Luận giải nguyên nhân ô nhiễm

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 43 - 47)

Nguyên tắc

3.2.9. Luận giải nguyên nhân ô nhiễm

Từ các số liệu thu thập được của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Ninh biểu đồ và số liệu phân tích được ta có thể rút ra một số nhận xét về chất lượng nước biển khu vực nghiên cứu như sau:

Chất lượng nước biển khu vực Bãi Cháy khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm thấp. Nước biển khu vực Quảng Trường - Cột 3 và Cảng Nam Cầu Trắng - Cột 8 bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm.

Các vấn đề chất lượng nước cần quan tâm là ô nhiễm chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, dầu, kim loại nặng. Các thông số ô nhiễm chủ yếu là: amoni, dầu mỡ, TSS, COD, BOD5, Fe, Pb, Mn.

Các thông số lý hóa như nhiệt độ, pH, độ mặn nước biển không có sự biến động và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT.

Hàm lượng các thông số đo lúc triều kiệt thường cao hơn so với triều cường. Từ số liệu phân tích được ta có thể nhận thấy ở những khu vực khác nhau có những mức độ ô nhiễm khác nhau với những thông số khác nhau, cụ thể:

a) Đối với khu vực Bãi Cháy

Có thể nói, công tác vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm một cách thường xuyên; các hoạt động dịch vụ - du lịch trên bờ chưa được quản lý chặt chẽ, rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều nơi, vẫn còn tình trạng nước thải xả trực tiếp xuống biển. Hiện nay tại các khu du lịch ven biển đều có bố trí đặt các thùng chứa rác thải nhưng chưa nói du khách mà ngay cả một số người kinh doanh hàng quán tại đây cũng tỏ ra rất thiếu ý thức, rác được xả bừa bãi. Mặc dù, hiện nay ở các khu

du lịch ven biển đều có các đơn vị chuyên trách công tác vệ sinh bãi biển, nhưng xem ra cũng chỉ mang tính đơn lẻ…

Ngoài những nguồn thải gây ô nhiễm từ các hoạt động trên bờ, các hoạt động trên biển cũng đóng góp không nhỏ cho vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ. Các hoạt động trên biển thường xuyên là các hoạt động của các loại hình tàu du lịch (bao gồm cả lưu trú ban đêm), tàu vận chuyển hàng. Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, các hoạt động kinh doanh trên vịnh bao gồm các loại tàu lưu trú và tàu tham quan trong đó số tàu lưu trú đêm trên vịnh lên đến hơn 190 tàu to nhỏ các loại với công suất từ 15 đến 64 khách và tổng số phòng lên đến trên 3.180 phòng. Tàu tham quan: Tổng số 185 tàu thuyền lớn nhỏ với công suất từ 12 đến 48 khách/công suất máy từ 55 đến 130 cv (mã lực), thuộc các cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân. Vào mùa du lịch tức quý II và quý III hàng năm, các tàu tham quan hoạt động hết công suất để phục vụ lượng lớn khách du lịch đi tham quan Vịnh Hạ Long đã khiến hàm lượng dầu mỡ tăng cao vượt quá giới hạn cho phép Với số lượng tàu lớn như vậy đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu mỡ trên biển, bên cạnh đó rác từ các tàu du lịch xả ra rất nhiều gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Từ năm 2013, Thành phố Hạ Long cùng các ngành chức năng đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu tác động xấu đến ven bờ Vịnh Hạ Long. Cụ thể, Khu du lịch Bãi Cháy đã được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 3.500m3/ngày từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) và vốn đối ứng của tỉnh. Theo đó tất cả nước thải ở khu vực Bãi Cháy được thu gom lại tại 8 trạm bơm tự động để đưa về nhà máy xử lý v.v.. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy... cũng bố trí lực lượng thu gom, tập kết rác thải, lên phương án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long… Thông qua kết quả quan trắc từ năm 2013 của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Ninh, và kết quả phân tích quý II năm 2015 thì thì hầu như các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép. Vào quý II và quý III hàng năm, do lượng khách du lịch lớn đổ về Bãi Cháy thì hàm lượng các thông số ô

nhiễm có tăng nhẹ nhưng do đã có sự chuẩn bị từ trước, công tác quản lý tốt nên từ đó hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn ở mức thấp, không gây tác động xấu đến cảnh quan và môi trường. Tuy nhiên, giá trị các thông số ô nhiễm trong nước đang có xu hướng tăng cao dần theo các năm từ 2013 đến nay, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ.

b) Đối với khu vực Quảng Trường - Cột 3

Đây là khu vực có hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao Nguyên nhân chính là do:

Hoạt động của các khách sạn, nhà hàng: Do đặc điểm về vị trí địa lý bên cạnh vịnh Hạ Long và là đầu mối thông thương với các thành phố, huyện thị khác như Cẩm Phả, Móng Cái nên các hoạt động dịch vụ khách sạn, nhà hàng của thành phố Hạ Long rất phát triển. Hoạt động của các khách sạn, nhà hàng tạo một lượng tương đối lớn nước thải với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như nitơ, phốt pho, sunphua do hoạt động chế biển thực phẩm trong đó phần nhiều là các loại hải sản. Bên cạnh đó, số lượng khách du lịch tại các nhà hàng đông vào quý II và quý III hàng năm do các hoạt động du lịch tăng cao dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt tăng mạnh với các thông số đặc trưng như BOD5, COD, NH4+,....

Khu vực Chợ Hạ Long I là nơi tập kết, mua bán, trao đổi hải sản lớn nhất của thành phố. Hàng ngày, một lượng lớn nước, rác thải ở khu vực bán hải sản của chợ Hạ Long I cùng với nước được xả thẳng xuống biển. Vào quý II và quý III hàng năm, các hoạt động du lịch tăng cao, mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu bè tập kết tại chợ Hạ Long để phục vụ nhu cầu hải sản cho nhà hàng, khách du lịch dẫn đến việc hàm lượng dầu mỡ trong nước biển tăng đột ngột, vượt quá giới hạn cho phép.

Hoạt động lấn biển, xây dựng cơ sở hạ tầng: Những năm vừa qua, hoạt động san lấp tạo mặt bằng xây dựng diễn ra ồ ạt để hình thành nên các khu đô thị mới như đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ vịnh thể hiện qua các thông số về môi trường như độ đục, TSS, gây bồi lắng vịnh, mất rừng ngập mặn, giảm khả năng tự làm sạch của vịnh.

Hiện tại ở khu vực Quảng Trường - Cột 3 đang có 7 nhà bè kinh doanh ăn uống, đây là một nét rất riêng của Thành phố Hạ Long. Hàng ngày có hàng trăm thực khách xuống nhà bè. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên các nhà bè từ lâu cũng gây ra những tác động xấu đối với môi trường nước biển ven bờ do chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường như: có dụng cụ chứa các chất thải rắn, lỏng, tuyệt đối không được thải trực tiếp xuống biển; có phao quây chắn rác không để phát tán rác ra Vịnh; rác thải, nước thải phải được vận chuyển lên bờ và tập kết tại vị trí thống nhất để đảm bảo cho việc thu gom, xử lý theo quy định.

c) Khu vực Cảng Nam Cầu Trắng – Cột 8

Là khu vực ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ ở mức do những nguyên nhân chính sau:

Hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển than tại Cảng Nam Cầu Trắng. Nước thải mỏ từ các khai trường khai thác, các khu chế biến, các khu bãi thải đổ ra các suối thoát nước, ra các sông rồi thoát trực tiếp vào khu vực ven bờ vịnh. Nước thải này có giá trị pH thấp (tính axit cao), hàm lượng TSS cao, kim loại nặng cao và tại một số điểm ven bờ vịnh đã có dấu hiệu vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ. Các bãi thải của các khu vực khai thác bị rửa trôi gây bồi lắng các cửa sông và vùng ven biển. Hầu hết các đơn vị ngành than hiện đã lắp đặt trạm xử lý nước, tuy nhiên, hiện tượng xả tực tiếp nước thải không qua xử lý còn nhiều gây nên các vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long.

Toàn bộ nước thải khu vực này hầu hết chưa được thu gom mà tự chảy từ cống nhỏ qua cống lớn tới hệ thống thoát nước chung của thành phố và chảy ra biển. Qua tìm hiểu, khi thực hiện quy hoạch khu đô thị Cột 8 thì chưa có cống thu gom nước thải riêng. Do đó, hệ thống cống nước thải và nước mưa chung làm một chảy qua hệ thống thoát nước thải chung của thành phố tới 3 cửa cống lớn và đổ ra biển. Một số khu dân cư cũ đã có cống thu gom nước thải riêng nhưng chưa được thu gom về Trạm xử lý nước thải mà vẫn chảy qua hệ thống thoát nước chung của thành phố và đổ ra biển. Bên cạnh đó, tại khu vực đường bao biển Cột 8 có Trạm xử

lý nước thải Licogi Cột 3 - Cột 8, tuy nhiên, công suất của Trạm xử lý nhỏ với 1.200m3/ngày đêm. Trong quá trình vận hành đến nay còn gặp nhiều trục trặc nên Trạm mới chỉ tiếp nhận được khoảng 500 - 800m3 nước thải/ngày đêm.

Ngoài ra, tại khu vực Cột 8 hàm lượng kim loại nặng cao hơn các vị trí lấy mẫu còn lại đặc biệt là chỉ tiêu Fe, Mn… nguyên nhân là do nước biển ven bờ tại khu vực này là nơi tiếp nhận trực tiếp nước suối từ suối Lộ Phong.

Các hoạt động xây dựng chung cư, khu đô thị mới ở đang diễn ra ồ ạt gây tác động xấu đến cảnh quan và môi trường nước biển ven bờ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w