Khi giá trị thực của nội tệ giảm có nghĩa là khả năngcạnh tranh của quốc gia đó tăng lên và ngược lại.Trên đây là phân loại tỷ giá hối đoái căn cứ vào giá trị của tỷ giá, ngoài ratheo cá
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TGHĐ, LUỒNG VỐN VÀO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ VÀ LUỒNG VỐN VÀO 4
1.1 Tỷ giá hối đoái 4
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái, phân loại 4
1.1.2 Những yếu tố tác động tới tỷ giá hối đoái 5
1.1.3 Chính sách tỷ giá hối đoái 8
1.2 Luồng vốn vào 17
1.2.1 Khái niệm về luồng vốn vào và chính sách điều tiết dòng vốn 17 1.2.2 Mối quan hệ giữa luồng vốn vào và tỷ giá hối đoái 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LUỒNG VỐN VÀO TẠI VIỆT NAM 21
2.1 Giai đoạn trước 1989 21
2.2 Giai đoạn 1989 – 1992 25
2.3 Giai đoạn 1993-7/1997: Tỷ giá thả nổi có điều tiết 28
2.4 Giai đoạn 7/1997-26/02/1999: Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động 34
2.5 Giai đoạn từ 26/2/1999 đến 2002 37
2.6 Giai đoạn từ 2002-2009 38
2.7 Giai đoạn 2010– 2011: Chế độ tỷ giá neo với biên độ được điều chỉnh 43
2.8 Chế độ tỷ giá giai đoạn 2012 đến nay: Cơ chế tỷ giá neo cố định 44 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ ĐỂ THU HÚT LUỒNG VỐN VÀO VIỆT NAM 50
3.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách TGHĐ 50
3.2 Giải pháp thu hút và sử dụng luông vốn vào hiệu quả 53
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 2DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG B
Hình 1.1: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong ngắn hạn đến nền kinh
tế nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi 9
Hình 1.2: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn đến nền kinh tế nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi 10
Hình 1.3: Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong ngắn hạn đến nền kinh tế nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi 10
Hình 1.4: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đến nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định 11
Hình 1.5: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng đến nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định 12
Hình 1.6: Ảnh hưởng của chính sách hạn chế nhập khẩuđến nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định 13
YBảng 2 1: Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 1989-1992 25
Bảng 2 2: Cán cân thương mại Việt Nam từ 1986-1992 27
Bảng 2 3: Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại 31
Bảng 2 4: Diễn biến tỷ giá hối đoái 6 tháng năm 1997 32
Bảng 2 5: Các chỉ số kinh tế vĩ mô 33
Bảng 2 6: Cán cân thanh toán tổng thể giai đoạn 2002 - 2009 41
YHình 2 1: Diễn biến cán cân tổng thể và các thành phần chính (2002 – 2009)41 Hình 2 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 - 2009 42
Hình 2 3: Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày giai đoạn 2009 – 2011 43
Hình 2 4: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012 44
Hình 2 5: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2013 44
Hình 2 6: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước (triệu USD) 45
Hình 2 7: Tình hình đầu tư FDI 2000 – 2013 (triệu USD) 46
Hình 2 8: Chỉ số USD bloomberg và tỷ giá VND/USD năm 2014 47
Hình 2 9: Cán cân thương mại Việt Nam năm 2014 48
Trang 3FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp
nước ngoài)
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TGHĐ, LUỒNG VỐN VÀO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ VÀ LUỒNG VỐN VÀO
1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái, phân loại
Theo N Gregory Mankiw (2012), “the exchange rate between two countries
is the price at which residents of those countries trade with each other”, tạm dịch “tỷgiá hối đoái giữa hai nước là giá cả mà dựa vào đó cư dân của họ buôn bán, trao đổivới nhau” (Nguyễn Văn Ngọc, 2007)
Về cơ bản, các nhà kinh tế phân biệt tỷ giá thành hai loại: tỷ giá hối đoáidanh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế với định nghĩa như sau:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là giá tương đối giữa hai đồng tiền của hai nướchay là giá của đồng tiền một nước tính bằng tiền tệ một nước khác Khi nói đến tỷgiá hối đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Ví dụ: Nếu tỷ giá danh nghĩa giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 21.000 đồng ViệtNam ăn 1 đô la Mỹ thì có nghĩa là muốn có 1 đô la Mỹ bạn phải trả 21.000 đồngViệt Nam trên thị trường thế giới
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có 2 cách yết giá:
Yết giá gián tiếp (e): Giá của một đơn vị nội tệ tính theo ngoại tệ Ví dụ:1VND = 0,000004762USD Khi tỷ giá hối đoái tăng: 1VND = 0,0001USD tức lànội tệ tăng giá, ngoại tệ giảm giá
Yết giá trực tiếp (E): Giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo nội tệ Ví dụ:1USD = 21.000VND Khi tỷ giá hối đoái tăng: 1USD = 30.000VND tức là nội tệgiảm giá, ngoại tệ tăng giá
Tỷ giá hối đoái thực tế: là giá tương đối của hàng hoá dịch vụ được trao đổigiữa hai nước Tỷ giá hối đoái cho biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá của một nướcđược trao đổi với hàng hoá của nước khác Do vậy, đôi khi tỷ giá hối đoái thực tếđược gọi là tỷ lệ trao đổi Tỷ giá hối đoái thực tế bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩanhân với tỷ lệ mức giá ở hai nước Ví dụ: Giá phở ở Mỹ là 4USD/tô, giá phở ở ViệtNam là 25.000 đồng/tô Tỷ giá hối đoái 1USD = 21.000VND.Ta tính được giá phở
ở Mỹ tính bằng VND là: 4*21.000 = 82.000VND Vậy, tỷ giá hối đoái thực tế là:82.000/25.000 = 3,28
Trang 5Nếu như tỷ giá hối đoái danh nghĩa so sánh giá trị của các đồng tiền thì tỷ giáhối đoái thực tế so sánh giá trị của một rổ hàng hoá giữa thị trường trong nước vàthị trường quốc tế TGHĐ thực là chỉ tiêu quan trọng để phân tích khả năng cạnhtranh của các nhà xuất khẩu Khi giá trị thực của nội tệ giảm có nghĩa là khả năngcạnh tranh của quốc gia đó tăng lên và ngược lại.
Trên đây là phân loại tỷ giá hối đoái căn cứ vào giá trị của tỷ giá, ngoài ratheo các tiêu chí khác chúng ta còn có nhiều loại tỷ giá khác nhau: căn cứ vào đốitượng xác định tỷ giá có tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường; căn cứ vào kỳ hạnthanh toán có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn; căn cứ vào phươngthức chuyển ngoại hối có tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối; căn cứ vào thời điểmmua/bán ngoại hối có tỷ giá mua và tỷ giá bán
1.1.2 Những yếu tố tác động tới tỷ giá hối đoái
Cũng như các chỉ tiêu khác về giá, tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trênviệc xác định điểm cân bằng giữa đường cung ngoại tệ và cầu ngoại tệ Do đó, tỷgiá hối đoái chịu sự quyết định của các nhân tố làm thay đổi tổng cung ngoại tệ vàcầu ngoại tệ bao gồm:
Nhóm các nhân tố tác động tới cung ngoại tệ: chẳng hạn khi tăng thu nhập từyếu tố xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, thu chuyển giao một chiều, lượng viện trợ nhận
về, kiều hối, giảm dự trữ ngoại hối thì cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái (E) giảm,đồng ngoại tệ giảm giá, đồng Việt Nam tăng giá
Nhóm các nhân tố tác động tới cầu ngoại tệ: chẳng hạn khi tăng lượng ngoại
tệ cần trả vay nước ngoài, nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, chi chuyển giao một chiều,cho nước ngoài vay, tăng dự trữ ngoại hối, đầu cơ, viện trợ, thì cầu ngoại tệ tăng, tỷgiá hối đoái (E) tăng, đồng ngoại tệ lên giá so với nội tệ
Cụ thể hơn, chúng ta có thể khái quát một số nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷgiá hối đoái như sau:
Tỷ lệ lạm phát
Nếu một nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với Việt Nam thì đồng Việt Namngày càng mua được lượng ngoại tệ lớn hơn Ngược lại, nếu một nước có tỷ lệ lạmphát thấp hơn so với Việt Nam thì đồng Việt Nam ngày càng mua được lượng ngoại
tệ ít hơn Khi đó, cùng một lượng nội tệ như cũ, lượng ngoại tệ tương ứng sẽ ít đi
Do đó, cung ngoại tệ dịch sang trái, tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá
Trang 6Một cách lý giải khác, tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nướcngoài làm cho hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nướcngoài Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và sụt giảm nhucầu hàng hóa nội địa Sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này sau đó được chuyển dịchsang thị trường ngoại hối làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ Kết quả là ngoại tệlên giá so với nội tệ, hay tỷ giá gia tăng.
đó ảnh hưởng đến tỷ giá Vì thế nhà đầu tư ngày càng quan tâm so sánh giữa thunhập do chênh lệch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong thời gianđầu tư
Nếu lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tàichính nội địa trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn tài sản tài chính nước ngoài Điềunày khiến các nhà đầu tư phải tái cấu trúc lại danh mục đầu tư đưa đến hệ quả làdòng vốn chảy ra khỏi thị trường vốn nước ngoài và chảy vào thị trường vốn nộiđịa Sự thay đổi các dòng vốn đầu tư này sau đó cũng được chuyển dịch sang thịtrường ngoại hối làm giảm cầu và tăng cung ngoại tệ Kết quả là đồng tiền trongnước lên giá so với ngoại tệ, hay tỷ giá giảm
Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế phản ảnh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệcủa một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cáncân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thặng dư hay thâm hụt cán cân thanhtoán sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái Ví dụ, khi luồng ngoại tệ vào tăng lên sẽ làmthặng dư cán cân thanh toán, cung ngoại tệ tăng, đồng nội tệ lên giá Đến lượt mình,thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ đưa cán cân thanh toán trở về trạng thái cân bằng Cụ thể,đồng nội tệ lên giá sẽ làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu và đưa cán cân trở lại cânbằng
Trang 7Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi cán cân thanh toán thặng dư haythâm hụt, Ngân hàng Trung ương thay đổi tài trợ chính thức để giữ cho tỷ giá hốiđoái không đổi Chẳng hạn, khi cán cân thanh toán thặng dư, cung ngoại tệ tăng,ngoại tệ giảm giá, nội tệ lên giá, Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ, tài trợ chínhthức tăng để đưa tỷ giá hối đoái về lại mức ban đầu.
Các điều kiện kinh tế - chính trị của quốc gia
Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát triểnkinh tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thể hiện quanhững yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạmphát, thuế suất, cung và cầu vốn…Tất cả những nhân tố trên tạo nên áp lực cung vàcầu vốn trên thị trường, vốn ngoại tệ sẽ chảy vào một nước khi các nhà đầu tư thấy
có cơ hội kinh doanh và đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, còn các nước khác thừatiền thì có khả năng đầu tư sang các nước khác, dẫn đến làm dịch chuyển luồng vốnđầu tư giữa các nước Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải luôn luôn lúc nào cũngđầu tư chỉ vì lãi suất cao mà còn phải tính đến các yếu tố chiến lược khác như: môitrường kinh tế - chính trị ổn định, chính sách thuế quan… Chẳng hạn, nếu tốc độtăng trưởng kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ngoài thìnhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu Kết quả là cầu ngoại tệ tăng nhanhhơn cung ngoại tệ làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ
Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởngbởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sáchđiều tiết của Nhà nước Có thể nói sự ổn định về chính trị được xem như là điềukiện hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tư nhanh chóng, dịchchuyển đường cung ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Tác động của chính sách vĩ mô tới tỷ giá hối đoái
Trong điều kiện bài nghiên cứu, tại đây ta phân tích tác động của các chínhsách vĩ mô tới tỷ giá hối đoái thực tế:
Chính sách tài khóa trong nước
Khi Chính phủ tìm cách cắt giảm mức tiết kiệm quốc dân bằng cách tăngmức chi tiêu hoặc giảm thuế (chính sách tài khóa trong nước mở rộng), dẫn tới sựgiảm sút của mức cung đồng nội tệ phục vụ cho đầu tư ra nước ngoài Mức cung
Trang 8thấp hơn làm cho tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên, tức đồng nội tệ trở nên có giá trịcao hơn
Chính sách tài khóa ở nước ngoài
Khi Chính phủ nước ngoài tăng chi tiêu hoặc giảm thuế (chính sách tài khóa
mở rộng ở nước ngoài) làm giảm mức tiết kiệm và tăng lãi suất thế giới Sự gia tănglãi suất thế giới làm giảm đầu tư trong nước, dẫn đến tăng cung ngoại tệ; do đó, tỷgiá hối đoái thực tế cân bằng giảm Nghĩa là đồng nội tệ giảm giá và hàng hoá nộitrở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại
Chính sách thương mại
Chính sách thương mại bao gồm tất cả các chính sách được hoạch định đểtác động trực tiếp vào khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.Khi thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, nhập khẩu giảm xuống, xuất khẩu ròngtăng lên Qua đó làm tăng tỷ giá hối đoái thực tế Hàng hoá và dịch vụ trong nướctrở nên đắt hơn một cách tương đối so với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài
Tóm lại, các yếu tố trên đây có thể tác động riêng lẻ hoặc đồng thời tác độnglên cung hoặc cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá Việc hiểu và phân tích tácđộng của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan trọng vì nó giúp chúng ta dự báo
và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó có cơ sở ra quyết định liên quan đếngiao dịch ngoại tệ
1.1.3 Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diệnthường là Ngân hàng Trung ương) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơchế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷgiá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp vớimục tiêu chính sách kinh tế quốc gia (Nguyễn Văn Tiến, 2009) Hiện tại, đối với sựbiến động tự do của TGHĐ, Chính phủ các nước đang tồn tại hai quan điểm tráingược nhau, từ đó hình thành nên hai chế độ quản lý khác nhau: Chế độ tỷ giá hốiđoái thả nổi và chế độ tỷ giá hối đoái cố định Mỗi cách thức quản lý đều có những
ưu nhược điểm riêng Trong đó, việc sử dụng các chính sách vĩ mô để tác động lên
tỷ giá hối đoái cũng mang lại hiệu quả khác nhau Sau đây là phần phân tích cáchthức và hiệu quả của các chính sách đối với tỷ giá hối đoái trong từng chế độ cụ thể:
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Trang 9Đây là chế độ được phần lớn các nền kinh tế hiện nay áp dụng, trong đó, tỷgiá hối đoái được phép biến động tự do khi có những thay đổi trong điều kiện kinh
tế Tỷ giá được quy định bởi cung và cầu trên thị trường mà không có bất cứ sự canthiệp nào của Ngân hàng Trung ương Theo cơ chế này, Chính phủ không cần phảiquan tâm đến việc điều hoà lượng cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, khi cung vàcầu về ngoại tệ thay đổi đến đâu, tỷ giá sẽ thay đổi tương ứng đến đó, theo mức cânbằng trên thị trường Sau đây chúng ta sẽ xem xét lần lượt tác động của các chínhsách trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa như Việt Nam:
Chính sách tài khóa
Giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu hoặcgiảm thuế) Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóatrong nước, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệlớn) Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu Trong dài hạn, sựgia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm giảm sự
mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ Điều này làm triệt tiêu ảnhhưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài khóa và đưa lãi suất trong nước về mứclãi suất thế giới Như vậy, trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chínhsách tài khóa mở rộng làm tăng tỷ giá hối đoái nhưng không tác động tới thu nhập
Hình 1.1: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong ngắn hạn đến nền kinh
tế nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Chính sách tiền tệ
Đặt trường hợp Chính phủ tăng cung tiền làm làm đường LM dịch chuyểnsang phải, còn đường IS đứng yên Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng
Trang 10nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm Trong dài hạn, TGHĐ giảmlàm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồngngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái giảm đủ để lãi suất trong nước tăngngang bằng với lãi suất nước ngoài Như vậy, trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thảnổi thì chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm tỷ giá hối đoái và tăng thu nhập.
Hình 1.2: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn đến nền kinh tế
nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Chính sách thương mại
Với chính sách hạn chế thương mại, Chính phủ cắt giảm nhu cầu về hàngnhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan Việc giảm nhậpkhẩu sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải làm cho đường
IS dịch chuyển sang phải Khi đó, tỷ giá hối đoái tăng và tăng xuất khẩu ròng Nhưvậy, trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì chính sách hạn chế thương mạilàm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến thu nhập
Hình 1.3:Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong ngắn hạn đến nền
kinh tế nhỏ và mở của với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
Trang 11Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Đây là chế độ tỷ giá hối đoái phổ biến trong hệ thống Bretton Woods nhữngnăm 1950 – 1960 Đến năm 1970, hệ thống này bị xoá bỏ và tỷ giá hối đoái được tự
do biến động Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Châu Âu đãkhôi phục lại chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa họ với nhau và một số nhà kinh tế
đã ủng hộ sự áp dụng trở lại của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định rộng khắp thế giới(Nguyễn Văn Ngọc, 2007) Trong chế độ TGHĐ cố định, Ngân hàng Trung ươngphải dự trữ và đồng ý mua hoặc bán nội tệ để đổi ra ngoại tệ tại mức giá được quyđịnh trước Việc cố định tỷ giá hối đoái làm cho chính sách tiền tệ chỉ tập trung vàoviệc theo đuổi một mục tiêu duy nhất là giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức công bố Hệthống tỷ giá hối đoái cố định là cam kết của Ngân hàng Trung ương cho phép cungứng tiền tệ đủ để đảm bảo tỷ giá hối đoái cân bằng được duy trì ở mức công bố
Dưới đây là phần phân tích ảnh hưởng của các chính sách tới nền kinh tếnhỏ, mở cửa với chế độ tỷ giá cố định:
Chính sách tài khóa
Với chính sách tài khóa mở rộng, Chính phủ có thể kích thích tiêu dùngtrong nước bằng cách tăng chi tiêu Chính phủ hoặc cắt giảm thuế Chính sách nàylàm dịch chuyển đường ISsang phải, tạo ra áp lực đẩy tỷ giá hối đoái tăng lên.Nhưng để duy trì tỷ giá cố định, Ngân hàng Trung ương phải tăng cung ứng tiền tệ
và đẩy đường LM dịch chuyển sang phải với quy mô tương ứng Do vậy, khác vớichế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài khóa mở rộng làm tăng tổng cầu
Hình 1.4: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng đến nền kinh tế nhỏ và mở
cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Trang 12Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Chính sách tiền tệ
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền
sẽ tạo áp lực làm giảm tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải Để giữcho tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịchchuyển sang trái về vị trí ban đầu Điều này được thực hiện bằng việc Ngân hàngTrung ương mua lại nội tệ, làm cho cung ứng tiền tệ giảm Do vậy, chính sách tiền
tệ thực hiện theo cách thông thường không có hiệu lực trong điều kiện tỷ giá hốiđoái cố định
Hình 1.5: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng đến nền kinh tế nhỏ và mở cửa
trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương của các nước áp dụng tỷ giả hối đoái cốđịnh vẫn có thể thực hiện chính sách tiền tệ theo cách đặc biệt đó là thay đổi mức cốđịnh của tỷ giá hối đoái thông qua 2 biện pháp: phá giá đồng tiền (giảm giá trị đồngtiền), hoặc nâng giá đồng tiền (tăng giá trị đồng tiền) dẫn đến sự dịch chuyển đường
Trang 13LM Nếu như chính sách phá giá làm đường LM dịch chuyển ra phía ngoài, làmtăng cung tiền và tổng thu nhập thì chính sách nâng giá làm dịch chuyển đường LMvào phía trong, làm giảm xuất khẩu ròng và thu nhập.
cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, 2007
Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát
Về mặt lý thuyết, hầu hết các nhà kinh tế đều ưa thích hệ thống tỷ giá hốiđoái thả nổi do tính linh hoạt, phản ánh chân thực tình trạng thị trường Tuy nhiên,trong những năm gần đây, với những bất ổn của nền kinh tế - tài chính thế giới, một
số người bắt đầu ủng hộ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền
tệ vào các mục tiêu khác như tăng trưởng kinh tế, việc làm hoặc giá cả… thay vì chỉnhằm vào một mục tiêu duy nhất là duy trì tỷ giá hối đoái ở mức công bố như trongđiều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Còn với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, những người ủng hộ chế độ này chorằng, tính bất định của tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho thương mại quốc tế trở nên
Trang 14khó khăn hơn Do vậy, việc duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định là cần thiết đểgiảm bất ổn vĩ mô và phòng ngừa khủng hoảng tài chính.
Trong thực tế, chúng ta hầu như không quan sát thấy có tỷ giá hối đoái nàohoàn toàn cố định hoặc hoàn toàn thả nổi Trong thời kỳ áp dụng tỷ giá hối đoái cốđinh, các nước có thể thay đổi giá trị đồng tiền của họ nếu việc duy trì tỷ giá mâuthuẫn nghiêm trọng với các mục tiêu khác Hoặc trong thời kỳ áp dụng tỷ giá hốiđoái thả nổi, các nước thường đề ra mục tiêu chính thức hoặc không chính thức về
tỷ giá hối đoái trước khi quyết định mở rộng hay hạn chế cung ứng tiền tệ
Do đó, trên thực tế, ở nhiều quốc gia tồn tại chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi cókiểm soát với đặc điểm chính là do giá cả trao đổi giữa tiền tệ các nước do thịtrường quyết định và Nhà nước can thiệp khi cần thiết Đây là sự kết hợp giữa cóchế tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái cố định Nếu thị trường ít biến động thì
tỷ giá được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối Nhưng khi có sự daođộng mạnh và nhanh của tỷ giá thị trường thì Chính phủ sẽ can thiệp vào bằng cách
ấn định tỷ giá cố định
Các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Khi biến động tỷ giá gây ra những bất lợi cho sự phát triển kinh tế, việc chủđộng can thiệp của Nhà nước thông qua Ngân hàng Trung ương nhằm bình ổn tỷgiá trên thị trường là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế chiếnlược khác Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua các biện pháp chủyếu sau đây:
a) Biện pháp kết hối
Nội dung của biện pháp này là việc Chính phủ quy định đối với các thể nhân
và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạnnhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối Biện pháp kết hối được
áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đápứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phảiphá giá nội tệ
b) Các quy định hạn chế giao dịch ngoại tệ
Bao gồm các quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế mụcđích sử dụng ngoại tệ, hạn chế số lượng mua ngoại tệ và thời điểm mua ngoại tệ
Trang 15Tất cả các biện pháp này nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tácđộng giữ cho tỷ giá ổn định.
Tuy nhiên, với xu thế nền kinh tế mở cửa, tự do hoá thương mại – tài chínhthì các biện pháp can thiệp hành chính như trên ngày càng trở nên không phù hợp.Chính vì vậy, xu thế trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính vàchuyển sang sử dụng các công cụ thị trường
c) Chính sách lãi suất tái chiết khấu
Khi tỷ giá biến động, Ngân hàng Trung ương với vai trò quản lý vĩ mô điềuchỉnh lãi suất tái chiết khấu, sẽ làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường Điềunày có tác dụng kích thích đối với việc di chuyển các luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn
từ nước này sang nước khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi cung và cầu ngoại hối làmcho tỷ giá được bình ổn
Cụ thể: Khi tỷ giá hối đối tăng lên Ngân hàng Trung ương nâng lãi suất táichiết khấu dẫn tới lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên Thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trongnước, làm tăng khả năng cung ngoại tệ và giảm bớt sự căng thẳng của tình hìnhcung đang nhỏ hơn cầu trên thị trường dẫn tới tỷ giá có xu hướng tự hạ xuống
Khi tỷ giá hối đoái giảm thì Ngân hàng Trung ương hạ thấp lãi suất tái chiếtkhấu, tác động đến lãi suất tiền gửi giảm xuống, vốn ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài.Bên cạnh đó các ngân hàng trong nước bị hạn chế thu hút vốn, tức giảm khả năngcung ngoại tệ trên thị trường, cũng như giảm bớt sự căng thẳng tình hình cung đanglớn hơn cầu, tỷ giá có xu hướng từ từ tăng lên
Tuy nhiên chính sách lãi suất chiết khấu chỉ tác động đến tỷ giá trong chừngmực nhất định Hơn nữa lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định đến sựdịch chuyển vốn giữa các nước mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tìnhhình lạm phát, tốc độ mất giá của đồng tiền, tình hình biến động kinh tế chính trịcủa mỗi nước…
d) Chính sách hối đoái
Nguyên lý cơ bản của biện pháp này là Ngân hàng Trung ương thực hiện cácnghiệp vụ mua – bán ngoại hối tạo ra khả năng trực tiếp thay đổi quan hệ cung cầungoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá
Cụ thể như sau: Khi tỷ giá hối đoái tăng, Ngân hàng Trung ương sẽ tungngoại hối ra bán, cung ngoại hối trên thị trường tăng lên và làm giảm bớt căng thẳng
Trang 16về cung cầu ngoại hối trên thị trường (cầu đang lớn hơn cung), dẫn tới tỷ giá từ từgiảm xuống.
Khi tỷ giá hối đoái giảm, Ngân hàng Trung ương mua vào ngoại hối, sẽ tăngnhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng quan hệ cung cầungoại hối trên thị trường, (cung đang lớn hơn cầu), dẫn đến tỷ giá hối đoái từ từtăng lên
Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, với điều kiện Ngân hàngTrung ương phải có một khối lượng dự trữ ngoại hối lớn Trong trường hợp cán cânthanh toán quốc tế thiếu hụt ngân hàng Trung ương tung ngoại hối ra bán có thể làmtăng thêm sự hao hụt dự trữ ngoại hối
e) Quỹ bình ổn hối đoái
Quỹ bình ổn hối đoái thực chất là hình thức biến tướng của chính sách hốiđoái Nhà nước lập quỹ bình ổn hối đoái dưới hình thức bằng vàng, ngoại tệ hoặcbằng cách phát hành loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ kịpthời can thiệp trực tiếp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trườngnhằm điều chỉnh tỷ giá Để thực hiện tốt biện pháp này, nhà nước cần phải có dự trữngoại hối đủ mạnh
f) Thuế quan và hạn ngạch
Thuế quan cao và áp dụng hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu,nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá Khithuế quan thấp, dỡ bỏ hạn ngạch sẽ có tác dụng ngược lại
h) Nâng giá tiền tệ
Nhà nước chính thức nâng giá tiền tệ trong nước, nên giá ngoại tệ có xu hướng giảmxuống, nâng giá tiền tệ xuất phát từ áp lực của một số quốc gia khác trong cạnhtranh thương mại quốc tế nhằm, hoặc do yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ
Trang 17Ngoài các công cụ nêu trên, trong từng thời kỳ, Chính phủ (chủ yếu là cácnước đang phát triển) còn có thể áp dụng một số biện pháp cá biệt sau:
Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các ngân hàng thươngmại: Khi ngoại tệ khan hiếm, Ngân hàng Trung ương có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, làm chochi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng Để kinh doanh có lãi buộc các ngân hàng thươngmại phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ Kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kémhấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ
Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ Quyđịnh trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại ngoài mục đích chính làphòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lựclên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
1.2 Luồng vốn vào
1.2.1 Khái niệm về luồng vốn vào và chính sách điều tiết dòng vốn
Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance of Payments – viết tắt là BOP hayBP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả cácgiao dịch kinh tế kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳnhất định, thường là một năm
Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế, bao gồm: Vốnngắn hạn, vốn dài hạn và chuyển giao vốn một chiều
Luồng vốn dài hạn chảy vào một quốc gia có thể được chia thành đầu tư trựctiếp, đầu tư gián tiếp, và vốn dài hạn khác Tiêu chí để đưa một luồng vốn dài hạnvào danh mục đầu tư trực tiếp là mức độ kiểm soát của công ty nước ngoài Về mặt
lý thuyết, khi mức độ kiểm soát công từ nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trởlên thì được xem là đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư muatrái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tớimức độ kiểm soát công ty nước ngoài Vốn dài hạn khác bao gồm chủ yếu là tíndụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại thuộc khu vực tưnhân
Luồng vốn ngắn hạn chảy vào một quốc gia bao gồm nhiều hạng mục và chủyếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có
Trang 18giá ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối Chuyển giao vốn một chiều bao gồm các khoảnviện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa…
Luồng vốn chảy vào phản ánh: hoặc làm giảm tài sản có hoặc làm tăng tàisản nợ của người cư trú đối với người không cư trú Những luồng vốn chảy vào làmphát sinh cung ngoại tệ nên được ghi có trên tài khoản vốn
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày13/12/2005 và Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18/03/2013 về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lênh Ngoại hối thì: Giao dịch vốn là giao dịchchuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:
- Đầu tư trực tiếp;
- Đầu tư gián tiếp;
- Vay và trả nợ nước ngoài;
- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Các dòng vốn nước ngoài vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cựccho nước tiếp nhận vốn nên trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm tráingược nhau về điều tiết sự di chuyển dòng vốn nước ngoài Điều tiết các dòng vốnnước ngoài vào một quốc gia được hiểu là tập hợp những chính sách và biện phápkiểm soát trực tiếp đối với sự di chuyển các dòng vốn vào hoặc gián tiếp nhằm đảmbảo cho hệ thống tài chính nội địa nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung hoạtđộng vững mạnh, an toàn và hiệu quả
Các công cụ, biện pháp có thể được sử dụng để điều tiết sự di chuyển của cácdòng vốn nước ngoài là: điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô; sử dụng chính sáchthận trọng; áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn và các biện pháp kiểm soát khác
Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp điều tiết, nước tiếp nhận vốn cần lưu ýcác nhân tố tác động đến việc điều tiết như: các chỉ tiêu giám sát tài chính; các kênhdẫn truyền dòng vốn nước ngoài vào quốc gia; các cam kết đa phương mà nước tiếpnhận vốn đã ký kết
Việc quản lý sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Namcòn chưa rõ nét đồng thời việc sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô ở Việt Namcòn chưa hiệu quả và kịp thời, các công cụ kiểm soát vốn thì rất ít được sử dụng
1.2.2 Mối quan hệ giữa luồng vốn vào và tỷ giá hối đoái
Trang 19Tỷ giá hối đoái được xem là công cụ điều tiết sự dịch chuyển của các dòngvốn Một mức tỷ giá phù hợp sẽ góp phần thu hút đầu tư từ bên ngoài, kể cả đầu tưtrực tiếp và đầu tư gián tiếp, tạo ra sự dịch chuyển các dòng vốn Khi tỷ giá ở mộtquốc gia biến động nhiều thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại hơn trong việc
bỏ tiền vào thị trường quốc gia đó; ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới những nhà đầu
tư mà đã đầu tư ở thị trường quốc gia đó
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế tỷ giá
đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng ngày càng linh hoạt hơn
đã giúp Việt Nam khơi thông các dòng vốn đầu tư Dòng vốn vào Việt Nam có tácđộng thúc đẩy tăng trưởng, nhưng dòng vốn vào quá lớn cũng gây áp lực làm biếnđộng tỷ giá, bất chấp sự can thiệp của NHTW, các nhà hoạch định chính sách gặpkhó khăn trong việc cân bằng nhu cầu giữa dòng vốn lớn (nhất là vốn FDI) với việcđảm bảo tính cạnh tranh, ổn định tài chính và duy trì lạm phát thấp Giá đồng nội
tệ tăng có thể giúp đối phó với lạm phát nhờ dòng vốn vào tăng và nhập khẩu rẻhơn, góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộcsống và tăng năng suất lao động, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách đạtđược mục tiêu biến nhu cầu nội địa thành động lực tăng trưởng kinh tế lớn hơn,năng lực đầu tư được tăng cường và đóng góp nhiều hơn cho GDP Giá đồng nội tệtăng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng đảm bảotăng trưởng bền vững trong dài hạn và giúp khắc phục để các vấn đề xã hội
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự dịch chuyển các luồng vốn vào Việt Nam tăngmạnh cả về qui mô và tốc độ; cần xác định rõ liều lượng, lộ trình và thời điểm ápdụng chính sách Trước hết cần dựa trên mục tiêu kinh tế, cơ chế tỷ giá, các quiđịnh về thể chế; cần xác định được động cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơcấu, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia Nếu luồng vốnvào do cầu tiền trong nước tăng lên, giá chứng khoán và bất động sản giảm, dẫn đếnđiều chỉnh danh mục đầu tư và không cần can thiệp vì việc mở rộng tiền sẽ khônggây áp lực lạm phát Trái lại, khi luồng vốn vào do lãi suất thế giới thấp hơn, giácủa tài sản tài chính và bất động sản tăng lên, trường hợp này cần có biện pháp điềuchỉnh Luồng vốn vào quá nhiều đòi hỏi phải can thiệp nhằm giảm áp lực tăng cungtiền, nhưng rất tốn kém, hiệu quả của biện pháp này tùy thuộc vào trình độ pháttriển thị trường tài chính trong nước, thậm chí có thể làm nguồn vốn vào tăng trở
Trang 20lại, gây khó khăn cho các nhà tạo lập chính sách, việc điều hành chính sách tiền tệtrở nên khó khăn nếu đồng thời phải thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá, duy trì chínhsách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mở.
Tự do hóa giao dịch tài chính quốc tế mà trọng tâm là giao dịch vốn là vấn đềquan trọng nhưng rất phức tạp và cần được tiến hành thận trọng, tùy thuộc vào điềukiện của quốc gia, những lợi ích tiềm năng và khả năng cạnh tranh của hệ thống tàichính Quá trình này được bắt đầu bằng tự do hóa luồng vốn FDI, đồng thời phảilành mạnh hóa hệ thống tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính và giám sát chặtchẽ thị trường tài chính
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LUỒNG VỐN VÀO TẠI VIỆT NAM
2.1 Giai đoạn trước 1989
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là nền kinh tế đóng và hướng nội.Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Các bạn hàng chủ yếu là cácnước xã hội chủ nghĩa trong trong hội đồng tương trợ kinh tế Hình thức trao đổihàng hóa chủ yếu là hàng đổi hàng với tỷ giá đã được thỏa thuận ký kết theo hiệpđịnh song phương hay đa phương
Năm 1986 lạm phát cao lên đến 774,4%, năm 1987 là 301%, năm 1988 là308% hàng hóa khan hiếm, hàng hóa khan hiếm, cơ chế thị trường đã suất hiện Nhànước sau nhiều lần điều chỉnh năm 1981-1982, 1985 và cuối năm 1987 đã điềuchỉnh sát giá thị trường nhiều loại vật tư cơ bản và giá các loại nông sản Cũng từtháng 3/1989, bãi bỏ tỷ giá quyết đoán nội bộ (khác xa thực tế) tỷ giá đồng ViệtNam/đô la Mỹ lên sát thị trường quốc tế
Giai đoạn trước năm 1987 có thể nói là tỷ giá ấn định trực tiếp theo chế độ tỷgiá cố định Việc điều chỉnh tỷ giá này là do các yếu tố bên ngoài như: việc thay đổihàm lượng vàng của các tỷ giá có liên quan…
Sự điều chỉnh tỷ giá từ năm 1987 đến 3/1989:
- Quyết định 290/CT ngày 10/10/1987 E(SUR/VND) = 150 thay cho 5,64 từnăm 1959 (SUR mậu dịch), E(USD/VND) = 225 thay cho 18 từ 1985
- Quyết định 326/CT ngày 30/11/1987 đã xác định thêm tỷ giá phi mậu dịchvới SUR là 204, tỷ giá E(USD/VND) là 638 thay cho 225
- Tại quyết định 43/CT ngày 3/3/1989 Hội đồng bộ trưởng đã quyết địnhkhông áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đồng SUR và USD trong việc hạch toán, kếttoán và thanh toán trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu mà sử dụng
tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố Thông tư 33/NH-TT của NHNH Việt Namban hành ngày 15/3/1989 (hướng dẫn thi hành Nghị định 166/HĐBT về quản lýngoại hối) quy định về mua bán ngoại tệ xóa bỏ chế độ kết hối ngoại tệ, xóa bỏ chế
độ đa tỷ giá mang tính áp đặt trong thời kỳ tập trung trước đây Định hướng xâydựng chế độ tỷ giá vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước
Thời kỳ này, tỷ giá được chia làm hai khu vực, bao gồm Khu vực I: Tỷ giátrong phe XHCN và Khu vực II: Tỷ giá ngoài phe XHCN:
Trang 22 Tỷ giá khu vực I:
Trong thời gian này, VN có quan hệ thương mại chủ yếu với các nướcXHCN Hình thức buôn bán phổ biến là hàng đổi hàng theo một tỷ giá cố định đượcquy định trong các hiệp định song phương và đa phương Tỷ giá được chia thànhnhiều nhóm tương thích với từng mục đích quan hệ kinh tế khác nhau, bao gồm:
Tỷ giá mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bán
hàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước trong phe XHCN Nó được xác định dựatrên cơ sở so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng VND và tính bằng ngoại tệ ởnước ngoài
Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng hóa hoặcdịch vụ vật chất không mang tính thương mại giữa các nước trong phe XHCN, nhưchi về ngoại giao, đào tạo, hội thảo, hội nghị… Nó được xác định trên cơ sở giá bán
lẻ của một số mặt hàng tại 2 nước tính theo đồng tiền của 2 nước Tại VN trong 1thời kỳ dài đã quy định tỷ giá phi mậu dịch thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá mậudịch để điều tiết lại phần “chênh lệch giá” do những người nước ngoài được mua rẻ
ở VN
Trong thời kỳ này nếu tỷ giá mậu dịch là 3,27 VND/SUR thì tỷ giá phi mậudịch là 1,7 VND/SUR cùng thời điểm Tất cả các tỷ giá phi mậu dịch giữa VN vớicác nước đều dần dần hết hiệu lực trong năm 1989 và cuối cùng là ngày 31/12/1999.Tất cả các tỷ giá phi mậu dịch giữa VN với các nước đều dần dần hết hiệu lực trongnăm 1989 và cuối cùng là ngày 31/12/1999
Tỷ giá kết toán nội bộ: Được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm
hệ số phần trăm để bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu Tỷ giá này không công bố rangoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là kết toán nội bộ) Tỷ giáchính thức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nước công bố và cố định trong một thời giandài Tại thời điểm công bố, tỷ giá chính thức thường thấp hơn tỷ giá thị trường (tứcVND bị định giá cao), do đó hoạt động xuất khẩu tính theo tỷ giá chính thức bị lỗ
Để bù lỗ cho xuất khẩu, Nhà nước dùng tỷ giá kết toán nội bộ bằng tỷ giá chínhthức cộng thêm một tỷ lệ phần trăm quy định cho từng nhóm hàng
Đối với hàng nhập khẩu như vật tư nguyên liệu, thiết bị, Nhà nước đứng raphân phối cho các ngành trong nền KTQD tính theo tỷ giá chính thức (giá phânphối) Như vậy các ngành, các địa phương được phân phối các loại vật tư, nguyên
Trang 23liệu thì được lợi, còn Nhà nước không thu được chênh lệch giá Để hạn chế nhậpkhẩu hàng hóa tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm, Nhà nước áp dụng mức tỷ giá caohơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức.
Tỷ giá chính thức thấp nên các tổ chức KT và cá nhân có ngoại tệ không báncho ngân hàng vì như vậy sẽ bị thiệt Các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhânnước ngoài cũng hạn chế chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu màthường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sử dụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thịtrường tự do Do đó, cơ chế tỷ giá thời kỳ này đã trở thành 1 yếu tố tạo cho ngoại tệ
bị thả nổi, mua bán trên thị trường tự do, tạo môi trường tốt cho đô la hóa
Tỷ giá kiều hối: Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ mạnh từ các nước tư bản dokiều bào chuyển về hoặc khuyến khích khách du lịch tại VN (nên còn gọi là tỷ giá
du lịch), Nhà nước tính thêm hệ số thu hút cộng vào tỷ giá chính thức Vì vậy, tỷ giánày thường cao hơn tỷ giá công bố chính thức và có thể lên tới 50%
Tỷ giá khu vực II:Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữaVND với đồng đô la Hongkong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác.Chính sách xuyên suốt về tỷ giá đối với các nước ngoài phe XHCN là ngay từ đầu
VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không phân biệt theo các loại quan hệmậu dịch hay phi mậu dịch
Giai đoạn này nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối do đó độcquyền về ban hành và ấn định tỷ giá Việc ấn định tỷ giá không tuân theo quan hệcung cầu trên thị trường làm bóp méo tỷ giá thực, gây khó khăn cho hoạt động xuấtkhẩu trong thời gian dài
Khái quát cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay
(Nguồn: Nguyên Thi Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang
và Phạm Văn Hà (2010) và NHNN)
Thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế
Trước 1989 Cơ chế nhiều tỷ giá -Ba tỷ giá chính thức
- Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song vớicác tỷ giá của nhà nước
1989-1990 Neo tỷ giá với biên độ
được điều chỉnh
-Tỷ giá chính thức (OER) được thống nhất -OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tínhiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán và tỷgiá thị trường tự do
-Các ngân hàng thương mại được phép thiếtlập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-5%
Trang 24-Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặtchẽ
1991-1993 Neo tỷ giá trong biên
độ
- Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặtchẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới.-Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức để
ổn định tỷ giá Thành lập hai sàn giao dịchngoại tệ ở TP HCM và Hà Nội
- OER được hình thành dựa trên các tỷgiá đấu thầu tại hai sàn; NHNN can thiệp mạnhvào giao dịch trên hai sàn
-Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao độngthấp hơn 0,5% OER công bố
1994-1996 Cơ chế tỷ giá neo
1997-1998 Cơ chế tỷ giá neo với
biên độ được điều chỉnh
-OER được giư ôn định ở mức11.100VND/USD
-Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại
so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5%(02/97)và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/97) vàsau đó được điều chỉnh xuống không quá 7%(7/8/98)
- OER được điều chỉnh lên 11.800VND/USD (16/02/98) và 12.998 VND/USD (07/08/98).1999-2000 Cơ chế tỷ giá neo
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnhlên mức +/-0,25% (từ 1/7/02 đến 31/12/06) và +/-0,5% năm 2007
2008-2011 Neo tỷ giá với biên độ
được điều chỉnh
-OER được điều chỉnh dần từ mức16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau
Trang 25đó lên 20.693 (từ 02/2011) và điều chỉnh tăngdần đến 20.828 vào cuối năm 2012
-Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnhnhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/07 đến09/03/08), +/-2% (26/05/08 đến 05/11/08), +/-3% (06/11/08 đến 23/03/09), +/-5% (24/03/09đến 25/11/09), và +/-3% (26/11/09 đến11/02/2011), và sau đó thu hẹp xuống còn +/-1% (tư 11/02/2011)
2012 đến
nay
Cơ chế tỷ giá neo cố định với biên độ đượcđiều chỉnh
-OER giữ ở 20.828 VND/USD từ 24/12/2011đến 27/6/2013, nhưng tăng lên 21.036VND/USD từ 28/6/2013
-Từ 19/6/2014 đến 06/01/2015: 21.246VND/USD
Từ 07/01/2015 đến 06/5/2015: 21.458VND/USD
đi Đỉnh cao của mức tăng tỷ giá USD/VND là cuối năm 1991 Trong ngày04/12/1991, giá 1 USD trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và TPHCM là 14.450VND và 14.580 VND Mức giá USD trong tháng 12/1991 đã tăng từ 60% đến80% so với mức giá đầu năm
Bảng 2 1: Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 1989-1992
Đơn vị tính: đồng
Năm Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 1989
1990
Trang 26Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Diễn biến tỷ giá hối đoái từ năm 1989 đến năm 1992 (Bảng 2.1) khôngnhững nói lên khoảng cách giữa tỷ giá chính thức của Nhà nước với tỷ giá hìnhthành trên thị trường tự do mà còn phản ánh xu hướng tăng nhanh chóng tỷgiá hối đoái USD/VND của cả nhà nước lẫn thị trường
Năm 1990 mức tỷ giá USD/VND vào thời điểm cuối năm đã tăng tới 50% sovới đầu năm Mức tăng giá USD năm 1991 còn cao hơn Tình trạng leo thang củagiá USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệchgiá Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất khẩu mà bịbuôn bán lòng vòng giữa các tổ chức trong nước Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ củachính phủ đều không thành công, có những quyết định của Chính phủ về quản lýngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố Ngân hàng không kiểm soátđược lưu thông ngoại tệ Dự trữ ngoại tệ mà ngân hàng nắm được trong các năm
1991 – 1992 chỉ đủ cho 7 ngày nhập khẩu
Mặc dù trên danh nghĩa Nhà nước thi hành cơ chế quản lý chặt chẽ đối vớilưu thông ngoại tệ nói chung, tỷ giá hối đoái nói riêng, nhưng trên thực tế tỷ giáhối đoái đã bị thả nổi ngoài ý muốn của Chính phủ Tình trạng tỷ giá hối đoái bịthả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm được sửađổi, không theo kịp bước chuyển của kinh tế theo hướng thị trường Nhưng nguyênnhân quan trọng nhất là do những khó khăn trong kinh tế đối ngoại: cán cânngân sách, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt Do mất nguồn từ Liên Xô (cũ)nên Việt Nam thiếu ngoại tệ nghiêm trọng, cán cân thương mại với Liên Xô(cũ) năm 1991 – 1992 thay đổi so với thời kỳ từ năm 1990 trở về trước như sau:
Trang 27Bảng 2 2: Cán cân thương mại Việt Nam từ 1986-1992
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Những số liệu trên Bảng 2.2 cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng củanhập khẩu trong các năm 1991 – 1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệngoại thương với Liên Xô (cũ) và Đông Âu Những năm 1990 trở về trước phầnnhập siêu với Liên Xô thường được chuyển thành nợ với lãi suất thấp (một dạngcủa ODA) thậm chí xóa được nợ hay chuyển thành viện trợ không hoàn lại Đó làmột nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt mậu dịch của Việt Nam
Việc từ năm 1991 trở đi bị giảm mất nguồn “nhập siêu” đó rõ ràng là nguyênnhân quan trọng của tình trạng thiếu ngoại tệ khiến cho nhiều đơn vị xuất khẩu phải
áp dụng hình thức “nhập trả chậm”, tức nhập hàng trước, trả tiền sau, tất nhiênđiều này chịu lãi suất cao hơn Tình trạng mua vét USD để trả nợ đến hạn đã dẫnđến các cơn “sốt” USD theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm
Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bị mất giámạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh Trước tình hình đó, từ năm 1992chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới vềchính sách và cơ chế nêu trên là:
- Thay thế bằng biện pháp hành chính: bắt buộc các đơn vị quốc doanh cóngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định; bằng biện pháp kinh tế:
mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi,mua bán ngoại tệ với nhau theo thỏa thuận Trung tâm giao dịch ngoại tệ tạiTPHCM được mở từ tháng 8/1991
- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thươnggiữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu Thay vào đó, trên
cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, ngân hàng Nhà nước(NHNN) công bố tỷ giá chính thức
Trang 28- Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẽo như trên cộng với sựcan thiệp điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giaodịch đã xóa được tâm lý đầu cơ ngoại tệ và ngăn được xu hướng tăng giá USDtrên thị trường Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm Tỷ giá USD/VND vàothời điểm cuối năm 1991 tại thị trường tư nhân Hà Nội có lúc lên đến 14.500,nhưng đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992.
Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam hay xảy
ra những cơn sốc định kỳ cuối quý hoặc cuối năm; lạm phát thường tăng vọt bấtthình lình; hiện tượng đôla hoá trong hệ thống lưu thông thanh toán ngày càng tăngnhanh; sự mất cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực, sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đếnhàng loạt vụ đổ bể tín dụng vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992; nguồn thungoại tệ không được quản lý chặt chẽ mà còn bị buông lỏng làm cho dự trữ ngoại
tệ tăng chậm trong 3 năm 1989,1990 và 1991 mức dự trữ ngoại tệ tương ứng là
24 triệu USD, 24 triệu USD và 25 triệu USD Trước những hạn chế nêu trên và
để bảo vệ nền kinh tế khỏi lạm phát, các nhà hoạch định chính sách Việt Namchuyển sang lựa chọn chính sách tỷ giá vì mục tiêu chống lạm phát, bằng cáchduy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa (cố định tỷ giá) Mặt khác,Chính phủ đã tăng cường công tác thông tin, cho công khai hoá một cách nhanhchóng và chính xác các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thịtrường, chỉ số giá
Việc ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong những năm này đã gópphần tích cực vào việc ổn định giá cả, ổn định lạm phát và đẩy mạnh thu hút đầu
tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao Songviệc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như là cố định đã làm cho VND có xuhướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế và là một trong những nguyên nhânkhuyến khích việc đi vay ngoại tệ để đầu tư tràn lan vào những dự án không hiệuquả do giá của ngoại tệ được đánh giá rẻ Điều này đã tạo ra và tích luỹ nhữngnhân tố gây mất ổn định và phát triển không bền vững của nền kinh tế
2.3 Giai đoạn 1993-7/1997: Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Trong giai đoạn này nhà nước chủ trương đổi mới quan hệ đối ngoại vàchính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các
tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài NHNN công
Trang 29bố tỷ giá chính thức và biên độ dao động nhưng mang tính cố định và tăngcường các biện pháp quản lý hành chính về tỷ giá như: Quy định biên độ dao độngcủa tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bố mỗi ngày; buộc các đơn vị kinh
tế có ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định; công khai hóacác chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức và biên độ dao động, tỷ giá thịtrường, chỉ số giá, giá vàng …
Trong giai đoạn này tốc độ tăng của TGHĐ chậm hơn tốc độ tăng lạm phát.Việc duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài đã đóng vai trò quan trọngtrong việc củng cố sức mua của VND, kiềm chế lạm phát, góp phần đẩy mạnh việcthu hút vốn ngoại tệ vào ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài; tuynhiên không khuyến khích xuất khẩu, ngoại thương kém phát triển
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của ngân hàngNhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cholượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướngmạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu Đồng thời ngoại tệ bên ngoài vào nhiều(ước tính từ 1 – 18/01/1993, nhân dịp tết nguyên đán Nhâm Thân có khoảng60.000 người Việt Nam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệkhoảng 300 đến 400 triệu USD) nên tình hình cung cầu ngoại tệ có lúc đảongược, cung lớn hơn cầu, khiến cho giá USD giảm nhanh Mức tỷ giáUSD/VND phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội trong tháng 01/1993 là10.300 – 10.400 Có ngày giá USD tụt xuống chỉ còn 9.950 tại Hà Nội và 9.750 tạiTPHCM (13/01/1993)
Tình trạng giá USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu vàkích thích nhập khẩu quá mức nên ngân hàng Nhà nước lại phải can thiệp nhằmtăng giá USD Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I/1993, hệ thống ngânhàng đã phải mua USD vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiềnnày Từ tháng 3/1993 đồng USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá mộtcách ổn định Từ cuối năm 1994 đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiềnchủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên Nhật Bản, nhưng trên thị trường ViệtNam, đồng USD vẫn đứng vững, tuy với tốc độ nhỏ (tăng 1,7% trong năm 1994
và tăng 0,4% trong quý I/1995) đã tạo điều kiện cân đối lợi ích của xuất khẩu vànhập khẩu và phù hợp kinh tế hướng ngoại