1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long

67 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Thành phố Hạ Long không chỉ được biết đến bởi di sản thiên nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long, mà đây còn là một trong những trung tâm kinh tế chính trị chính của tỉnh Quảng Ninh, một cực của vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, kinh tế của thành phố luôn đứng trong top đầu những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trên địa bàn thành phố, rất nhiều ngành kinh tế cùng phát triển và đạt hiệu quả cao: khai thác khoáng sản, vận tải, đường bộ và đường thuỷ, cơ khí và đóng tàu, các ngành sản xuất chế biến và đặc biệt là ngành du lịch dịch vụ. Tuy nhiên, một mặt sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, mặt khác cũng tạo ra rất nhiều vấn đề nan giải hiện nay. Đó là những mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đó là những vấn đề về chất thải rắn, khí thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ, …Tất cả đều đã và đang gây nên những tác động khác nhau tới môi trường, làm suy thoái môi trường trong vùng đặc biệt là môi trường biển ven bờ.Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Khu vực Cảng than Cột 8, khu neo đậu của tàu du lịch,... thường xuyên có váng dầu thải loang rộng trên mặt biển. Rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp từ các tàu du lịch, nhà bè, nhà máy, nhà hàng chưa qua xử lý trôi nổi trên biển Vịnh Hạ Long, ... Tình trạng này diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khách du lịch mà còn gây hại đối với chính sức khỏe người dân nơi đây.

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng phân tích môi trường – Khoa Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong thời gian qua đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt quá trình phân tích mẫu phục vụ đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Sơn Tùng và ThS. Nguyễn Bích Ngọc, là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện làm Đồ án tốt nghiệp. Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em suốt thời gian làm Đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện Đồ án có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Đức Trung MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH M  C HÌNH V  DANH M  C T  VI  T T  T DANH MỤC BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DO Oxy hòa tan (Disolved oxygen) COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand) BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (Bio oxygen demand) TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids) KLN Kim loại nặng JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) IMER Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Institute of Marine Environment and Resources) UBND Ủy ban Nhân dân BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BVMT Bảo vệ Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam MỞ ĐẦU Thành phố Hạ Long không chỉ được biết đến bởi di sản thiên nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long, mà đây còn là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị chính của tỉnh Quảng Ninh, một cực của vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, kinh tế của thành phố luôn đứng trong top đầu những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trên địa bàn thành phố, rất nhiều ngành kinh tế cùng phát triển và đạt hiệu quả cao: khai thác khoáng sản, vận tải, đường bộ và đường thuỷ, cơ khí và đóng tàu, các ngành sản xuất chế biến và đặc biệt là ngành du lịch - dịch vụ. Tuy nhiên, một mặt sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, mặt khác cũng tạo ra rất nhiều vấn đề nan giải hiện nay. Đó là những mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đó là những vấn đề về chất thải rắn, khí thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ, …Tất cả đều đã và đang gây nên những tác động khác nhau tới môi trường, làm suy thoái môi trường trong vùng đặc biệt là môi trường biển ven bờ. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Khu vực Cảng than Cột 8, khu neo đậu của tàu du lịch, thường xuyên có váng dầu thải loang rộng trên mặt biển. Rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp từ các tàu du lịch, nhà bè, nhà máy, nhà hàng chưa qua xử lý trôi nổi trên biển Vịnh Hạ Long, Tình trạng này diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khách du lịch mà còn gây hại đối với chính sức khỏe người dân nơi đây. Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long” nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển và quản lý môi trường nơi đây. 4 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm các mục đích sau đây: - Đánh giá được chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập chung vào một số nội dung chính sau: - Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hạ Long - Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ - Quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long - Các nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long [5] 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có toạ độ địa lý: Từ 20 0 55’ đến 21 0 05’ vĩ độ Bắc; Từ 106 0 50’ đến 107 0 30’ kinh độ Đông Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có trục quốc lộ 18A đi qua; cách Hà Nội 165km về phía Tây, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về phía Tây Nam; Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng với bờ biển dài trên 20km. Thành phố có địa hình rất đặc biệt, khu vực tiếp giáp trực tiếp với bờ biển dài hơn 20km, khu vực bên trong tựa vào đồi, núi. Do đặc điểm của địa hình, thành phố chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía Đông và khu vực phía Tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420m. Nối hai bờ Cửa Lục là là cây cầu Bãi Cháy, một trong 05 cây cầu dây văng một mặt phẳng lớn nhất thế giới. Phía Đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh. Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch - dịch vụ, đồng thời là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của cả nước. Thành phố Hạ Long có 20 phường, đó là: Đại Yên, Việt Hưng, Tuần Châu, Hùng Thắng, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Bãi Cháy, Hà Khách, Cao Xanh, Yết Kiêu, Hòn Gai, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Cao Thắng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Tu, Hà Phong, Hà Trung, Hà Lầm. 1.1.2. Địa hình, địa chất a. Đặc điểm địa chất: Hạ long có các dạng đá mẹ chính: đá phiến thạch, cát kết và đá vôi Đá phiến thạch: Tùy theo địa hình và chế độ canh tác đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành đất dày hay mỏng. Đá cát kết (sa thạch): Phân bố ở hầu hết các vùng đồi núi thành phố Hạ Long. Đá vôi: Phân bố ở các đảo ngoài biển. Đá vôi chủ yếu ở dạng đá gốc tươi. 6 Ngoài các loại đá kể trên còn có mẫu chất phù sa phân bố ở vùng ven biển, thường có địa hình bằng, thoải, tạo nên các loại đất có tầng dày, độ phì nhiêu khá. b. Đặc điểm địa hình: Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau: Vùng đồi núi: Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp. Vùng ven biển: Bao gồm địa phận ở phía Nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m. Vùng hải đảo: Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây Nam thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha. 1.1.3. Khí hậu, thời tiết Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long chịu sự chi phối mạnh mẽ của biển. Nhiệt độ trung bình năm 23,7 0 C dao động từ 16,7 0 C - 28,6 0 C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,9 0 C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 38 0 C, mùa đông nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,7 0 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5 0 C . Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90% và thấp nhất là 68%. Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đông bắc và gió tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 4,5 m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió 7 mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc biệt là các khu vực ven biển. Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi. 1.1.4. Thủy văn a. Dòng chảy Trường dòng chảy VHL – Bái Tử Long chia hai hướng chủ đạo liên quan đến pha triều lên theo hướng Bắc - Đông, Bắc - Tây Bắc, dòng nước chủ yếu từ khu vực phía Đông đảo Cát Bà theo hướng Nam đi vào vùng biển vịnh Hạ Long chia làm hai hướng, hướng Bắc-Tây Bắc vào vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục xuống tận phía Nam đảo Tuần Châu, thứ hai hướng Đông - Bắc sang vịnh Bái Tử Long. Vận tốc dòng chảy triều lên có giá trị biến đổi từ 50-100cm/s; Pha triều xuống theo hướng Nam- Tây Nam, dòng nước từ phía Nam đảo Tuần Châu và vịnh Hạ Long chảy theo hướng Đông-Đông Nam, dòng nước từ phía Cửa Ông và vịnh Bái Tử Long chảy theo hướng Tây-Tây Nam sau đó kết hợp với nhau đi xuống phía Nam qua phía Đông đảo Cát Bà. b. Thủy triều Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m. Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 18 0 C đến 30,8 0 C. Biển ở Hạ Long thường có biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây xói lở biến dạng bờ biển. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [5] 1.2.1. Dân số Dân số thành phố năm 2009 là 202.839 người đến năm 2012 là 234.592 tăng 31.753 người so với năm 2009, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 1,005% đến năm 2012 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2009-2012 trung bình là 1,051%. Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2009 là 820 người/km 2 , đến năm 2012 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km 2 . 8 1.2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2006-2010) luôn duy trì ở mức cao và ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2011 (giá thực tế) ước đạt 2.680 USD, bằng 1,61 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp-du lịch-dịch vụ- nông nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng: 54,7%, ngành dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm 2011, tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%. a. Kinh tế công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2012 ước đạt 13.500 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 16,5%. Trong đó công nghiệp địa phương ước đạt 814 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,4%/năm. Các doanh nghiệp có vốn chủ đạo của nhà nước chiếm 75%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 25%. Sản xuất than trên địa bàn Thành phố có sự tăng trưởng mạnh, sản lượng than sạch năm 2012 đạt trên 14,2 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Bên cạnh ngành than thì thành phố Hạ Long cũng phát triển mạnh ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, là nhà máy đóng tàu hiện đang chuẩn bị mở rộng và tăng thiết bị để có thể đóng tàu trọng tải tới 53.000 tấn có thiết kế lớn nhất nước ta. Thành phố Hạ Long có nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, tổng công suất 1.200 MW đặt ngay cạnh Cầu Bang đã đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng điện cho Thành phố và tỉnh Quảng Ninh. b. Kinh tế dịch vụ 9 Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 10.200 cơ sở tham gia kinh doanh dịch vụ, tăng 3.300 cơ sở (48%) so với năm 2005, tăng 21% về số vốn đăng ký. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 ước đạt 12.036 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,45%/năm. Từ năm 2006-2009, tổng lượng khách du lịch đến Hạ Long tăng bình quân 14%/năm trong đó khách quốc tế tăng 14,2%, Năm 2012 khách du lịch đến thành phố đạt trên 3,2 triệu lượt khách trong đó có 1,7 triệu lượt khách quốc tế tăng 1,5 lần so với năm 2005; doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng năm 2012 đạt trên 2.256 tỷ đồng, tăng 1.276 tỷ đồng so với năm 2006 (980 tỷ đồng).Tốc độ tăng bình quân của doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt 28,65% trong giai đoạn từ năm 2006-2012. c. Hoạt động giao thông vận tải Về giao thông, Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một vành đai kinh tế". Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh. Việc cải tạo cảng Hòn Gai thành cảng hành khách và dịch vụ tổng hợp đã thực hiện xong, độ sâu bến 7-9m, có khả năng phục vụ các tàu du lịch loại lớn của Quốc tế, đang được quy hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực. 1.2.3. Giáo dục, Y tế a. Giáo dục 10 [...]... Cháy, nước biển ven bờ khu vực sau chợ Hạ Long 1, nước biển ven bờ khu vực Cột 3, Cột 8 – cách cảng Nam Cầu Trắng 01 km [4] Hàm lượng dầu đo được trong các khu vực này cũng đặc biệt cao và vượt quá ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản 1.4 Các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long. .. kinh tế vùng có ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ - Các kết quả nghiên cứu trước đây của các cơ quan, các nhà khoa học, chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long như: Dự án JICA về BVMT vịnh Hạ Long 2010-2012; Các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh và quốc gia; các báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ khu vực vịnh Hạ Long - Các QCVN, TCVN về nước biển ven bờ tiến hành nghiên cứu và thực... thi trong công tác giảm thiểu ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long 1.5 Một số phương pháp nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới... sánh với QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (0,2mg/l) cho mọi mục đích sử dụng và cao nhất ở các vùng biển miền Trung Hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho phép 1.3.2 Ô nhiễm nước biển ven bờ tại Vịnh Hạ Long Vùng biển ven bờ Vịnh Hạ Long được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến... nước biển ven bờ Do vậy, cần có thêm các nghiên cứu xây dựng WQI phục vụ công tác đánh giá, phân vùng chất lượng nước biển 15 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng là nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long Phạm vi nghiên cứu: Nước biển ven bờ ở độ xa cách 0,5 – 1km so với bờ 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu Căn cứ vào nội... thao dưới nước Các nơi khác NB1 NB2 0 NB3 0,001 0,01 0,005 mg/l 0,005 0,141 0,02 0,1 Hình 3.5: Hàm lượng Pb tại các điểm quan trắc nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long Nhận xét: Từ kết quả phân tích bảng 3.6 và hình 3.5 cho thấy: hàm lượng kim loại nặng Pb trong nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long là khá thấp Hàm lượng Pb trong nước cũng có sự khác biệt khá rõ ràng tại các điểm quan trắc Cụ thể: hàm lượng Pb thấp... Bãi tắm, thể thao dưới nước NB 3 8,03 26,8 29,8 6,5 – 8,5 30 - 6,5 – 8,5 - - Vị trí NB 3 Các nơi khác pH: nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long có giá trị pH dao động từ 7,98 đến 8,18 Nước biển mang tính kiềm yếu và đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Nhiệt độ: vẫn nằm trong giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ theo QCVN 10:2008/BTNMT (30oC) Trong ngày, nhiệt độ nước có giá trị cực đại vào thời... Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nước biển ven bờ khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể hiện thông... điểm khu vực lấy mẫu NB 1 1 Nước biển ven bờ khu vực bãi tắm Bãi Cháy 107° 2'46.2 4" NB 2 Nước biển ven bờ khu vực Quảng trường Cột 3 107° 5'45.5 1" NB 3 Nước biển ven bờ khu vực Cột 8 cách cảng Nam cầu Trắng 01 km Khu vực ven bờ bãi tắm Bãi Cháy, nơi pha loãng các dòng 20°57'1 thải từ bờ từ các hoạt động du 13" lịch và dân sinh của khu vực Bãi Cháy Khu vực ven bờ cột 3 cách bờ 20°56'4 khoảng 500m, nơi... 0,045 0,023 0,032 0,068 0,197 Bãi tắm,khu thể thao dưới nước Các nơi khác 0,1 0,1 Hình 3.6: Hàm lượng Mn tại các điểm quan trắc nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long 35 Nhận xét: Qua biểu đồ thể hiện nồng độ Mn tại các điểm quan trắc nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long cho thấy: vị trí Bãi tắm Bãi Cháy có hàm lượng Mn trong nước là thấp nhất (triều cường: 0,021 mg/l; triều kiệt: 0,032 mg/l), tiếp theo là Quảng Trường . phố Hạ Long - Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ - Quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long - Các nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ. ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long. 1.5. Một số phương pháp nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực vịnh Hạ Long đã và. sau đây: - Đánh giá được chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long. Nội dung

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w