Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ):

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 48 - 50)

Nguyên tắc

3.3.2. Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ):

a. Xử lý nguồn thải từ bờ

Tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi thải vào các kênh xả ra biển. Việc này cần được giám sát một cách chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Kiểm soát các nguồn thải thông qua kỹ thuật quản lý: Hoạt động thanh kiểm tra, kiểm soát các nguồn thải cần được nâng cao về số lượng và chất lượng. Sau dự án BVTM vịnh Hạ Long, một số cơ quan đơn vị có liên quan đã được hướng dẫn,

trang bị tài liệu kỹ thuật, bổ sung cơ sở dữ liệu để phục vụ tốt hơn công tác này. Tuy nhiên, việc triển khai sử dụng sản phẩm của dự án còn nhiều hạn chế.

Sử dụng các công nghệ phù hợp để xử lý các nguồn thải tồn dư như các khu mỏ đã kết thúc khai thác, các bãi thải của hoạt động khai thác than.... Hiện tại hầu hết các mỏ than đang hoạt động đều có các trạm xử lý nước thải và xử lý các bãi thải thông qua việc thu gom nước thải và làm đầm sinh học chắn dưới chân các bãi thải, tuy nhiên, thực tế cho thấy các công trình này cũng còn nhiều bất cập như: song song với hoạt động xử lý vẫn có các hoạt động xả thải nước thải khai thác than ra môi trường, nguyên nhân có thể do quá công suất hoặc tham nhũng để hạn chế chi phí xử lý hoặc đơn thuần do sự yếu kém trong công tác của các công ty quản lý các trạm xử này; Kết quả là nước thải sau xử lý của các trạm đạt yêu cầu nhưng chất lượng nước mặt (sông, suối trong khu vực) không hề được cải thiện mà có phần tăng lên. Các bãi thải mỏ rất cần được nghiên cứu để tái sử dụng đất như trồng cây lấy dầu làm nhiên liệu sinh học.

b. Xử lý nguồn thải trên biển

Xử lý dầu thải và nước la canh của tàu du lịch hoạt động trên Vịnh thông qua việc áp dụng công nghệ lọc tách dầu thải. Triển khai các dự án liên quan đến dầu sinh học liên quan đến việc trồng cây lấy dầu trên các bãi thải mỏ và sử dụng dầu sinh học này để phục vụ các hoạt động vận tải của tàu bè trên vịnh.

Nghiên cứu áp dụng các biện pháp áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải tại các nhà vệ sinh trên vịnh, nâng công suất đảm bảo đáp ứng được lượng khách tại các điểm tham quan.

Thay thế hệ nổi các nhà nổi (phao xốp) bằng kết cấu bền vững không ô nhiễm môi trường như: xi măng lưới thép, composite, nhựa tổng hợp.

c. Triển khai các dự án

Hiện tại có rất nhiều dự án đang và đã đệ trình lên UBND tỉnh chờ phê duyệt như: Dự án trồng cây lấy dầu sinh học, dự án lọc dầu, dự án Smart City .... Tuy

nhiên, lựa chọn như thế nào đối với các dự án này để có thể có giải pháp tốt nhất trong quản lý môi trường nước biển ven bờ vịnh cũng như quản lý vịnh đòi hỏi sự phối hợp đa ngành và quyết sách đúng đắn của các nhà hoạch định.

d. Quan trắc môi trường

Việc quan trắc môi trường nên được tập trung một cách chuyên nghiệp ở một đơn vị ví dụ như Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hoạt động quan trắc đến Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường nhằm thực hiện các hoạt động tác nghiệp kỹ thuật để nắm bắt chất lượng môi trường vịnh. Các nội dung cần tập trung như sau:

Mạng điểm: Bổ sung mạng điểm quan trắc vịnh Hạ Long trong đó có xem xét đến mạng điểm hiện tại của Ban quản lý vịnh Hạ Long.

Tần suất: Duy trì tần suất quan trắc 3 tháng/ lần ngoài ra bổ sung thêm các đợt quan trắc đột xuất khác.

Nhân lực: Bổ sung thêm cán bộ có trình độ và đào tạo các cán bộ hiện có theo các chương trình đào tạo trong và ngoài nước về phân tích môi trường.

Cơ sở vật chất: Các phòng thí nghiệm phân tích môi trường cần được xem xét để xây dựng theo tiêu chuẩn, mở rộng không gian để tránh các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý số liệu cũng cần được trang bị tốt để đáp ứng các yêu cầu của các cấp tại các thời điểm khác nhau. Để phục vụ cho mục đích này, việc triển khai Đề án phát triển Trung tâm Quan trắc và phân tích Môi trường trong khuôn khổ của Đề án tăng cường tiềm lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo quyết định số 1907/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w