Trong giai đoạn này nhà nước chủ trương đổi mới quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ dao động nhưng mang tính cố định và tăng
cường các biện pháp quản lý hành chính về tỷ giá như: Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bố mỗi ngày; buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định; công khai hóa các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức và biên độ dao động, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, giá vàng …
Trong giai đoạn này tốc độ tăng của TGHĐ chậm hơn tốc độ tăng lạm phát. Việc duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mua của VND, kiềm chế lạm phát, góp phần đẩy mạnh việc thu hút vốn ngoại tệ vào ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài; tuy nhiên không khuyến khích xuất khẩu, ngoại thương kém phát triển.
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời ngoại tệ bên ngoài vào nhiều (ước tính từ 1 – 18/01/1993, nhân dịp tết nguyên đán Nhâm Thân có khoảng 60.000 người Việt Nam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệ khoảng 300 đến 400 triệu USD) nên tình hình cung cầu ngoại tệ có lúc đảo ngược, cung lớn hơn cầu, khiến cho giá USD giảm nhanh. Mức tỷ giá USD/VND phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội trong tháng 01/1993 là 10.300 – 10.400. Có ngày giá USD tụt xuống chỉ còn 9.950 tại Hà Nội và 9.750 tại TPHCM (13/01/1993).
Tình trạng giá USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức nên ngân hàng Nhà nước lại phải can thiệp nhằm tăng giá USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I/1993, hệ thống ngân hàng đã phải mua USD vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 đồng USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định. Từ cuối năm 1994 đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên Nhật Bản, nhưng trên thị trường Việt Nam, đồng USD vẫn đứng vững, tuy với tốc độ nhỏ (tăng 1,7% trong năm 1994 và tăng 0,4% trong quý I/1995) đã tạo điều kiện cân đối lợi ích của xuất khẩu và nhập khẩu và phù hợp kinh tế hướng ngoại.
quyết định số 203/QĐ– NH về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thành lập và tổ chức vận hành tốt hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng chính là tiền đề, là nền tảng ban đầu vô cùng quan trọng cho việc thiết lập thị trường hối đoái hoàn chỉnh – một nhu cầu khách quan và vô cùng bức xúc của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Sau khi thành lập, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có những đóng góp nhất định trong việc giải quyết mâu thuẩn giữa cung và cầu ngoại tệ của nền kinh tế một cách có tổ chức, thu hút các nguồn ngoại tệ và đưa nó vào luồng chu chuyển trên một thị trường chính thức, thống nhất và có tổ chức, đáp ứng một cách có hiệu quả nhất các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Đồng thời, hạn chế các chu chuyển ngoại tệ tự phát, hình thành giữa các chủ thể, vốn dĩ là nơi tiềm ẩn những hiện tượng tiêu cực và bất lợi trong lĩnh vực quản lý ngoại hối và ổn định tiền tệ. Việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN phát huy vai trò chủ động điều tiết, can thiệp trên thị trường, bình ổn tỷ giá hối đoái.
Sự ổn định của tỷ giá hối đoái trong các năm 1993, 1994, 1995 chứng tỏ sự hợp lý của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn này và tạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thành một cách toàn diện các kế hoạch sản xuất trong nước và xuất khẩu. Cơ chế xuất nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ xuất nhập khẩu trong thời kỳ 1991 – 1995 là 1/1,2. Đầu năm 1996, mức dao động tỷ giá là + 0,2% sau đó tăng nhanh trong các tháng cuối năm.
Trong khoảng thời gian này, USD sau thời gian sụt giá (đầu năm 1995), cuối năm 1995 và năm 1996 đã lấy lại vẻ hấp dẫn. Việc duy trì tỷ giá USD/VND cố định đã gây nhiều tranh cải về tỷ giá hối đoái và đề nghị phá giá VND. Mặc dù trong thực tế Việt Nam đồng không phá giá nhưng do tin đồn phá giá trong tháng 10/1996 đã tạo nên yếu tố tâm lý làm tỷ giá tăng vọt trong tháng 10, ngày 11/10/1996 tỷ giá là 11.180 tăng 15% so với 10 ngày trước đó. Thị trường lại trở nên căng thẳng do cầu về ngoại tệ tăng mạnh để trả nợ nước ngoài đến hạn. Việc mua hàng trả chậm Nhà nước rất quan tâm nên đã ban hành tỷ lệ ký quỹ 80% mà thực chất là cấm mở LC trả chậm, vì không có công ty nào có đủ vốn để ký quỹ ở mức này.
Đơn vị tính: đồng
09/10/96 19/10/96 12/11/96 02/12/96 13/12/96 23/12/96 03/01/97 11.045 11.070 11.075 11.098 11.125 11.148 11.158
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Sau đó vì các công ty cần nhập nguyên liệu trả chậm cho sản xuất nên đã kiến nghị đồng loạt, do vậy mà việc mở LC để nhập nguyên liệu trả chậm đã được nới lỏng. Phân bón là mặt hàng thường được nhập trả chậm về để bán phá giá lấy vốn quay vòng, lại thuộc loại nguyên liệu cho nông nghiệp nên tại các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng khối lượng LC trả chậm. Vì thế khối lượng LC đầu năm 1996 chỉ khoảng triệu USD, đến tháng 6/1996 đã tăng lên tới 1.400 triệu USD. Năm 1996 chính sách tỷ giá của Việt Nam có những vấn đề sau:
- Việc quản lý ngoại tệ chưa được nghiêm túc.
- Hoạt động ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng có lúc cung nhiều hơn cầu hoặc ngược lại mà không có người mua hoặc người bán.
- Luồng ngoại tệ đổ vào Việt Nam do lãi suất tiền gửi bản tệ cao (10 – 12%/năm), tỷ lệ lạm phát Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực đã kích thích người Việt Nam ở nước ngoài, người trong nước và người nước ngoài bán USD để mua Việt Nam đồng gửi vào các ngân hàng thương mại hoặc mua cổ phần của các ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao. Các doanh nghiệp đua nhau mở LC trả chậm và vay nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả do lãi suất USD thấp. Ngoài ra các nguồn vốn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, vay nợ chính phủ, vốn ODA … cũng tăng lên nhưng ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và quản lý ngoại tệ đã tạo nên gánh nặng nợ nần sau này và làm cho VND lên giá quá cao so với tỷ giá hối đoái thực.
- Trong việc thực hiện QĐ 396/TTg của chính phủ về quản lý ngoại tệ, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty liên doanh gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của mình và trong việc chuyển thu nhập và lợi nhuận bằng ngoại tệ ra nước ngoài.
Năm 1996 là năm có mức thâm hụt cán cân thương mại cao ở Việt Nam là 4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến mức 16%, cao gấp ruỡi so với các nước có mức nhập siêu cao trên thế giới.
Từ những vấn đề trên đã làm tăng sức ép giảm giá lên đồng Việt Nam. Do vậy NHNN đã có biện pháp mở rộng biên độ giao dịch từ ± 0,5% trước đây lên ± 1% vào tháng 11/1996 và lên ± 5% vào tháng 02/1997. Ngoài ra, tỷ giá chính thức cũng được nâng dần lên từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997 đã góp phần giảm bớt sức ép đối với tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
Tuy nhiên tình hình tỷ giá của đồng Việt Nam trong năm 1997 không còn ổn định như các năm 1993, 1994, 1995 và 1996. Tỷ giá USD/VND tăng liên tục từ đầu năm 1997 đến các tháng cuối năm, diễn biến như bảng 2.4 dưới đây.
Ngay khi cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Châu Á nổ ra, sức ép giảm giá đồng Việt Nam liên tục đè nặng do dự đoán về khả năng khủng hoảng nội tệ, đã xuất hiện tình trạng găm giữ USD, đầu cơ ngoại tệ. Quỹ dự trữ nhà nước và của các ngân hàng thương mại vẫn cân đối ngoại tệ bình thường cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, vật tư nguyên liệu cho sản xuất; nhưng tâm lý đầu cơ đã đẩy tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng mạnh, có lúc lên đến 14.600đ/USD, tạo biên độ chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường.
Trong tình thế đó đã bắt buộc các ngân hàng phải đưa tỷ giá giao dịch lên sát trần cho phép, càng gây sức ép giảm giá đồng Việt Nam, từ đó hàng loạt vấn đề phát sinh.
Bảng 2. 4: Diễn biến tỷ giá hối đoái 6 tháng năm 1997
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Do tâm lý lo sợ nội tệ mất giá, người có tiền gửi tại ngân hàng có xu hướng rút tiền đồng, mua ngoại tệ và sau đó gởi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Tiền gởi bằng VND tăng chậm, trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh, kể cả tiền gửi của dân chúng và tiền gửi của doanh nghiệp.
Bảng 2. 5: Các chỉ số kinh tế vĩ mô
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997
Tăng trưởng GDP (giá cố định 1989) 8,8 9,5 9,3 9,0 03/01/97 03/02/97 07/03/97 01/04/97 02/05/97 03/06/97 01/07/97 11.157 11.184 11.382 11.655 11.660 11.661 11.673
Nông nghiệp 3,9 5,1 4,4 4,8
Công nghiệp 14,0 13,9 14,4 13,2
Dịch vụ 10,2 10,6 10,0 9,5
Tiết kiệm và đầu tư (giá hiện hành)
Tổng tiết kiệm 16,9 17,0 16,7 16,5 Tổng đầu tư 25,5 27,1 27,9 27,9 Tiền tệ và lạm phát Cung ứng tiền (M2) 27,8 22,6 22,7 19,6 Chỉ số giá CPI 14,4 12,7 4,5 4,0 Ngân sách nhà nước Thu ngân sách 24,0 23,2 22,9 21,4 Chi ngân sách 26,7 25,1 24,7 24,6 Thâm hụt nhân sách -1,8 -1,3 -1,2 -3,5
Cán cân thanh toán
Cán cân thương mại -7,7 -11,6 -13,4 -8,3
Cán cân vãng lai -8,6 -10,1 -11,2 -5,5
XK (% tăng hàng năm) 35,8 28,2 41,0 20,3
NK (% tăng hàng năm) 48,5 43,8 38,9 0,5
FDI 249,3 41,6 11,2 9,5
Dự trữ ngoại tệ (tr.USD, tuần nhập khẩu) 876
8,7 1.3769,5 1.7988,9 2.26010,0 Dịch vụ nợ nước ngoài
(% so xuất khẩu hàng hóa dịch vụ) 14,0 14,1 14,8 10,6 Nợ nước ngoài (triệu USD) 5.473 6.471 8.357 10.153
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, NHNN, Bộ Tài chính, Báo cáo IMF
Tính đến cuối năm 1997, tiền gửi tiết kiệm dân cư lên đến 526 triệu USD và tiền gửi của các doanh nghiệp là 1.720 triệu USD. Với số lượng ngoại tệ lớn như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn găm giữ ngoại tệ trên tài khoản mà không bán cho ngân hàng vì lo sợ khả năng giảm giá đồng Việt Nam. Mặt khác các doanh nghiệp tìm cách vay bằng được đồng Việt Nam để đưa vào sản xuất kinh doanh mà không vay ngoại tệ vì tâm lý lo sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến. Tình hình này có lúc đã gây mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ. Từ cuối năm 1997, nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ nên giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng luôn bị mất cân đối và có lúc bị ngưng trệ. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn đồng Việt Nam do đồng Việt Nam không có rũi ro về tỷ giá. Điều này đã làm mất cân đối cung cầu về tiền đồng, tạo sức ép tăng lãi suất nội tệ và ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách duy trì lãi suất thấp nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế.
số điểm đáng lưu ý:
Mức tăng trưởng sản phẩm trong nước (GDP) là 9% nhưng thấp hơn các năm trước. Nhìn chung tốc độ lạm phát và động thái của tỷ giá danh nghĩa thời kỳ 1993- 1997 cho thấy: giá của VND trên thị trường ngoại hối tương đối ổn định và có xu hướng lên giá. Đây không phải là kết quả đáng mừng, mà ẩn chứa nhiều vấn đề bất lợi cho nền kinh tế. VND bị định giá cao ngày càng gây những tổn hại đến năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của hàng hoá và dịch vụ. Chúng không chỉ kiềm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu mà còn gây sức ép rất lớn đối với các ngành sản xuất trong nước, nhất là các ngành công nghiệp, nông nghiệp sản xuất xuất khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn không nhận thấy hết tính nghiêm trọng của vấn đề vì sức ép không bộc lộ rõ trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi, nhà nước kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối và nền kinh tế vẫn còn đóng cửa. Việc duy trì tỷ giá cố định trong một thời gian khá dài đã không khuyến khích xuất khẩu, làm cho ngoại thương kém phát triển. Đồng thời, những thành công của công cuộc đổi mới và nền kinh tế đang đà tăng trưởng cũng phần nào che khuất những vấn đề bất ổn mà quá trình tăng trưởng nhanh tạo ra, trong đó có vấn đề cơ chế điều hành tỷ giá.