0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hình 2.6 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và lạm phát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (Trang 37 -37 )

Như vậy ta thấy rằng tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí, mức lợi nhuận trong năm 2012 tăng 17.23% so với năm 2011. Đến năm 2013 so với năm 2012 thì tỷ lệ tăng doanh thu là 10.4% thấp hơn so với tỷ lệ tăng chi phí là 12.15%, tỷ lệ tăng lợi nhuận là 7.93%.

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hữu Nghị

2.3.1 Các kết luận từ dữ liệu sơ cấp

2.3.1.1 Kết quả từ phiếu điều tra trắc nghiệm

Thông qua 25 phiếu điều tra trắc nghiệm có thể rút ra một số kết luận như sau: Lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều biến động phức tạp, nó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Một số hoạt động chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi lạm phát xảy ra là: khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng huy động vốn, chi phí cho nguyên liệu đầu vào...Khi lạm phát xảy ra thì công ty cũng đã có những ứng phó nhất định để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Công ty đã áp dụng tiết kiệm chi phí, thay đổi chiến lược trong ngắn hạn...nhờ vào những biện pháp này mà công ty vẫn đạt được một số kết quả tích cực trong thời kỳ lạm phát.

2.3.1.2 Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia

Phiếu phỏng vấn gồm 5 câu hỏi, tiến hành điều tra 10 người. Qua đó có thể rút ra nhứng kết luận sau:

Theo ý kiến của các chuyên gia thì lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời kỳ lạm phát cao (hai con số như năm 2011) công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng (trứng, gia vị, thịt..) kéo theo chi phí tăng và kết quả làm giá thành sản phẩm cũng tăng. Một khó khăn nữa là khả năng huy động vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng trở nên khó khăn, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trong năm 2011 lạm phát ở mức hai con số nhưng công ty đã có những ứng phó kịp thời để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã lập thêm phòng phát triển thị trường, nâng cao hoạt động Marketing, PR, thiết lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp luôn đặt trọng tâm vào khách hàng. Nhờ vào những nỗ lực của toàn thể công ty mà tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ngày càng được cải thiện. Trải qua một thời kỳ lạm phát lên xuống bất thường thì một vài năm gần đây tình hình lạm phát đã dần ổn định hơn và ở mức lạm phát một con số. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

2.3.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp

Thông qua sự phân tích về mối quan hệ giữa lạm phát với chi phí, thị phần, doanh thu, lợi nhuận của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị thì ta đã có kết luận rằng các yếu tố này đều chịu ảnh hưởng của lạm phát.

Tình hình lạm phát trong giai đoạn 2011- 2013 có sự biến động theo xu hướng giảm dần, lạm phát ngày càng được kiềm chế ở mức vừa phải, góp phần làm cho thị trường ngày càng đi vào sự ổn định. Công ty cũng là một thành tố trong thị trường đó. Tình hình của thị trường được ổn định khi lạm phát được kiềm chế sẽ góp phần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có lợi hơn, hoạt động có hiệu quả. Bởi khi lạm phát giảm thì công ty sẽ giảm được nhiều khoản chi phí như: Chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất như: chi phí về điện, nước.., chi phí nhân công..

Mặt khác khi hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả thì góp phần làm tăng doanh thu. Doanh thu tăng lên trong khi chi phí của công ty lại có xu hướng giảm, điều này sẽ làm cho lợi nhuận của công ty sẽ ngày càng tăng lên. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị nói riêng đều là lợi nhuận. Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận cao, kích thích cho công ty ngày càng mở rộng về quy mô kinh doanh, như vậy công ty sẽ ngày càng chiếm được vị thế trên thị trường, thị phần của công ty sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ thị trường.

Như vậy CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp trong những điều kiện lạm phát khác nhau, để làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

2.3.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

2.3.3.1 Thành tựu

Qua việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị cho thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng kể sau:

+ Công ty đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn đó là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, cung cấp những sản phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm vừa qua công ty đã dần có chỗ đứng trên thị

trường và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Thị phần của công ty trên cả nước ngày càng tăng và đạt mức từ 15% đến 20% ở nhưng năm gần đây

+ Công ty đã có mạng lưới rộng khắp, đặc biệt ở khu vực miền Bắc là chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 65% đến 70%) với nhiều đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

+ Công ty đã có chiến lược và kế hoạch đúng đắn. Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, kinh doanh đạt hiệu quả.

+ Công ty không ngừng nâng cao tay nghề cho người công nhân, nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ lãnh đạo trong công ty. Họ luôn đoàn kết, gắn bó tạo ra một nội bộ doanh nghiệp vững mạnh, là điểm tựa vững chắc đưa công ty phát triển đi lên

+ Công ty đã biết tận dụng đúng thời cơ, cơ hội, nắm bắt được tình hình để mở rộng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện thuận lợi khi lạm phát đã giảm xuống.

2.3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn gặp phải những khó khăn trong thời kỳ lạm phát đó là:

+ Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khi lạm phát xảy ra, giá xăng, giá điện đều tăng. Mặt khác những dịch bệnh về dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng...đã làm cho nguồn cung cấp về trứng gà, về thịt trở nên khan hiếm gây khó khăn không nhỏ đối với công ty trong việc tìm nguồn cung để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.

+ Thiếu vốn và cũng như gặp khó khăn trong việc huy động vốn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước trong thời kỳ lạm phát tăng cao

+ Môi trường cạnh tranh trong ngành gay gắt, công ty đang phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: Kinh Đô, Hải Hà, Long Đình...

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

3.1 Dự báo tình hình kinh tế của Việt Nam trong những năm tới 2016-2020

+ Các dự báo của phòng nghiên cứu VEPR thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia, đều cho thấy trong giai đoạn 2016- 2020 mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam khó có khả năng

vượt mức 6% do động lực tăng trưởng không có nhiều cải thiện. Nếu nền kinh tế không nhận được động lực tăng trưởng mới từ sự cải thiện yếu tố năng suất lao động tổng hợp, trong khi đó các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không có nhiều khả năng cải thiện đột biến, sẽ dẫn đến nhiều khả năng tăng trưởng khó thoát khỏi khuynh hướng suy giảm dài hạn Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư cố định có thể trên 6% (theo giá cố định). Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15%, tùy theo quan điểm của chính sách tiền tệ. Mức 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%. Với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tăng trở lai (vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các cân bằng vĩ mô. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao phụ thuộc nhiều vào quan hệ vay nợ nước ngoài, do đó, nỗ lực cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế (trên 6%) có thể sẽ đi liền với tỷ lệ nợ nước ngoài tăng lên.

+ Để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ quyết liệt nhằm tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn lực theo hướng chất lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế, hành chính có ý nghĩa quyết định. Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu với mô hình liên kết quốc tế theo kiểu mới. Chỉ với những nỗ lực cải cách với cam kết cao, Việt Nam mới có hy vọng kiểm soát được mức tăng trưởng khoảng trên 6% (trong điều kiện bối cảnh quốc tế thuận lợi). Việc đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2016-2020 hầu như không khả thi. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng cao như trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 (bình quân 7,5%/năm) sẽ không còn cơ hội lặp lại trong thời gian tới.

+ ADB dự báo tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng lên 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm 2016, với giả định Chính phủ Việt Nam sẽ duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách tái cơ cấu. Lạm phát hàng năm dự báo tăng 2,5% trong năm 2015, tăng nhanh hơn lên 4,0% trong năm 2016 khi cầu trong nước và giá dầu thế giới tăng lên.

“Tình hình kinh tế được cải thiện ở những nền kinh tế lớn – đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sẽ tạo động lực cho xuất khẩu, song tác động tích cực này sẽ phần nào bị giảm sút do tăng trưởng chậm lại ở Trung

Quốc. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ giá dầu thế giới thấp, làm tăng thu nhập khả dụng của người dân và giảm chi phí hoạt động kinh doanh”,

3.2 Một số đề xuất nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

+ Quản lý, sử dụng hiệu quả chi phí và sử dụng chính sách giá phù hợp

Công ty cần phải triệt để tiết kiệm và hợp lý hóa trong mọi khâu sản xuất. Công ty cần phải tiến hành các biện pháp tiết kiệm chi phí ngay từ khâu tìm kiếm nguồn cung ứng đầu vào, việc dự trữ nguyên liệu và việc đưa vật liệu vào sản xuất

Với nguồn nguyên liệu đầu vào: ngoài việc đánh giá chất lượng của công tác thu mua nguyên vật liệu, công ty nên tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất ổn định, giá cả hợp lý, không nhất thiết là tìm nguồn nguyên liệu từ một nơi cung cấp mà cũng nên tạo mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp khác

Giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu: Công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận nguyên vật liệu vào kho, bảo quản, cấp phát vật liệu có ở trong kho, và thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên.

Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành nên gía thành của toàn bộ sản phẩm trong công ty. Muốn hạ giá thành sản phẩm, một trong những biệ pháp là hạ chi phí quản lý doanh nghiệp

Giảm chi phí cố định, chi phí điện

Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, công ty có thể giảm chi phí cố định này bằng cách tăng cường khối lượng sản xuất và tìm ra cách tiêu thụ được nhanh nhất. Trong sản xuất thì các cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị máy móc để tránh xảy ra sửa chữa lớn làm tăng chi phí và ngưng trệ sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc và khai thác triệt để nhu cầu thị trường. Để giảm chi phí điện nước, cần khuyến khích mọi người tiết kiệm điện, sử dụng dây tải điện tốt để tránh hao mòn đường dây,

+ Tiếp tục mở rộng về quy mô, giữ vững thị phần tại thị trường Việt Nam

CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần tại thụ trường Việt Nam, đặc biệt là thị phần tại khu mở rộng thị phần vực miền Bắc. Bởi khu vực này lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ là lớn nhất.

+ Tiếp tục bổ sung nguồn vốn kinh doanh phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.

+ Tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân viên và cán bộ quản lý

Tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân viên và cán bộ quản lý thông qua các hình thức đào tạo và đào tạo lại, các khóa bổ túc nghiệp vụ

+ Duy trì và nâng cao khối lượng, chất lượng thực phẩm

Duy trì sản xuất các mặt hàng còn được nhiều người tiêu dùng ưa thích, đồng thời tìm hiểu và sáng tạo ra các loại thực phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng được nhiều thị hiếu tiêu dùng hơn.

3.3 Một số kiến nghị

Kiến nghị với Nhà Nước

Cơ chế, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước có tác động mạnh đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự ổn định đúng đắn về quyết định và chính sách của Nhà nước tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện những chính sách của Nhà nước.

+ Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, ổn

định, rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh -hợp pháp của mình.

+ Nhà nước từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo sự ổn

định thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, chống buôn lậu, chống hàng kém chất

lượng...Nâng cao phát triển các hoạt động dự báo nhằm hạn chế sự ảnh hưởng xấu của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nhà nước cần khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như dành ngân sách cho việc nghiên cứu những ứng dụng đó nhằm hạn chế được

việc nhập khẩu những hàng công nghệ điện tử giá thành cao.

+ Vốn là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp nên hệ thống ngân hàng, chính sách Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp xúc với vốn vay bằng tỷ lệ lãi suất phù hợp trong thời kỳ lạm phát để các

doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

+ Nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao công tác dự báo thị trường, tình hình lạm phát, tăng trưởng...nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những

thông tin cần thiết và kịp thời để doanh nghiệp có những ứng phó kịp thời tránh được hậu quả xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dần (2003), Đề cương bài giảng kinh tế học vĩ mô, NXB Tài Chính.

2. Nguyễn Văn Dần (2008), Kinh tế học vĩ mô, NXB Tài Chính.

3. Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi (2008), ‘Lạm phát Việt Nam:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (Trang 37 -37 )

×