1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán thương mại Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và thương mại Vinawaco 25

67 594 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 212,72 KB

Nội dung

Dựa vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu về, qua số liệu trên bảng cân đối kể toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác để tiến hành tập hợp và tínhtoán và tổng

Trang 1

TÓM LƯỢC

Vốn là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu để thực hiện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, và là yếu tố thể hiện nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của DN Trong tình hình kinh tế thị trường biến động hết sức phức tạp

và kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, một DN muốn tồn tại và phát triểntốt thì vấn đề đầu tiên không thể bỏ qua là làm sao sử dụng cho có hiệu quả nguồnVKD của DN

Trong điều kiện kinh tế mở, Việt Nam đã, đang và sắp trở thành các thành viêncủa các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới Đây là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thìtrường kinh doanh, đồng thời tiếp cận với nhiều khoa học công nghệ tiên tiến và hiệnđại của nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, đi cùng với đó thì cũng có rất nhiềuthách thức đối với các DN, khi mà mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới làrất lớn Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao và như thế nào để các DN Việt Nam cóthể phát triển nền kinh tế nước nhà để có thể sánh vai cùng các cường quốc kinh tế lớnmạnh trên thế giới Để làm được điều này, các DN cần phát huy đến mức tối đa sứcmạnh nội tại của mình, đồng thời nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ,xây dựng và củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế Tranh thủ nguồn lực từ bênngoài là một việc, còn sử dụng nguồn vốn như thế nào cho tiết kiệm và có hiệu quả lại

là một vấn đề hết sức quan trọng và đáng quan tâm tại các DN

Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã quyết định chọn đề tài để nghiên cứu cho khóa

luận là “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và thương mại Vinawaco 25” Khóa luận trình bày khái quát những lý luận cơ

bản về VKD Trên nền tảng lý thuyết, em đã thu thập các dữ liệu thực tế phát sinh tạicông ty để phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty Từ kếtquả phân tích để đưa ra những kết luận về những kết quả đã đạt được và những tồn tại,

để từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty

Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thươngmại Vinawaco 25 em đã thu thập đủ dữ liệu để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệpnày Khoá luận hoàn thành không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, mà còn là sựgiúp đỡ tận tuỵ của người hướng dẫn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo hướng dẫn Th.s PhạmThị Quỳnh Vân đã đã chỉ dẫn em tận tình, chu đáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để

em hoàn thành tốt nhất khoá luận tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại đãtrang bị cho em những kiến thức, lý luận cơ bản về kế toán-kiểm toán, làm nền tảngvững chắc để em thực hiện khoá luận này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ lãnh đạo công nhân viênCông ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25 đã tạo điều kiện cho

em được thực tập tại công ty và chỉ dẫn em tiếp cận thực tế vấn đề mà bản thân đangnghiên cứu.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt nhất Song domới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế hoạt độngkinh doanh tại DN cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên em không tránhkhỏi những thiết sót nhất định mà bản thân chưa nhận thức được Em rất mong nhậnđược sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bài khoá luận của em được hoànchỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài 3

5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh 7

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 7

1.1.2 Vai trò và chức năng của vốn kinh doanh 8

1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh 9

1.1.4 Các đặc trưng của vốn kinh doanh 13

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 13

1.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 18

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 18

1.2.2.Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VINAWACO 25 22

2.1 Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25 22

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25 22

Trang 4

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại

Công ty 29

2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 33

2.2.1.Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp 33

2.2.2.Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp 36

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VINAWACO 25 48

3.1. Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 48

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 48

3.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 49

3.2. Các đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25 51

3.2.1.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 51

3.2.2.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty .52

3.2.3.Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nầng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 53

3.3.Điều kiện thực hiện 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt Nội dung

Trang 7

ra sự cần thiết trong tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD luôn là vấn

đề cần thiết và thu hút được rất nhiều sự quan tâm chung với sự phát triển của nhà nước

và và mỗi DN Nói cách khác vốn là điều kiện “cần” cho quá trình sản xuất kinh doanh

Hòa chung với sự phát triển, quy mô của các DN ngày càng lớn, nên đòi hỏiphải có một lượng vốn ngày càng nhiều Mặt khác, cùng với sự tiến bộ vượt bậc củakhoa học công nghệ và các DN hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế mởvới xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càngkhốc liệt thì nhu cầu vốn cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn Đòi hỏi các DN phảihuy động cao độ nguồn vốn và sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất

Để có thể nắm bắt được một cách đầy đủ và chính xác thông tin về DN, các nhàquản trị phải tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng VKD, để từ đó đưa rađược các phương án về việc tổ chức, quản lý, và sử dụng vốn nhằm tăng hiệu quả sửdụng VKD cho DN mình Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện nay công tác tổ chức quản

lý và phân tích tình hình VKD trong các DN vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúngmức, đặc biệt là tại các DN vừa và nhỏ Điều này gây không ít khó khăn cho các nhàquản lý DN trong việc đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn và phù hợp với sự biến động củanền kinh tế thị trường cũng như hoạt động kinh doanh trong DN mình

Phân tích hiệu quả sử dụngVKD nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn, đầy

đủ, toàn diện, khách quan tình hình sử dụng VKD trong DN Qua việc phân tích ta có thểthấy được sự phân bổ vốn, khả năng tài trợ của các nguồn vốn, khả năng huy động, pháttriển vốn và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng các nguồn vốn đó Đồng thời, việc phântích cũng nhằm mục đích tìm ra những mâu thuẫn nội tại trong công tác quản lý vốn,những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, qua đó đề ra cácphương hướng, biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngVKD trong DN

Trang 8

1.1.2 Về góc độ thực tế

Trong thời gian thực tập và khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư xâydựng và thương mại Vinawaco 25, em nhận thấy công ty đang gặp phải tình trạngchung mà mà hầu như các DN khác đều gặp phải Tình hình quản lý và sử dụng VKDtại công ty chưa được thực sự quan tâm và chú trọng, công tác phân tích hiệu quả sửdụng VKD chưa có bộ phận chuyên trách, nên thực trạng sử dụng VKD của công tyđang gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty Việc chú trọng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tạicông ty sẽ giúp cho công ty vượt qua được những khó khăn về vốn, đồng thời nângcao hiệu quả kinh doanh của công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình quản lý vàhiệu quả sử dụng VKD và xuất phát từ thực tiễn của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng

và thương mại Vinawaco 25, em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Vinawaco 25” làm đề tàinghiên cứu khoá luận tốt nghiệp cuối khóa

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về VKD và hiệu quả sử dụng VKD

- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của công ty trong thời gian

2013-2014 Đánh giá nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKDcủa công ty

=> Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyênnhân của những tồn tại để từ đó có định hướng cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKDcho công ty trong thời gian tới Qua đó, đề xuất các phương hướng và giải pháp cụ thể cótính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD tại Công

ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng & Thương mại Vinawaco 25

- Không gian nhiên cứu: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng&Thương mại

Vinawaco 25 có địa chỉ trụ sở tại Phòng 305 tòa nhà chung cư cao cấp 18 tầng – CIEN

CO 1 đường Hoàng Đạo Thúy kéo dài, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội, Việt Nam

Trang 9

- Thời gian nghiên cứu: tài liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quảhoạt động kinh doanhvề tình hìnhquản lý và sử dụngVKD của công tytrong thời giannăm 2013 – 2014.

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp gồm 2 phương pháp đó là phương phápđiều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn

Phương pháp điều tra trắc nghiệm: là phương pháp được thực hiện thông

qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm Để thu thậpdữ liệu nhằm phục vụ cho công trìnhnghiên cứu làm khóa luận Em đã phát 7 phiếu điều tra cho giám đốc công ty, kế toántrưởng và 5 nhân viên phòng kế toán Nội dung câu hỏi trong phiếu điều tra xoayquanh các vấn đề công tác quản lý và sử dụng VKD tại công ty để từ đó thấy đượchiệu quả của việc sử dụng vốn tại công ty Phương pháp này có thể lấy được một sốlượng thông tin lớn từ nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một thời gian mà khôngtốn nhiều chi phí, nhưng thông tin thu được có thể chưa đáp ứng đủ yêu cầu mongmuốn vì người được phát phiếu không trả lời câu hỏi hay trả lời cho có

Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp gặp vàđặt câu hỏi trực tiếp với giám

đốc công ty, kế toán trưởng Những câu hỏi được đặt ra bám sát vào các vấn đề liên quanđến tình hình và hiệu quả sử dụng VKD của công ty trong hai năm 2013-2014, nhữngphương án mà công ty thường áp dụng để sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, và nhữngđịnh hướng của công ty trong thời gian tới để có thể sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.Phương pháp này thì làm cho người phỏng vấn được thoải mái, cho phép tập chung vàocách biểu đạt của người được phỏng vấn, câu trả lời ở mức chi tiết cao, có thể phát hiệnđược những vấn đề mới mà mình chưa khai thác, nhưng đôi khi lại thu được quá nhiều chitiết không liên quan, phải mất nhiều thời gian để thu được thông tin có ích.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là phương pháp thu thập các dữ liệu, tài

liệu sẵn có và được lưu trữ trong nội bộ của công ty

Trang 10

Trong thời gian thực tập tại công ty em đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan đểphục vụ cho đề tài phân tích của bản thân, quan trọng hơn cả là: bảng cân đối kế toán năm

2013 và 2014, và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2014 Ngoài ra,còn

có một số tài liệu liên quan đến tình hình huy động vốn, tình hình quản lý, sử dụng vốncủa công ty, và một số tài liệu liên quan phục vụ cho công trình nghiên cứu

4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu.

Dựa vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu về, qua số liệu trên bảng cân đối kể toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác để tiến hành tập hợp và tínhtoán và tổng hợp các số liệu làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công

ty Phương pháp tổng hợp dữ liệu được sử dụng là phương pháp phân tổ thống kê Phân tổthống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiệntượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau Phân tổ thống kê giúp

hệ thống hoá một cách khoa học tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, giúp ta phânchia các tổng thể thành các tổ khác nhau về tính chất theo tiêu thức dùng làm căn cứ phân

tổ Từ đó có thể nhận xét một cách khái quát các đặc trưng cơ bản của hiện tượng

4.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xácđịnh xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để tiến hành được cầnxác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.Mụctiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức

độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích

+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêugiữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đãđược điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉtiêu phân tích

So sánh tuyệt đối:

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh

tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công.Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ

Trang 11

So sánh tương đối:

Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã đượcđiều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉtiêu phân tích

So sánh con số bình quân

- Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cáchsau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểmcủa từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất

- Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về sốlượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triểncủa doanh nghiệp

Phương pháp thay thế liên hoàn

Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lầnlượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêuthay đổi Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu

Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết

là các nhân tố khác cố định Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích

Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích Tổng ảnh hưởng của các nhân

tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích

Phương pháp phân tích bằng biều đồ

Dùng biểu đồ để phân tích hiệu quả sử dụng VKD, em dùng biểu mẫu phân tích

để phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích Biểu phân tích được thiết lậptheo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích phản ánh mối quan hệ

so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối liên hệ với nhau: so sánh giữa số năm nay với

số năm trước, so sánh giữa chỉ tiêu bộ phận với chỉ tiêu tổng thể

5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 12

Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25

Chương III: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nàomuốn tồn tại và phát triển được đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là mộttrong ba yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình, nhiềuquan niệm về vốn, như:

Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đíchkiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ Nhưng suy cho cùng là để muasắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sảnxuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu Do

đó vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp

Theo nghĩa hẹp thì: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanhnghiệp, mỗi quốc gia

Theo nghĩa rộng thì: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sảnxuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹthuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệpcủa các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uytín của doanh nghiệp

Theo quan điểm của Mác thì: vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất,không phải là phạm trù vĩnh viễn Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cáchbóc lột lao động làm thuê

Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn (Kinh tế học)thì: vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá vàdịch vụ khác Ngoài ra còn có vốn tài chính Bản thân vốn là một hàng hoá nhưngđược tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo

Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: Vốn có nghĩa là phần lượng sản phẩmtạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêudùng trong tương lai

Trang 14

Theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại của Trường đại học Thương

mại do PGS.TS Phạm Công Đoàn và TS Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên: “Vốn là

sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp”

Có thể thấy, các quan điểm khác nhau về vốn ở trên, một mặt thể hiện được vaitrò tác dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụthể Mặt khác, trong cơ chế thị trường hiện nay, đứng trên phương diện hạch toán vàquản lý, các quan điểm đó chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về quản lý đối vớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Từ những vấn đề nói trên, có thể nói quan niệm về vốn là: phần thu nhập quốcdân dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được cá nhân, các doanh nghiệp bỏ ra đểtiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích

1.1.2 Vai trò và chức năng của vốn kinh doanh

Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ DN, ngành nghềkinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế Để tiến hành hoạt động kinh doanh,

DN cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó Số vốn này thể hiện giá trị toàn

bộ tài sản và các nguồn lực của DN trong hoạt động kinh doanh Vì vậy vốn kinhdoanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanhnghiệp Cụ thể:

- VKD của các DN thương mại có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạtđộng, phát triển của từng loại hình DN theo luật định Nó là điều kiện tiên quyết, quantrọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các DN Tuỳ theo nguồn của VKD,cũng như phương thức huy động vốn mà DN có tên là công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, DN tư nhân, DN nhà nước, DN liên doanh

- VKD là một trong số những tiêu thức để phân loại qui mô của DN, xếp loại

DN vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một trong những tiềm năng quan trọng để

DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cungứng hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá Bởi vậycác doanh nhân thường ví “buôn tài không bằng dài vốn”

- Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong sản suất kinh doanh Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là tiền

đề để DN tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh Nó cũng là chất

Trang 15

keo để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhờn bôitrơn cho cỗ máy kinh tế vận động có hiệu quả.

- VKD của DN thương mại là yếu tố giá trị Nó chỉ phát huy được tác dụng khibảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh Nếu vốn không được bảotoàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượngmất vốn Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến DN mất khả năng thanh toán sẽ làm cho DN bịphá sản, tức là VKD đã bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả

1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có những phươngthức và hình thức kinh doanh khác nhau Nhưng mục tiêu chung của họ đều là tạo rađược lợi nhuận cho mình Nhưng điều đó chỉ đạt được khi vốn của DN được quản lý

* Vốn pháp định:

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà DN phải có khi muốn hình thành DN và

số vốn này được nhà nước quy định tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh của DN.Đối với doanh nghiệp Nhà Nước, số vốn này được ngân sách nhà nước cấp

*Vốn tự bổ sung:

Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu trữ ) vàcác khoản trích hàng năm của DN như các quỹ xí nghiệp ( Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tưphát triển )

*Vốn chủ sở hữu khác:

Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánh giá lạitài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vịthành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản

Trang 16

*Vốn huy động của doanh nghiệp:

Ngoài các hình thức vốn do nhà nước cấp thì DN còn một loại vốn mà vai tròcủa nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là vốn huy động Đểđạt được số vốn cần thiết cho một dự án, công trình hay một nhu cầu thiết yếu củadoanh nghiệp mà đòi hỏi trong một thời gian ngắn nhất mà DN không đủ số vốn cònlại trong DN thì đòi hỏi DN phải có sự liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hayhuy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ hay các hình thức khác

* Vốn vay: DN có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân hay các

đơn vị kinh tế độc lập hay vốn vay trên thị trường chứng khoán nhằm tạo lập và tăngthêm nguồn vốn

* Vốn liên doanh liên kết:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh liên kết, hợp tác với các DN khác nhằm huyđộng và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là hình thức huy động vốn quantrọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giaocông nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm điều này cũng có nghĩa là uy tín của công ty sẽ được thị trườngchấp nhận DN cũng có thể tiếp nhận máy móc và thiết bị nếu như trong hợp đồng liêndoanh chấp nhận việc góp vốn bằng hình thức này

* Vốn tín dụng thương mại:

Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước củakhách hàng mà DN tạm thời chiếm dụng Tín dụng thương mại luôn gắn với mộtlượng hàng hoá cụ thể, gắn với một hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác độngcủa hệ thống thanh toán, của chính sách tín dụng khác hàng mà DN được hưởng Đây

là một phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng

mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của DN trong tương lai Tuy nhiên khoản tín dụngthương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu DN biết quản lý một cách có hiệu quảthì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lưu động của DN

* Vốn tín dụng thuê mua:

Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp chocác DN thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người cho

Trang 17

thuê và DN Người thuê sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người thuê theo thờihạn mà hai bên đã thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản Tín dụng thuêmua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.

Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển:

*Vốn cố định:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố định đượcgắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định Vì vậy, việc nghiêncứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định

- Tài sản cố định:

Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của DN, trong mộtquan hệ sản xuất nhất định Bản thân tính sử dụng lâu dài và chi phí cao vẫn chưa cóthể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố định nếu nó không gắn liền với một quyền

sở hữu thuộc về một DN, một cơ quan, hợp tác xã

Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đáp ứng đủ bađiều kiện sau thì sẽ được coi là TSCĐ:

+ Chắc chắn thu được lợi nhuận kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.+ Giá trị của chúng >= 30.000.000 đồng

+ Thời gian sử dụng >= 1 năm

Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cốđịnh và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng thì cần có các phương án tuyển chọn và phânloại chúng:

- TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này bao gồm TSCĐ hữuhình và TSCĐ vô hình:

+ TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hình thái vất chất cụthể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc

+ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác địnhgiá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch

vụ hoặc là cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vôhình ví dụ như: chi phí thành lập DN, chi phí về sử dụng đất, chi phí thu mua bằngphát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng

Trang 18

- TSCĐ mà DN bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.

Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ của DN mà chúng được chia ra thành:

- Tài sản cố định đang sử dụng

- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý

- Vốn cố định của doanh nghiệp:

Việc đầu tư thành lập một DN bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như: xây dựngnhà phân xưởng, nhà làm việc và nhà quản lý, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị chếtạo sản phẩm DN chỉ có thể đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà nó đãhoàn thành các công đoạn trên Thì lúc này vốn đầu tư đã được chuyển sang vốn cốđịnh của DN

*Vốn lưu động.

- Tài sản lưu động:

Tài sản lưu động khi tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường làkhông giữ được giá trị hình thái vật chất ban đầu Là bộ chủ thể tham gia hoạt động sảnxuất kinh doanh, bộ phận khác cùng tham gia trong quá trình này bị biến đổi hay hao phítheo thực thể được hình thành Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một quá trình, chu kỳsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển mộtlần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở hành hàng hoá

Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm: vốn vật tư hàng hoá, vốnbằng tiền

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển:

- Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm.

- Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một năm đến năm năm.

- Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ năm năm trở lên

Trang 19

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, bao gồm:

+Vốn hữu hình: bao gồm tiền và các loại giấy tờ có giá và những loại tài sảnbiểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai

+Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như: vị trí địa lý của doanhnghiệp, bí quyết và công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của nhãn hiệu, sảnphẩm trên thị trường

1.1.4 Các đặc trưng của vốn kinh doanh

- Vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định: nghĩa là vốn được biểu hiệnbằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp

- Vốn vận động và sinh lời: nghĩa là sự vận động của vốn giúp doanh nghiệp đạtđược mục tiêu trong kinh doanh

- Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khả năngphát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinhdoanh

- Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này có thể có vai trò quan trọng khi bỏvốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra để đầu

tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận

- Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứ hàng hoáđặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn, trên thịtrường tài chính

- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cố định củadoanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý ) của cáctài sản hữu hình ( các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế, )

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.5.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cung cấp sảnphẩm, dịch vụ cho xã hội nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu Để đạt đượcmục đích đó, DN hướng tới khi thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có, đặc biệt

là nguồn vốn kinh doanh của DN, nó tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nóichung của DN

Trang 20

Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng sử dụng vốn, là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, vật lực, tài lực của DN để đạtđược hiệu quả cao nhất và có mức chi phí thấp nhất Được coi là sử dụng vốn có hiệuquả khi giá trị thu được phải lớn hơn số ban đầu bỏ ra khi đã quy chuẩn trên cùng giátrị thời gian.

Có rất nhiều khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn như:

Theo giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại của Trường Đại học

Thương Mại: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợiích kinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh baogồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ý nghĩa quyếtđịnh” Hay “Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và những lợiích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp Thông qua sự so sánh như vậy có thểđánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là cao hay thấp, tốt hay xấu…”

Nhưng có thể hiểu đơn giản: Hiệu quả sử dụng vốn là sự đạt được lợi nhuận

đề ra khi sử dụng một lượng vốn nhất định vào sản xuất kinh doanh với mức chi phí

bỏ ra là thấp nhất.

1.1.5.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh bình quân.

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợpquá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình

độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chỉ tiêu thứ nhất: Hệ số doanh thu trên VKD (vòng quay tổng VKD)

Tổng doanh thu

Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ Nó phản ánh bình quân 1đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất, kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồngdoanh thu Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao

- Chỉ tiêu thứ 2: Hệ số lợi nhuận / Vốn kinh doanh bình quân

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân =

Vốn kinh doanh bình quân

Trang 21

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 đồng vốn tham gia thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh thucàng cao do đó việc sử dụng vốn càng có hiệu quả và ngược lại.

- Chỉ tiêu thứ ba: Hệ số lợi nhuận / vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồngvốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu cànghiệu quả

- Chỉ tiêu thứ tư: Hệ số lợi nhuận vốn/ cổ phần:

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số lợi nhuận/ cổ phần =

Tổng số cổ phần

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một cổ phần của các cổ đôngtham gia góp vốn Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn góp càng hiệu quả

- Chỉ tiêu thứ năm: Doanh lợi tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

Doanh lợi tài sản (ROA) =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, chobiết một đồng giá trị tài sản bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu lợi ích sau thuế

- Chỉ tiêu thứ sáu: Hệ số sinh lời của tài sản

Lợi nhuận + tiền lãi

Hệ số sinh lời của tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (hoặcchỉ tiêu hoàn vốn đầu tư )

1.1.5.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

- Chỉ tiêu: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu

Trang 22

Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ 1 đồng vốn chủ sở sữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thế, vì vậy chỉ tiêu ROE càng lớn càng tốt Khi hệ số nợ cao sẽ khuếch đại ROE.

So sánh hai chỉ tiêu này với các kỳ trước hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùngngành, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm,…

- Chỉ tiêu: Doanh lợi tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

Doanh lợi tài sản (ROA) =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, chobiết một đồng giá trị tài sản được đầu tư bởi VCSH bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêulợi ích sau thuế

1.1.5.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng VCĐ

Doanh thu thuần

- Chỉ tiêu: Mức doanh lợi VCĐ (tỷ suất lợi nhuận VCĐ)

Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi VCĐ =

VCĐ sử dụng bình quânChỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh trong

kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

- Chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng TSCĐ

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của

DN ngày càng cao

- Chỉ tiêu: hàm lượng VCĐ

Vốn cố định bình quân

Hàm lượng VCĐ =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu, chỉ tiêu nàycàng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ càng đạt trình độ cao

1.1.5.5 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển VLĐ gồm hai hình thức sau:

+ Số vòng quay của VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ VLĐ quay được

mấy vòng Nếu số vòng quay càng tăng chứng tỏ VLĐ luân chuyển nhanh, hoạt độngkinh doanh có hiệu quả và ngược lại, chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển

Doanh thu thuần

Số vòng quay của VLĐ =

VLĐ bình quân trong kỳ

+ Thời gian của một vòng luân chuyển: chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết

đẻ VLĐ quay được một vòng Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc đọluân chuyển càng lớn và ngược lại

360 ngày

Thời gian một vòng luân chuyển =

Số vòng luân chuyển\

- Doanh lợi vốn lưu động (hiệu suất sử dụng vốn lưu động) Phản ánh một

đồng VLĐ sử dụng bình quân trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó phản ánh lượng sử dụng VLĐ trong DN

Trang 24

Lợi nhuận sau thuế

Doanh lợi vốn lưu động =

VLĐ bình quân

Trong đó: VLĐ bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/2

- Hàm lượng VLĐ: chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần

bao nhiêu đồng VLĐ Chỉ tiêu này cảng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, sốvốn được tiết kiệm càng nhiều

VLĐ bình quân trong kỳ

Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động sử

dụng trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần ( có thuế ) Chỉ tiêu này cànglớn càng tốt

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

1.2.Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hoạt động của DN là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận thông qua sảnxuất kinh doanh, sự thành bại của DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vốn là yếu

tố đầu vào quan trọng nhất Vốn gồm cả khả năng cung ứng tích lũy, tích tụ đổi mới sửdụng vốn DN vừa là người mua vừa là người bán khi bị hạn chế về nguồn lực tàichính Nguồn lực tài chính bao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề nòng cốt là làmsao sử dụng nguồn lực hiệu quả chứ không phải đòi hỏi thêm nguồn lực bất cư khi nàocần Vì vậy, DN là hoạt động tạo ra nguồn tài chính, tái tạo ra nguồn tài chính đó làhoạt động quan trọng nhất, đó là nguyên tắc

Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tớilợi nhuận, đến quyền lợi dẫn đến mục đích cao nhất của DN Nâng cao hiệu qua sửdụng VKD cũng có nghĩa là nâng cao lợi nhuận, nên chẳng có một lý do nào để DN cóthể từ chối việc làm đó Như vậy, ta có thể thấy nâng cao hiệu quả sử dụng VKD làmột việc làm thiết yếu của bất kỳ DN nào

Trang 25

Phân tích hiệu quả sử dụng VIKD giúp cho các nhà quản trị nhận thấy một cáchtổng quan và chính xác thực trạng về quản lý và sử dụng vốn nói riêng cũng như hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói chung Qua đó thấy được mặt mạnh cũng như những tồntại của DN để từ đó làm cơ sở cho những chiến lược, biện pháp kịp thời nhằm nângcao hiệu quả sử dụng VKD, từ đó đưa ra các giải pháp giảm chi phí đến mức tối thiểu

về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng tới mục đích tối đa hóa lợi nhuậncho DN

Đồng vốn bỏ ra không bị hao hụt, lãng phí, mất mát, mà phải luôn sinh sôi nảy

nở Vấn đề ở đây là đồng vốn sinh lời và tăng trưởng bao nhiêu?

1.2.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1 Phân tích tình hình vốn kinh doanh của công ty

Phân tích tình hình tổng vốn kinh doanh bình quân

- Mục đích phân tích: Nhằm nhận thức, đánh giá khái quát tình hình tăng giảm

về vốn và cơ cấu VKD qua các năm

- Nguồn số liệu phân tích: các chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn”, “tài sản dài hạn” trênbảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “lợinhuận sau thuế” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hai năm 2013-2014

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích tình hình vốn cố định

- Mục đích phân tích: nhận định sự biến động cơ cấu vốn cố định qua các năm

và đánh giá VCĐ của DN tăng hay giảm và một chu kỳ kinh doanh

- Nguồn số liệu phân tích: số liệu năm 2013-2014 lấy từ các chỉ tiêu “Các khoảnphải thu dài hạn”, “tài sản cố định”, “bất động sản đầu tư”, “các khoản đầu tư tài chínhdài hạn”, “tài sản dài hạn khác” trong bảng cân đối kế toán; chỉ tiêu “doanh thu thuầnbán hàng và cung cấp dịch vụ” lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích tình hình vốn lưu động

- Mục đích phân tích: Nhằm thấy được tình hình tăng giảm, cơ cấu vốn lưu động

qua các kỳ kinh doanh

- Nguồn số liệu phân tích: số liệu năm 2013-2014 từ các chỉ tiêu “tiền và các

khoản tương đương tiền”, “các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn”, “các khoản phải thu

Trang 26

ngắn hạn”, “hàng tồn kho”, “tài sản ngắn hạn khác” trên bảng cân đối kế toán; chỉ tiêu

“doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa tài sản và vốn kinh doanh

- Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ huy động và bù đắp của nguồn vốn với cácloại tài sản của doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn cho hoạtđộng kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Nguồn số liệu phân tích: sử dụng số liệu tên các chỉ tiêu “nguồn VCSH”, “nợdài hạn”, “tài sản dài hạn”, “tài sản ngắn hạn” lấy từ bảng cân đối kế toán của công tynăm 2013-2014

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

- Mục đích phân tích: Để thấy được khả năng sinh lợi của VCSH, từ đó các

nhà quản trị có thể điều chỉnh tăng giảm VCSH trong điều kiện kinh tế cụ thể nhằmđảm bảo an toàn vốn chủ và khả năng sinh lời cao

- Nguồn số liệu phân tích: Số liệu được sử dụng phân tích là số liệu trong chỉ

tiêu “lợi nhuận sau thuế” trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và chỉ tiêu

“vốn chủ sở hữu”, chỉ tiêu “tổng tài sản” trong bảng cân đối kê toán của công ty trong

2 năm 2013 và 2014

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Mục đích phân tích: để thấy được tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ vàmối quan hệ giữa VCĐ đầu tư cho hoạt động kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận

Để từ đó điều chỉnh lượng VCĐ cho thích hợp

- Nguồn số liệu phân tích: Sử dụng nguồn số liệu trong báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh từ chỉ tiêu “doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “Giávốn hàng bán”, “Lợi nhuận sau thuế”, và các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, chỉtiêu tổng hợp “tài sản dài hạn”, chỉ tiêu chi tiết “tài sản cố định”,“nguyên giá tài sản cốđịnh” các số liệu năm 2013 – 2014

Trang 27

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động để thấy đượcảnh hưởng của sự thay đổi lượng VLĐ đến doanh thu và lợi nhuận của công ty, từ đórút ra mối tương quan giữa chúng và biết cách sử dụng VLĐ như thế nào cho hiệu quả

- Nguồn số liệu phân tích: sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáokết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2014 Trên bảng cân đối kế toán sử dụng chỉtiêu tổng hợp “tài sản ngắn hạn” và chỉ tiêu chi tiết là “hàng tồn kho” và “các khoảnphải thu ngắn hạn” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng chỉ tiêu “doanhthu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, “lợi nhuận sau thuế”, “giá vốn hàng bán”

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh bình quân

- Mục đích phân tích: việc phân tích nhằm mục đích nhận thức, đánh giá một

cách tổng thể hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu của VKD, từ đó xác định nguyên nhân, ảnhhưởng của các chỉ tiêu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD

- Nguồn số liệu phân tích: Số liệu phân tích được lấy từ bảng cân đối kế toán

và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013-2014 Cụ thể là từ các chỉ tiêu “tổng tài sản”

và “VCSH” trong bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “doanh thu thuần về bán hàng và cungcấp dịch vụ” và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế” trên báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh

Trang 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI

VINAWACO 25.

2.1.Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vinawaco 25

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty:

Tên chính thức công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Vinawaco25

Tên giao dịch: VINAWACO 25.,JSC

Quy mô và địa chỉ:

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng chẵn).

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác

- Quy mô công ty: Là doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số cán bộ công nhân

viên là 30 người

- Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 305 tòa nhà chung cư cao cấp 18 tầng – CIEN

CO 1 đường Hoàng Đạo Thúy kéo dài, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội, Việt Nam

- Điện thoại: 04 35667792 Fax: 04 35667792

- Mã số thuế: 0400102006

- Tổng Giám đốc: Lê Tử Hùng

Chức năng và nhiệm vụ:

- Đấu thầu và nhận thầu xây lắp;

- Xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng, kỹ thuật hạ tầng, các

công trình đường sắt, đường bộ, và các công trình công ích; phá dỡ, dọn dẹp và tạomặt bằng xây dựng; trang trí nội thất, thi công công trình cấp thoát nước;

Trang 29

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện kim

loại; XNK, mua bán, cho thuê vật tư, máy móc, phụ tùng, dây chuyền công nghệ;

- Bán buôn và bán lẻ các vật tư, thiết bị khác sử dụng trong xây lắp.

Nghành nghề kinh doanh:

- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, sản xuất, xây dựng, xuất nhập khẩu

- Nghành nghề kinh doanh: Xây dựng: nhà các loại, công trình đường sắt vàđường bộ, công trình công ích và công trình ký thuật dân dụng khác; phá dỡ; lắp đặt hệthống cấp thoát nước, lò sưởi, điều hòa, hệ thống điện; hoàn thiện công trình xây dựng;hoạt động thiết kế chuyên dụng: Trang trí nội thất (không bao gồm thiết kế công trình);bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; bán lẻ ngũ kim, sơn, kính,vàcác thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng các cửa hàng chuyên doanh; sản xuất: Đồ gỗxây dựng, xi măng, vôi và thạch cao, kim loại màu, kim loại quý, và các cấu kiện kimloại; đúc sắt, thép, gang; khai thác đá, sỏi, đất thép; chuẩn bị mặt bằng

Quá trình hình thành và phát triển:

- Tổng Công ty xây dựng đường thủy Miền Trung được thành lập và đi vào hoạt

động theo QĐ số 2403/QĐ/TCCB- LĐ vào ngày 21/11/1994 Vốn điều lệ khi thànhlập là 59.690.300 đồng

- Căn cứ theo QĐ số 1382/QĐ/TCCB- LĐ cấp ngày 13/06/1996 Công ty Công

trình thủy lợi Miền Trung Được đổi tên thành Công ty công trình 5

- Ngày 22/06/1996, Công ty nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

110815 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Khi đó, Công tychuyên về lĩnh vực thi công các công trình xây dựng

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế mã số 0400102006 do cục thuế Đà Nẵng cấp

ngày 18/02/2004

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp nhà nước số 321000176

ngày 31/05/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp thay đổi lần thứ 3

- Ngày 15/08/2008, Công ty nhận được quyết định số 2495/ QĐ - BGTVT của

Bộ Giao Thông Vận Tải về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty

- Ngày 29/01/2010, Công ty được phê duyệt kế hoạch điều chỉnh tiến độ sắp

xếp, đổi mới DN 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải theo QĐ số 177/QĐ- TTg

Trang 30

- Ngày 03/01/2011, Công ty đăng ký bổ sung thêm nghành nghề kinh doanh,

phát triển thêm lĩnh vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, đá các loại phục vụ choviệc xây lắp

- Ngày 26/03/2011, căn cứ theo QĐ số 1625/ QĐ- UB của UBND thành phố Hà

Nội, Công ty mở chi nhánh của mình tại Hà Nội Nhằm phục vụ cho việc mở rộng vàphát triển KD chung của các DN nhà nước

- Theo QĐ số 742/QĐ- BGTVT ngày 19/04/2011, Công ty Công trình 5 được

chuyển đổi thành Công ty CP đầu tư XD&TM Vinawaco 25 Công ty hoạt động theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0 4 0 0 1 0 2 0 0 6, thay đổi lần thứ 6 ngày01/11/2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

- Sau hơn 20 năm xây dựng và hình thành, công ty đã phát triển ngày càng lớn

mạnh và tạo được uy tín cao trên thương trường Quy mô của công ty ngày càng lớn,nghành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng và chất lượng các dịch vụ mà công

ty cung cấp cho khách hàng ngày càng được nâng cao

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Phương thức kinh doanh: Với phương thức “hiệu quả dựa trên nền tảng của

chất lượng”, công ty không ngừng đem lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượngsản phẩm và dịch vụ mình cung cấp Công ty luôn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng Luôn hướng tới lợi ích, tìm hướng mới tronghình ảnh thương hiệu của khách hàng Coi trọng chất lượng, tạo điểm nhấn riêng trongtừng công trình, dịch vụ và sản phẩm mình cung cấp

Hình thức thanh toán: Đối với các công trình xây dựng và các gói thầu thì

phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong từng hợp đồng Các nghiệp vụ bánbuôn thì khách hàng có thể thanh toán qua hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt Cácnghiệp vụ bán lẻ thì khách hàng thanh toán bằng tiền mặt luôn Còn các giao dịch kinhdoanh khác có giá trị lớn thì thanh toán qua hình thức chuyển khoản

Đối tượng khách hàng:Là một công ty có bề dày kinh nghiệm,và từng tham gia

phát triển nhiều dự án khác nhau, công ty hướng tới rất nhiều đối tượng khách hàng :

- Khách hàng nước ngoài: Là dân cư các nước khu vực Đông Á đang sinh sống

và làm việc tại Việt Nam

- Khách hàng trong nước: Là tất cả những người có thu nhập cao, trung bình, thấp

Trang 31

- Nhận xây dựng Các công trình công ích, công trình nhà nước…

Thị trường kinh doanh:

- Thị trường trong nước: Công ty đã và đang đảm nhận nhiều công trình xâylắp trên khắp cả nước, đặc biệt là các công trình tại Hà Nội và Đà Nẵng Và thị trườngbuôn bán các thiết bị sử dụng trong hoạt động xây lắp ngày càng được mở rộng

- Thị trường nước ngoài: công ty đã và đang xuất nhập khẩu với một số nướcĐông Á về vật tư, máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ để phục vụ cho côngtrình xây lắp Tới đây, công ty sẽ tìm thêm nhiều thị trường khác để đa dạng hóa chấtlượng phục vụ và mở rộng thị trường kinh doanh

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

- Công ty Cổ phần đầu tư XD&TM Vinawaco 25 bao gồm ban giám đốc, vàcác phòng ban chịu sự lãnh đạo của công ty

- Để phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, Công ty luôn chú trọngtới công tác xây dựng và thực hiện các chính sách kế toán, tài chính phù hợp với tìnhhình thực tiễn và quy luật phát triển khách quan của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư xây

dựng và thương mại Vinawaco 25

- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:

Ban giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch

của hoạt động kinh doanh; quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh

Phòng quản lý

dự án

Phòng vật tư thiết bị

Các đội thi công công trình

Trang 32

hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh; bổ nhiệm, cách chứcdanh quản lý trong công ty…

Phòng hành chính, nhân sự: thực hiện công tác tuyển dụng và tổ chức thực

hiện quản lý nhân sự có hiệu quả; xây dựng quy chế lương thưởng, thực hiện các chế

độ áp dụng cho người lao động; nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quyết định ápdụng trong công ty

Phòng kế toán, tài chính: tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý

hoạt động tài chính và chế độ kế toán; thực hiện tập chung và sử dụng hiệu quả nguồntài chính theo chế độ và quy định; thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dàihạn; lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí đúngtheo quy định; thực hiện chi trả lương, bảo hiểm xã hộivà các khoản phụ cấp khác (nếucó) cho cán bộ nhân viên; thực hiện quyết toán thuế theo quy định của nhà nước; tổnghợp, báo cáo về hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành; bảo quản, lưu trữcác chứng từ kế toán theo quy định

Phòng quản lý dự án: thực hiện chức năng quản lý dự án với các công ty làm

chủ đầu tư hoặc các hoạt động liên quan; tham mưu cho ban giám đốc về các hoạtđộng lên quan đến dự án mà công ty làm chủ đầu tư hoặc các hoạt động liên quan đến

tư vấn quản lý dự án; tổ chức thi công và thực hiện giám sát dự án; báo cáo kết quảđịnh kỳ và đột xuất cho ban giám đốc

Phòng vật tư thiết bị: xây dựng quy chế và tham mưu cho ban giám đốc công

tác mua sắm vật tư, thiết bị cung ứng trực tiếp cho các công trình xây dựng; mua sắmcác thiết bị, máy móc, vật tư; thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu các vật tư,thiết bị; tổ chức tiếp nhận, bàn giao vật tư, thiết bị đã mua sắm cho các đơn vị thi cônghay chủ đầu tư; thanh toán và thanh lý theo quy định

Các đội thi công công trình: nhận và tổ chức thực hiện các mệnh lệnh sản

xuất, thi công công trình của ban giám đốc; thay mặt ban giám đốc điều hành và xử lýtất cả các vấn đề về kỹ thuật thi công; kiểm tra và điều hành trực tiếp tổng tiến độ thicông và chi tiết các hạng mục liên quan; định kỳ báo cáo ban giám đốc về tiến độ vàkết quả thi công; lập thủ tục nghiệm thu, bàn giao, quyết toán với chủ đầu tư

Trang 33

2.1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2013 và 2014

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 và 2014

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2014/2013

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2014

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Về doanh thu:

- Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là

80.857.634.975 đồng, nhưng đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 50.435.687.500 đồng,như vậy là doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 là 30.421.947.475 đồng, tươngứng với tỷ lệ giảm là 37,62%

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 là 50.435.687.500 đồng giảm so với

năm 2013 là 46.036.176 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 99,19%

- Thu nhập khác năm 2014 là1.062.377.552 đồng tăng mạnh so với năm 2013

với số tiền tăng lên là 1.060.391.970 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 53.404,59%

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w