể qua các đợt sản xuất nhằm ngăn chặn lây truyền và gây bệnh cho ấu trùng tôm

- Chất diệt khuẩn thường được sử dụng là Chlorin với nồng độ 500g/m3

300 Có thể sử dụng kết hợp Chlorin với axit để tăng khả năng diệt khuẩn của Chlorin

- Các bước vệ sinh bể được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

Bước 3: Phơi bể 5-7 ngày

- Sau khi phun chlorin nên phơi bể

5-7 ngày để có đủ thời gian diệt khuẩn

b Phơi bể

Trang 29

Bước 4: Chà bể bằng xà bông

- Pha xà bông theo tỷ lệ: 1 lít nước

rửa chén với 10 lít nước

- Dùng nước xà bông đã pha chà rửa

bể nhiều lần

c Chà bể bằng xà bông

Bước 5: Rửa lại bằng nước ngọt

- Phun rửa bể bằng nước ngọt

- Nếu chưa sạch phải chà rửa bằng xà

bông và rửa lại bằng nước ngọt một

- Cách vệ sinh phụ thuộc vào từng loại dụng cụ sản xuất

- Hóa chất vệ sinh dụng cụ: formol

1.4.1 Vệ sinh các dụng cụ sản xuất bằng kim loại

- Lau bằng formol trong vòng 1 phút

- Sau đó phải rửa kỹ bằng nước sạch

1.4.2 Vệ sinh các dụng cụ không phải bằng kim loại (ống sục khí, xô, chậu)

Trang 30

- Pha 500g Chlorin vào 1000lít

nước để có dung dịch chlorin

Trang 31

- Hóa chất thường dùng để xử lý bao gồm trong các loại sau:

+ Formol: Liều lượng từ 25 – 50 ml/m3

+ Iodine: Liều lượng 20g/m3

+ KMnO4: Liều lượng từ 2 – 3 g/m3

- Thời gian xử lý thường từ 15 – 30 phút

- Trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ từ 3-4 ngày xử lý tôm bố mẹ một lần

để loại mầm bệnh bám trên vỏ

- Trước khi đưa tôm bố mẹ vào bể đẻ cũng phải xử lý để tránh lây bệnh cho ấu trùng

- Cách tiến hành tắm tôm mẹ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, vật tư

- Xô nhựa hay thùng xốp chứa 10-15 lít nước sạch, thích hợp với tôm

- Cân/Cốc đong có chia vạch để cân/đong hóa chất

Trang 32

Có thể thực hiện đơn giản như sau:

- Đổ 10 lít nước sạch vào dụng cụ tắm

- Dùng ống tiêm 1ml hút 0,25-0,5ml formol hoặc 0,2ml Iodin cho vào dụng cụ tắm

- Khuấy đều để hòa tan hóa chất vào nước

- Đặt sục khí nhẹ nước trước khi tắm

- Thời gian tắm tôm theo

nguyên tắc “nồng độ cao, thời gian

- Hóa chất sử dụng tắm Nauplius thông thường là: formol, Iodin

- Nếu tắm Nauplius với liều lượng cao, trong thời gian ngắn thì nên vớt Nauplius tắm trong thể tích nhỏ để dễ dàng chuyển nhanh Nauplius ra khỏi nước tắm

Ví dụ: Tắm Nauplius bằng formol với liều lượng từ 200-300 ml/m3nước, trong thời gian 30 giây

- Nếu tắm với liều lượng thấp, trong thời gian dài thì có thể thực hiện tắm ngay trong bể Nauplius

Ví dụ: Tắm Nauplius bằng Iodine với liều lượng từ 0,5 – 1g/m3, trong thời gian 2 giờ

Trang 33

Phương pháp tắm Nauplius bằng Iodin: Sau khi trứng nở từ 18 - 24 giờ, tiến hành cho Iodin vào bể Nauplius với liều lượng 0,5 - 1g/m3, 2 giờ sau thì tiến hành thu Nauplius

- Các bước thực hiện tắm ngay trong bể Nauplius như sau:

- Hóa chất để tắm Nauplius: Iodine

- Thau nước sạch 40-50 lít để rửa Nauplius sau khi tắm

- Bể ương đã chuẩn bị để chuyển Nauplius vào sau khi tắm

Bước 2: Tính lượng hóa chất cần tắm

Lượng hóa chất cần cho vào bể ương để tắm cho ấu trùng được định dựa vào việc xác định liều lượng hóa chất tắm cho ấu trùng Nauplius và thể tích nước trong bể Nauplius

Lượng hóa chất cần tắm (g) = Thể tích nước bể tắm (m3

) x Liều lượng (g/m3)

Ví dụ:

Bể ương ấu trùng có thể tích nước là 5m3

Liều lượng tắm: 0,5g Iodin/m3

Tính lượng Iodin cần cho vào bể Nauplius?

Cách tính:

Lượng Iodin cho vào bể Nauplius là:

5m3 x 0,5g/m3 = 2,5g Vậy lượng Iodin cần cho vào bể Nauplius là 2,5g

Bước 3: Tắm Nauplius

- Hòa tan hoàn toàn Iodin với nước sạch trong xô nhỏ

- Dùng ca tạt nước Iodine đã pha đều khắp mặt bể Nauplius

- Sục khí đều liên tục trong quá trình tắm

- Thời gian tắm là 2 giờ

Bước 4: Thu Nauplius

Trang 34

Sau khi tắm 2 giờ thì tiến hành thu Nauplius chuyển sang bể ương đã chuẩn bị sẵn

- Che tối, tắt sục khí khoảng 20 phút cho ấu trùng Nauplius nổi lên mặt nước

- Sau đó dùng vợt vớt ấu trùng Nauplius, nhúng vào thau nước sạch đã chuẩn bị trước để rửa Nauplius rồi chuyển vào bể ương

- Cách xử lý thức ăn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thức ăn

- Chậu dùng để rửa thức ăn

- Chất sát khuẩn: Formol hay Iodin

- Cân

- Thức ăn của tôm bố mẹ: Mực tươi, rươi, thịt hàu

Hình 6.2.8 Rươi Hình 6.2.9 Mực tươi

Bước 2: Rửa thức ăn

- Dùng nước sạch rửa sạch mực, dời

- Yêu cầu rửa hết đất, máu trên thức ăn

Trang 35

Bước 3: Xử lý thức ăn

- Pha formol với tỷ lệ: 1 – 2

ml formol với 10lít nước

- Rửa thức ăn bằng nước

Hình 6.2.10 Pha nước formol để rửa thức ăn

1.7 Vệ sinh bao vận chuyển Nauplius vào bể ương

- Trường hợp sử dụng bao vận chuyển Nauplius từ bể đẻ sang bể ương Trước khi đưa bao Nauplius vào bể ương, cần vệ sinh bên ngoài bao để tránh lây lan mầm bệnh vào bể ương

- Hóa chất dùng để vệ sinh bao vận chuyển Nauplius thường là: Formol,

Chlorin, Iodin hoặc chế phẩm Soludin

- Cách thực hiện vệ sinh bao vận chuyển Nauplius bằng Soludin như sau:

+ Pha 1000g Soludin trong bể

Trang 36

+ Sau đó, rửa lại bịch Nauplius

bằng nước ngọt

b rửa lại bịch Nauplius bằng nước ngọt

+ Chuyển vào bể ương, ngâm để

cân bằng nhiệt độ trước khi thả

c Thả Nauplius

Hình 6.2.11 Vệ sinh bao Nauplius trước khi thả vào bể ương

1.8 Vệ sinh thành bể trong quá trình ương

- Trong quá trình ương ấu trùng, cần vệ sinh thành bể hàng ngày để làm sạch các chất bẩn, thức ăn dư thừa, xác tảo chết bám trên thành bể nhằm giảm thiểu điều kiện phát sinh vi khuẩn gây bệnh

- Phương pháp vệ sinh: Dùng khăn lau thành bể, dây sục khí, đá bọt bằng nước formol liều lượng 500 ml/m3

Cách tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, chất sát khuẩn

- Khăn lau

- Formol

- Xô 5-10 lít

Bước 2: Pha dung dịch formol nồng độ 500ml/m 3

- Cho 5ml formol vào xô nước chứa 10 lít nước

Trang 37

- Khuấy đều co hòa tan đều trong nước

Bước 3: Rút bớt nước trong bể

Đặt ống hút nước vào túi lưới

căng trong bể để rút bớt nước ra

ngoài khoảng 20-30% nước trong

Sau khi vệ sinh xong, cấp nước

mới vào bể đến mức cần thiết

Lưu ý: Sau khi xiphon và thay

nước xong, dùng nước ngọt rửa

sạch và lau khô đường đi, nền

trại

c Cấp nước vào bể

Hình 6.2.12 Vệ sinh thành bể

Trang 38

Do đó, một trong những biện pháp quan trọng để phòng bệnh cho ấu trùng tôm là tăng cường sức đề kháng cho ấu trùng tôm bằng cách bổ sung vitamin vào bể ương hay thức ăn của ấu trùng tôm

Bổ sung vitamin vào nước ương ấu trùng hay trộn vào thức ăn của ấu trùng còn giúp ấu trùng khỏe mạnh, ăn tốt hơn, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, phòng ngừa bệnh hiệu quả

Có nhiều loại sản phẩm Vitamin sử dụng trong sản xuất giống, một số loại được dùng khá phổ biến như: C-MIC, S-TNT 1& 2, B Complex, TNT 100-300

Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, có hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

Khi sử dụng cần đọc kỹ các thông tin ghi trên bao bì của nhà sản xuất về thành phần vitamin, công dụng, cách sử dụng

- Thành phần: Vitamin, Lecithin, men

- Cách sử dụng: Trộn vào thức ăn rồi cà qua rây cho ấu trùng ăn Cho ăn hàng ngày giúp ấu trùng khỏe mạnh

- Liều lượng sử dụng: 5g/m3

2.1 Cho vitamin vào bể ương

- Sử dụng Vitamin C cho vào bể ương được áp dụng phổ biến trong các trại sản xuất nhằm chống sốc cho ấu trùng, giúp ấu trùng giảm căng thẳng

- Có thể cho vitamin C vào bể ương ấu trùng ở các giai đoạn Zoae, Mysis, Post

- Nên cho vitamin C vào bể ương sau khi thay nước

Trang 39

- Các bước tiến hành cho Vitamin C vào bể ương ấu trùng:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vitamin

- Lượng vitamin C cần thiết cho vào bể phụ thuộc vào:

+ Lượng nước trong bể ương

+ Liều lượng sử dụng: ghi trên bao bì hướng dẫn của nhà sản xuất

- Cách tính lượng vitamin cần cho vào bể:

Lượng vitamin (g) = lượng nước trong bể (m3

) x liều lượng sử dụng (g)

Ví dụ:

Bể ương ấu trùng có thể tích nước là 10m3

Liều lượng vitamin C cho vào bể ương: 2g/m3

Tính lượng vitamin C cần cho vào bể ương tôm?

Cách tính:

Lượng vitamin cho vào bể là:

10m3 x 2g/m3 = 20g Vậy lượng vitmin C cần cho vào bể là 20g

Bước 3: Thực hiện cho vi sinh vào bể

- Cân lượng vitamin (đã xác định như ở bước 2)

- Cho vitamin vào xô nhỏ

- Hòa tan vitamin với nước

- Dùng ca múc nước vitamin tạt đều khắp mặt bể

Trang 40

- Nên cho vitamin vào bể sau khi thay nước trong bể mỗi ngày

2.2 Trộn vitamin vào thức ăn

- Trộn vitamin C hay vitamin tổng hợp (thuốc bổ) vào thức ăn có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả và đạt được các mục đích sau:

+ Giúp ấu trùng tiêu hóa tốt, kích thích thèm ăn, mau lớn

+ Ấu trùng tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với mầm bệnh

+ Giảm stress cho ấu trùng tôm khi môi trường không ổn định

- Có thể trộn vitamin vào thức ăn tổng hợp của ấu trùng ở các giai đoạn Zoae, Mysis, Post hay thức ăn tươi sống của tôm bố mẹ

- Nên ngâm vitamin vào thức ăn khoảng 15-20 phút để vitamin ngấm vào thức ăn, sau đó hòa vào nước rồi cho tôm ăn hoặc cà qua vợt trước khi cho ăn nếu ấu trùng còn nhỏ (Zoae, Mysis)

- Nên trộn vitamin vào thức ăn 1 ngày 1 lần vào lúc 18 giờ hàng ngày

- Các bước tiến hành trộn Vitamin C vào thức ăn ấu trùng:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

- Thức ăn tổng hợp của ấu trùng

Hình 6.2.15 Thức ăn tổng hợp của ấu trùng Bước 2: Tính lượng vitamin trộn vào thức ăn

- Lượng vitamin trộn vào thức ăn được xác định dựa vào:

Ngày đăng: 26/06/2015, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w