KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 52 - 54)

Nguyên tắc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Trong quá trình làm đồ án “Đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long” em xin rút ra những kết luận sau:

Tiến hành lấy mẫu và quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long quý II năm 2015, tại thời điểm triều cường và triều kiệt. Kết quả phân tích các thông số đo nhanh cho thấy: Giá trị pH tại ba vị trí lấy mẫu đều nằm trong khoảng giới hạn QCVN 10:2008/BTNMT, giá trị nhiệt độ tại Bãi tắm Bãi Cháy thấp hơn QCVN 10:2008/BTNMT. Đối với các chỉ tiêu môi trường phân tích trong phòng thí nghiệm: tại vị trí Bãi tắm Bãi Cháy các chỉ tiêu môi trường hầu như đạt quy chuẩn, vị trí Quảng trường cột 3 có sự ô nhiễm nhẹ của các hợp chất hữu cơ như: BOD5; NH4+ (thời điểm triều kiệt vượt quy chuẩn 1,07 lần); COD (thấp hơn quy chuẩn 1,03 lần. Vị trí Cảng Nam Cầu Trắng – Cột 8 chất lượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ, hàm lượng Fe vượt quy chuẩn 1,7 – 1,98 lần, Pb vượt 1,41 lần (thời điểm triều kiệt), Mn vượt 1,97 lần (thời điểm triều kiệt), dầu mỡ vượt 2,5 lần.

Kế thừa các số liệu quan trắc phân tích từ năm 2013 đến nay nhận thấy hàm lượng chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long thường cao hơn ở quý II và III hàng năm và có xu hướng tăng dần qua các năm ở tất cả các vị trí quan trắc.

Tại thời điểm triều cường hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thấp khi triều kiệt. Các vị trí khác nhau chất lượng nước có những mức độ ô nhiễm khác nhau.

Từ những kết quả phân tích được về chất lượng môi trường nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long để đề xuất các biện pháp về quản lý, khoa học kỹ thuật, giáo dục tuyên truyền, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng nước, phát triển du lịch lâu dài và bảo vệ sức khỏe con người.

2. Kiến nghị

Đối với các giải pháp cần thiết: để hạn chế ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long, các giải pháp đồng bộ về thể chế, chính sách, giải pháp kỹ thuật, công nghệ cần được quan tâm hơn nữa trong đó đặc biệt quan trọng giải pháp về thể chế, chính sách

cần được cân nhắc, xem xét để áp dụng cương quyết đặc biệt là quản lý các giải pháp kỹ thuật cho công tác xử lý từ nguồn thải một cách triệt để và hiệu quả. Các dự án đầu tư và hợp tác trong và ngoài nước cần thiết được nhân rộng và được giảm bớt các thủ tục hành chính để hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu ô nhiễm nước biển ven bờ nói riêng được tiến hành nhanh chóng và triệt để.

Để có thể bảo vệ tốt hơn nữa chất lượng nước khu di sản Thế giới, cần phải có thêm các nghiên cứu phân vùng chất lượng nước Vịnh, phân vùng không gian chức năng Vịnh, từ đó phân bổ lại các hoạt động kinh tế - xã hội và làm giảm các áp lực đến môi trường Vịnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w