Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
213,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÁI ĐỘ CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG GVHD: Th.S Lê Việt Hưng SVTH: Hứa Thanh Thảo Lớp: Ngoại Thương 3 - K32 Tháng 10 – 2008 MUÏC LUÏC Lời nói đầu I. Khái niệm thái độ 1. Khái niệm 2. Cơ sở của thái độ 3. Phân loại thái độ. II.Quan hệ giữa thái độ và hành vi 1. Thái độ và sự nhất quán 2. Thuyết về sự bất hoà nhận thức 3. Đo lường quan hệ giữa thái độ và hành vi III.Thái độ và cuộc sống 1. Thái độ quyết định thành công của bạn 2.Thay thái độ đổi cuộc đời 3. Thái độ làm việc không tích cực – Con sâu làm rầu nồi canh 4. Ví dụ minh hoạ: Yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan hệ khách hàng và bưu điện IV. Hình thành thái độ tích cực 1. Nuôi dưỡng thái độ 2. Cách thức để xây dựng thái độ tích cực 3. Thái độ của một nhân viên thành công Lời Kết Danh mục tài liệu tham khảo Lời Nói Đầu Tất cả chúng ta khi được sinh ra trên cõi đời này đa phần đều giống nhau, đều là con người với cấu tạo cơ thể tương tự nhau, khi vứa cất tiếng khóc chào đời tất cả đều là “ một tờ giấy trắng”. Thế nhưng trong quá trình phát triền mổi người lại trang bị cho mình một thái độ khác nhau, để từ đó chúng ta có thể lý giải được tại sao có người lại thành đạt, bên cạnh đó là những người cứ “giặm chân tại chổ” hoặc có khi còn “thụt lùi” lại phía sau người khác. Dầu rằng trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được những vấn đề gì sẽ xảy đến với mình, vá cũng có vô số những vấn đề mà bản thân chúng ta cũng không thể lựa chọn. Bên cạnh vô số những vấn đề nẳm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, có một điều mà bản thân ta có thể lựa chọn và đó cũng là điều quan trọng nhất. Đó là hằng ngày chúng ta đều có thể lựa chọn thái độ của mình trong ngày hôm đó. Hãy nhớ rằng “chúng ta không thề thay đổi quá khứ…chúng ta không thể thay đổi một điều rằng mọi người sẽ hành động theo những cách khác nhau”. Chúng ta cũng không thể thay đổi những điều chắc chắn xảy ra, điều duy nhất chúng ta có thể lá “tận dụng điều chúng ta có”, và đó chính là thái độ của chúng ta. Tôi tin rằng cuộc sống chỉ là 10% những điều đã xảy ra với tôi và 90% còn lại là phản ứng của tôi đối với cuộc sống Và cũng như vậy đối với bạn…chúng ta chịu trách nhiệm cho chính thái độ của chúng ta Tiến sỹ Martin Seligman đã phát hiện ra rằng thái độ làm việc là nhân tố quyết định, nó còn quan trọng hơn cả chỉ số IQ, bằng cấp và một số nhân tố khác. Ông thấy rằng những người có thái độ tích cực, thân thiện thường tiến xa hơn trong sự nghiệp. Cho dù bạn đến từ đâu, bạn thông minh như thế nào nếu bạn có một thái độ đúng đắn trong công việc thì bạn sẽ thành công -1- I. Khái niệm thái độ 1. Khái niệm: Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá ( tích cực hay tiêu cực ) liên quan đến các vật thể, con người và các sự kiện. Nó phản ánh cảm giác của một người về một cái gì đó thế nào. Khi ai đó nói: “tôi thích công việc của mình” là khi người đó đang biểu đạt thái độ của mình đối với công việc. Thái độ là môt khái niệm cụ thể, nó chứa đựng đạo đức, điều đúng đắn, hoặc điều được mong muốn. khi một người cho rằng “trọng nam khinh nữ là điều không đúng”- điều này phản ánh giá trị của anh ta. Khi họ nói “tôi thích tham gia vào chương trình tuyển mộ và huấn luyện phụ nữ vào các chức vụ quản lí” điều này phản ánh thái độ của anh ta. 2. Cơ sở của thái độ Thái độ được hình thành từ cha mẹ, thầy cô giáo, và các thành viên trong nhóm. Trong những năm đầu đời, chúng ta bắt đầu mô hình hoá thái độ của chúng ta khi chúng ta khâm phục, kính trọng hoặc sợ hãi. Chúng ta quan sát cách cư xử của gia đình, bạn bè từ đó hình thành thái độ và hành vi của chúng ta ccho thích ứng với những cách của họ. Con người bắt trước thái độ của những cá nhân bình thường hoặc của những ngừoi mà họ khâm phục hoặc kính trọng. Khác với giá trị, thái độ của bạn ít ổn định hơn. Ví vụ thong điệp quảng cáo cố gắng hướng thái độ của bạn đối với sản phẩm haay dịch vụ nào đó. Nếu nhân viên coca cola có thể làm bạn thích sản phẩm của họ, thái độ này có thể dẫn đến hành vi mong đợi đối với ho là bạn sẽ mua sản phẩm của họ. Đối với tổ chức, thái độ là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hành vi người lao động. 3. Phân loại thái độ. Con ngừơi có thể có hàng ngàn thái độ, song hành vi tổ chức chỉ tập trung sự chú ý trong các thái độ có liên quan đến công việc. Những thái độ có liên quan đến công việc gắn liền với sự lượng giá tích cực hoặc tiêu cực của người lao động về các khía cạnh của môi trường làm việc của họ. Đặc biệt có ba thái độ chủ yế cần được quan tâm: sự thoả mãn đối với công việc, sự gắn bó với công việc, và sự tích cực mhiệt tình với tổ chức. – Sự thỏa mãn đối vời công việc: đề cập đến thài độ chung của một cá nhân với công việc của người đó; một người không thoả mãn với công việc thừơng có những thái độ tiêu cực. Khi một người lãnh đạo nói về thái độ tiêu cực của nhân viên, thừơng là họ có ý nói về sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. Trên thực tế, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ đan xen lẫn nhau. Những nhân tố nào quyết định sự thoả mãn công việc? Thực tế cho thấy các nhân tố quan trọng dẫn đến sự thoả mãn công việc là: công việc phải đòi hỏi hao phí về trí lực; có sự công bằng, hợp lý trong đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động; điều kiện làm việc thuận lợi; có sự hợp tác giữa những đồng nghiệp. Người lao động có xu hứơng thích những công việc mà họ có cơ hội vận dụng kỹ năng và năng lực của mình, họ có quyển tự chủ trong công việc của và nhận được thông tin phản hồi về những gì họ đã làm. Những đặc điểm này đòi hỏi công việc phải có những yêu cầu nhất định về mặt trí lực. Các công việc có quá ít đòi hỏi về trí lực thường tạo ra tâm lý chán chừơng, ngược lại những công việc đòi hỏi quá nhiều thường làm nản long và tạo cảm giác thất bại. Trong những điều kiện đòi hỏi vừa phải, phần lớn người lao động cảm thấy phấn khởi và có được sự thoả mãn. Người lao động muốn có chính sách tiền lương và chính sách đề bạt mà họ coi là công bằng, rõ ràng và phù hợp với những mong đợi của họ. Mức lương và chính sách đề bạt mà họ coi là công bằng, rõ ràng và phù hợp với những mong đợi của họ. Mức lương được coi là thoỏa đáng khi nó được trả trên cơ sở phân tích và đánh giá thực hiện; trình độ và kỹ năng của người lao động đảm bảo, tương quan hợp lí tiền lương giữa các công việc trong xã hội. Tương tự, những chính sách và quyết định đề bạt được đưa ra một cách công bằng hợp lí sẽ làm cho người lao động cảm thấy thoả mãn với công việc của họ hơn. Người lao động thường quan tâm đến môi trường làm việc nói chung, điều kiện làm việc nói riêng. Họ muốn rằng môi trường vật chất xung quanh nơi làm việc phải an toàn, thuận tiện, sạch sẽ và có các điều kiện giải trí tối thiểu. Các nhà quản lí cũng cần lưu ý rằng người lao động khi làm việc họ không chỉ mong đợi tiền lương, tiền thưởng và những lợi ích vật chất mà họ còn mong đợi hơn nữa. Đối với hầu hết người lao động, công việc còn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội. Vì vậy, trong công việc nếu có những người cộng sự, người bạn thân thiện và biết giúp đỡ nhau chắc chắn sẽ dẫn đến thoả mãn công việc. Câu hỏi được dặt ra ở đây là: liệu những người lao động được thoả mản sẽ có năng suất cao hơn những người lao động không được thoả mãn hay không?. Các quan điểm trước kia về mối quan hệ giữa thoả mãn và năng suất có thể được tóm tắt chủ yếu trong nhận định “một công nhân thoả mãn là công nhân có năng suất lao động cao”. Tuy nhiên, trên thực tế quan điểm này cũng bị phê phán. Chẳng hạn, người lao động được bố trí làm việc trên dây chuyền thì năng suất lao động lại chịu sự chi phối nhiều bởi nhịp độ và tốc độ của dây chuyền đó hơn là vào mức độ thoả mãn của người lao động đó với công việc. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng dường như năng suất cao thường dẫn đến sự thoả mãn hơn là ngược lại. Nếu bạn làm một công việc có năng suất cao hoặc có hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy thú vị về công việc đó. Ngoài ra, nếu các nhà quản lý tổ chức khen thưởng cho năng suất cao, và coi việc đạt năng suất cao hơn là cơ sở của tăng lương và đề bạt thì những phần thưởng này sẽ làm tăng mức độ thoả mãn của người lao động với công việc. – Sự gắn bó đối với công việc là một nghiên cứu mới nhất hiện nay, khái niện này vẫn chưa đạt đến một sự nhất trí. Một cách giải thích chấp nhận được là: sự gắn bó với công việc đo lường mức độ hiểu biết về công việc của người lao động; sự tham gia tích cực, và sự quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ là quan trọng với anh ta. Những người thể hiện sự gắn bó cao với công việc của họ là những người có năng suất cao hơn, có mức độ thoả mãn đối với công việc cao hơn và ít thuyên chuyển hơn những người có cự gắn bó thấp. –Sự tích cực, nhiệt tình với tổ chức thể hiện sự hướng tới tổ chức của con người -1- bằng việc trung thành với tổ chức, gắn bó chặt chẽ với tổ chức. Một người có mức độ nhiệt tình cao với tổ chức sẽ gắn bó cao với công việc của họ- không kể họ có thoả mãn hay không. Với nhận thức này chúng ta có thể mong đợi một tương quan nghịch biến giữa sự tích cực, nhiệt tình với tổ chứcvà sự thuyên chuyển. II.Quan hệ giữa thái độ và hành vi 1. Thái độ và sự nhất quán Bạn thường thấy điều mà người ta nói là không mâu thuẩn với cái người ta đã làm. Các nghiên cứu có kết luận chung là con người theo đuổi sự nhất quán giữa thái độ và hành vi. Điều này nghĩa là các cá nhân theo đuổi việc điều hoà các thái độ khác nhau (trái ngược) và sắp xếp các thái độ và hành vi sao cho chúng xuất hiện một cách hợp lý và nhất quán. Khi có sự không nhất quán, các áp lực xuất hiện đưa cá nhân về tình trạng cân bằng ở đó các thái độ và hành vi trở lại nhất quán. Điều này được thực hiện bằng việc thay đổi hoặc thái độ hoặc, hành vi, hoặc bằng việc phát triển một sự hợp lý hoá cho sự nhất quán. Ví dụ, khi một người tuyển nhân viên, để tạo ra sự hấp dẫn đối với các ứng viên anh ta phải trình bày các điểm tốt của công ty, song có thể họ mâu thuẩn khi thấy công ty có điều kiện làm việc tồi và khả năng thăng tiến kém vì vậy anh ta có thể: – Cùng với thời gian anh ta có thể có thái độ tích cực hơn, và thấy rằng những điểm yếu của công ty sẽ được khắc phục. Anh ta sẽ mạnh dạn nói về các ưu điểm của công ty. – Anh ta có thể có một thái độ tiêu cực với điều kiện lám việc của công ty, nhưng nghĩa vụ của anh ta là phải nói tốt về công ty. Vì thế anh ta sẽ hợp lí hoá bằng việc cho rằng không có một nơi làm việc nào là hoàn hảo và anh ta sẽ trình bày một bức tranh hồng về công ty – Anh ta có thể vẫn giữ thái độ tiêu cực với điều kiện làm việc của công ty điều này dẫn tới sự giảm nhiệt tình và từ đó có khả năng anh ta sẽ thể hiện sự diễu cợt về công ty. 2. Thuyết về sự bất hoà nhận thức Từ nguyên tắc nhất quán liệu chúng ta có thể cho rằng chúng ta có thể luôn luôn dự báo hành vi của một cá nhân nều chúng ta hiểu thái độ của họ về đối tượng? Nếu bạn cho rằng công ty của bạn trả lương quá thấp, liệu sự tăng lên một cách đáng kể của tiển lương có gây ra sự thay đổi hành vi của bạn? Nó sẽ lảm bạn tích cực và chăm chỉ hơn? Câu trả lời là rất phức tạp, nó không chỉ đơn giản là có hoặc không Vào khoảng cuồi những năm 1950, Leon Festinger đưa ra thuyết về sự bất hoà nhận thức.thuyết này cho phép giài thích quan hệ giữa thái độ và hành vi. Sự bất hoà nhận thức đề cập đến sự không tương đồng (sự khác biệt) mà một cá nhân có thể nhận thức giữa các thái độ và hành vi. Festinger cho rằng bất kỳ những dạng không nhất quán nào cũng tạo ra sự khó chịu, hoặc sự không thoải mái. Do đó, các cá nhân sẽ theo đuổi một tình trạng cân bằng tại đó sự bất hoà là nhỏ nhất. Tất nhiên, không một cá nhân nào tránh hoàn toàn sự bất hoà. Festinger cho rằng mong muốn giảm sự bất hoà có thể được xác định bằng : -1- →Tầm quan trọng của các nhân tố tạo ra sự bất hoà; → Niềm tin của cá nhân về mức độ ảnh hửơng của họ đối với các nhân tố; → Các phần thưởng có thể nhận được trong sự bất hoà: phần thưởng có tác dụng giảm sự mâu thuẩn bằng cách tăng mặt kiên định, nhất quán trong cân đối hành vi của cá nhân, mặc dù mâu thuẩn vẫn tồn tại nhưng người lao động cảm thấy bớt nặng nề và thoải mái hơn Nếu các nhân tố tạo ra sự bất hoà là không quan trọng, sức ép cho việc điều chỉnh sự bất hoà là thấp. Ví dụ, nếu bạn có niềm tin mãnh liệt là không một công ty nào được gây ô nhiễm môi trường nhưng bạn phải ra quyết định về vấn đề này để đảm bảo lợi nhuận của công ty. Bất hoà nhận thức ở mức cao, và do tầm quan trọng của nhân tố này bạn không thể lờ đi sự bất hoà. Bạn có thể sẽ hành động theo bốn cách • Thứ nhất: bạn sẽ chấm dứt gây ô nhiễm; • Thứ hai: giảm sự bất hoà bằng cách kết luận mâu thuẩn này là không quan trọng; •Thứ ba: bạn có thể thay đổi thái độ và cho rằng không có gì là sai trái; • Thứ tư: điều hoà sự bất hoà bằng cách cho rằng lợi ích mà công ty mang lại là lớn hơn so với những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm. Niềm tin của cá nhân về mức độ ảnh hưởng của họ đối với các nhân tố sẽ ảnh hưởng tới cách mà họ phản ứng đối với sự bất hoà. Nếu họ nhận thức sự bất hoà là kết quả của các nhân tố mà họ không kiểm soát được thì họ dường như ít được nhận thức cho sự thay đổi thái độ. Ví dụ, hành vi tạo ra sự bất hoà là được đòi hỏi từ cấp trên, sức ép cho giảm sự bất hoà sẽ thấp hơn là hành vi được thực hiện một cách tự nguyện. Khi sự bất hoà tồn tại, nó có thể được hợp lý hoá và được biện hộ Các phần thưởng cũng ảnh hưởng đến mức độ mà mỗi cá nhân được động viên trong giảm bầt hoà. Sự bất hoà cao trong khi gắn liền với nó là phần thưởng lớn sẽ có xu hướng làm giảm căng thẳng trong bất hoà Những điều trên cho thấy khi con người cảm thấy bất hoà thì điều đó không có nghĩa là họ phải làm giảm sự bất hoà. Nếu sự bất hoà là không quan trọng, do các nguyên nhân bên ngoài gây ra, hoặc phần thưởng nhận được là lớncon người có ít mong muốn làm giảm bất hoà. 3. Đo lường quan hệ giữa thái độ và hành vi. Chúng ta hiểu rằng thái độ ảnh hưởng tớii hành vi. Những nghiên cứu đầu tiên về thái độ giả định rằng thái độ là nguyên nhân của hành vi, nghĩa là thái độ của một người sẽ xác định điều mà họ làm. Về mặt cảm tính bạn dễ nhận thấy quan hệ này. Sẽ không là vô lí nếu một người thích thể thao ngồi xem chương trình thể thao trên Tivi, hoặc một người cố tình né tránh một nhiệm vụ mà họ không thích. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, các tổng kết về các nghiên cứu thái độ đã thách thức quan hệ được giả định này. Từ vịêc lượng giá nhiều quan hệ giữa thái độ và hành vi các nhà nghiên cứu kết luận rằng thái độ không có tương quan với hành vi hoặc nếu có chỉ là tương quan rất yếu. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng quan hệ giữa thái độ và hành vi có thề được cải thiện bằng việc quan tâm tới các biến ngẫu nhiên trung hoà. -1- • Các biến trung hoà Một điều cải thiện cơ hộ của chúng ta trong tìm kiếm quan hệ có ý nghĩa giửa thái độ và hành vi là việc sử dụng những thái độ cụ thể và các hành vi cụ thể. Những thái độ càng cụ thể và các hành vi liên quan đó càng cụ thể thì khả năng chỉ ra ý nghĩa trong quan hệ giữa thái độ và hành vi càng lớn. Vào đầu những năm 1970, luật lệ ở các nước phát triển chưa đòi hỏi các ôtô thế hệ mới phải sử dụng xăng không chì. Vào thời gian đó con người được tự do lựa chọn xăng thừơng hoặc xăng không chì. Việc sử dụng xăng không chì sẽ tốn thêm một ít tiền nhưng ít tác hại cho môi trường hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan sát các lái xe dùng xăng thường và xăng không chì sau đó họ thiết kế các bảng câu hỏi để đo lường thái độ của các lái xe. Các câu hỏi được thiết kế với bốn mức độ từ những lợi ích chung trong những vấn đề môi trường đến những câu hỏi cụ thể về mức độ tuân thủ của cá nhân trong việc sử dụng xăng không chì. Tương quan trong quan hệ giữa thái độ và hành vi tăng lên từ +0.12 → +0.59 khi các câu hỏi từ chung chung đến thật cụ thể. Nghĩa là, câu hỏi càng cụ thể thì tương quan trong quan hệ giữa thái độ và hành vi càng chặt hơn. Một biến trung hoà nữa là sức ép của xã hội đối với hành vi. Những sự không nhất quán giữa thái độ và hành vi có thể là do sức ép của xã hội đối với cá nhân. Ví dụ, sức ép của nhóm bạn bè có thể giải thích tại sao một người rất ghét chuyện trốn học lại tham gia trốn học cùng bạn bè đi chơi. Kinh nghiệm của con người với các thái độ được xem xét. Quan hệ giữa thái độ và hành vi dường như rõ hơn nếu thái dđộ dđược nghiên cứu là có liên quan tới những king nghiệm quá khứ của cá nhân. Ví dụ khi ta hỏi các sinh viên không có kinh nghiệm làm việc về tầm quan trọng của các nhân tố của công việc sẽ xác định họ sẽ chọn công việc hay không. Ta không thể căn cứ câu trả lời để dự đoán về hành vi thuyên chuyển của họ trong thực tế. • Thuyết tự nhận thức. Trong khi nghiên cứu chỉ ra quan hệ giữa thái độ và hành vi và quan hệ này rất yếu trước khi được điều chỉnh bởi các biến trung hoà. Để có thể có được tương quan chặt hơn trong việc khái quát hoá quan hệ giữa thái độ và hành vi đòi hỏi phải xem xét các biến trung hoà thì điều này gặp rất nhiều khó khăn. Điều này gơi ý các nhà nghiên cứu tiếp cận theo hướng khác. Đó là có hay không việc hành vi ảnh hưởng tới thái độ. Quan điểm này được gọi là thuyết tự nhận thức. Khi được hỏi về thái độ đối với một đối tượng, các cá nhân nhớ lại hành vi quá khứ có liên quan đến đối tượng và sau đó họ suy ra các thái độ của họ từ các hành vi trong quá khứ.Thuyết tự nhận thức cho rằng những thái độ được sử dụng để tạo ra ý nghĩa của hành động đã xảy ra hơn là có trước hành động và chỉ dẫn hành động. Trong khi quan hệ giữa thái độ và hành vi là rất yếu thì quan hệ giữa hành vi và thái độ lại rất mạnh. Ta có thể có một kết luận: dường như con người rất giỏi trong việc tìm ra các lí do để giải thích cho hành vi của mình, song lại rất dở trong vịêc làm những điều mà họ thấy phải làm. -1- III.Thái độ và cuộc sống. 1. Thái độ quyết định thành công của bạn. Thái độ được định nghĩa là thói quen suy nghĩ, hành động và tình cảm, thể hiện khuynh hướng, quan điểm và niềm tin của bạn về cuộc sống. Ba yếu tố cơ bản tạo ra thái độ là thói quen, suy nghĩ và niềm tin. Chúng ta biết rằng bạn sẽ làm việc mà bạn luôn nghĩ đến. Thái độ là đặc điểm thể hiện rõ nhất suy nghĩ của bạn. Tính cách, con người bạn thể hiện, thực chất chỉ là biểu hiện của thái độ và cảm xúc bên trong. Thói quen kết hợp với thái độ tạo thành hành động. Thái độ là chiếc gương phản ánh với thế giới bên ngoài toàn bộ niềm tin và suy nghĩ của bạn. Nghiên cứu thêm về nguyên nhân giúp con người ta thành công đã cho thấy nhân tố cốt yếu trong mọi trường hợp là - thái độ tích cực. Cùng với các nhân tố khác mà chúng ta sẽ thảo luận sau này, thái độ tích cực là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được cho hành trang cuộc đời. Clement Stone, tác giả của một số cuốn sách tự học kinh điển gọi thái độ tích cực là “PMA” (Positive Mental Attitude) và khẳng định “PMA là chất xúc tác kết hợp các nguyên lý thành công hoạt động cùng nhau tạo ra kết quả xứng đáng”. Một cán bộ tuyển dụng cao cấp của trường đại học Harvard đã đưa ra một kết quả điều tra là 85% những gì một cá nhân đạt được trên phương diện kinh tế tài chính, sự giàu có, địa vị xã hội và công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp đại học phụ thuộc vào thái độ, 15% còn lại phụ thuộc vào khả năng và năng khiếu. Một cuộc điều tra tương tự cho thấy không có sự tương quan nào giữa bằng cấp và khả năng kiếm tiền. Nếu như ta thấy tất cả những dẫn chứng cho việc cần thiết phải có thái độ tích cực như vậy, tại sao rất nhiều người trong số chúng ta lại thiếu nó. Tất nhiên là chúng ta có đủ thông minh để hiểu những điều tốt đẹp một khi ta thấy nó? Liệu tri thức trên đã đủ làm cho ta thay đổi thái độ chưa? Hiển nhiên là chưa. Chúng ta đều biết thái độ là một phần mềm của niềm tin - là niềm tin cơ bản của bản thân, về khả năng và thế giới quan của mỗi người. Chúng ta cũng biết là niềm tin quyết định hy vọng vào kết quả đạt được, vào tương lai. Nếu có thái độ lạc quan, bạn mong muốn những điều tốt đẹp, những gì bạn yêu thích sẽ đến, ngược lại với thái độ thiếu lạc quan bạn chỉ luôn nghĩ đến những gì không tốt đẹp xảy ra. Xin dẫn ra đây lời của Denis Waitlay trong cuốn sách ” Tâm lý để chiến thắng” (Psychology of Winning), ông cho là những người thành công thường có thói quen tự tạo ra thái độ tích cực cho mình trước khi sự việc diễn ra. Họ tạo ra lòng tự tin vào bản thân mặc dù không chắc là sự việc sẽ diễn ra đúng như ý muốn của họ. Thái độ lạc quan dẫn đến hy vọng tích cực, lòng nhiệt tình và những yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến việc đem lại kết quả tốt đẹp. Thái độ tích cực là sức mạnh vô cùng to lớn giúp ta tự tạo ta cuộc sống theo ý mình. Samuel Johnson đã có nhận xét về thái độ như sau “Một người không có hiểu biết gì về bản chất con người cứ muốn đi tìm hạnh phúc bằng cách cố gắng thay đổi mọi thứ trừ thiên hướng của chính mình sẽ lãng phí thời gian vô ích mà không đem lại kết quả gì ngoài việc làm tăng thêm nỗi buồn mà anh ta muốn loại bỏ đi”. -1- [...]... hơn chính thái độ của bạn Và chẳng có gì ngăn cản bạn vươn tới thành công nếu bạn có một thái độ tích cực, lạc quan Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy áp dụng “thực đơn nuôi dưỡng thái độ này -1- 2 Cách thức để xây dựng thái độ tích cực Thái độ sống và nhân sinh quan là một trong những điều đầu tiên mà người khác chú ý đến bạn .Với sự rèn luyện thích hợp, bạn có thể tạo cho mình một thái độ sống tích cực... ảnh hưởng nhiều hơn thái độ làm việc tích cực Con sâu làm rầu nồi canh Một nhân viên có thái độ làm việc không tích cực giống như virus Bởi họ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của những đồng -1- nghiệp khác Đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu về những bất đồng nơi công sở được thực hiện bởi Đại học Washington hình của “nồi Một điều lạ lùng là thái độ làm việc không tốt lại có sức ảnh hưởng. .. thái độ sống tích cực Sau đây là 6 phương cách để bạn có thể quản chế được sự tiếp cận cuộc sống của mình và đạt nhiều thành công hơn nữa với các mục tiêu đề ra 1 Hãy nói những ngôn từ tích cực Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định thái độ tích cực của bạn: Tôi hiểu tầm quan trọng của việc duy trì một thái độ tích cực trong cuộc sống • Tôi luôn có thái độ sống tích cực, nhìn sự việc theo những khía... Hiện nay, các dịch vụ bưu chính của VNPT đã bị cạnh tranh rất mạnh Thái độ phục vụ của giao dịch viên chính là tiêu chí quyết định khách hàng có tiếp tục mua sản phẩm bưu chính của VNPT nữa hay không Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giao dịch viên là vấn đề lớn mà VNPT cần quan tâm IV Hình thành thái độ tích cực 1 Nuôi dưỡng thái độ Bằng cách nào, bạn có thể xây dựng cho mình một thái độ tích cực... là thái độ - Chỉ có thái độ là 100%: A+T+T+I+T+U+D+E = 1+20+20+9+20+21+4+5 = 100 % =>> Thay thái độ, đổi cuộc đời !!! Khi giơ bàn tay lên, bạn sẽ thấy ngón tay trỏ và ngón tay cái chỉ cách nhau vài cen-ti-mét Trong các cuộc thi chạy cự ly 100 m tại các Thế vận hội Olimpic, khoảng cách về thời gian giữa vận động viên về đích đầu tiên và các vị trí tiếp theo chỉ 1/100 giây Nhưng đó chính là khoảng cách... người với nhau, bạn sẽ thấy chỉ cần có một chút thái độ và quan điểm sống khác nhau, có thể đem lại những sự thành công lớn trong cả sự nghiệp cũng như đời sống cá nhân Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: thái độ quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của con người hơn bất cứ một nhân tố nào khác 3 Thái độ làm việc không tích cực – Con sâu làm rầu nồi canh Một điều lạ lùng là thái độ làm... trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh Thái độ của bạn ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong... người với nhau, bạn sẽ thấy chỉ cần có một chút thái độ và quan điểm sống khác nhau, có thể đem lại những sự thành công lớn trong cả sự nghiệp cũng như đời sống cá nhân Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: thái độ quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của con người hơn bất cứ một nhân tố nào khác Bằng cách nào, bạn có thể xây dựng cho mình một thái độ tích cực để đảm bảo cho sự thành công 3 Thái. .. cùng quan trọng đối với cuộc sống và công việc của chúng ta Nhưng làm thế nào để luôn duy trì một thái độ “đúng” là điều không dễ thực hiện Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học cách tạo cho mình một thái độ tích cựccủa bạn Tại sao chúng ta lại khó thay đổi đến vậy? Tại sao mỗi cuộc cải tổ luôn phải đối mặt với những phản ứng gay gắt từ người thực thi? Bài viết của Joy S Ruhmann đăng... được thái độ bạn sẽ thay đổi được cuộc sống của mình”_ “cuộc sống của bạn tuỳ thuộc vào thái độ của bạn” Goodlu ck -1- Danh mục tài liệu tham khảo 1.Th.s Nguyển Hữu Lam (khoa quản trị kinh doanh ĐHKTTPHCM) “hành vi tổ chức 2.John Miller “câu hỏi đằng sau mọi câu hỏi” 3.Bussiness leader magazine 4.Denis Waitlay “tâm lí để chiến thắng” (psychology of winning) 5.Keith.D.Harrell “thay thái độ đổi cuộc . hoạ: Yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan hệ khách hàng và bưu điện IV. Hình thành thái độ tích cực 1. Nuôi dưỡng thái độ 2. Cách thức để xây dựng thái độ tích cực 3. Thái độ của một nhân viên. thái độ này có thể dẫn đến hành vi mong đợi đối với ho là bạn sẽ mua sản phẩm của họ. Đối với tổ chức, thái độ là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hành vi người lao động. 3. Phân loại thái độ. . →Tầm quan trọng của các nhân tố tạo ra sự bất hoà; → Niềm tin của cá nhân về mức độ ảnh hửơng của họ đối với các nhân tố; → Các phần thưởng có thể nhận được trong sự bất hoà: phần thưởng có tác