Trong giai đoạn từ 20052009 thì ta nhận thấy năm 2005 có tốc độ tăng trưởng GDP là cao nhất (8,6%), sau đó giảm dần qua các thời kì. Giảm mạnh nhất là giai đoạn 20072008. Hai nguyên nhân chính khiến mức tăng trưởng chậm lại như vậy đó là lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều. Để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã siết chặt nguồn tín dụng, cho nên các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa, càng gặp thêm khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư. Năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân làm cho GDP giảm mạnh. Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu (đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm này. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 của Việt Nam là cao thứ 2 và chỉ đứng sau Trung Quốc, mức tăng trưởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 7,5% năm. Do giai đoạn này nước ta đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (20012005). Đồng thời năm 2005, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã khởi sắc trở lại, tiếp tục tăng khá với tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm trong năm 2005 ước đạt trên 5,8 tỷ USD (5,2%). Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán. Giá cả thị trường tương đối ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,6%, thấp hơn so với năm 2004 (tăng 8,8%). Tại kỳ họp thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 92005, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước điển hình thực hiện tốt các mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ.
Trang 1BÁO CÁO VỀ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2005-2009
1)Các chỉ số về GDP
5
200 6
200 7
200 8
200 9 Tăng
trưởng
8,6
%
8,2
%
8,5
%
6,2
%
5,3
%
Trong giai đoạn từ 2005-2009 thì ta nhận thấy năm 2005 có tốc độ tăng trưởng GDP là cao nhất (8,6%), sau đó giảm dần qua các thời kì Giảm mạnh nhất là giai đoạn 2007-2008
Hai nguyên nhân chính khiến mức tăng trưởng chậm lại như vậy đó là lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều Để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã siết chặt nguồn tín dụng, cho nên các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa, càng gặp thêm khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư Năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân làm cho GDP giảm mạnh
Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu (đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ) Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều Hậu quả là nạn thất nghiệp
sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm này
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 của Việt Nam là cao thứ 2 và chỉ đứng sau Trung Quốc, mức tăng trưởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu
tăng trưởng GDP trung bình 7,5% / năm Do giai đoạn này nước ta đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
5 năm (2001-2005)
Đồng thời năm 2005, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã khởi sắc trở lại, tiếp tục tăng khá với tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm trong năm 2005 ước đạt trên 5,8 tỷ USD (5,2%) Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán Giá cả thị trường tương đối ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,6%, thấp hơn so với năm 2004 (tăng 8,8%)
Tại kỳ họp thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2005, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước điển hình thực hiện tốt các mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ
Trang 2Tỷ trọng GDP
Tăng trưởng GDP theo ngành
Nhìn chung giai đoạn năm 2005-2009 GDP theo ngành có sự thay đổi nhưng không đáng kể.Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng là cao nhất,tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp là thấp nhất.Song tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp vẫn còn cao Nước ta vẫn là nước đang phát triển
Từ năm 2005-2009 GDP ngành công nghiệp tăng 1,036%, dich vụ tăng 1,015%, nông-lâm-ngư nghiệp không đổi
Năm Nông lâm
ngư
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
2)Chỉ tiêu về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI nhập đến ngày 31/12/2009 đứng thứ 51 toàn cầu với 47,37 tỉ USD tính toàn bộ các dự án đăng kí, chủ yếu tập trung vào công nghiệp, xây dựng Ngoài ra các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn là 1,83 tỉ USD vào những dự án đang tồn
FDI xuất đến ngày 31/12/2009 đứng thứ 50 toàn cầu với 7,7 tỉ USD
Trang 3Năm FDI đăng kí (tỷ
USD) FDI giải ngân (tỷ USD)
Từ giai đoạn 2005- 2009 FDI đăng kí tăng mạnh nhưng không đều (15,68 tỉ USD) trung bình mỗi năm tăng 3,92 tỉ USD Có sự tăng trưởng như vậy là nhờ các giải pháp về thủ tục hành chính như cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, rà soát các dự án để có ngay hình thức xử lý phù hợp, tránh tình trạng đất để quá 1 năm không đưa vào sử dụng theo quy định của Luật Đất đai, hoặc hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2007- 2008( tăng 43,7 tỉ USD) là do giai đoạn này nước
ta gia nhập WTO, giảm mạnh ở giai đoạn 2008-2009 (giảm 42,52 tỉ USD) Nguyên nhân làm giảm mạnh là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
Nhìn chung FDI giải ngân từ năm 2005-2009 có tăng nhưng không đều ( tăng 8,6 tỉ USD) trung bình tăng 2,15 tỉ USD.Tăng mạnh ở giai đoạn 2006-2007 nguyên nhân là do: năm 2007 Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước
và vùng lãnh thổ của thế giới, đã kí hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy đầu tư, 4 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần Đặc biệt việc kí hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản và kí hiệp định gia nhập WTO Bên cạnh đó, do khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát ở Việt Nam vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị trường tín dụng hoạt động chậm lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao Một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu tư quốc tế, cũng như Việt Nam hiện nay đó là yếu tố tâm lí và lòng tin
3)Các chỉ tiêu dùng CPI
Nhìn chung CPI tăng giảm rất thất thường, tăng cao nhất là từ năm 2007-2008 Sở dĩ có
sự tăng cao này là do ảnh hưởng của mưa bão và những trận lũ lớn xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây thiệt hại nặng nề, do dịch bệnh gia súc gia cầm, do giá vật tư, hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao, do tăng giá xăng dầu Trong đó nhóm thực phẩm vẫn chiếm vị trí tăng giá cao nhất với mức tăng 4,69%, nhóm phương tiện đi lại tăng 4,38%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,28%, nhóm lương thực tăng 2,29% nhưng đến năm 2009 CPI lại giảm một cách đáng mừng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước qua 10 tháng đầu năm 2009 chỉ tăng 4,49% so với tháng 12 năm 2008, đây là mức tăng chỉ số tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lí không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân Nhiều loại hàng hóa có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hóa để tính CPI tăng thấp Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2009 là 0,59% nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm
4)Kim ngạch xuất nhập khẩu
Nước ta là nước nhập siêu cao hơn xuất siêu, tình hình xuất nhập chịu ảnh hưởng nhiều bởi thế giới, đặc biệt là việc gia nhập WTO và khủng hoảng kinh tế năm
Tăng trưởng
CPI
2005 8,4%
2006 6,5%
2007 12,6%
2008 22,97%
2009 6,88%
Năm Xuất
khẩu (tỷ
USD)
Nhập khẩu (tỷ USD)
2009 56,374 68,8
Trang 42008 Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là: gạo, café, tiêu, cao su, may mặc, giày da, thủy sản… Từ một nước phải sống nhờ vào hàng viện trợ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm,Việt Nam bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su…Thực sự khẳng định vị trí cường quốc xuất khẩu nông sản Hàng Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Tình hình xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng lớn từ việc Việt Nam gia nhập WTO Sau 2 năm gia nhập WTO hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt giảm Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử, tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta Bên cạnh những tác động thuận lợi khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức như: Gia nhập WTO đòi hỏi tự do hoá thương mại và áp dụng các nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng quyết liệt ngay trên thị trường nội địa Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa trong điều kiện có bảo hộ bằng thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan thì nay phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đây là một thách thức vô cùng lớn, nếu không có lợi thế tất yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là các doanh nghiệp thương mại Như vậy sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh quốc tế khắc nghiệt ngay trong thị trường nội địa Xuất nhập khẩu năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện:
(1) Đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm
(2) Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản bị sụt giảm mạnh so với năm 2008
(3) Các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
5)Ngân sách
Năm Thu (tỷ
USD) Chi (tỷ USD) Thâm hụt (tỷ USD)
Qua các năm hoạt động thu chi luôn ở trong tình trạng chi vượt quá thu, nhưng thu chi cũng tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau Có thời kì đáng lưu tâm là sau năm 2008, hoạt động xuất và nhập khẩu đã giảm đi đáng kể, có 2 nguyên nhân được đưa ra:
Nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức bội chi ngân sách nhà nước tăng lên Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách Nhà nước Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ
Nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách Nhà nước Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi ngân sách Nhà nước sẽ giảm bớt Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.Mức thâm hụt qua các năm thay đổi không đều
Tỷ giá trao đổi:
Trang 5Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa
Kỳ, do đó thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ
bỏ hoặc hạn chế Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006 Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông qua các cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước
Thị trường và giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam diễn biến theo hướng cầu lớn hơn cung như dầu thô, gạo, cà phê, chè, thủy sản Do đó, giá cả các mặt hàng này tăng cao, có lợi cho hoạt động xuất khẩu
6) Thất nghiệp
5 2006 2007 2008 2009
Thất
nghiệp
5,3
%
4,8
%
4,5
%
4,65
%
4,66
%
Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình Nhìn vào tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm ta thấy sự thay đổi không đều qua các năm, 2005 đạt mức kỉ lục về thất ngiệp với 5,3%, các năm sau có sự sụt giảm dần nhưng không nhiều Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà Họ và làng quê họ, nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế
Xu thế và hướng đi của lao động di cư trong nước và mối liên kết nông thôn - thành thị là những chỉ số quan trọng cần được sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới.Tình trạng xuất khẩu lao động đang gặp nhiều khó khăn cũng góp phần tăng tỉ lệ thất nghiệp Người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động rất đông, nhiều người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái trầm trọng nên họ phải tay trắng về nước Một nguyên nhân nữa khiến người lao động
bị mất việc là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm Đây là nguyên nhân chủ yếu
Trang 67) Lạm phát
Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 22%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm
2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư)
Nền kinh tế phát triển quá nóng cũng gây ra tình trạng lo ngại về cán cân thanh toán, với khoản thâm hụt thương mại khổng lồ do nhập khẩu gia tăng
8
2009
Lạm
phát
8,4% 6,8
%
7,8% 22% 0,8%