1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kinh doanh thương mại phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

48 723 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 197,65 KB

Nội dung

Vì vậy, trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung vànền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩymạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng c

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng học hỏicủa bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô trongKhoa Kinh tế-Luật, các thầy cô trong bộ môn kinh tế vĩ mô và sự giúp đỡ từCTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Kinh tế- Luật đã tạođiều kiện cho em được đi thực tế tại công ty trong thời gian thực tập, để em cóthể vận dụng những kiến thức được học tập tại trường vào môi trường làm việcthực tế

Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Kinh tế vĩ mô Đặcbiệt em xin chân thành cảm ơn tới Thạc sỹ Đào Thế Sơn người đã trực tiếphướng dẫn em một cách tận tình và tỉ mỉ, thầy luôn giúp đỡ em trong việc giảiquyết các khó khăn và sai sót, gợi ý cách phân tích và trình bày bằng những kiếnthức chuyên sâu của thầy

Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo, nhân viên trong CTCPchế biến thực phẩm Hữu nghị đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với côngviệc, môi trường làm việc thực tế có tính kỷ luật cao, có trách nhiệm cao và đãcung cấp, trao đổi những thông tin cần thiết giúp em hoàn thành bài khóa luậntốt nghiệp này

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể CTCPchế biến thực phẩm Hữu Nghị đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 7

1.1 Một số lý luận cơ bản về lạm phát 7

1.1.1 Khái niệm về lạm phát 7

1.1.2 Đo lường lạm phát 7

1.2 Một số lý thuyết về lạm phát 8

1.2.1 Phân loại lạm phát 8

1.2.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát 8

1.3 Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.3.1 Khái niệm liên quan đến “ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” 11

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.3.3 Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13

1.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 14

1.4.1 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế nói chung 14

1.4.2 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 19

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình lạm phát và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị…….……… 19

2.1.1 Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay 19 2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 3

2.2 Thực trạng về ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 26

2.2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 26 2.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 27

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hữu Nghị 32

2.3.1 Các kết luận từ dữ liệu sơ cấp 32 2.3.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp 33 2.3.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 34

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 35 3.1 Dự báo tình hình kinh tế của Việt Nam trong những năm tới 2016-2020 36 3.2 Một số đề xuất nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 37 3.3 Một số kiến nghị 38

Kiến nghị với Nhà Nước 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 26

Bảng 2.2: Thị phần các công ty kinh doanh thực phẩm 2011 29

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Lạm phát cầu kéo 9

Hình 1.2: Lạm phát chi phí đẩy 9

Hình 1.3: lạm phát dự kiến 10

Hình 2.1 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 19

Hình 2.2 Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát 28

Hình 2.3 Thị phần kinh doanh thực phẩm của một số doanh nghiệp 29

Hình 2.4 Mối quan hệ giữa thị phần và lạm phát 30

Hình 2.5 Mối quan hệ giữa doanh thu và lạm phát 31

Hình 2.6 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và lạm phát 32

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần

WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận

Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, nền kinh tếViệt Nam dần có những chuyển biến rõ rệt Hội nhập kinh tế quốc tế mang lạicho chúng ta những cơ hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cơcấu kinh tế cũng dần thay đổi linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh

tế toàn cầu Tuy nhiên cùng với những cơ hội mà hội nhập mang lại cũng cókhông ít những khó khăn, thách thức Biến động kinh tế thế giới trong thời gianqua cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá

cả một số nguyên liệu đầu vào chính lương thực, xăng dầu, Cùng với ảnhhưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sáchcủa chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến động mạnh theo chiều hướnggia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi

Lạm phát là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và quan trọngđánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngạilớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước Trong thời gian qua “lạm phát” làmột cụm từ được nhắc đến nhiều không chỉ vì nó là nguyên nhân khủng hoảngkinh tế mà nó còn tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và tới bộ phậndoanh nghiệp nói riêng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Đặc biệt làtrong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, lạm phát diễn biến hết sức phức tạp, làmgia tăng thất nghiệp, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động và ngườitiêu dùng bị giảm xuống Còn đối với người sản xuất, người bán phải lo lắngtrước những cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiềnngày một suy giảm, làm suy thoái kinh tế

Lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnhhưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Lạm phat ảnh hưởngnhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi chi phí đầu vào tăng làmcho hầu hết lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể Lạmphát cao làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng giảmkéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị trường cũng giảm đi

Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay màmục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa

Trang 6

chi phí Vì vậy, trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung vànền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩymạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải phápkinh doanh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nóichung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị là một công ty sản xuất và kinhdoanh trong lĩnh vực thực phẩm, có những nguyên liệu đầu vào với giá cả rấtnhạy cảm với mức độ lạm phát nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêucực của lạm phát Chính vì vậy mà CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đã xácđịnh vấn đề cấp thiếp đặt ra lúc này là cần phải phân tích ảnh hưởng của lạmphát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Vì vậy, đề tài “phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinhdoanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị” là một đề tài cấp thiết Đề tài

là phương tiện giúp cho công ty thích nghi trước ảnh hưởng tiêu cực của lạmphát

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Đã có nhiều cá nhân và nhóm tác giả nghiên cứu và làm đề tài về vấn đềliên quan đến lạm phát Nghiên cứu và phân tích lạm phát ở nhiều góc độ khácnhau như:

+ Nguyễn Đắc Hưng (2008), Điều hành chính sách tiền tệ 2007- Thời báokinh tế Việt Nam - Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới, NXB Thống kê.+ Cao Cự Bôi (2008), ‘Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điềuhành chính sách tiền tệ’, Tạp chí phát triển kinh tế 4/2008

+ Học viện Ngân hàng (2005), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát cho ViệtNam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngân hàng tháng 12/2005, NXB Đại học Quốcgia Hà Nội

+ Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2006), ‘Chính sách mụctiêu lạm phát - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam’, Tạp chíNgân hàng, số 1 + 2/2006

+ Phí Trọng Hiển (2005), ‘Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giảipháp cho Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006

Trang 7

+ LVF.000329- Trường đại học thương mại (2008) ‘Một số giải pháp hạnchế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công tyTNHH hệ thống công nghiệp Việt Nam’.

Nội dung tóm tắt: Bài viết đưa ra một số lý luận liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty TNHH hệ thống công nghiệp Việt Nam Từ đóđưa ra một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp

+ Lê Quốc Lý (2005) “ Lạm phát hành trình và giải pháp chống lạm phát ởViệt Nam”

Nội dung tóm tắt: cuốn sách phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát vớiđầu tư, thu chi ngân sách nhà Nước, với sản lượng thương mại và dịch vụ Đãthể hiện được những diễn biến của lịch sử chống lạm phát của nước ta, đã cungcấp nhiều tư liệu, số liệu về quá trình và giải pháp chống lạm phát cũng như bàihọc kinh nghiệm quý báu

+ PTS KH Kinh tế - Phạm Minh Tuấn (2008) ‘ Lạm phát và một số biệnpháp kiềm chế lạm phát trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam’, NXB Thốngkê

Nội dung tóm tắt: Tổng quan về lạm phát, phân tích diễn biến và nguyênnhân lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Nêu ra một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

+ Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi (2008), ‘Lạm phát Việt Nam: nguyênnhân và đề xuất chính sách’, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4/2008.+ Tập thể tác giả: PTS:Nguyễn Minh Phong, TS:Võ Đại Lược, TS: NguyễnThị Hiền, Và một số tác giả khác(2006), ‘Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thựctiễn ở Việt Nam’, NXB Thống kê

Kết luận: Các công trình trên đã nêu đầy đủ về cơ sở lý luận về lạm phát,

nêu lên tình hình lạm phát của Việt Nam trong những giai đoạn cụ thể, giải thíchnhững nguyên nhân gây ra lạm phát ở những giai đoạn cụ thể đó, đưa ra nhữnggiải pháp để chống lạm phát, kiềm chế lạm phát Tuy nhiên những công trìnhtrên mới chỉ đề cập tới lạm phát ở phạm vi vĩ mô là toàn nền kinh tế mà chưa đisâu vào từng doanh nghiệp cụ thể Để từ đó ta thấy rõ nét hơn ảnh hưởng củalạm phát tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Từ đó đưa ra những đềxuất để giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp phù hợp để làm hạn chế sự

Trang 8

ảnh hưởng của lạm phát tới doanh nghiệp Với đề tài: “Phân tích ảnh hưởng củalạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thựcphẩm Hữu Nghị” ta sẽ thấy được lạm phát sẽ ảnh hưởng tới CTCP chế biến thựcphẩm Hữu nghị như thế nào? Qua đó đưa ra những đề xuất giúp công ty có biệnpháp hạn chế được những tác động từ lạm phát.

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Trong thời kỳ lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp nói chung và các doanh nghiệp chuyên ngành chế biến thực phẩm nóiriêng, trong đó có CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đều bị ảnh hưởng từ lạmphát từ những mức độ khác nhau Chính vì vậy em muốn qua đề tài này tìm hiểu

rõ hơn về tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian gần đây và để trả lờicho những câu hỏi:Trong thực tế lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phátchủ yếu là gì? Nền kinh tế bị cơn sóng lạm phát tác động như thế nào? Đặc biệt

là ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP thựcphẩm chế biến Hữu Nghị như thế nào? Công ty cần phải làm gì để có thể hạnchế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,phòng chống và khắc phục hậu quả do lạm phát gây ra như thế nào?

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chếbiến thực phẩm Hữu Nghị

+ Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lý luận

Hệ thống lại một cách tổng quát về lạm phát, nguyên nhân lạm phát, phânloại lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty,

Mục tiêu thực tế

Đánh giá thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chếbiến thực phẩm Hữu Nghị Đánh giá những ảnh hưởng của lạm phát tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Khi lạm phát xảy ra thì nó đã tác động tớidoanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty như thế nào? Từ đó làm rõ nguyênnhân lạm phát và dự báo xu hướng của tình hình giá cả trong các năm tới Cụ thể

Trang 9

hơn là tìm hiểu về các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp cũng như của chínhphủ trước diễn biến giá cả và lạm phát khó lường như hiện nay.

+ Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị từ đó đưa ra kết luận

và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Giới hạn về không gian

Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và tìmhiểu ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biếnthực phẩm Hữu Nghị

Giới hạn về thời gian

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tác động tới sản xuấtkinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm

Nội dung câu hỏi của phiếu điều tra phỏng vấn xoay quanh tình hình sảnxuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị bị ảnh hưởng của lạmphát trong thời gian gần đây

Cách tiến hành: Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm được phát cho 25 nhânviên trong CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị Kết quả thu về 25 phiếu hợp lệ

Ưu điểm và nhược điểm của phươncg pháp: Tổng hợp được ý kiến củanhiều người, thông tin thu được có độ chính xác cao nhưng tốn nhiều thời gian,công sức

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nội dung của những câu hỏi trong phiếu phỏng vấn liên quan đến nhữngkhó khăn mà CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị gặp phải khi lạm phát xảy ra.Những ứng phó của công ty và những biện pháp để phát triển kinh doanh trướctình hình biến động đó

Cách tiến hành: Mẫu phiếu phỏng vấn được phát cho 10 chuyên gia lànhững trưởng phòng, phó phòng kinh doanh của công ty trả lời Kết quả thu về

10 phiếu hợp lệ

Trang 10

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp: Có thể tìm hiểu rõ hơn tình hìnhkinh doanh, ứng phó của công ty, nhưng vẫn mang tính chất chủ quan trongnhững câu trả lời.

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Cách tiến hành: Sử dụng các nguồn dữ liệu trên internet, tạp chí và đặc biệt

là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩmHữu Nghị

Cách xử lý dữ liệu: Từ những kết quả thu thập được chúng ta chọn lấynhững thông tin, dữ liệu cần thiết để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu

+ Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, tổng hợp và chọn lọc được những dữ kiệu phùhợp, cần thiết Bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng cácphương pháp sau:

Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu từ nguồn thứ cấp và sơ cấpPhương pháp minh họa bằng các biểu đồ, đồ thị

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Đề tài được chia làm 3 nội dung chính sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh

Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm hữu nghị

Chương 3: Những đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm

phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm hữu nghị

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Một số lý luận cơ bản về lạm phát

1.1.1 Khái niệm về lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên tục của mức giá trung bình theo một thời gian nhấtđịnh Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả hàng hóa vàdịch vụ Mức giá chung này được đo bằng chỉ số giá

1.1.2 Đo lường lạm phát

Muốn đánh giá được mức độ lạm phát thì ta dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ởmột thời điểm nào đó so với thời điểm trước

Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = chỉ số giá thời điểm (t) - 100

Hai thước đo thông dụng để phản ánh tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng(CPI) và chỉ số điều chỉnh (GDP)

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số phản ánh giá của hàng hóa quanhiều năm khác nhau so với giá của hàng hóa đó trong năm gốc và được tínhtheo công thức:

Ip = ∑p 1q 0

p 0 q 0

Ip : là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng

q1 : là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo

p1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo

p0 : là giá cả hàng hóa, dịch vụ kỳ gốc

+ Chỉ số điều chỉnh (GDP): Là loại chỉ số có mức độ bao phủ rộng nhất

Nó bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng

Trang 12

số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của cácloại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng và được tính theo công thức:

Lạm phát phi mã:

lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ lên tới 2 hoặc 3con số Ở thời kỳ này, lạm phát làm cho mức giá cả chung tăng lên nhanhchóng, gây biến động lớn trong đời sống kinh tế, xã hội

Siêu lạm phát:

Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi

mã tỷ lệ lạm phát có thể > 200%, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng rất mạnh, gâybiến động lớn về kinh tế, giá cả tăng nhanh và có nhiều biến động, tiền lươngthực tế bị giảm mạnh, tiền mất giá, các yếu tố thị trường không còn chuẩn xác

và hoạt động kinh doanh rối loạn Tuy nhiên tình trạng siêu lạm phát rất hiếmkhi xảy ra

1.2.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.2.2.1 Lạm phát cầu kéo:

Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay

đổi hoặc khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung Lúc đó, một lượng tiền lớnđược dùng để mua một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá Chênhlệnh giữa cung và cầu càng lớn thì giá tăng càng nhiều Trên thực tế, nguyênnhân chủ yếu làm tổng cầu trong nền kinh tế tăng lên:

Trang 13

- Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp,làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng

- Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽlàm tăng chi phí cho nhà xưởng, v v làm tăng các chi phí đầu tư

- Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trungương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu

- Thu nhập của các nước bạn hàng tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩucủa chúng ta

- Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu

- Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu

và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD

Ta có mô hình tổng cầu AD = C + I + G + NX

Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD1 ( Hình 2.1) và nền kinh tế cânbằng trong dài hạn tại E0 (Y0 ; P0) với Y0 = Y* Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng(C↑), cbhi tiêu chính phủ tăng(G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu ròngtăng(NX↑) kết quả là tổng cầu tăng

Hình 1.1: Lạm phát cầu kéo Hình 1.2: Lạm phát chi phí đẩy

Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD1 sang AD2 và điểm cân bằngmới của nền kinh tế là E1 (Y1 ; P1) với Y1 > Y0 và P1 > P0 tốc độ tăng trưởng củagiá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạmphát xảy ra

Trang 14

1.2.2.2 Lạm phát chi phí đẩy:

Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do cácdoanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao Sự thuhẹp tổng cầu có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờlàm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn Chi phí đầu vào tăng cao khi giánguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng

Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E0 ( Y0 = Y*) ( Hình 1.2) Khi giá nguyênvật liệu đầu vào chủ yếu tăng như giá xăng dầu, điện…do thiên tai, dịch bệnhlàm tổng cung giảm Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ ASS1 sang ASS2.Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0(Y0 = Y*; P0) sang E1(Y1 ; P1) với P1> P0 và Y1>

Y0 Giá tăng, sản lượng giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng

1.2.2.3 Lạm phát dự kiến

Hình 1.3: lạm phát dự kiến

Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một

tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian Lạmphát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong mộtthời gian dài

Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo 1 tỷ lệ, sản lượngvẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến

1.2.2.4 Các nguyên nhân khác

- Lạm phát do lãi suất:

Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hộicủa việc giữ tiền, càng nhiều tiền càng thiệt hại Điều này đặc biệt đúng trongcác cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tiền được đẩy ra thị trường để

Trang 15

mua mọi hàng hóa có thể dự trữ làm mất cân đối cung cầu thị trường càng làmcho giá cả tăng cao.

Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát

- Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ:

Khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải,lượng tiền danh nghĩa tăng lên nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ cómức cung tiền danh nghĩa tăng là một nguyên nhân gây ra lạm phát Và một khigiá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm mộtlượng tiền mới và lạm phát lại gia tăng

- Lạm phát và nhân tố kỳ vọng:

Đây là nhân tố đóng góp vào chiều hướng của lạm phát trong nền kinh tế.Chẳng hạn khi các nhà chức trách thông báo trước sẽ tăng cung tiền thì lập tứcngười dân dự đoán rằng giá cả sẽ tăng cho dù dữ kiện trong quá khứ cho thấy làgiá cả đang có xu hướng giảm Điều này đã dẫn đến những kết luận hết sức quantrọng trong lý thuyết tiền tệ Khi tăng cung tiền được dự báo trước thì giá cả sẽtăng lên theo kỳ vọng của dân chúng và như thế sẽ ít ảnh hưởng tới sản lượngthực tế ngay cả trong ngắn hạn

- Lạm phát và kinh tế học chính trị:

Bên cạnh những nhân tố kinh tế kể trên ta cũng phải tính đến những nhân

tố phi kinh tế như: vai trò của thể chế, những nhân tố chính trị, văn hóa trongviệc tạo ra những chuyển biến của lạm phát Sự lựa chọn chính sách không baogiờ dựa trên phân tích kinh tế đơn thuần, mà nỳ luôn có hàm ý chính trị Chính

vì điều này những nhân tố chính trị luôn ảnh hưởng đến các kết quả của nềnkinh tế trong đó có lạm phát

1.3 Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1 Khái niệm liên quan đến “ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” + Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất:

Là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất

là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuấtnhư thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóaviệc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

Trang 16

Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vịthể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thựchiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) đểchuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch

vụ khác Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năngbán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chếkhác có thu tiền hoặc không thu tiền ( theo Liên hợp quốc)

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các khái niệm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Doanh thu: Doanh thu được hiểu là phần tiền mà hãng thu được từ việc bán

hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường trong một thời kỳ nhấtđịnh

+ Chi phí: “ Chi phí của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí

về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền vàtính cho một thời kỳ nhất định”

Trang 17

Chi phí bao gồm:

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sựthay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh Ví dụ như chi phí mua hàng, chi phíbán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho

Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức

độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp Ví dụ như: chi phí khấu hao tàisản cố định, chi phí trả lương cho nhân viên tính theo thời gian

Để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh dùng chỉ tiêu

Chi phí bình quân = Sản lượng Chi phí

+ Lợi nhuận: “ Lợi nhuận của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch

giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đỳ

Công thức tính:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận Chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận sauthuế Doanhthuthuần

+ Năng suất lao động: Năng suất lao động là tỷ số giữa sản lượng đầu ra

với số lượng lao động được sử dụng

Công thức tính: Năng suất lao động = Q L

Trong đó: Q: Sản lượng

L: Lao động

Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa sử dụng nguồnnhân lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó cho biết: trung bình mộtlao động thì đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng doanh thu của doanh nghiệp.Năng suất lao động bình quân = Tổng số laođộng bình quân Doanhthu thuần

1.3.3 Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Môi trường kinh tế

Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên trong mấy năm gầnđây tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp Nền kinh tế Việt Nam chịu

Trang 18

nhiều ảnh hưởng tiêu cực biểu hiện giá cả hàng hóa ngày càng tăng đẩy chi phímua nguyên vật liệu dầu vào tăng Lạm phát cũng khiến cầu tiêu dùng giảm,việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty

+ Môi trường chính trị – pháp luật

Trong những năm qua, Việt Nam được coi là quốc gia có tình hình chính trị

ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện phù hợp với đường lốicủa Đảng, Nhà nước và thông lệ quốc tế Chính điều này đã tạo môi trường antoàn và ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mặc dù tìnhhình kinh tế còn nhiều bất ổn, lạm phát cao nhưng nhờ có sự chỉ đạo hướng dẫncủa Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp đã giữ vững và ổn địnhtình hình chính trị – pháp luật tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển dần kiềnchế lạm phát, kích thích sản xuất kinh doanh của công ty

+ Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường này cũng có ảnh hưởng độn sự phát triển của công ty với vănhóa đậm đà bản sắc dân tộc, nghìn năm Văn Hiến Việc tiêu dùng, ẩm tục củangười dân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nên việc sản xuất kinh doanh cũng bị chiphối rất nhiều bởi những yếu tố này

1.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế nói chung

1.4.1.1 Đối với sản lượng và việc làm

Khi lạm phát xảy ra đi đôi với việc tăng giá, sản lượng quốc dân cũng bịthay đổi theo, nó có thể thay đổi theo chiều hướng tăng lên, giảm xuống, hoặckhông đổi

Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng bị giảm sút, giá cả tăng cao, nềnkinh tế vừa có lạm phát vừa suy thoái Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thểtăng, nhưng tăng bao nhiêu, nhiều ít thế nào lại còn phụ thuộc vào độ dốc củađường tổng cung Khi sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng, dịchchuyển của đường tổng cung sang phải sẽ làm cho sản lượng gia tăng lớn.Nhưng khi mức sản lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì sự giatăng tổng cầu sẽ tạo ra sự tăng lên nhanh chóng của mức giá chung, lạm pháttăng nhanh Nếu lạm phát do cả cung và cầu thì tùy thuộc vào mức độ dịch chuyểncủa tổng cung và tổng cầu mà sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi

Trang 19

1.4.1.2 Đối với lại phân phối lại thu nhập và của cải

Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kếtquả dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệnh về tốc độtăng giá giữa các loại hàng hóa dịch vụ Một số hướng phân phối lại điển hình:+ Giữa người cho vay và người đi vay: Khi có lạm phát, mối quan hệ giữangười cho vay và người đi vay được xem xét theo lãi suất thực (lãi suất thực =lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát) Khi đó thu nhập được chuyển từ người đivay sang người cho vay, ngược lại khi lạm phát trong thực tế khác với mức lạmphát dự kiến Chênh lệch giữa lạm phát thực tế và lạm phát dự kiến càng cao thìmức độ phân phối lại càng nhiều

+ Giữa người hưởng lương và ông chủ: Những người hưởng lương bao giờcũng chịu thiệt và người được lợi là người trả lương

+ Giữa người mua và người bán tài sản tài chính: các loại tài sản tài chínhnhư: trái phiếu chính phủ, chứng khoán công ty đa số có mức lãi suất danhnghĩa cố định Nếu ta mua chúng thì khi có lạm phát xảy ra thì người mua làngười bị thiệt còn người bán được hưởng lợi

+ Giữa người mua và người bán tài sản thực: những người bán tài sản thựcnhư: nhà cửa, đất đai để lấy tài sản tài chính hoặc tiền mặt trước khi lạm phát xảy

ra Khi có lạm phát xảy ra thì người bán sẽ bị thiệt thòi và người mua sẽ đượchưởng lợi.Phần thiệt của người bán sẽ chuyển sang phần lợi cho người mua

+ Giữa các doanh nghiệp với nhau: Do tỷ lệ tăng giá hàng hóa trong khilạm phát xảy ra giữa các doanh nghiệp là không giống nhau Vì vậy doanhnghiệp nào sản xuất và tồn kho các loại hàng hóa có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bịthiệt và phần lợi thuộc về các doanh nghiệp có loại hàng hóa tăng giá nhanh.+ Giữa Chính phủ và công chúng: Đa phần khi lạm phát xảy ra thì Chínhphủ thường được lợi và người dân là chịu thiệt Bởi vì Chính phủ nợ của dânchủ yếu dưới dạng tài sản tài chính và món nợ này không nhỏ Các khoản chi trảlương, trợ cấp, hưu trí thường cố định trong một thời gian dài hoặc nếu thayđổi thì cũng không theo kịp tốc độ tăng giá Các loại thuế lũy tiến như thuế thunhập sẽ tăng lên nhanh chóng vì lạm phát đẩy thu nhập dân chúng lên mức cao

và buộc phải chịu mức thuế suất cao hơn

Trang 20

1.4.1.3 Đối với cơ cấu kinh tế

Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa khôngthay đổi theo cùng 1 tỷ lệ Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trongtăng trưởng:

- Do giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành

- Do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó,làm tăng giá trị sản lượng thực của ngành Đồng thời lúc đó sản lượng của cácngành khác có thể giảm xuống Kết quả là tỷ trọng của ngành có giá tăng nhanhhơn sẽ cao hơn, tỷ trọng của ngành khác sẽ thấp hơn, cho dự tính giá hiện hànhhay giá cố định

1.4.1.4 Đối với hiệu quả kinh tế

Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc sử dụng nguồn lực trởnên kém hiệu quả do:

- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: giá là tín hiệu quan trọng để giúp chongười mua có được quyết định tối ưu Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổiquá nhanh làm cho người tiêu dùng không kịp nhận biết mức giá tương đối giữacác loại hàng hóa thay đổi như thế nào

- Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giátiền tệ Khi lạm phát xảy ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay thì càng trở nên

“nghốo” đi, do giá trị đồng tiền bị giảm sút Tiền mặt không còn được ưachuộng thay vào đó là xu hướng dự trữ một số mặt hàng có thể dự trữ hoặc dựtrữ vàng , ngoại tệ…

- Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế khác, do cơcấu kinh tế biến đổi làm cho các cá nhân mất thêm các khoản chi phí khác đểthay đổi, thích ứng với diễn biến khác nhau của thị trường

1.4.2 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh

1.4.2.1 Lạm phát và chi phí

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạmphát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào,chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí quản lý, bán hàng, thuê kho

Trang 21

bãi, điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến cáchướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có những điềuchỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, lạm phát dẫn đến tình trạng tăng giá chung của toàn nền kinh

tế Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều chịu ảnhhưởng của sự tăng giá chung Vì vậy, nếu doanh nghiệp có các biện pháp tốt đểtối thiểu hóa chi phí như tìm được những nhà cung ứng với giá thấp hơn, phânphối tốt chi phí nhân công, thì việc tăng chi phí chung trong nền kinh tế lại cóthể trở thành một lợi thế của doanh nghiệp

1.4.2.2 Lạm phát và năng suất lao động

Lạm phát xảy ra làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.Người lao động sẽ mất động lực làm việc nếu doanh nghiệp không có chế độ đãingộ tốt đối với nhân viên của mình Điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất laođộng của doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát thì tất cả các doanh nghiệp đều chịuảnh hưởng Vì vậy, doanh nghiệp đề ra cách ứng phó với lạm phát sẽ hạn chếđược rủi ro, nắm bắt tốt những cơ hội kinh doanh và duy trì ổn định việc làmcho người lao động, sẽ giữ được người lao động ở lại với doanh nghiệp, ngườilao động sẽ ổn định được tâm lý và phục vụ tốt cho công ty, qua đó năng suấtlao động sẽ cao hơn

1.4.2.3 Lạm phát và thị phần

Khi lạm phát cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khâu huy độngvốn để mở rộng quy mô sản xuất Cùng với đó, khi xảy ra lạm phát nhu cầu tiêudùng của người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm làm sản lượng tiêu thụ củadoanh nghiệp giảm kéo theo doanh thu cả doanh nghiệp cũng giảm Nhiềudoanh nghiệp không có sức cạnh tranh trên thị trường, uy tín và thị phần suygiảm thậm chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanhhoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thực hiệntốt công tác dự báo sẽ hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của lạm phát đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thị phần và uy tín của

doanh nghiệp được nâng cao

Trang 22

1.4.2.4 Lạm phát và doanh thu

Nền kinh tế lạm phát cao giá hầu hết các loại hàng hóa đều tăng, nhưngcùng với đó sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng tăng giá Nếu doanhnghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít

bị ảnh hưởng cảu lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm, sản lượngbán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm Nhưvậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mứctăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra

1.4.2.5 Lạm phát và lợi nhuận

Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnhhưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu haonhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giảmsút.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận củadoanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố đầu vàothấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm củadoanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN

THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình lạm phát và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1 Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay

+ Năm 2011

Tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới 18,58%, với chỉ số giá cả các mặt hànglương thực thực phẩm, nhà ở, giáo dục và giao thông tăng mạnh nhất

Tổng cục Thống kê cho biết giá lương thực thực phẩm tăng 22,8%, giá nhà

ở 19,7% trong khi các chỉ số giá giao thông và giáo dục tăng 16% và 23%

CPI trong tháng cuối năm tăng 0,53%, cao hơn 2 tháng trước đó Con sốnày đưa chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng cao hơn 18,13% so với cùng kỳ

2010 Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% sovới 2010

Hình 2.1 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011

Trang 24

này đẩy chỉ số của hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và đóng góp chủ yếuvào đà tăng của CPI.Các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép tăng (0,86%)chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông Các mặt hàng khác nhưnhà ở - vật liệu xây dựng (tăng 0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) vàhàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối mạnh theo quy luật tiêudùng cuối năm.

Nhìn vào biểu đồ thể hiện diễn biến của lạm phát trong năm 2011 thì tathấy rằng có hai xu hướng chính, lạm phát có xu hướng tăng dần ở các tháng đầunăm từ tháng 1 đến tháng 4 với mức tăng từ 1.78% đến 3.32% Sau đó từ tháng

4 trở về cuối năm thì lạm phát lại có xu hướng giảm dần Ba tháng cuối năm thìlạm phát tăng dần nhưng với mức tăng nhẹ

+ Năm 2012

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của cả nước được ghi nhận chỉ tăng

0,27% so với tháng 11 nên đã giúp giữ CPI của 12 tháng tăng 6,81% Theo Tổng

cục trưởng Tổng cục Thống kê, mặc dù CPI cả năm 2012 thấp hơn nhiều so vớimức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng nămnay là năm giá cả có nhiều biến động bất thường CPI tăng không quá cao vàohai tháng đầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức 2,2% chủyếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục Chỉ ra lý dochính khiến CPI cả năm tăng thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, ông Thức cho biếtnhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Rổ hànghóa chung) chỉ tăng 5,78%, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung; trong đólương thực chỉ tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%-hoàn toàn trái chiều với năm

2011 khi nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất này tăng cao nhất và cao hơn nhiều mứctăng chung

Với mức tăng 5,78%, nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất này chỉ đóng góp 2,3%vào mức tăng 6,81% của CPI cả năm Ngược lại, đóng góp vào tăng CPI chung

cả năm lại đến từ tác động của việc điều chỉnh mức phí rất lớn và đồng thời của

cả nhóm dịch vụ y tế và nhóm giáo dục Cụ thể: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế đãtăng tới 45,23% trong cả năm, đóng góp tới 2,5% trong mức tăng CPI chung6,81% của cả năm; còn nhóm giáo dục đã tăng 16,97% và đóng góp 1,14% vàomức tăng CPI chung cả năm

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Chỉ số giá tiêu dùng - Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn 9. Thời báo kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn/home.html Link
1. Nguyễn Văn Dần (2003), Đề cương bài giảng kinh tế học vĩ mô, NXB Tài Chính Khác
2. Nguyễn Văn Dần (2008), Kinh tế học vĩ mô, NXB Tài Chính Khác
3. Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi (2008), ‘Lạm phát Việt Nam:nguyên nhân và đề xuất chính sách’, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4/2008 Khác
4. Nguyễn Đắc Hưng (2008), ‘Điều hành chính sách tiền tệ 2007, Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới’ Khác
5. Cao Cự Bôi (2008), ‘Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điều hành chính sách tiền tệ’, Tạp chí phát triển kinh tế 4/2008 Khác
6. Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2006), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng số 1 + 2/2006 Khác
7. Nguyễn Minh Phong (2000), Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w