Giải pháp thu hút và sử dụng luông vốn vào hiệu quả

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 51 - 54)

Trên cơ sở thực trạng luồng vốn vào Việt Nam tuy đa dạng nhưng hiệu quả sử dụng vẫn còn thấp, số lượng chưa tương xứng với tiềm năng; chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn vào Việt Nam như sau: Một là xây dựng lộ trình tự do hóa vốn vào. Cần thực hiện tự do hóa giao dịch vốn dài hạn trước khi tự do hóa giao dịch vốn ngắn hạn, trong đó FDI là bước khởi đầu của tự do hóa giao dịch vốn do nguồn vốn FDI là vốn dài hạn và ít bị tác động trước những biến động về tài chính hơn tín dụng ngân hàng và những nguồn vốn khác, nếu có hiện tượng đào thoát vốn ra nước ngoài thì nguồn vốn FDI cũng không gây ra khủng hoảng tài chính như đầu tư tài chính hoặc vay nợ.

Hai là: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với FDI thông qua việc nới lỏng các qui định về chuyển vốn, mua ngoại tệ chuyển về nước, cơ cấu vốn góp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đang thực hiện tự do hóa giao dịch vốn một cách có trật tự, bắt đầu từ thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra, và gần đây các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị không hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Trước năm 2006, nguồn vốn vào chủ yếu là FDI và vay nợ nước ngoài. Từ cuối năm 2006, vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh, nhưng bắt đầu giảm từ đầu năm 2008. Sự có mặt của luồng vốn vào gián tiếp đã gây những tác động đáng kể đến nền kinh tế trong nước từ áp lực tăng giá VND, đến lạm phát, tỷ giá và tính thanh khoản của thị trường và của các ngân hàng thương mại. Luồng vốn vào gián tiếp tăng mạnh trong năm 2007 và chiếm tới trên 50% tổng nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, là yếu tố thúc đẩy đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn tại Việt Nam thấp nên đã tạo áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai, tiềm ẩn rủi ro đảo chiều luồng vốn và mất cân bằng đối ngoại.

Về cơ bản, khu vực tài chính của Việt Nam hiện nay còn hạn chế để có thể thực hiện một tài khoản vốn hoàn toàn tự do, vốn tự có tại các TCTD còn thấp và vẫn còn có TCTD chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, chất lượng tài sản và các khoản dự phòng chưa đáp ứng yêu cầu, tính linh hoạt của các tài sản tài chính còn thấp, hệ thống quản lý giám sát còn nhiều bất cập. Do đó đòi hỏi chính sách tỷ giá phải làm sao tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường tài chính trong

nước và duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, đảm bảo cho các luồng vốn chu chuyển phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống tài chính và khả năng giám sát các luồng vốn quốc tế ra vào Việt Nam. Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường vốn trong nước theo phạm vi và trình tự hợp lý, phù hợp dần với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ba là: Thực hiện mở cửa thị trường vốn đồng thời với cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính, cả về cơ cấu tổ chức, trình độ nguồn nhân lực, quan điểm và phương pháp điều hành. Trong đó, cải cách về chính sách điều hành tỉ giá, quản lý ngoại hối và lãi suất có vai trò đặc biệt quan trọng. Tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trường trong nước trước khi tự do hóa các giao dịch vốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu và các công cụ nợ, góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa thương mại, dần dần giảm các bảo hộ đối với sản xuất trong nước theo các cam kết quốc tế đã ký. Việc tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng cho thấy Việt Nam đã và đang rất tích cực trong việc tự do hóa dòng vốn. Dòng vốn vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng sau khi gia nhập WTO và dòng vốn vào thị trường Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhưng theo nhận định của nhà đầu tư cũng như những chính sách hiện tại của Chính phủ Việt Nam, mức độ tự do hóa dòng vốn còn khá thấp. Việc điều chỉnh tỷ giá tăng mạnh ngang với mức giá mà thị trường tự do kỳ vọng thì sự mất giá lớn tiếp theo của VND sẽ giảm bớt. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi giải ngân đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt sẽ giúp ngăn cản các hoạt động đầu cơ, làm cho tỷ giá sẽ ổn định hơn trong tương lai. Nói cách khác, hành động này của ngân hàng Nhà nước sẽ giúp cho Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai nếu như các ổn định vĩ mô khác được kiểm soát tốt.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang hòa nhập cùng thế giới kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa thị trường, chính sách hỗ trợ xuất khẩu và một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, …Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần được xoá bỏ. Chính vì vậy, vai trò của tỷ giá hối đoái là cực kỳ quan trọng trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy vậy, thực tiễn thì luôn thay đổi, không một chính sách nào tồn tại lâu dài một cách toàn diện được, sẽ có những điểm bất cập cần được chỉnh sửa. Vì vậy, luôn có những công trình nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị, giải pháp khác nhau, nhằm xây dựng một chính sách tỷ giá hối đoái hiệu quả cho đất nước. Trong khuôn khổ bài thuyết trình này, nhóm đưa ra những kết quả từ quá trình tìm hiểu ban đầu về chế độ tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, luồng vốn vào, chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương; từ đó đưa ra một số ý kiến xây dựng nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện thêm chính sách tỷ giá hối đoái và thu hút vốn vào cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Với những thành công ban đầu của những năm qua và từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc xác lập một chính sách tỷ phù hợp, linh hoạt nhất góp phần đưa đất nước tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế trên trường thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tỷ giá hối đoái và chính sách thu hút luồng vốn vào việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w