Giai đoạn 2010– 2011: Chế độ tỷ giá neo với biên độ được điều chỉnh

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 41 - 42)

Diễn biến tỷ giá tiếp tục phức tạp trong năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng 8, hàng loạt các biện pháp hành chính như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản nước ngoài của các NHTM và các TCTD, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất.

Hình 2. 3: Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày giai đoạn 2009 – 2011.

Nguồn: NHNN

Một số nguyên nhân cơ bản của tình trạng nói trên là do: (i) nhập siêu vẫn ở mức cao; (ii) tín dụng ngoại tệ tăng mạnh để tránh lãi suất tiền đồng tăng cao khiến cầu ngoại tệ tăng cao khi các khoản vay ngoại tệ (thường là ngắn hạn) đến hạn; (iii) biến động thị trường vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao dẫn đến các hoạt động buôn lậu vàng và đầu cơ, gây sức ép lớn đến thị trường ngoại hối. Trước những bất ổn kinh tế vĩ mô căng thẳng, Chính phủ ra Nghị quyết 11/NQ-CP mới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, theo đó, NHNN điều chỉnh đã điều chỉnh tiền VND ở mức cao nhất trong lịch sử (9,3%), đồng thời giảm biến độ xuống còn 1%. Tỷ giá đã ổn định trở lại, trong khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh từ cuối tháng 04/2011. NHNN mua lại được lượng ngoại tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại hối (từ tháng 04 đến tháng 07/2011 đã mua vào được gần 7 tỷ USD).

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 41 - 42)