1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nguồn lực khoa học công nghệ tại một số cơ sở ngành y tế tỉnh đồng tháp

110 480 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 577,51 KB

Nội dung

Tỷ trọng đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng GDP và TFP Bảng 1.2 So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước Châu Á Bảng 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt độn

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ YTẾ

HÀ NỘI, 2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN LƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN LƯƠNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI MỘT SỐ cơ SỞ

NGÀNH Y TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC sĩ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÍ DƯỢC

MÃ SỐ : 60.73.20

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ là kết quả của quá trình hai năm học tập và nghiên cứutại trường ĐH Dược Hà Nội Tôi xin phép được bày gửi lời cám ơn tới những người thầy,người bạn, người đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi ừong suốt thời gian qua và đặcbiệt là quá trình thực hiện luận văn này

Đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết om sâu sắc của mình đối với PGS TS.

NGUYỄN THANH BÌNH, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng Sau đại học, người thầy mà

tôi rất kính trọng, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh

tế Dược Những người thầy không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và kinh

nghiệm có giá trị mà còn luôn sẵn sàng giúp đỡ học viên ừong suốt quá trình học tập tạitrường

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS - TS Lê Viết Hùng, cố Hiệu trưởng trường đại

học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập cũng như

cơ hội để tham gia nhóm nghiên cứu Cám ơn các các anh (chị) trong nhóm nghiên cứu

đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin của luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội,

Phòng Hợp tác quốc tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi ừong quá trình công tác và học

tập

Cuối cùng, tôi xin dành tình yêu thương nhất tới gia đình, người thân và bạn bè đã

luôn ở bên, cho tôi nghị lực ừong cuộc sống và học tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Học viên

Nguyễn Thị Hiền Lương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẮN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm liên quan đến KHCN 3

1.2 Vai trò của KHCN trong phát triển và tăng trưởng kỉnh tế 7

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN 9

1.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN tại Việt Nam 9

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN tại một số nước trên thế giới 12

1.4 Thực trạng nguồn lực KHCN ngành y tế tại Việt Nam 17

1.4.1 Tình hình nguồn lực KHCN tại Việt Nam 17

1.4.2 Tình hình nguồn lực KHCN ngành y tế 19

1.5 Vài nét về kinh tế xã hội, y tế và KHCN của tỉnh Đồng Tháp 22 1.5.1 Tình hình kinh tế-xã hội 22

1.5.2 Tình hình nhân lực y tể 23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Phưorng pháp nghiên cứu 26

2.3 Hạn chế của đề tài 28

2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29

CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN cứu 30

3.1 Phân tích thực trạng nguồn lực KHCN 30

3.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực KHCN 30

3.1.1.1 Phân loại theo độ tuổi và giới tính 33

Trang 5

3.1.1.2 Phân

loại theo trình độ và giới tính 37

3.1.2 Thực trạng tài lực và vật lực KHCN 37

3.1.2.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ KHCN 37

3.1.2.2 Kinh phí cho hoạt động KHCN 39

3.2 Phân tích thực trạng hoạt động KHCN 40

3.2.1 Thực trạng hoạt động KHCN 40

3.2.1.1 Tổ chức quàn lý hoạt động KHCN tại các đom vị 40

3.2.1.2 Tình hình thực hiện đề tài giai đoạn 2005 - 2010 41

3.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KHCN 44

3.2.2.1 Yếu tố nhân lực 45

3.2.2.2 Yếu tố tài lực và vật lực 50

3.2.2.3 Cơ chế, chính sách trong quản lý và thực hiện hoạt động 52 KHCN

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 56

4.1 Thực trạng nguồn lực KHCN 56

4.2 Hoạt động KHCN và các yếu tố ảnh hưởng 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

BVĐKKV : Bệnh viện đa khoa khu vực

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(Organization for Economic Cooperation andDevelopment)

R&D : Nghiên cứu và phát triển (Research and

Development)TPF : Total Factor Productivity (Năng suất yếu tố

tổng hợp)

Trang 7

Bảng 1.1 Tỷ trọng đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng GDP và

TFP

Bảng 1.2 So sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt

Nam với một số nước Châu Á

Bảng 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động KHCN tại Việt Nam

Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN tại Hàn Quốc

Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN tại Malaysia

Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá KHCN tại Nhật Bản

Bảng 1.7 Tỷ trọng NSNN đầu tư cho sự nghiệp KH&CN

Bảng 1.8 Thông tin tình hình y tế tinh Đồng Tháp năm 2010

Bảng 1.9 Số lượng cán bộ ngành Y tế trực thuộc Sở y tế Đồng ThápBảng 2.10 Các bộ công cụ sử dụng trong khảo sát

Bảng 3.11 Phân loại nhân lực y tế tại các cơ sở khảo sát theo giới tinhBảng 3.12 Phân loại nhân lực theo độ tuổi và giới tính

Bảng 3.13 Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ

Bảng 3.14 Phân loại nguồn nhân lực KHCN theo trình độ và giới tínhBảng 3.15 Giá trị csvc và TTB phục vụ KHCN tại các đơn vị

Bảng 3.16 Số năm đưa vào sử dụng TTB KHCN

Bảng 3.17 Mức độ sử dụng csvc và TTB phục vụ KHCN

Bảng 3.18 Số lượng cán bộ thuộc bộ phận tổ chức quản lý KHCNBảng 3.19 Số lượng và cấp quản lý đề tài

Bảng 3.20 Tiến độ thực hiện đề tài

Bảng 3.21 Khả năng áp dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứuBảng 3.22 Số lượng cán bộ tham giã các đề tài khoa học

Bảng 3.23 Chức vụ và trình độ của người được phỏng vấn

Bảng 3.24 Số lượng cán bộ khoa học đáp ứng nhu cầuphát triển KHCN

Trang 8

PHỤ LỤC

Bảng 3.28 Số lượt đào tạo và nơi đào tạo

Bảng 3.29 Nội dung được đào tạo

Bảng 3.30 Khả năng nghiên cứu và áp dụng thực tế sau khi đào tạoBảng 3.31 Đánh giá thực trạng TTB phục vụ NCKH

Bảng 3.32 Đánh giá thực trạng thông tin phục vụ NCKH

Hình 2.3 Sơ đồ vị trí tổ chức các mẫu nghiên cứu

Hình 3.4 Phân loại nhân lực y tế tại các cơ sở khảo sát theo giới tínhHình 3.6 Phân loại cán bộ theo độ tuổi

Hình 3.7 Phân loại cán bộ theo độ tuổi và giói tính

Hình 3.8 Trình độ học vấn và chuyên môn của cán bộ theo nơi đào

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀNhững thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã

và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực luợng sản xuất, nâng cao năng suất lao độnglàm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọimặt của đời sống xã hội loài nguời [6] Việc nhanh chóng vận dụng những thành tựumới của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cục diện của nhiều khu vực và nhiều nuớctrên thế giới

Ý thức đuợc vai trò và tầm quan trọng của KH&CN trong công cuộc phát triểnkinh tế, xã hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản

Việt Nam đã chỉ ra "phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục VÀ đào tạo, chất lượng

nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ VÀ kinh tể tri thức” là một trong năm

nhiệm vụ chủ yếu phát triển đất nuớc trong giai đoạn từ 2011 đến 2015[18]

Ngành Y tế nhận thức sâu sắc tầm quan trọng chiến luợc của công tác đầu tuKH&CN, đặc biệt ừong ừào luu hội nhập quốc tế và khu vực, chỉ có đổi mới công nghệmới đạt đuợc những mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân và có đủ sức cạnh ừanhtrong nền kinh tế thị truờng Quyết định số 153/2006/QĐ -TTg ngày 30 tháng 6 năm

2006 của Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế

Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã chỉ rõ phát triển nguồn

nhân lực và phát triển KH&CN là các giải pháp chính để đạt đuợc các mục tiêu chínhcủa ngành Y tế [13] Hiện nay, ngành Y tế đã có sụ nỗ lực rất lớn ừong hoạt động đầutuKH&CN Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát còn bộc lộ nhiều yếu kém, trình độKH&CN còn thấp hơn các nuớc tiên tiến trong khu vực[28]

Trang 10

Đe tăng cuờng hiệu quả và chất luợng hoạt động, việc xây dựng một chiến luợcphát triển KH&CN cho ngành Y tế đã trở nên cấp thiết, đặc biệt trong giai đoạn thịtruờng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, sân chơi cho các quốc gia tiềm lực hạn chế đangdần thu hẹp Để làm đuợc điều này cần tìm hiểu tình hình thực tế các hoạt độngKH&CN, thống kê các chỉ tiêu KH&CN và đánh giá tác động của KH&CN đối vớiphát triển kinh tế xã hội Một ừong những chỉ tiêu cần tìm hiểu đó là thực trạng nguồnlực và các hoạt động KH&CN, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KH&CN

là cần thiết

Đề tài chọn Đồng Tháp để tiến hành nghiên cứu "Phân tích nguồn lực khoa học công nghệ tại một số cơ sở ngành y tế tỉnh Đồng Tháp ” nhằm đạt được các mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng nguồn lực khoa học công nghệ (KH&CN) tại một số cơ sở ngành y tế tại tỉnh Đồng Tháp năm 2010;

2 Phân tích thực trạng hoạt động KH&CN và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KH&CN tại tỉnh Đồng Tháp.

Ket quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng

có hiệu quả nguồn lực khoa học công nghệ ngành y tế của tình Đồng Tháp Đồng thời,đây sẽ là một nghiên cứu thí điểm nhằm tạo tiền đề cho công tác nghiên cứu các nguồnlực KH&CNngành Y tế trên toàn quốc

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Một sổ khái niệm liên quan đến KH&CN

1.1.1 Khoa học

về cơ bản có 4 định nghĩa về khoa học dựa trên 4 cách tiếp cận sau: khoa học làmột hệ thống tri thức; khoa học là một hoạt động sản xuất tri thức; khoa học là mộthình thái ý thức xã hội; khoa học là một thiết chế xã hội Cả 4 khái niệm này đều có chỗđứng trong tư duy và hành động của cộng đồng những người làm nghiên cứu và quản

lý khoa học [16] Hiện nay theo Luật KH&CNViệt Nam đã định nghĩa “Khoa học là hệthống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”[24]

1.1.2 Công nghệ

Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là việc ứng dụng các trí thức khoahọc vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn Như vậy công nghệ là một sản phẩm do conngười tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất Cho tới nay định nghĩa vềcông nghệ chưa toàn diện thống nhất, điều này được lý giải là do số lượng các côngnghệ có nhiều đến mức không thể thống kê được Người sử dụng công nghệ trongnhững điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khácnhau [15] [22],

Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization - To chứcphát triển công nghiệp của Liên hợp quốc) thì Công nghệ là việc áp dụng khoa học vàocông nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệthống và có phương pháp [40]

Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Uỷban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương) thì Công nghệ là một hệ thống kiến

Trang 12

thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Sau đó ESCAP mởrộng định nghĩa của mình, công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức thiết bị vàphương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin Định nghĩanày được coi là bước ngặt

Trang 13

Đầu vào

(Nguồn lực

KH&CN)

Đầu ra (Mục tiêu sinh lời)

Quá trình(ứng dụng thành tựuKH&CN)

trong lịch sử quan niệm về công nghệ vì nó không chỉ coi công nghệ phải gắn chặt vớiquá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà còn mở rộng khái niệm ra các lĩnhvực mới như dịch vụ và quản lý

Theo Luật KH&CN đã định nghĩa Công nghệ là tập hợp các phưomg pháp, quytrình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phưcmg tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thànhsản phẩm [24],

Mặc dù có khá nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Côngnghệ Cuối cùng theo APCTT (Asia and Paciffic Commission TechnologyTransference) ủy ban chuyển giao công nghệ Châu Á Thái Bình Dưomg có thể hiểumột cách khái quát nhất công nghệlà tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào (nguồnlực) thành đầu ra (sản phẩm)

1.1.3 Hoạt động Khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu vàphát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cảitiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học vàcông nghệ [24],

Trang 14

Hình 1.1 Stf đồ hệ thống KH&CN

Nguồn lực KH&CN của một tổ chức là các yếu tố đầu vào và các yếu tố giúp vậnhành quá trình biến đổi đầu vào thành mục tiêu sinh lời đảm bảo cho việc vận hành hệthống, thực thi mọi ý tưởng nghiên cứu của tổ chức

Trang 15

Nguồn lực KH&CN của tổ chức bao gồm 4 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhaunhằm thực hiện các hoạt động KH&CN, đó là: tài lực, vật lực, tin lực và nhân lực[18].Tàilực: bao gồm tất cả kinh phí, ngân sách, vốn đầu tư bằng tiền cho hoạt động khoa học côngnghệ Vật lực: bao gồm các vật tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động khoa học côngnghệ Tin lực: bao gồm toàn bộ nguồn thông tin có thể huy động được sử dụng Có thể baogồm các loại sau: thông tin nguyên liệu (sách, báo cáo khoa học, tài liệu tư liệu, số liệuthống kê), thông tin về phương pháp nghiên cứu, thông tin về phương pháp xử lý số liệu,thông tin về các nguồn lực KH&CN Nhân lực:nguồnnhân lực KH&CN là toàn bộ lựclượng lao động xã hội trực tiếp góp phần tạo ra sự tiến bộ của KH&CN, nhằm thúc đẩyphát triển sản xuất, đời sống và tiến bộ xãhội[38].

Cả bốn yếu tố nguồn lực đều quan ừọng và có vị trí nhất định trong hệ thống khoahọc công nghệ Nếu thiếu một trong bốn yếu tố ừên, tổ chức sẽ không thể thực hiện cáchoạt động nghiên cứu khoa học và không đạt được các mục tiêu KH&CN đã đề ra Tuynhiên, trong các nguồn lực trên thỉ nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất vì nếuthiếu con người, KH&CN đã không thể tồn tại[29] Con người sáng tạo ra KH&CN đồngthời cũng sử dụng các sản phẩm của KH&CN

Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người so với các nguồn lực kháctrong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã khẳng định: “Nguồnlực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồnlực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” [19] Các nguồn lực khác như vốn, tàinguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, dù có nhiều bao nhiêucũng vẫn là hữu hạn, chúng không có sức mạnh tự thân và sẽ cạn kiệt dần ừong quá trìnhkhai thác, sử dụng của con người Hơn thế nữa, các nguồn lực này chỉ phát huy tác dụng và

có ý nghĩa tích cực xã hội khi chúng được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạtđộng có ý thức của con người Chính vì vậy việc thống kê và phân tích cơ cấu nhân lựcKH&CN cần được tiến hành thường xuyên nhằm đánh giá đúng thực tế và nhu cầu [20]

Trang 16

[37] Qua đó có thể lập kế hoạch nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của từngngành, từng đơn vị.

1.1.5 Năng suất yếu tổ tổng họp TFP

TFP (Total Factor Productivity) là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “laođộng” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế [21]

TFP phản ảnh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng

đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn tùy thuộc vàochất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn Cùng với lượng đầu vào như nhau,lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực này Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghềcủa người lao động

Ba nhóm yếu tố cấu thành TFP bao gồm: cơ cấu lại nền kinh tế; thay đổi nhu cầuhàng hóa dịch vụ; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ Cụ thể [39]:

Cơ cẩu lại nền kinh tể: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các

ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặcthành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP;

Thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ: tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu cầu

trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hóa là cơ sở quan trọng để sử dụng tối ưu cácnguồn lực;

Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ' Đào tạo chuyển giao công nghệ, đầu tư vào

nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất

ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố đóng góp rất quan ừọng làm tăng TFP.Tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, côngnghệ hiện đại, tự động hóa nhằm thay đổi cơ cấu vốn Đầu tư vốn vào những lĩnh vực cónăng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để

Trang 17

thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiếnquy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến) Yeu tốnày bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực,

hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức tác động làm nâng cao năng suất [36]

1.2 Yai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế

Đo lường tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế chính làđánh giá định lượng sự đóng góp của tiến bộ KH&CN, là xác định hiệu quả kinh tế và xãhội của đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ [21] Đây không chỉ là nộidung quan trọng để phân tích tác động của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tể,

mà còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế dài hạn,từng bước đưa hệ thống chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế quốc dân vào khảo nghiệm thực tế

Do việc đánh giá tác động của KH&CN đối với phát triển kinh tế khá phức tạp và thịtrường công nghệ ở Việt Nam chưa phát triển nên hiện tại chưa thể tính được những chỉtiêu cho phép phản ánh trực tiếp và đầy đủ về tác động của KH&CN đối với phát triển kinh

tế mà chỉ có thể đánh giá một cách tương đối có tính chất xu thế thông qua nghiên cứu mốiquan hệ của các chỉ tiêu liên quan [5] [22] Vì thế có thể nghiên cứu vấn đề trên bằng cáchtính toán tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng họp TFP để xác định mức độ đóng

góp của các yểu tố tổng họp, trong đó có KH&CN đối với tốc độ tăng GDP

[21].

Theo báo cáo của Trung tâm năng suất Việt Nam (Bảngl.l), đóng góp của yếu tốTFP vào tăng trưởng chiếm tỷ lệ thấp và lại có xu hướng giảm sút nhanh trong giaiđoạn 2005-2010từ 27,4% năm 2005 giảm xuống 7,29% năm 2008, -6,39% năm 2009

và có dấu hiệu tăng ừở lại vào năm 2010 (19,32%) Điều này phản ánh tính chất lạc hậu

về công nghệ kỹ thuật và hiệu quả của tăng trưởng ngày càng thấp [36],

Bảng 1.1 Tỷ trọng đóng góp của KH&CN vào

tăng trưởng GDP và TFP

Trang 18

(nguồn: Trung tăm năng suất Việt Nam) Nhìn chung

đóng góp của TFP vào tăng trưởng của Việt Nam thấp xa so với con số 35- 40% của một

số nước trong khu vực (bảng 1.2) [35] Dựa vào các số liệu về tỷ lệ đóng góp của các yếu tốđến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy vốn vẫn là động lực cơ bản cho tăng

trưởng

Ở các nước giàu, TFP thường tăng trưởng ở mức 1- 2%/năm trong những giai đoạn

dài.Hầu hết các quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh đều có tỉ

lệ tăng trưởng TFP ít nhất 2%/ năm, và một số ước tính cho thấy con số của Trung Quốcthậm chí còn cao hơn 4% Ngoài Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan dườngnhư cũng đạt kết quả khá tốt (ít nhất 2%/năm) trong khi Hàn Quốc (1,5%), Indonesia(khoảng 1%), và Philippines (tăng trưởng âm) có kết quả kém hơn [39]

Bảng I.2.S0 sánh tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP của Việt

Năm

Tốc độ tăng GD P

Tỷ lệ đóng góp TFP trong

Tốc độ tăng TFP

Tỷ trọng đóng góp vào tăng TFP (%)

Đóng góp của KH&CN vào tăng GDP (%)

Thay đổi Cff

Thay đổi nhu cầu

Trang 19

1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá KH&CN tại Việt Nam

Đe có thể tiến hành đánh giá hoạt động KH&CN thì việc xây dựng các chỉ tiêu vàhướng dẫn cụ thể ừong công tác đánh giá là rất cần thiết Đây sẽ là một khung thốngnhất cho việc thống kê KH&CN làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch, chiến lượcphát triển lĩnh vực này Theo nghị định 30/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc thống kêKH&CN đã quy định rõ các chỉ tiêu đánh giá hoạt động KH&CN theo 7 nhóm chính,bao gồm: (1) chỉ tiêu về nhân lực KH&CN; (2) chỉ tiêu về tài chính trong hoạt độngKH&CN; (3) chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng KH&CN; (4) chỉ tiêu về năng lực đổi mới côngnghệ; (5) chỉ tiêu về kết quả của hoạt động KH&CN; (6) chỉ tiêu về tác động của KH&CN; (7) chỉ tiêu thống kê KH&CN khác (Bảng 1.3)[10]

Mặc dù đã có nội dung các chỉ tiêu đánh giá KH&CN nhưng hiện vẫn chưa cónhững hướng dẫn đầy đủ để tiến hành đánh giá theo những chỉ tiêu này Trong khuôn

Nam vói một số nước Châu Á

_Đơn vị tính: tỷ lệ %

Tốc độtăngGDP

Tốc độtăngTFP

Đóng gópcủa tăngTFP vào

Tốc độtăngGDP

Tốc độtăngTFP

Đóng gópcủa tăngTFP vào

Nguồn: Báo cáo Năng suất Việt Nam 2010- Trung tăm Năng suất

Việt Nam 1.3 Một sổ chỉ tiêu đánh giá KH&CN

Trang 20

khổ để tài chỉ thực hiện đánh giá theo một số nội dung của nguồn lực KH&CN gồmnguồn nhân lực, nguồn tài lực vật lực, đồng thời đánh giá hoạt động KH&CN Cácnội dung này chỉ phần nào trùng lặp với các chỉ tiêu đánh giá đã được quy định.Bảng 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động KH&CN tại Việt Nam

Các chỉ tiêu về lưu chuyển

quốc tế của nhân lực

2 Nhóm chỉ tiêu về tài chính

trong hoạt động KH&CN

5.3 Các chỉ tiêu về thưong mại côngnghệ;

Trang 21

Dưới sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên họp quốc UNDP, tổng cục thống

kê đã căn cứ vào nghị định 30/2006/NĐ-CP để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu KH&CNphục vụ hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và khung giám sát - đánh giá kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội Các tác giả đã đề xuất bảy nhóm chỉ tiêu và phân làm 3 loại: nhóm

ưu tiên 1 cần phải thực hiện càng sớm các tốt; nhóm ưu tiên 2 cần xây dựng năng lực để

có thể thực hiện được và nhóm ưu tiên 3 có thể áp dụng khi có đủ năng lực và điều kiện[23], Đây là

2.2 Các chỉ tiêu về đầu tư cho

NCKH và phát triển côngnghệ

5.5 Các chỉ tiêu về xuất bảnKH&CN;

3.3 Các chỉ tiêu về nguồn lực

thông tin KH&CN;

6.2 Các chỉ tiêu về tác động xã hộicủa KH&CN

3.4 Các chỉ tiêu khác về cơ sở

hạ tầng KH&CN

6.3 Các chỉ tiêu về nhận thức củacông chúng đối với vai ừò củaKH&CN

4 Nhóm chỉ tiêu về năng lực

đổi mói công nghệ

6.4 Các chỉ tiêu khác về tác độngcủa hoạt động KH&CN

4.1 Các chỉ tiêu về các tổ chức

KH&CN

7 Các chỉ tiêu thống kê KH&CN

khác.

Trang 22

cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra lộ trình thực hiện việc đánh giá hoạt động KH&CN căn cứ trên các hệ thống chỉ tiêu ban hành.

1.3.2 Một sổ chỉ tiêu đánh giá KH&CN tại một số nước trên thế giới Một số chi tiêu KH&CN tại Hàn Quốc

Các chỉ tiêu khoa học công nghệ công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện quacác nhóm chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; tiếp cận công nghệ thôngtin; tiếp cận công nghệ thông tin trong các doanh nghiệpvà khoa học công nghệ Nộidung một số chỉ tiêu đánh giá KH&CN được cụ thể trang Bảng 1.4 [43],

Bảng 1.4 Một sổ chỉ tiêu đánh giá KH&CN tại Hàn Quốc

Ctf sở hạ

tầng

- Số máy tính cá nhân tính trên 100 dân

về công nghệ - Số điện thoại di động tính trên 100 dân

1.thông tin - Số người sử dụng internet từ 7 tuổi trở lên tính

vi, điện thoại, máy tính cá nhân, máy fax, v.v )

- Số người có các thiết bị truyền thông (điệnthoại di động, máy nhắn tin, v.v)

- Khả năng sử dụng máy tính và số giờ sử dụng

Trang 23

Một số chi tiêu đánh giá KH&CN tại Malaysia

Malaysia sử dụng 9 nhóm chỉ tiêu để đánh giá hoạt động KH&CN, bao gồm:giáo dục đào tạo về KH&CN; nguồn nhân lực KH&CN; các hoạt động nghiên cứu

và phát triển KH&CN; đối mới KH&CN; thương mại ữong KH&CN; nghiên cứuđược xuất bản hoặc trích dẫn tham khảo; nhận thức về KH&CN; sự ủng hộ của côngchúng về KH&CN; so sánh với quốc tế về KH&CN [23], Trong đó ba nhóm chỉ tiêuđầu tiên là giáo dục đào tạo; nhân lực và các hoạt động KH&CN được trình bàytrong Bảng 1.5

- Đẩu tư cho nghiên cứu và triển khai

- Chi phí cho nghiên cứu và triển khai

- Chi cho nghiên cứu triển khai theo % GDP

- Giá trị thực hiện nghiên cứu triển khai

- Lực lượng nghiên cứu

- Phát minh/sáng chế đã đăng ký

Trang 24

Bảng 1.5 Một sổ chỉ tiêu đánh giá KH&CN tại Malaysia

1.Giáo dục đào tạo về

khoa học và công nghệ

- Giáo dục và đào tạo về khoa học và

kỹ thuật ở cấp III và trước đại học;

-Giáo dục đại học về khoa học và kỹthuật;

Trang 25

Một số chi tiêu đánh giá KH&CN tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, tùy theo loại hình tổ chức để sử dụng các chỉ tiêu đánh giá KH&CNkhác nhau (Bảng 1.6) [44]

- Giáo dục đại học về khoa học và công nghệ - tổ chức giáo dục tư2.Nguồn nhân lực khoa

học và công nghệ

-Lực lượng nghiên cứu và triển khai;

- Lực lượng nghiên cứu và triển khaikhu vực tư nhân;

- Nhân lực nghiên cứu và phát triển (2 chỉ tiêu);

-Nhân lực nghiên cứu và phát triển theo tổ chức và quốc tịch;

-Các nhà khoa học và nghiên cứu 3.Các hoạt động nghiên

cứu và phát triển khoahọc và công nghệ

-Chi cho nghiên cứu và phát triển;

-Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong công nghiệp

-Nghiên cứu và phát triển khu vực tưnhân;

-Chi cho nghiên cứu và phát triển trong các tổ chức nghiên cứu của chính phủ;

-Chi cho nghiên cứu và phát triển

Trang 26

Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá KH&CN tại Nhật Bản

Các tẳ chức phi lọi

nhuận và tổ chức của

chính phủ

-Số lao động-Chi phí-Hoạt động chính về R&D-Lĩnh vực hoạt động R&D chủ yếu (11 loại)-Số người làm việc ừong lĩnh vực R&D-Số cán bộ nghiên cứu đã tham gia hoặc bỏ tổchức

-Số cán bộ nghiên cứu theo chuyên môn (24chuyên ngành)

-Chi cho R&D gồm: chi phí lao động, vậtliệu, chi phí cho tài sản cố định, phí họpđồng và các chi phí khác

-Chi cho R&D theo loại hoạt động

-Số cán bộ nghiên cứu thường xuyên theochuyên ngành (42 chuyên ngành)

-Tổng chi cho R&D-Chi cho R&D theo loại hoạt động

Trang 27

Các nuức OECD

19

Các nu ớc OECD đu a ra tổng số 79 chỉ tiêu trong 18 đề mục Đe mục và số chỉ tiêu trong mỗi đềmục như sau [23] [42]:

- Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (GERD): 6 chỉ tiêu;

- Nguồn nhân lực cho Nghiên cứu và phát triển (FTE): 4 chỉ tiêu;

- Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển bởi các nguồn kinh phí: 6 chỉ tiêu;

- Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở các ngành thực hiện: 4 chỉ tiêu;

- Các nhà nghiên cứu (đầu ngu ời): 2 chỉ tiêu;

- Chi phí của các Doanh nghiệp thu o ng mại cho nghiên cứu và phát triển (BERD):

- Chi phí Giáo dục bậc cao cho nghiên cứu và phát triển (HERD); 6 chỉ tiêu;

- Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển cho Giáo dục bậc cao (FTE): 4 chỉ tiêu;

- Chi phí của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển : 3 chỉ tiêu;

- Nguồn nhân lực của Chính phủ cho nghiên cứu và phát triển (FTE); 4 chỉ tiêu;

- Ban phân bố ngân sách hay kinh phí của Chính phủ cho Nghiên cứu và phát triển

về mục tiêu kinh tế xã hội (GBAORD): 4 chỉ tiêu;

Trang 28

- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của các tổ chức nước ngoài: 2 chỉ tiêu;

- Bằng phát minh sáng chế: 4 chỉ tiêu;

- Sự Cân bằng Công nghiệp để chi trả (TBP): 3 chỉ tiêu;

- Thương mại quốc tế ở các ngành công nghiệp đòi hỏi nghiên cứu và phát triển cao:

5 chỉ tiêu

1.4 Thực trạng nguồn lực KH&CN ngành y tế tại Việt Nam

1.4.1 Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN tại Việt Nam

Đảng và Chính phủ đã khẳng định rằng sự phát triển của khoa học và côngnghệ, cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo là những chính sách hàng đầucủa quốc gia, là nền tảng vàlà đọ ng lực thúc đẩy sự tiến triển của quá trình côngnghiẹ p hoá và hiẹ n đại hoá [19]

Theo “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”, của Tổ chức Họp tác

và Phát triển Kinh tế OECD, xuất bản ở Paris năm 1995, thì nhân lực KH&CN baogồm những người: đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngànhKH&CN; đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngànhKH&CN nào; chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc toongmột lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương[31]

Hiện nay, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN nước ta, gồm 5 thànhphần chủ yếu sau đây:

1 Cán bộ nghiên cứu toong các viện, trường đại học

2 Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng côngtrình sư) làm việc toong các doanh nghiệp

3 Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuât, có sángkiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống

Trang 29

4 Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạocông việc nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quantrọng trong thẩm quyền của mình.

5 Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ nước ngoài làm việctại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo,đến năm 2006 đội ngũ trí thức củanước ta hiện có tới 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có 18.000 thạc

sỹ, 16.000 tiến sỹ, ừên 6.000 giáo sư và phó giáo sư Bổ sung thêm vào đội ngũ này

là một lực lượng khá ấn tượng, tương đối đông đảo của đội ngũ trí thức người ViệtNam ở nước ngoài với tỷ lệ hơn 10% so với trí thức trong nước Tuy nhiên, số lượngcán bộ KH&CN làm việc trực tiếp ừong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vẫn chiếmmột tỷ lệ hết sức khiêm tốn trong tổng số cán bộ KH&CN đã nêu Đội ngũ cán bộcòn thiếu các cán bộ đầu ngành, thiếu cơ hội cập nhật kiến thức hiện đại và kiến thức

về khoa học luận[4][3] Đây đang là nguy cơ lớn đối với nền KH&CN nước ta.Trong khi đó, cơ chế sử dụng cán bộ và ừọng dụng nhân tài chậm được ban hành.Đầu tư quốc gia cầntập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và ừọng điểm, đồng tăngcường xã hội hóa các hoạt động Khoa học Công nghẹ ; liên kết đồng bộ việc pháttriển cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị với việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lựcKhoa học Công nghệ để đạt được hiệu quả đầu tư mọ t cách nhanh chóng Chínhsách này nên được thể hiện trong các kế hoạch phát triển Khoa học Công nghệ thờihạn 5 năm và hàng năm, tập trung vào những hoạt động quan ừọng được đưa ra ừongchiến lược phát triển Khoa học Công nghệ Nhà nước nên khuyến khích các tổ chức

và các cá nhân ừong các ngành kinh tế trong nu ớc và quốc tế tham gia nghiên cứu,ứng dụng và đầu tu phát triển Khoa học Công nghệ [2],

Trang 30

Nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa, Nghị quyết số 02-NQ/HNTW do Ban Chấp Hành TW Đảng khóaVIII đã khẳng định việc tăng đầu tư cho KH&CN từ nhiều nguồn và tăng dần tỷ lệngân sách hàng năm chi chi KH&CN đạt không dưới 2% tổng chi ngân sách [17].Tăng kinh phí đầu tư cho KH&CN sẽ góp phần từng bước nâng cao tiềm lựcKH&CN của đất nước, thúc đẩy việc đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống,góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình ữạng khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đềcần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên qua các số liệu trong bảng 1.7 cho thấy, tỷ trọng đầu tư cho KH&CNcòn rất thấp, đều dưới 2%, thậm chí có những năm dưới 1% như năm 2006 (0.91%);năm 2008 (0.92%) và năm 2010 (0,92%)[33]

Bảng 1.7 Tỷ trọng NSNN đầu tư cho sự nghiệp KH&CN

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

GDP

Tổng Ngân sách NN

Ngân sách NN cho

sự nghiệp KH&CN

Tỷ lệ % Ngân sách NN cho

sự nghiệp KH&CN

Số tuyệt đổi

Tốc độ tăng (%)

Trang 31

(nguồn: Niên giảm thống kê từ 2005 đến 2010)

1.4.2 Thực trạng hoạt động Khoa học công nghệ ngành Y tế

Việc phát triển Khoa học Công nghệ là vấn đề thiết yếu đối với lĩnh vực y tế, vìvậy, Bọ Y tế cần thu thạ p, xử lý và cung cấp mọ t số thông tin thống kê Khoa họcCông nghệ tổng hợp liên quan đến y tế Tính đến năm 2008, có 17 tru ờng đại học vàcao đẳng y du ợc, khoảng 30 viẹ n và trung tâm nghiên cứu phát triển du ới sự giámsát của Bọ Y tế [23] Các bẹ nh viẹ n lớn cũng đều có các tổ chức hoạ c đo n vịnghiên cứu phát triển Bộ Y tế đã phê duyệt hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế, bao gồm

123 chỉ tiêu tổng hợp và nhiều chỉ tiêu cụ thể khác Tuy nhiên, chưa có chỉ tiêu nàoliên quan đến Khoa học Công nghệ [8]

Theo niên giám thống kê 2006, tổng số cán bộ y tế toàn ngành ước tính cókhoảng 271.149 người, trong đó có trình độ Đại học là 64.074, trình độ cao đẳng,trung cấp là 148.071 người [32] Theo báo cáo của Bộ Y tế về tình hình hoạt độngkhoa học và công nghệ ngành y tế giai đoạn 2006 -2010, hiện Bộ Y tế có 73 đơn vị

sự nghiệp, trong đó có 14 tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học, phục vụ nghiêncứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và sách lược phục vụ quản lý nhà nước

Giai đoạn 2006 -2010, tổng kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ củangành y tế là trên 380 tỷ đồng, trong đó 55,95% dành chi trực tiếp cho các nhiệm vụnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 22,63% chi cho tăng cường trang thiết

bị phòng thí nghiệm nghiên cứu [6],

Trong đó, một số kết quả ứng dụng khoa học công nghệ nổi bật của ngành như:triển khai thực hiện thành công kỹ thuật ghép tạng, ghép tim, kỹ thuật chẩn đoán vàcan thiệp tim mạch, phát triển kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi Tuy nhiên,nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ của ngành y tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp

Trang 32

ứng được yêu cầu phát triển nhanh của kỹ thuật y khoa tiên tiến trong khu vực và ừênthế giới.

Một nghiên cứu năm 2007 về nguồn lực KH&CN ngành dược giai đoạn 2001

-2005 cho thấy (Lê Viết Hùng, Nguyễn Thanh Bình, Đe tài nhánh cấp Bộ Y tế):Trình độ cán bộ KH&CN của các đơn vị ngành dược ừong mẫu nghiên cứu chủyếu là đại học chiếm tỷ lệ 48%, cán bộ có trình độ ữên đại học chiếm tỷ lệ 21% vàTHCN chiếm tỷ lệ 31% Xét về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học so với THCN

là 2,14 cao hơn năm 1998 (0,7) Cụ thể ở các đơn vị nghiên cứu và đào tạo tỷ lệ này

là 2,3 và các doanh nghiệp là 1,1 Bên cạnh đó, số lượng cán bộ có trình độ trên đạihọc cũng có sự gia tăng đáng kể, tỷ lệ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên so vớiTHCN của năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 1998

Đội ngũ nhân lực KH&CN các đơn vị ngành dược chủ yếu là nữ giới chiếm tỷ lệ57% Các cán bộ KH&CN phần lớn nằm trong độ tuổi dưới 31 tuổi chiếm tỷ lệ caonhất 36% (tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp), tiếp theo là độ tuổi 41-50 chiếm

tỷ lệ 23,6%, độ tuổi 31- 40 chiếm tỷ lệ 22%, độ tuổi 51-60 chiếm tỷ lệ 16,3%, ừên 60tuổi chiếm tỷ lệ 1,7% Trong năm năm tới có khoảng 18% nhân lực KH&CN đến độtuổi nghỉ hưu cần phải thay thế

Đánh giá về triển khai các đề tài KH&CN của ngành dược, nghiên cứu trên cũngchỉ ra rằng: Trong giai đoạn 2001-2005, các đơn vị thuộc mẫu nghiên cứu đã và đangtriển khai 34 đề tài dự án cấp Nhà nước nghiệm thu 64%, áp dụng thực tiễn 59%, 90

đề tài dự án cấp Bộ, nghiệm thu 44%, áp dụng thực tiễn 68%, 556 đề tài dự án cấp cơ

sở, nghiệm thu 52%, áp dụng thực tiễn 62% Khối các đơn vị nghiên cứu, đào tạo có

17 đề tài cấp NN, 60 đề tài cấp Bộ, 237 đề tài cấp cơ sở Trong đó số lượng đề tài đãnghiệm thu là 56,7% Khối các doanh nghiệp có 13 đề tài cấp NN, 23 đề tài cấp Bộ,

Trang 33

310 cấp cơ sở Trong đó có 46,5% đề tài đã được nghiệm thu Các đơn vị còn lại có 4

đề tài cấp NN, 7 đề tài cấp Bộ, 9 đề tài cấp cơ sở và số đề tài đã được nghiệm thuchiếm tỷ lệ 55% Tình hình các đề tài, dự án được áp dụng thực tiễn của khối nghiêncứu, đào tạo đạt khoảng 40%, khối các doanh nghiệp trên 80% và các đơn vị còn lại

là 70% Việc giải ngân đúng tiến độ của các đề tài, dự án của khối doanh nghiệp đạt(85%) và các đơn vị khác đạt (75%), tỉ lệ này ở khối nghiên cứu, đào tạo chỉ đạt 49%

Ngành Y tế với đặc thù đã có nhiều nghiên cứu cơ bản, ứng dụng nhiều kỹ thuậtcao, công nghệ tiên tiến vào công tác khám chữa bệnh Những thành

tựu KH&CN trong ngành Y tế đã có những đóng góp trong phát triển và nâng caochất lượng khám chữa bệnh, chất lượng sống của nhân dân Tuy nhiên cần có chínhsách mạnh mẽ hơn nữa để tạo động lực cho các nhà nghiên cứu của ngành, hạn chếtối đa các rào cản không đáng có giữa nhà khoa học và cơ quan quản lý, qua đó,khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành y tế

1.5 Vài nét về kinh tế, xã hội và nhân lực y tế của tỉnh Đồng Tháp

1.5.1 Tình hình kinh tế- xã hội

Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nam của

tổ quốc Có diện tích 3.374 km2, dân số 1.673.200 người, mật độ trung bình: 495người/km2 [28]

Đơn vị hành chính trên địa bàn gồm có 01 thành phố, 02 thị xã và 9 huyện; 144

xã, phường, thị trấn Trong đó có 57 xã vùng sâu, 8 xã biên giới Là tỉnh thuần nông,với hơn 82,7% dân số sống ở nông thôn, còn nhiều tập quán, thói quen lạc hậu số hộnghèo 5,57% và cận nghèo chiếm 13,01% dân số BC Đồng Tháp

Trang 34

Trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp đạt 12,92% Thunhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 18.133.200 đ, tăng 12,3% so với năm 2009[33],

Trang 35

27

Hình 1.2.Bản đồ hành chính tình Đồng Tháp

1,5,2, lình hình nhân ỉựcy tế

về ngần sách chi cho y tể năm 2010 là 457,8 tỷ chiếm 8,69% tổng chi thường

xuyên của tỉnh Đầng Tháp Tỷ lệ ngưởi dân cỗ BHYT là 43,5%

Bâng 1.8 Thông tin tình hình y tế tỉnh Đồng Tháp năm 2010 TT Nội dung

sế liệu năm 2010

về mạng lưới y tế bao gồm:

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở y tế gồm cỏ[27]: về khám chữa bệnh:Tại

Đồng Tháp, hầu hết các bệnh viện tỉnh, huyện đều được đầu tư nâng cấp từ nguồnvấn Trung ương và của tỉnh, mạng lưới y tế cơ sở tùng bước được củng cố và hoànthiện Hiện nay tổ chức hệ thống y tế khám chữa bệnh của tỉnh gồm: có 1 bệnh viện

tỉnh, 2 bệnh viện đa khoa khu vực cBVĐKKV Hồng Ngự, BVĐKKV Đồng Tháp

Mười), 1 bệnh viện YHCT, 1 bệnh viện điều dưỡng phục hầi chức năng, 1 bệnh viện

Trang 36

dân y, 9 Bệnh viện huyện (Cao Lãnh, Tam Nông, Sa Đec, Lấp Vò, Hồng Ngự, Tân Hồng, Châu Thành, Thanh Bình, Lai Vung) với 4635 giường bệnh (năm 2009).

Tuyến xã có 144 TYT/ 144 xã, phường, thị trấn; 100% TYT xã có bác sĩ, 100%TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi[18] 73,6% TYTX xây dựng đạt chuẩ Quốcgia và 100% xã có cơ sở trạm, các tỷ lệ này đều cao hơn so với trung bình của vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long

về Y tế dự phòng: Có 7 Trung tâm và trạm chuyên khoa tuyến tỉnh, 12 TTYT

huyện, thị xã, thành phố.Trung tâm Y Tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, TP Cao Lãnh,

Sa Đéc, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, HồngNgự, Tam Nông, Tân Hồng; Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâmphòng chống bệnh xã hội

về truyền thông: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ.

về kiểm nghiệm, kiểm định: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực

phẩm

về giám định: Trung tâm giám định pháp y.

về nguồn nhân lực y tể\ toàn ngành y tế tỉnh hiện có khoảng 5500 cán bộ, trong

đó tập trung tại tuyến tỉnh là 2523 cán bộ, tuyến huyện 1617 và tuyến xã với 1255cán bộ y tế.Tính đến năm 2010, tại các bệnh viện ừong tỉnh đều có Dược sĩ đại họcphụ trách công tác dược Tuy nhiên, có 11/12 Phòng y tế, 8/12 Trung tâm y tế huyện,thị và thành phố chưa có dược sĩ đại học Cũng giống như tình trạng của nhiều địaphương khác, nhân lực dược tại các cơ quan quản lý hiện vẫn còn thiếu rất nhiều.Trong bảng 1.8 thể hiện số liệu nhân lực y dược của tỉnh Đồng Tháp từ năm

2005 đến năm 2010 tại các cơ sở công lập[32][34] Tổng số cán bộ y dược của tỉnhtrong vòng 5 năm qua tăng từ 3566 người năm 2005 đến 5516 người năm 2010 Đen

Trang 37

năm 2010, tổng số bác sỹ và dược sỹ tại Đồng Tháp đạt lần lượt 799 và 233 ngườichiếm 14,5% và 4,2% tổng số cán bộ y dược.

Bảng 1.9 Số lượng cán bộ ngành Ytế trực thuộc Sở y tế Đồng Tháp

Dượcsĩtrung

Dượctá

504 203 967 498 5.226

2010 799 1.06

8

1.389

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1 Đổi tượng nghiên cứu

Các đom vị thu thập sổ liệu

Mẩu nghiên cứu được chọn từ các đơn vị trực thuộc Sở y tế Đồng Tháp và một

cơ sở đào tạo y tế mà nhóm nghiên cứu có khả năng thu thập số liệu Các cơ sở nàyđược phân chia vào 3 khối: khối các đơn vị hành chính sự nghiệp; khốiđơn vị đào tạo

và khối đơn vị khám chữa bệnh

Các đơn vị hành chính sự nghiệp: Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹphẩm; Trung tâm y tế dự phòng

Đơn vị đào tạo: Trường cao đẳng y tế Đồng Tháp Đơn vị khám chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp; Bệnh viện huyện Tam Nông; Bệnh viện huyện Thanh Bình

Đối tượng được phỏng vấn sâu bằng phiếu hỏi Bộ câu hỏi về thực trạng và

nhu cầu phát triển KH&CN và bộ câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng để phỏng vấncác cán bộ tại các đơn vị khảo sát ở các vị trí công tác khác nhau, gồm: cán bộ làmcông tác khoa học; lãnh đạo các đơn vị; trưởng/phó bộ phận quản lý nghiên cứu khoahọc Đây là những người quản lý hoặc trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học tạiđơn vị, sẽ cung cấp những thông tin có giá trị ừong nghiên cứu

2.2 Phưomg pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng điều fra cắt ngang kết hợp với điều tra thực địa và phân tích số liệutheo yêu cầu hoặc sẵn có

2.2.2 Phưomg pháp thu thập sổ liệu

Thu thập sổ liệu sử dụng các bộ công cụ điều tra là các phiếu hỏi:

Trang 39

Xây dựng bộ công cụ bao gồm các biểu mẫu (mẫu 1, mẫu 2) để thu thập số liệuliên quan đến nhân lực KH&CN của từng đơn vị thuộc mẫu điều tra như: số lượng,trình độ, học hàm/học vị, độ tuổi, giới tính

Xây dựng bộ công cụ bao gồm mẫu 3, mẫu 4 để thu thập số liệu liên quan đếncác đề tài KH&CN đã được triển khai giai đoạn 2005-2010) tại các đơn vị thuộc mẫuđiều tra như: số lượng, phân loại các đề tài (cấp Nhà nước, cấp BỘ/Tỉnh/TP, cấp cơsở), số lượng và phân loại cán bộ tham gia các đề tài trên

Xây dựng bộ công cụ (mẫu 5) để thu thập số liệu liên quan đến cơ sở vật chất

và trang bị phục vụ cho hoạt động KH&CN tại các cơ sở

Xây dựng bộ công cụ (mẫu 6) và bộ câu hỏi bán cấu trúc là bộ câu hỏi phỏngvấn cá nhân là các cán bộ NCKH, các nhà quản lý về thực trạng hoạt động và nhucầu phát triển KH&CN, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KH&CN

Các bộ công cụ được giới thiệu trong phụ lục

Bảng 2.10 Các bộ cống cụ sử dụng trong khảo sát

1 Phiếu khảo sát nhân lực các cơ sở y tế Mẩu 1

2 Phiếu khảo sát nhân lực KH&CN Mẩu 2

3 Phiếu khảo sát thực hiện đề tài KH&CN Mẩu 3

4 Phiếu khảo sát cán bộ tham gia thực hiện

6 Phiếu phỏng vấn cá nhân (cấu trúc và bán

cấu trúc) về thực trạng và nhu cầu pháttriển KH&CN

Mẩu 6

Trang 40

Sau khi đã hoàn thiện bộ công cụ, tổ chức tiến hành điều fra thực địa tại cácđơn vị thuộc mẫu nghiên cứu theo ba bước:

- Bước 1: Gửi các biểu mẫu điều fra tới tất cả các đơn vị thuộc mẫu nghiên cứu

- Bước 2: Thu nhận các phiếu điều tra và xem xét sơ bộ yêu các thông tin cần phải thu thập

- Bước 3: Tổ chức điều tra thực địa tại các đơn vị nhằm làm rõ các thông tin theo yêu cầu

Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu theo bộ câu hỏi bán cấu trúc đổi với các

cá nhân làm công tác quản lý hoặc trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.Tiến hành phân tích định tính các kết quả thu được để phân tích một số yếu tổ ảnh

hưởng đến tình hình sử dụng nguồn lực và nhân lực KH&CN.

2.2.3 Xử lý sổ liệu

Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng chương trình ExcelMicrosolf 2007 và sau đó được sang phần mềm SPSS 16.1 để xử lý và phân tích sốliệu

Nhập số liệu vào hai máy và được kiểm tra đối chiếu 2 lần:Một qua chương trình

kiểm tra của máy; Một với từng phiếu điều tra trước khi xử lý 2.2.5 Thòi gian: điều tra

cắt ngang tại thời điểm tháng 6 năm 2011

Ngày đăng: 28/03/2016, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w