PHẦN I PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC Đơn thuốc thu thập tại một số phòng khám bệnh ĐƠN THUỐC SỐ 1 Bệnh nhân nam, 43 tuổi Chẩn đoán: Viêm phế quản thể hen Điều trị: ngày.. Khi dùng theophylin phối
Trang 1PHẦN I PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
( Đơn thuốc thu thập tại một số phòng khám bệnh)
ĐƠN THUỐC SỐ 1
Bệnh nhân nam, 43 tuổi
Chẩn đoán: Viêm phế quản thể hen
Điều trị:
ngày
ngày
Câu hỏi:
1. Vi khuẩn nào thường gây viêm phế quản? Kháng sinh lựa chọn hợp lý chưa? Nếu chưa đề xuất chọn kháng sinh nào?
2. Có tương tác thuốc khi dùng đồng thời hai thuốc trên không? Hậu quả? Cách khắc phục?
TRẢ LỜI BÀI TẬP ĐƠN THUỐC SỐ 1
1. Vi khuẩn thường thường hay gây viêm phế quản là Streptococcus pneumonia và
Hamophilus influenzae Kháng sinh lựa chọn hợp lý nếu như không có kháng
Trang 2thuốc, hiện nay erythromycin đã kháng nhiều với 2 vi khuẩn này Nên dùng amoxicilin (hoặc amoxicilin + acid clavulanic) 500mg x 3 lần/ ngày
2. Khi nồng độ theophylin trong máu > 20µg/ml sẽ xuất hiện phản ứng có hại (ADR): nôn, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, hạ huyết áp, loạn nhịp thất, chết Nếu nồng độ > 25 µg/ml, nguy cơ nguy hiểm của ADR > 85% Khi dùng theophylin phối hợp với erythromycin, ciprofloxacin, cimetidin, diltiazem, norfloxacin sẽ xuất hiện tương tác thuốc gây tăng nồng độ của theophylin trong máu, dẫn đến phản ứng có hại của theophylin (mặc dù ở liều điều trị) Khắc phục tốt nhất là dùng salbutamol thay theophylin Nếu giữ theophylin thì không dùng erythromycin, vì erythromycin ức chế chuyển hóa theophylin gây tăng nồng độ theophylin trong máu
ĐƠN THUỐC SỐ 2
Bệnh nhân nữ, 64 tuổi
Chẩn đoán: Viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, xơ gan cổ chướng (có hội
chứng hoàng đản)
Điều trị:
- Peflacin 400mg x 2 ống Truyền tĩnh mạch chậm, 2 lần/ngày
(pha trong 250ml dung dịch glucose 5%)
Câu hỏi:
1. Peflacin thận trọng khi dùng cho đối tượng nào? Dùng peflacin cho người bệnh này có hợp lý không?
Trang 32. Có thể chọn một thuốc nhóm cephalosporin điều trị cho người bệnh này được không? Lợi ích?
3. Methionin chỉ định trong trường hợp nào?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 2
1. Peflacin thận trọng khi dùng cho người bệnh thiểu năng gan hoặc suy thận Phải giảm liều thuốc, dãn khoảng cách đưa thuốc và theo dõi creatinin của người bệnh này Với bệnh nhân vàng da liều 1 ống x 1 lần trong 36h Bệnh nhân vàng
da cổ chướng này dùng liều 1 ống x 1 lần x 48h
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu do E coli Nếu nhiễm trùng đường tiết
niệu trên người bệnh xơ gan cổ chướng mức độ nặng, ta có thể dùng một cephalosporin không chuyển hoá qua gan điều trị sẽ tốt hơn dùng peflacin Theo thông tin sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh năm 2002, và dược động học của một số thuốc ta có thông tin sau:
Thuốc Độ nhạy cảm của E.coli
trong nước tiểu %
Thải qua đường niệu
ở dạng còn họat tính
%
Vậy chọn ceftazidim (có độ nhạy cảm với E.coli nước tiểu cao, đồng thời có tỉ lệ
thải trừ qua đường niệu dưới dạng không chuyển hoá cao) để điều trị cho người bệnh này Chú ý giảm liều với với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận
Trang 4Không dùng methionin cho bệnh nhân xơ gan, vì methionin chỉ tăng phá vỡ tế bào gan, không có tác dụng bảo vệ (bằng chứng đã được đưa ra phía trên)
ĐƠN THUỐC SỐ 3
Bệnh nhân nữ, 12 tuổi
Chẩn đoán: Viêm đường tiết niệu
Điều trị:
- Peflacin 400mg x 1 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày
Câu hỏi:
1 Thuốc nhóm fluoroquinolon chống chỉ định cho lứa tuổi nào? Tại sao?
2 Lựa chọn kháng sinh hợp lý hơn cho người bệnh này?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 3
1. Thuốc nhóm fluoroquinolon chống chỉ định cho trẻ em và thiếu niên, vì có thông báo gây bệnh khớp cho trẻ em chưa trưởng thành (Dược thư quốc gia trang 743) Do đó chọn peflacin điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho bé 12 tuổi là không hợp lý
2. Lựa chọn kháng sinh hợp lý tham khảo trả lời tại phần 2 đơn số 2
ĐƠN THUỐC SỐ 4
Bệnh nhân nữ, 61 tuổi
Chẩn đoán: Viêm thuỳ dưới phổi phải, trên bệnh nhân có hội chứng thận hư
Trang 5Điều trị:
- Gentamicin 80mg x 2 ống/ngày chia 2 lần (tiêm bắp)
x 7 ngày
chậm) x 7 ngày
Câu hỏi:
1 Bình về lựa chọn thuốc điều trị?
2 Liều thuốc có hợp lý không? Cần làm thêm xét nghiệm gì?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 4
1. Gentamicin dùng đồng thời với cefuroxim gây tương tác mức độ 4 tăng độc tính với thận và tai Chỉ sử dụng kết hợp khi có nhiễm khuẩn nặng, đây là kê đơn ngoại trú do đó có thể một viêm phổi chưa nặng lắm, cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ độc tính với thận, nhất là trên người bệnh có hội chứng thận hư
2. Liều của cả hai thuốc trên cho người bệnh có hội chứng thận hư không hợp lý
Để tính liều phù hợp cần xét nghiệm độ thanh thải creatinin, làm căn cứ giảm liều gentamicin và liều cefuroxim
ĐƠN THUỐC SỐ 5
Bệnh nhân nữ, 31 tuổi
Chẩn đoán: Mụn mủ trên bệnh nhân có thiếu máu thiếu sắt
Điều trị:
Trang 6- Tetracyclin 0,25g x 6 viên x 7 ngày Uống 2 lần/ngày
lần/ngày
Câu hỏi:
1 Thành phần của Siderfol? Chỉ định vitamin C hợp lý hay không?
2 Tác nhân nào trong đơn làm giảm hấp thu tetracyclin?
3 Tác nhân thường gây nhiễm trùng trên da là gì? Có thể chọn kháng sinh nào khác điều trị tốt hơn?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 5
1. Sidefol chứa 350mg sắt furamat, 1,5mg acid folic, 15mcg vitamin B12, 1,5mg vitamin B6, 1,5mg đồng sunfat, 150mg vitamim C Vậy có nên tiếp tục kê vitamin C nữa hay không?
2. Sắt furamat (một thành phần của sidefol) làm giảm hấp thu tetracyclin (do tạo phức) Có thể khắc phục tránh tạo phức giữa hai thuốc này là uống hai thuốc tối thiểu cách nhau 2h
3. Tác nhân gây nhiễm trùng trên da thường là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Staphylococcus epidermidis (tụ cầu da) Có thể dùng amoxicilin hoặc
cloxacilin điều trị tốt hơn dùng tetraxyclin
ĐƠN THUỐC SỐ 6
Bệnh nhân nam, 17 tuổi
Trang 7Chẩn đoán: Viêm lợi răng
Điều trị:
lần/ngày
Câu hỏi:
1 Vi khuẩn nào thường gây nhiễm khuẩn răng miệng? Ampicilin hấp thu qua đường tiêu hóa bao nhiêu %? Nên lựa chọn kháng sinh nào điều trị viêm lợi?
2 Chỉ định của vitamin C hợp lý hay không? Tại sao?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 6
1. Vi khuẩn Streptococcus mutan, Streptococi, Fusobacterium, Actinomyceles, và
Bacteroides thường gây nhiễm khuẩn răng miệng Do vậy tốt nhất là chọn metronidazol để điều trị Bacteroides, và spiramycin (hoặc dùng erythromycin)
để điều trị các vi khuẩn khác
2. Vitamin C uống cùng ampicilin làm giảm tác dụng của ampicilin Sinh khả dụng của ampicilin kém, do đó dạng viên đã bị loại ra khỏi Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 4-1999
ĐƠN THUỐC SỐ 7
Bệnh nhân nam, 56 tuổi
Chẩn đoán: Tăng huyết áp trên bệnh nhân có loét hành tá tràng
Trang 8Điều trị:
(mỗi gói pha với 1 cốc nước)
Câu hỏi:
1 Có tương tác nào xảy ra khi dùng đồng thời ba thuốc trên? Cách khắc phục?
2 Hướng dẫn người bệnh cách uống thuốc?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 7
1. Cimetidin ức chế chuyển hoá của nifedipin (Adalat) theo cơ chế chuyển hoá nifedipin thông qua ức chế enzym cytochrom P450, gây tăng tác dụng hạ áp của nifedipin do đó phải giảm liều khi dùng phối hợp (Dược thư quốc gia Việt Nam trang 733)
2. Uống cimetidin một liều duy nhất trước khi đi ngủ (với người bệnh loét dạ dày
tá tràng) Atapulgite uống trước bữa ăn 30 phút Adalat uống xa và trước khi uống Atapulgite để đảm bảo hấp thu Adalat
ĐƠN THUỐC SỐ 8
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi
Chẩn đoán: Luput ban đỏ hệ thống có suy tim độ I
Trang 9Điều trị:
- Prednisolon 5mg x 8 viên Uống chia 2 lần/ngày
Câu hỏi:
1 Chú ý gì khi dùng hai thuốc trên?
2 Cần theo dõi gì khi người bệnh dùng hai thuốc trên?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 8
1. Prednisolon có tác dụng hạ kali máu dễ đưa đến độc tính của digitalis
2. Thận trọng khi phối hợp prednisolon và nifedipin, theo dõi kali huyết và điện tâm đồ, theo dõi rối loạn tâm thần nếu dùng prednisolon liều cao và kéo dài ngày
ĐƠN THUỐC SỐ 9
Bệnh nhân nam, 67 tuổi
Chẩn đoán: Dị ứng ampicilin trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim trước vách ngày
thứ 15
Điều trị:
- Prednisolon 5mg x 8 viên/ngày x 5 ngày (uống buổi sáng)
- Fraxiparin 0,3ml x 1 lọ/ngày x 5 ngày (tiêm dưới da)
2 lần (nhai trước bữa ăn)
Trang 10Câu hỏi:
1 Có nguy cơ gì khi dùng đồng thời các thuốc trên? Cách khắc phục?
2 Sử dụng Maalox có hợp lý không?
3 Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đúng cách?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 9
1. Prednisolon kết hợp với fraciparin tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá
2. Tác dụng gây loét dạ dày của prednisolon là do ức chế tổng hợp prostaglandin,
và như vậy làm mất tác dụng của prostaglandin trên đường tiêu hoá, tức là làm mất tác dụng ức chế acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày (Dược thư quốc gia trang 810), chứ không chỉ đơn thuần là tác dụng trực tiếp lên dạ dày, do đó việc
sử dụng Maalox với mục đích chống tác dụng gây loét dạ dày của prednisolon
là không hợp lý
ĐƠN THUỐC SỐ 10
Bà N., 34 tuổi
Chẩn đoán: Viêm mũi dị ứng có bội nhiễm
Điều trị:
- Erythromycin 0,25 g 6 viên/ ngày x 7 ngày Uống 2 lần/ ngày
- Astemizol 10 mg 1 viên/ngày x 4 ngày Uống
Câu hỏi:
Trang 111 Nhận xét gì khi sử dụng hai thuốc trên để điều trị.
2 Liều và khoảng cách đưa thuốc hợp lý chưa?
TRẢ LỜI ĐƠN THUỐC SỐ 10
1. Viêm mũi bội nhiễm thường do Streptococcus pneumonia, Haemophilus
influenzae Chú ý hiện nay Streptococcus pneumonia có tỉ lệ kháng 40% với
erythromycin, nên khi chọn erythromycin cần lưu ý đến tình hình kháng thuốc tại địa phương
2. Erythromycin ức chế hệ men chuyển hoá của gan, ức chế chuyển hóa astemisol làm tăng nồng độ astemizol trong máu do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp Để tránh tương tác hướng dẫn người bệnh uống hai thuốc này cách nhau ít nhất 2h