Trong rổ hàng hóa, lương thực là phân nhóm có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong tháng 12 khi tăng 1,4%. Giá thực phẩm cũng tăng trở lại 0,49% sau 3 tháng giảm liên tiếp. Cùng với khu vực ăn uống ngoài gia đình (0,57%), 2 nhóm này đẩy chỉ số của hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và đóng góp chủ yếu vào đà tăng của CPI.Các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép tăng (0,86%) chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông. Các mặt hàng khác như nhà ở - vật liệu xây dựng (tăng 0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) và hàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối mạnh theo quy luật tiêu dùng cuối năm.
Nhìn vào biểu đồ thể hiện diễn biến của lạm phát trong năm 2011 thì ta thấy rằng có hai xu hướng chính, lạm phát có xu hướng tăng dần ở các tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 4 với mức tăng từ 1.78% đến 3.32%. Sau đó từ tháng
4 trở về cuối năm thì lạm phát lại có xu hướng giảm dần. Ba tháng cuối năm thì lạm phát tăng dần nhưng với mức tăng nhẹ.
+ Năm 2012
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của cả nước được ghi nhận chỉ tăng 0,27% so với tháng 11 nên đã giúp giữ CPI của 12 tháng tăng 6,81%. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mặc dù CPI cả năm 2012 thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng năm nay là năm giá cả có nhiều biến động bất thường. CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức 2,2% chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Chỉ ra lý do chính khiến CPI cả năm tăng thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, ông Thức cho biết nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Rổ hàng hóa chung) chỉ tăng 5,78%, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung; trong đó lương thực chỉ tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%-hoàn toàn trái chiều với năm 2011 khi nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất này tăng cao nhất và cao hơn nhiều mức tăng chung.
Với mức tăng 5,78%, nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất này chỉ đóng góp 2,3% vào mức tăng 6,81% của CPI cả năm. Ngược lại, đóng góp vào tăng CPI chung cả năm lại đến từ tác động của việc điều chỉnh mức phí rất lớn và đồng thời của cả nhóm dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Cụ thể: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế đã tăng tới 45,23% trong cả năm, đóng góp tới 2,5% trong mức tăng CPI chung 6,81% của cả năm; còn nhóm giáo dục đã tăng 16,97% và đóng góp 1,14% vào mức tăng CPI chung cả năm.
Đáng chú ý là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch ăn uống vốn chiếm tỷ trọng 39,39% trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI lại tăng rất thấp trong năm 2012. So với cuối năm trước, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống năm 2012 chỉ tăng có 1,01% trong đó giá thực phẩm tăng 0,95% còn chỉ số giá nhóm lương thực giảm tới 5,66%. Đây là bức tranh hoàn toàn trái ngược với năm 2011 khi các chỉ số tương ứng lần lượt là 24,8%, 27,38% và 18,98%.
+ Năm 2013
Năm 2013, CPI cả nước tăng 6,04% còn GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012.
Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.
Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012.
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%.
Lạm phát năm 2013 đã được kiềm chế thành công, nhưng vẫn còn một số điểm đáng lưu ý.
Về “nhịp độ”, CPI từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ tăng 0,09% (hay tăng chưa tới 0,02%/tháng), là mức thấp hiếm thấy trong nhiều năm qua, vừa tác động đến sản xuất (nhất là 2 nhóm ngành kinh tế thực: nông, lâm nghiệp-thủy sản và công nghiệp-xây dựng), vừa theo hướng “kiềm chế” lạm phát, chứ chưa thật là “kiểm soát” lạm phát theo mục tiêu. Hai tháng sau đó CPI tăng cao, chủ yếu do giá một số loại hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh làm tăng chi phí đẩy và giảm tổng cầu đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ khác.
Lạm phát thấp có phần quan trọng do sự “co lại” của cầu kéo, trong đó có việc giảm quá mức tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (vừa thấp xa so với các thời kỳ trước, vừa thấp hơn cả chỉ tiêu kế hoạch), trong khi vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, mà tăng trưởng kinh tế không đạt được kế hoạch đề ra
Năm 2011
+ Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, phải nhập siêu vay nợ nước ngoài để bù đắp.
+ Nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ. Năng suất lao động xã hội Việt Nam năm 2010 đạt 40.3 triệu đồng trên người, chỉ tương đươg với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của nhiều nước.
+ Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm nay đạt trên dưới 28%) nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là những khoản không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm
Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước thì thấp, nhưng từ năm 2007 đến nay ở mức cao.
+ Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tình hình lạm phát ở Việt Nam.
Năm 2012
+ Hiện tại, việc giá nguyên - nhiên liệu, giá thực phẩm trên thị trường thế
giới có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc giảm giá các mặt hàng này trên thị trường quốc tế có thể chỉ mang tính chu kỳ và là hệ quả tất yếu của giai đoạn kinh tế suy thoái. Do vậy, trong trung hạn vẫn cần hết sức chú ý xu hướng biến động khó lường của yếu tố này trong việc tác động đến sự gia tăng chỉ số CPI của Việt Nam.
+ Bối cảnh kinh tế hiện nay cũng đã tác động mạnh làm suy giảm cầu tiêu dùng nội địa thấp hơn nhiều so với dự báo, tín dụng ngân hàng tạm thời suy giảm... Nhân tố này sẽ được khắc phục cùng với sự phục hồi kinh tế trong nước. Do vậy, nhân tố này chỉ mang tính tạm thời làm giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu các biện pháp của Chính phủ để phục hồi tăng trưởng kinh
tế không hiệu quả, thì sự suy giảm sức mua sẽ là nhân tố gây nên tình trạng giảm phát kéo dài.
+ Tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế chưa cao, năng suất lao động thấp, mặc dù Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, song quá trình chuyển đổi này phải có thời gian, và vốn vẫn là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, trong khi đó năng lực quản lý sử dụng vốn cao khó có thể cải thiện nhanh. Do vậy nếu thực hiện các giải pháp vĩ mô không thận trọng thì nguy cơ lạm phát vẫn hiện hữu.
Năm 2013
+ Do xác định chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu nên Chính phủ đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bình ổn giá cả thị trường.
CPI năm 2013 tăng chậm do 1 nguyên nhân rất quan trọng là Chính phủ dùng “mệnh lệnh hành chính” yêu cầu chưa tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như:
Trong quý I/2013 khi giá thế giới tăng, Chính phủ yêu cầu giá bán lẻ xăng dầu trong nước giữ ổn định suốt từ cuối năm 2012 đến 28/3/2013 mới cho tăng giá, khiến cho quỹ bình ổn giá xăng dầu tính tới ngày 28/3/2013 bị âm 524 tỷ đồng. Trong quý II tới cuối năm 2013, giá xăng dầu trong nước có được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng do giá xăng dầu thế giới khá ổn định nên giá xăng dầu trong nước cũng không có biến động nhiều.
Những mặt hàng khác như: điện, dịch vụ y tế, giáo dục cũng được Chính phủ chỉ đạo không tăng giá dồn dập để tránh tác động tăng giá đột biến.
Một nguyên nhân khá quan trọng tác động làm diễn biến CPI ở Việt Nam thời gian qua tăng chậm và có dấu hiệu giảm ở 1 số tháng (tháng 3 và tháng 5/2013) là bởi tổng cầu giảm, vì sức mua yếu. Tổng cầu giảm thể hiện rất rõ qua những số liệu thống kê như:
Tăng trưởng GDP chậm lại: GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% do Quốc hội đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012. Tuy nhiên, lại thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011; 6,79% của năm 2010...
Tình hình tiêu thụ hàng nông, thủy sản thời gian cũng rất khó khăn, đặc biệt là những mặt hành chủ lực của nông nghiệp Việt Nam như: lúa gạo, cà phê, lợn… Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 chỉ tăng 0,57% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp giảm 0,59%; sản phẩm chăn nuôi giảm tới 2,36%; hàng thủy sản tăng 3,66%... Với lực lượng đông đảo người nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm mình làm ra và có thu nhập rất thấp hoặc chịu lỗ thì sức mua toàn xã hội bị hạn chế là hậu quả trực tiếp.
+ Diễn biến giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước của Việt Nam phụ thuộc rất mạnh vào diễn biến giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới. Vì vậy, khi giá thị trường thế giới biến động thì giá trong nước cũng sẽ biến động theo tháng 12/2013 giảm tới 24,5% so với giá bình quân tháng 12/2012)... Do đó, giá của hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam cũng biến động theo xu hướng này.
+ Do thiên tai và dịch bệnh trong nước như: Rét đậm, rét hại, mưa đá, hạn hán ở nhiều địa phương; Cúm gia cầm; Lợn tai xanh... Nguyên nhân này làm nguồn cung trên thị trường biến động và giá cả hàng hóa sẽ biến động theo.
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị
+ Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội.
Các nhân tố về mặt kinh tế
Các nhân tố kinh tế gồm có: tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lạm phát hay phân phối thu nhập... đều có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, Việt Nam đã phải đánh đổi sự mất ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể. Lạm phát tăng lên, có những thời điểm mức lạm phát đã vượt lên hai con số, giá cả của một số loại như xăng dầu, điện, than tăng cao. Bội chi ngân sách vẫn tiếp tục, nhập siêu cũng như cán cân
thanh toán tài khoản vãng lai quốc tế vẫn bị thâm hụt. Nợ công và nợ nước ngoài vẫn tăng cao. Mặt khác tỷ giá và giá vàng có những biến động lớn. Những điều này gây ra những khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp. Không nằm ngoài quy luật CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị cũng chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế trên trong việc huy động vốn, chi phí sản xuất cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút.
Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự đảm bảo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Trong tình hình chính trị thế giới đang bất ổn như hiện nay thì nhìn chung nền chính trị nước ta khá ổn định, hệ thống hành lang pháp luật của nước ta được cải thiện một cách rõ nét. Chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm...các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhân tố về khoa học công nghệ
Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành. Với hệ thống trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, được kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất nên sản phẩm của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn với người tiêu dùng.
Các yếu tố văn hóa- xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị yếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực có văn hóa - xã hội khác nhau thì khả năng tiêu thụ
hàng hóa cũng khác nhau. Như vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những yếu tố này để có những chiến lược sản phẩm phù hợp.
Các yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kiinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm.
+ Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố: khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường. Những biến động của tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho khối lượng sản phẩm được tiêu thụ tang lên hay giảm đi. Khách hàng chủ yếu của CTCP thực phẩm Hữu Nghị là những cửa hàng, shop bánh kẹo, các đại lý....Mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới cầu tiêu dùng, nhìn chung khi thu nhập tăng thì cầu sẽ tăng và ngược lại. Do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá cả và chính sách sản phẩm hợp lý.
Đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây thì thị trường bánh kẹo của Việt Nam liên tục