Chế độ tỷ giá giai đoạn 2012 đến nay: Cơ chế tỷ giá neo cố định

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 42 - 48)

Tiếp nối diễn biến từ nửa cuối năm 2011, giai đoạn 2012 – 2013 chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 06/2013, trong khi đó biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 02/2011.

Hình 2. 4: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012

Nguồn: NHNN

Hình 2. 5: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2013

Tỷ giá chính thức giao dịch tại các ngân hàng thương mại khá ổn định và nhìn chung đều nằm trong biên độ cho phép. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thấp hơn khá nhiều so với biên độ cho phép, dù có vượt so với tỷ giá liên ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hầu hết đều bám khá sát với diễn biến thị trường chính thức. Trong 02 năm 2012 – 2013, NHNN đã chủ động hơn trong việc thông tin về định hướng điều hành tỷ giá, việc điều hành thanh khoản ngoại tệ cũng được lưu tâm hơn, thông qua các hoạt động của NHNN với vai trò là người mua/người bán cuối cùng trên thị trường và hạn chế trạng thái ngoại tệ của các TCTD (theo Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012).

Trên một phương diện khác, NHNN cũng đã nổ lực bình ổn thị trường vàng, thực hiện nghiêm yêu cầu kết thúc tất toán vàng vào cuối tháng 06/2013. NHNN cũng đã sắp xếp lại thị trường vàng, trực tiếp tham gia với tư cách là một đầu mối độc quyền nhập khẩu, độc quyền sản xuất vàng miếng và thực hiện cung ứng ra thị trường thông qua cơ chế đầu thầu. Mặc dù hiệu quả của các biện pháp can thiệp thị trường vàng còn gây nhiều tranh cãi nhưng đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư, đầu cơ trên thị trường vàng giảm đáng kể. Tuy nhiên sự ổn định của tỷ giá trong giai đoạn 2012 – 2013 chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân quan trọng là bối cảnh kinh tế khó khăn làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại so với các năm trước đó, theo đó làm giảm nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Trong khi đó nguồn cung ngoại tệ vẫn tương đối dồi dào với mức giải ngân đầu tư nước ngoài và kiều hối ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng.

Hình 2. 6: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước (triệu USD)

Hình 2. 7: Tình hình đầu tư FDI 2000 – 2013 (triệu USD)

Nguồn: NHNN

Từ năm 2014 đến nay là giai đoạn đầy biến động của các đồng tiền mạnh trên thế giới. Sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế toàn cầu làm gia tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường. Trong khi đó, đồng EUR và JPY lại mất giá khá mạnh.Đối với đồng VND, liên tục có những cơn sóng ngầm trên thị trường. Bên cạnh tác động của cung - cầu, niềm tin đối với sự ổn định của đồng USD chưa thực sự vững chắc.

Đợt sóng thứ nhất diễn ra từ trung tuần tháng 05 đến đầu tháng 07/2014 khi mà tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại hối tự do tăng mạnh từ 21.110 (đầu tháng 5) lên mức đỉnh 21.370 (vào ngày 03/06/2014), cùng lúc đó tỷ giá giao dịch tại các NHTM liên tục duy trì ở mức chạm trần biên độ. Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn này chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý lo ngại về diễn biến căng thẳng trên Biển Đông khi sự kiện này ảnh hưởng tiêu cực đến không chỉ thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán mà còn gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù vào thời điểm này, diễn biến thị trường ngoại hối đang trong tình trạng dư cung (tính đến hết tháng 05/2014, cán cân thương mại thặng dư 1,6 tỷ USD góp phần đưa cán cân tổng thể thặng dư lên tới 10 tỷ USD) nhưng NHNN vẫn điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 21.036 VND/USD lên mức 21.246 VND/USD (tăng 1%). Động thái điều chỉnh tỷ giá được coi là bước đi chủ động và nằm trong định hướng điều hành CSTT của NHNN năm 2014.

Đợt sóng thứ 2 bắt đầu từ trung tuần tháng 11 và kéo dài đến cuối năm 2014: Trong thời gian này tỷ giá giao dịch tại các NHTM chưa kịch trần khi chỉ xoay quanh mốc 21.405 (trần là 21.458), còn tỷ giá thị trường tự do lên tới 21.600. Đây là diễn biến thường thấy trên thị trường ngoại hối trong giai đoạn trước năm 2011, nhưng nó lại là điểm khác biệt so với diễn biến tỷ giá vào thời điểm cuối năm 2012 và 2013.

Hình 2. 8:Chỉ số USD bloomberg và tỷ giá VND/USD năm 2014

Nguồn: NHNN, Bloomberg

Sự khác biệt trong diễn biến tỷ giá cuối năm 2014 so với năm 2012 và 2013 có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do sự tăng trưởng mạnh của tín dụng ngoại tệ trong năm 2014, khi tín dụng ngoại tệ liên tục tăng so với mức âm trong năm 2012 và 2013. Vì phần lớn các doanh nghiệp chỉ dám vay ngoại tệ trong ngắn hạn nên những khoản tín dụng giải ngân đến cuối năm sẽ đến hạn thanh toán, đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh trên thị trường gây áp lực tới tỷ giá.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự khác biệt đó chính là cán cân thương mại các tháng cuối năm 2014 liên tục bị thâm hụt trong khi cán cân thương mại lại thặng dư vào thời điểm cuối năm 2012 và 2013. Mặc dù tổng cán cân thương mại trong năm 2014 vẫn đạt mức xuất siêu nhưng sự thâm hụt liên tục và mức thâm hụt tăng trong các tháng cuối năm 2014 có thể là nguyên nhân tạo áp lực tăng tỷ giá VND/USD. Ngoài ra một số yếu tố cũng có thể khiến cho tỷ giá tăng vào thời điểm cuối năm 2014 như thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước,

sự chênh lệch giá vàng, kỳ vọng NHNN điều chỉnh tỷ giá cũng có thể coi là nguyên nhân tạo áp lực tỷ giá tăng vào cuối năm. Thêm vào đó, nếu như dòng vốn gián tiếp chảy vào đầu năm thì sự tụt dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam vào quý 4/2014 cũng khiến cho các nhà đầu tư rút vốn, gây áp lực tăng tỷ giá VND/USD.

Hình 2. 9:Cán cân thương mại Việt Nam năm 2014

Nguồn: NHNN

Dưới áp lực của thị trường vào cuối năm 2014, động thái giữ ổn định tỷ giá của NHNN khó giữ vững, biểu hiện là chưa đầy 06 tháng 2015, đã có liên tiếp 2 đợt điều chỉnh tỷ giá.

Đợt điều chỉnh thứ nhất là ngày 07/01/2015 tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ sẽ từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%).

Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD.Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát

lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ.NHHN cho rằng: Thực tế trong năm 2014, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến khá ổn định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1%, thị trường hoạt động thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối.

Cùng đó, nhà điều hành chính sách tỷ giá nhấn mạnh thêm: “Đây chính là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối cùng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục duy tŕ ổn định tỷ giá trong năm 2014, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam”.Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, sau hơn 6 tháng duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 21.246 VND/USD, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.

Đợt điều chỉnh thứ 2 trong năm 2015 vào ngày 07/05/2015, tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng điều chỉnh tăng 1%, từ mức 21.458 VND/USD lên mức 21.673 VND/USD. Với lần điều chỉnh này, NHNN đã sử dụng hết mức 2% như định hướng trước đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w