Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Hóc Môn đã rất chú trọng tới công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhìn chung các chi bộ ấp đã có chuyển biến tích cực;
Trang 1MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta nhất quán xác định
“Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ thenchốt” Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nướctheo định hướng XHCN là sự nghiệp cách mạng to lớn được thực hiện trongđiều kiện vừa có thời cơ và thuận lợi, vừa có khó khăn và thách thức đan xen
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục xây dựng vàchỉnh đốn bảo đảm cho Đảng thực sự vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụtrong tình hình mới
Chi bộ nói chung và chi bộ ấp nói riêng là nền tảng của Đảng, là hạt nhânchính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân Chi bộ ấp có vịtrí, vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng; trongquá trình thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng đó,Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, xây dựng và chỉnh đốn Đảng
để nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ nói chung và chi bộ ấp nói riêng;
nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết TW 3 (khóa VII ) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng” và Nghị quyết TW 6 lần 2 ( khóa VIII) về “Một
số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” Qua
thời gian thực hiện, chất lượng của các TCCSĐ nói chung và chi bộ ấp nóiriêng đã được nâng lên, số lượng chi bộ ấp trong sạch vững mạnh ngày càngtăng, số lượng chi bộ ấp yếu kém giảm dần Nhiều chi bộ ấp đã lãnh đạo vàthực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn trong công cuộcđổi mới, trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, trong thựchiện QCDCCS, trong phong trào tự quản của cộng đồng dân cư
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới hiện nay, vẫn cònkhông nhỏ số lượng chi bộ ấp chưa đủ NLLĐ và SCĐ ngang tầm với nhiệm
Trang 2vụ mới Tình trạng mất đoàn kết, kèn cựa, thiếu hợp tác trong cấp ủy vẫn cònxảy ra; chế độ sinh hoạt, chế độ tự phê bình và phê bình không được duy trìthường xuyên và nghiêm túc; nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được tôntrọng; vẫn còn đ ảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống vẫn còn Nhiều vụviệc tiêu cực, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật không được phát hiện và xử
lý kịp thời; một số vụ việc phát hiện nhưng việc xử lý không đến nơi, đếnchốn Đáng chú ý là tình trạng chạy theo thành tích, phô trương hình thức vẫncòn xảy ra phổ biến, có nhiều chi bộ ấp đạt “trong sạch, vững mạnh” nhưngthực tế chất lượng và hiệu quả của thực hiện nhiệm vụ thấp
Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Hóc Môn đã rất chú trọng tớicông tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhìn chung các chi bộ ấp đã có chuyểnbiến tích cực; số lượng chi bộ ấp trong sạch, vững mạnh ngày càng nhiều gópphần to lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra, nhất là trong pháttriển kinh tế - xã hội, trong CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn tr
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân củanhững kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế NlLĐ và SCĐ củachi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, để từ đó xây dựng những giải pháp nhằm đápứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là rất cần thiết và cấp bách cả về lý
luận lẫn thực tiễn Với những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, TP HCM hiện nay- thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây
dựng Đảng cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xâydựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết TW 3 (khóa
VII) về “ Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng” và Nghị quyết TW 6 lần 2 ( khóa VIII) về “ Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” Chính vì vậy, có rất nhiều cá nhân, tập thể và cơ quan khoa học đã chọn đề tài nâng cao NLLĐ và SCĐ để nghiên cứu khoa học,
Trang 3khai thác và sử dụng kết quả này Nổi bật trong số những bài viết, công trìnhliên quan trong những năm gần đây:
-Đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng và những yêu cầu xây dựng TCCSĐ ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay”, do tác giả Nguyễn Minh Bích làm chủ nhiệm, Hà Nội, tháng 10 năm
1998 Đề tài tập trung phân tích thực trạng TCCSĐ và xây dựng một số giảipháp để củng cố và kiện toàn các TCCSĐ ở vùng núi, cao phía Bắc tổ quốc
- Đề tài luận án phó tiến sĩ về “Nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn( cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Đỗ Ngọc Ninh( 1995).
Tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và đề ra nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ ở vùng đồng bằng sông Hồng
- Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Ái (2001) “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” Tác giả tập trung làm những rõ cơ sở
lý luận và thực trạng NLLĐ và SCĐ, từ đó tác giả đưa ra những những giải pháp
cơ bản để nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở nông thôn vùng cao phía Bắc
- Một số đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các Đảng
bộ xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong giai đọan hiện nay” của tác giả Dương Trung Ý (2002); “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các chi bộ phân đội chiến đấu phòng không thuộc quân chủng phòng không- không quân trong giai đọan hiện nay” của tác giả Nguyễn Học (2001); “Năng lực lãnh đạo và SCĐ của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn vùng có đông đồng bào công giáo ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay- Thực trạng và giải pháp” của tác giả Bùi Hữu Dược( 2003); “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các tổ chức cơ sở Đảng ở xã thuộc tỉnh Tây Ninh hiện nay” của tác giả Phùng Đức Thái (2000);
“Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các tổ chức cơ sở Đảng nông thôn tỉnh Long
An hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Dũng (2000)v.v…
Ngoài một số bài viết được đăng tải trên các sách báo, tạp chí còn có
một số sách tham khảo: “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của Đảng trong thời kỳ mới”GS,TS Nguyễn Phú Trọng, PGS,TS Tô Huy Rứa và PGS, TS Trần Khắc
Trang 4Việt đồng chủ biên-Nxb CTQG-Hà Nội-2004; “Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các Đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội hiện nay” của tập thể tác giả, PGS, TS
Đỗ Ngọc Ninh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội- năm 2004 v.v…
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cả về lý luận vàthực tiễn về TCCSĐ Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
đi sâu nghiên cứu NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp; có thể nói “Nâng cao NLLĐ
và SCĐ của các chi bộ ấp ở hyện Hóc Môn, TP HCM hiện nay- thực trạng
và giải pháp” là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về chi bộ ấp ở TP HCM
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao NLLĐ và SCĐ của các chi
bộ ấp ở huyện Hóc Môn, TP HCM trong giai đoạn hiện nay
- Để đạt được mục đích đó, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:+ Làm rõ những vấn đề lý luận và quan điểm nâng cao NLLĐ và SCĐcủa chi bộ ấp: khái niệm, xây dựng tiêu chí đánh giá v.v…
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những kếtquả đạt được và những tồn tại, hạn chế và những kinh nghiệm trong thời gianqua của NLLĐ và SCĐ của các chi bộ ấp huyện Hóc Môn, TP HCM
+ Trên cơ sở đó, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủyếu để nâng cao NLLĐ và SCĐ của các chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, TP HCM.-Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu các chi bộ ấp ởhuyện Hóc Môn, TP HCM Các số liệu dùng để phân tích thực trạng các chi
bộ ấp ở huyện Hóc Môn được tác giả khảo sát và tổng hợp theo báo cáo hàngnăm của Ban tổ chức và Ủy ban kiểm tra Huyện Ủy huyện Hóc Môn từ năm
2001 đến 2004
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luậnchủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, các chủtrương, đường lối của Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là vềNLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ Đồng thời, Luận văn còn dựa trên cơ sở thực
Trang 5tiễn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở huyện HócMôn, TP HCM để rút ra những vấn đề cơ bản phục vụ cho luận văn.
-Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận văn sử dụng chủ yếu các phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênnin để thực hiện đề tài Đối với nhữngphương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả tập trung sử dụng: Phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát kết hợp với điều tra,phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phươngpháp lịch sử, phương pháp quy nạp, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kếtthực tiễn v.v…
5 Những đóng góp mới của Luận văn
-Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng khái niệm về NLLĐcủa chi bộ ấp, xây dựng những tiêu chí đánh giá chất lượng NLLĐ và SCĐcủa chi bộ ấp
- Đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những nguyên nhân những kết quảlàm được, những tồn tại, hạn chế đối với NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp ởhuyện Hóc Môn, TP HCM
-Tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm gópphần nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, TP HCM
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
-Cung cấp luận cứ khoa học và làm tài liệu tham khảo trong quá trìnhnâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn nói riêng và TPHCM nói chung trong thời gian tới
-Những kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảocho việc nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng cho các trường chính trị; đồng thờilàm tài liệu bồi dưỡng cho các cấp ủy, nhất là những chi ủy viên và đảng viêncủa chi bộ ấp
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần phụ lục và mở đầu, kết luận, những công trình tác giả đãcông bố, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương, 08 tiết
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CHI BỘ ẤP
1.1 CHI BỘ ẤP LÀ HẠT NHÂN CHÍNH TRỊ Ở ĐỊA BÀN DÂN
CƯ, LÀ CẦU NỐI GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN
1.1.1 Vị trí, vai trò, tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của chi bộ
1.1.1.1 Vị trí, vai trò
C.Mác và Ph.Ăngghen ngay từ khi xây dựng tổ chức cộng sản đầu tiên
của giai cấp công nhân đã chỉ ra vị trí, vai trò đặc biệt của chi bộ Đảng Thật
vậy, ngay khi tham gia vào việc cải tổ “Đồng minh những người chính
nghĩa” (1836) thành “Liên đoàn những người cộng sản” (1847 – 1852) điều
lệ đã được khởi thảo Thông qua điều lệ, những quan điểm và tư tưởng cơ
bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng đã được trình bày khá đầy
Trang 7đủ Lần đầu tiên luận điểm xây dựng Đảng đã xác định “về cơ cấu, liên đoàn,
chi bộ, khu bộ, tổng bộ, Ban chấp hành trung ương và Đại hội 37, tr 733
Đối với tổ chức và hoạt động của Liên đoàn cũng được quy định hết sức
chặt chẽ: Để trở thành hội viên của Liên đoàn, ngoài các điều kiện cần, còn
nhất thiết phải có “được một chi bộ nhất trí kết nạp”, “việc kết nạp hội viên
mới của liên đoàn do chủ tịch chi bộ và hội viên giới thiệu của liên đoàn tiến hành, với điều kiện là đã có sự đồng ý trước của chi bộ” 37, tr.732- 733.
Điều đó cho thấy, hội viên của Liên đoàn phải sinh hoạt ở một tổ chức cấp cơ
sở của Liên đoàn đó là chi bộ Hơn nữa, điều lệ không những quy định đối
với hội viên mà còn có cả đối với tổ chức của chi bộ: “Chi bộ gồm ít nhất là
3 và nhiều nhất là 20 hội viên của liên đoàn”, “…… sống trong cùng một địa phương” Đối với lãnh đạo và cơ quan lãnh đạo của liên đoàn được tiến
hành dân chủ, lãnh đạo kịp thời và bắt đầu từ chi bộ
Mỗi chi bộ bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch…Các Chủ tịch và Phó Chủ tịch của các chi bộ ấy họp thành Ban Chấp hành khu bộ.
Trang 8Ban Chấp hành bầu ra người lãnh đạo trong số ủy viên của mình Ban Chấp hành khu bộ liên lạc với các chi bộ của mình và với tổng bộ Ban Chấp hành khu bộ là cơ quan quyền lực đối với tất
cả các chi bộ thuộc khu bộ 37, tr 733-734
Như vậy, những tư tưởng, quan điểm lãnh đạo, tổ chức và trong thực
hiện lãnh đạo của hai Ông về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chi bộ đã
khẳng định:
Để khỏi tụt xuống làm vai trò của kẻ vỗ tay, hoan nghênh bọn dân chủ tư sản, công nhân và trước hết là liên đoàn phải cố gắng thành lập song song với phái dân chủ chính thức một tổ chức Đảng riêng biệt, bí mật và công khai của công nhân và biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các Hội liên hiệp công nhân [ 39, tr 348.
Những tư tưởng quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, đượcVI.Lênin lấy làm cơ sở, vận dụng, phát triển có sáng tạo thành hệ thốngnhững tư tưởng, quan điểm về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nga
Cơ sở của Đảng vô sản của nước Nga là “liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân” do V.I.Lênin thành lập năm 1858 Trong tác phẩm “về việc cải tổ Đảng” và nhiều tác phẩm khác của Người, cũng như trong bài báo “Đi vào con đường thẳng”, Người đã thể hiện tư tưởng xuyên suốt là các chi bộ
Đảng ở các công xưởng, nhà máy là nền tảng, trên đó cả tòa nhà của ĐảngBônsêvích được xây dựng V.I Lênin đã nhấn mạnh và đặc biệt quan tâmđến việc thành lập chi bộ Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga ở nhà máy,công xưởng, các địa phương và coi trọng việc xây dựng các chi bộ đã trở
thành hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở
Trang 9Những chi bộ Đảng ở các địa phương và nhất là ở các nhà máy dưới sự lãnh đạo của các phần tử tiên tiến xuất thân ngay từ hàng ngũ công nhân và sâu sát với quần chúng Đó là cơ sở mà trên đó chúng ta đã xây dựng và xây dựng hạt nhân vững chắc không gì lay chuyển nổi của phong trào công nhân cách mạng và dân chủ - xã hội 35, tr 8.
Với V.I.Lênin, tổ chức Đảng được xây dựng ở nhà máy, công xưởngphải trở thành chỗ dựa cho công tác tuyên truyền, cổ động và công tác tổchức thực tiễn trong quần chúng Chính từ đặc điểm đó, chi bộ Đảng đã trởthành cầu nối Đảng với các cơ quan cấp trên của Đảng với quần chúng, trựctiếp liên hệ với quần chúng, là nơi phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng vànhững kiến nghị chính đáng của quần chúng với Đảng Đến Cách mạngTháng Mười Nga, ngoài những chi bộ ở nhà máy, công xưởng còn có các chi
bộ theo lãnh thổ, ở các câu lạc bộ Chính điều này, đã thể hiện quan điểmnhất quán của Người và là một đòn giáng vào những lời nói ấu trĩ của bọn tưsản cho rằng Đảng Bônsêvích hình như được xây dựng không phải như mộtĐảng của giai cấp công nhân mà chỉ là một Đảng tri thức
Để khẳng định quan điểm, tư tưởng nhất quán đó, Hội nghị lần thứ VIIItoàn Nga của Đảng Cộng sản Nga (đây là hội nghị đầu tiên sau khi cáchmạng tháng Mười Nga thắng lợi và chính quyền Xô Viết được thành lập)
Điều lệ Đảng đã được bổ sung và khẳng định: “Cơ sở của tổ chức Đảng là chi bộ Đảng” Điều lệ còn nói rõ: “Các chi bộ được thành lập ở các xí nghiệp, các làng, các đơn vị Hồng quân và các cơ quan”.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện, thực tiễn hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành đã khẳng định: Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trung thành với những tư tưởng, quan điểm cơbản của học thuyết Mác-Lênin về Đảng và đã vận dụng những quan điểm tưtưởng ấy một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế nước ta để xây dựng Đảng;đồng thời, thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát lên tầm lý
Trang 10luận, bổ sung làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác – Lênin về xây dựngĐảng.
Mặc dù ra đời ở một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, giai cấp công
nhân còn nhỏ bé nhưng ngay từ đầu, Đảng ta đã xác định vị trí của Đảng và
hệ thống tổ chức của Đảng Điều lệ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương đã
xác định: “Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng,
một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố….”
20, tr 22 Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: “Căn bản tổ chức của
Đảng là chi bộ (nhà máy, công sở, nhà buôn, trường học) tất cả Đảng viên làm ở trong những chỗ ấy đều phải dựa vào chi bộ” 9, tr 72
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập tổ chức Đảng phân tích khá sâu
sắc vị trí, vai trò của chi bộ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì
mọi việc sẽ tốt” 43, tr 210 Người còn nhấn mạnh mối quan hệ giữa chất
lượng chi bộ với chất lượng toàn Đảng Theo Người, để lãnh đạo cách mạng
thì Đảng phải mạnh “Đảng mạnh là do chi bộ tốt” 43, tr 210, “chi bộ là
nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, ngược lại “xây dựng chi
Trang 11bộ tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng” 43, tr 77 Như vậy,
chất lượng của chi bộ có quan hệ chặt chẽ và biện chứng với chất lượng của
Đảng Đối với quần chúng, Người viết “chi bộ là gốc rễ của Đảng trong
quần chúng Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng Trái lại, chi bộ yếu kém thì công
việc không trôi chảy” 42, tr 161
Trong quá trình xây dựng Đảng, Đảng ta luôn luôn xác định chi bộ cómột vị trí, vai trò quan trọng: là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là cầu nối quantrọng giữa Đảng với quần chúng, vận động quần chúng thực hiện đường lối,chính sách của Đảng Đồng chí Lê Duẩn - cố Tổng Bí thư của Đảng đã viết:
Nói đến xây dựng Đảng, trước hết phải nói đến xây dựng chi
bộ, vì chi bộ là tổ chức cơ sở Đảng, là nơi gắn liền Đảng với quần chúng, là nơi vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng… Chi bộ còn là nơi giáo dục rèn luyện Đảng viên, mọi nhân tài của Đảng, trước hết nảy nở ở chi bộ và từ đó mà đưa dần lên cấp lãnh đạo Đảng từ huyện, tỉnh cho tới Trung ương 14, tr.154.
Trang 12Quán triệt chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã
vận dụng thành công vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng, nhất là tổ
chức cơ sở Đảng đảm bảo cho Đảng ta lãnh đạo con thuyền cách mạng
Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh để đi đến thắng lợi Đặc biệt, trong tình
hình đổi mới hịên nay, vị trí, vai trò nền tảng của chi bộ Đảng còn được
thể hiện hơn bao giờ hết Thật vậy, qua các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI, VII, VIII và IX cũng đã thể hiện rõ, cụ thể tại Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua đã xác định: “ Tổ chức
cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt
nhân chính trị ở cơ sở” 17, tr 31.
Qua những vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy, mỗi chi bộ là một tếbào cấu thành cơ thể sống và là yếu tố bảo đảm cho sự phát triển bền vữngcủa toàn Đảng Hơn nữa, chi bộ không những là tế bào cấu thành cơ thểsống, các chi bộ còn là tế bào cơ sở, nền tảng của toàn bộ sự sống củaĐảng gắn chặt với đời sống xã hội Chính vì vậy, mà chi bộ trở thành hạtnhân lãnh đạo chính trị của Đảng trong quần chúng, trực tiếp đưa đườnglối chủ trương của Đảng vào quần chúng và tổ chức thực hiện đường lối
ấy, đồng thời qua hiện thực sinh động của cuộc sống, từ tâm tư nguyệnvọng của quần chúng để phản ảnh với Đảng Hơn nữa, chi bộ Đảng là nơihàng ngày đảng viên sinh hoạt, học tập, chiến đấu, là trường học giáo dụcrèn luyện đảng viên, nơi sàng lọc đảng viên và giới thiệu quần chúng ưu tú
Trang 13cho Đảng Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, thực tế cho thấynơi nào có tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết thìnơi đó thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, kịp thời
và hiệu quả, kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị và trật
tự xã hội được giữ vững, lòng tin của dân đối với Đảng không ngừng đượccủng cố và nâng lên, quan hệ Đảng với quần chúng ngày càng thắt chặt.Ngược lại, nơi nào chi bộ yếu kém, mất đoàn kết, đảng viên không gươngmẫu và tiên phong thì lòng tin đối với Đảng bị giảm sút, tiềm năng, thếmạnh của địa phương không được khai thác, chủ trương, đường lối củaĐảng thực hịên không đến nơi, đến chốn, dân chủ cơ sở không được thựchiện, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm
1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các Nghịquyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã quy định rất cụ thểchức năng của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng như chi bộ, Đảng bộ cơ sở ởnông thôn, phường, đơn vị sự nghiệp, trong các doanh nghiệp nhà nước, cơquan, các đơn vị cơ sở quân sự, công an, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và doanh nghiệp tư nhân Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụcủa từng tổ chức cơ sở Đảng mà lãnh đạo thực hịên nhiệm vụ cụ thể Điều 1
Trang 14Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03/3/2005 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng quy định về chức năng Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã
Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo phát triển kinh tế -xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước 19
Chức năng của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và chức năng của chi bộ
bộ phận nói riêng là lãnh đạo thực hiện các nhịêm vụ theo đúng đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả cao,không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hoànthành nghĩa vụ với Nhà nước
Bất kỳ chủ trương, giải pháp nào đề ra và quá trình lãnh đạo tổ chứcthực hiện nhiệm vụ, tổ chức cơ sở Đảng nói chung và chi bộ bộ phận nóiriêng phải luôn luôn đảm bảo tính chính trị, giữ vững định hướng XHCN.Đồng thời tạo sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội; nâng caohiệu quả công tác chống tham nhũng, hối lộ, vi phạm dân chủ, kịp thời giảiquyết những nguyện vọng chính đáng, thiết thực, bức xúc của nhân dân.Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và duy nhất, không có lĩnh vực nàotrong xã hội: kinh tế, văn hóa, khoa học v.v… không có sự lãnh đạo củaĐảng; Đảng là hạt nhân chính trị, tổ chức cơ sở Đảng nói chung và chi bộ bộphận nói riêng đều phải hết sức nhạy cảm, nắm vững những vấn đề chung vànhững vấn đề cụ thể để có những chủ trương, nghị quyết lãnh đạo đúng đắn
và sâu sát với tình hình thực tiễn Thực tế cho thấy, một số nơi, một số địaphương do không làm tốt chức năng lãnh đạo nên dẫn đến tham ô, hối lộ, mấtdân chủ, chia rẽ nội bộ, nhiều năm liền không đạt trong sạch, vững mạnh Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, chức năng lãnh đạo của tổchức cơ sở Đảng, chi bộ bộ phận còn thể hiện ở việc phải biến được các
Trang 15đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thànhhiện thực và đi vào cuộc sống
* Nhiệm vụ
Cũng như chức năng, nhịêm vụ của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và chi
bộ nói riêng tùy theo hình thức các cấp mà có nhiệm vụ riêng Tuy nhiên, tất
cả các tổ chức cơ sở Đảng đều có nhiệm vụ chung như điều 23 Điều lệ Đảng
đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX quy định:
1/ Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp lụât của Nhà nước, đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi
bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2/ Xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác, làm công tác phát triển đảng viên.
3/ Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị -
xã hội trong sạch, vững mạnh, chấp hành đúng pháp luật và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
4/ Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, lãnh đạo
Trang 16nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5/ Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành điều lệ Đảng.
Đảng ủy cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên 17, tr 34.
Trên cơ sở các nhịêm vụ nói trên, tổ chức cơ sở Đảng ở các địa bàn và
các lĩnh vực hoạt động khác nhau cần cụ thể hóa thành những nhiệm vụ phù
hợp với tình hình, đặc điểm của mình và trong từng giai đoạn nhất định Cụ
thể như Đảng bộ, chi bộ ở nông thôn có nhiệm vụ: quán triệt và thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình;
đồng thời từng bước xây dựng kinh tế hợp tác phát triển từ thấp đến cao, phù
hợp yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển sự nghiệp văn hóa,
thông tin, giáo dục, y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chính
sách xã hội, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, động viên nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà
nước, lãnh đạo phát huy dân chủ, thực hiện công bằng xã hội, chống tham
nhũng, ức hiếp nhân dân, lấn chiếm ruộng đất, cho vay nặng lãi; lãnh đạo tốt
Trang 17nhịêm vụ quốc phòng an ninh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
v.v… xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh
Tóm lại, 5 nhiệm vụ của các chi bộ, Đảng bộ cơ sở được thể hiện trêncác lĩnh vực sau:
Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Hai là, lãnh đạo công tác tư tưởng.
Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ
Bốn là, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân.
Năm là, xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh.
1.1.2 Vị trí, vai trò của ấp và chi bộ ấp
1.1.2.1 Vị trí, vai trò và đặc điểm của ấp
Sau khi công xã thị tộc tan rã, người Việt với cuộc sống nông nghiệp vớinghề trồng lúa nước, lại liên tục chinh phục thiên nhiên và phải đối phó vớimôi trường xã hội, do vậy, họ phải cần hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau,quan hệ xóm làng trở nên hết sức gần gũi, thân thiết Làng xã Việt Namchính là sản phẩm của tổ chức sinh hoạt nông thôn theo địa bàn cư trú, sảnphẩm của tính cộng đồng “trong sinh hoạt nông thôn chính là một tập thể”.Làng xã mang tính tự trị, nó khẳng định sự độc lập, nét riêng biệt của từngcộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với các tập thể khác, cóquy ước riêng, lề thói sinh hoạt riêng nên tinh thần tự quản trong cộng đồng
rất mạnh mẽ Do vậy, có thể hiểu khái quát về ấp như sau: Ấp là cụm dân cư
Trang 18trên địa bàn xã, được hình thành tự nhiên trong quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư Ấp có hai đặc trưng cơ bản: tính cộng đồng và
tính tự trị, đây là một nét văn hóa Việt Nam, tiềm tàng sức sống mãnh liệt.Các triều đại phong kiến trong lịch sử và sau này các kẻ thù xâm lược Pháp
và Mỹ đã nhiều lần tìm cách phá bỏ nhưng đều thất bại
Với những giá trị như vậy, vị trí, vai trò ấp (thôn, làng…) ngày càngđược củng cố và phát huy mạnh mẽ, nhất là trong công cuộc đổi mới đất
nước Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Trung ương Đảng khoá IX “Về đổi mới
và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” quy định: “Thôn, làng, ấp, bản, sóc( gọi chung là thôn) là địa bàn quan trọng để phát huy các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư trên cơ sở huyết thống gắn bó trong đời sống vật chất và văn hoá.”[ 4, tr 89]
Hay tại điều 1 quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ngày6/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (ban hành kèm theo Quyết định số13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002) quy định:
Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc…(gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm…(gọi chung là tổ dân phố) không phải là cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
và nhiệm vụ của cấp trên giao Dưới xã là thôn, dưới phường, thị trấn là tổ dân phố [ 12].
Trước hết, khẳng định ấp( thôn) không phải là một cấp hành chính trong
hệ thống hành chính ở nước ta Bởi vì, tại điều 118 Hiến pháp 1992 (sửa đổi)quy định hệ thống hành chính của nước ta gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh(thành phố), huyện (quận) và xã (phường) Về cơ cấu tổ chức, mổi ấp có 01trưởng ấp và phó ấp( giúp việc cho trưởng ấp), nếu có số dân trên 1.500 thì
có thể bố trí thêm 1 phó ấp Trưởng ấp do dân trực tiếp bầu ra, vừa là ngườiđại diện cho dân vừa là người đại diện cho chính quyền xã để thực hiện một
Trang 19số công việc hành chính tại ấp Về hoạt động, ấp là một tổ chức tự quản củacộng đồng dân cư và thông qua hội nghị ấp Hội nghị được tiến hành batháng hoặc 6 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường và khi có ít nhấtquá nửa số cử tri hoặc các hộ tham dự Như vậy, Nghị quyết của ấp chỉ có giátrị khi được qúa nửa số chủ hộ hoặc cử tri đại diện tán thành và không tráivới quy định pháp luật.
Tất cả công việc của ấp đều được cộng đồng dân cư của ấp cùng nhaubàn bạc, quyết định và thực hiện Các công việc tự quản, bảo đảm đoàn kếtgiữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng đời sống vănhoá mới, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, giữ gìn và phát huy truyềnthống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, xây dựng hạ tầng, xây dựng và thực hiệnhương ước, bàn biện pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cấp trên giao và thực hiện nghĩa
vụ của công dân đối với Nhà nước, ngoài ra còn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.Như vậy, ấp có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội trên địa bàn dân cư ấp, giữ vững anninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, giữ vững và phát huy truyền thống tốtđẹp Đồng thời, ấp là nơi vận động quần chúng nhân dân giữ gìn an toàn trật
tự, phòng chống các tệ nạn trên địa bàn dân cư v.v; nơi xây dựng và thựchiện những quy ước (hương ước) trong cộng đồng dân cư Từ vị trí, vai trò,chức năng và nhiệm vụ đã nêu trên, tác giả cho rằng ấp có một số đặc điểm sau:
Một là, ấp không phải là một cấp hành chính trong hệ thống hành chính
ở nước ta, mà là hệ thống chân rết của chính quyền xã đồng thời nó còn làchân rết của các tổ chức đoàn thể hoạt động Tuy nhiên, một số nơi xem ấpnhư một cấp hành chính, các đoàn thể trên địa bàn dân cư hầu như chưa pháthuy đúng mức vai trò đại diện cho quyền dân chủ và lợi ích chính đáng củacác giới quần chúng, có xu hướng hành chính hóa bộ máy hoạt động này,biến thành công cụ một chiều của chính quyền, chưa thật sự gắn bó và làmnòng cốt trong các phong trào tự quản của nhân dân
Trang 20Hai là, hoạt động của ấp mang dáng dấp của một cơ chế tự quản Bởi vì
tất cả các hoạt động đều thông qua hội nghị ấp để bàn bạc, thảo luận: cáccông việc có liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân trong cộng đồng dân
cư, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật Nhà nước, các nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, các vấn đề liênquan đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, đời sống văn hóa theophương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Do vậy, nơi nàonhận thức đúng chức năng này thì nơi đó hoạt động tốt, sâu sát nhân dân, phongtrào sôi nổi và có hiệu quả
1.1.2.2.Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các chi bộ ấp
Như trình bày ở trên, ấp không phải là cấp chính quyền trong hệ thốnghành chính ở nước ta và nó hoạt động dưới hình thức tự quản Chính vì vậy,chi bộ ấp có vai trò là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối giữaĐảng với nhân dân Chi bộ ấp gắn bó trực tiếp với quần chúng nhân dân, nắmbắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng nhân dân; là nơi trực tiếp biến đườnglối, chính sách của Đảng thành hành động cách mạng của Đảng viên và quầnchúng Chi bộ ấp lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, xây dựng dân cư ấp vănminh, sạch đẹp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước
Chi bộ ấp có vai trò to lớn trong việc kiểm nghiệm, khẳng định tínhđúng đắn của đường lối, nghị quyết của Đảng, đóng góp cho Đảng những ýkiến để sửa đổi, bổ sung các chủ trương, đường lối một cách đúng đắn hơn.Đồng thời, chi bộ ấp là nơi Đảng viên hàng ngày sinh hoạt, học tập v.v… và
là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, sàng lọc và giới thiệu những quần chúng
ưu tú cho Đảng Với vai trò to lớn như vậy, nên nơi nào có chi bộ ấp trongsạch vững mạnh thì nơi đó thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của dânđược nâng lên, tình hình an ninh - trật tự xã hội được giữ vững Ngược lại,nếu chi bộ ấp yếu kém, mất đoàn kết, coi thường kỷ cương, pháp luật; đảng
Trang 21viên thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh thì chi bộ đóyếu kém, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước bị giảm sút.
Về chức năng của chi bộ ấp, trước hết phải xác định đó không phải làmột cấp bộ Đảng, mà là hệ thống chân rết của Đảng trên địa bàn dân cư Dovậy, chức năng chi bộ ấp không lãnh đạo toàn diện mà là cầu nối giữa Đảngvới quần chúng, có nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo công tác quần chúng, vậnđộng quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và nghịquyết của xã; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; động viênnhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng nông thôn mới( vănminh, sạch đẹp, trật tự- an toàn …) Bởi vì, chi bộ ấp không tự đề ra chủtrương, nghị quyết về mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội toàn diệncủa ấp; hơn nữa ấp không có một bộ máy hành chính tương ứng để thôngqua đó mà lãnh đạo
Về nhiệm vụ của chi bộ ấp, chủ yếu là lãnh đạo các tổ chức, mặt trận,đoàn thể, đặc biệt đối với Trưởng ấp và phân công đảng viên trực tiếp thâmnhập vào các phong trào quần chúng, phát huy vai trò làm chủ của quầnchúng ở cơ sở để từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,xây dựng đời sống văn hóa mới, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàndân cư v.v Tóm lại, chi bộ ấp có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, lãnh đạo chăm lo đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự khu
vực và thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở.
Tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển sản xuất, nhất là ngành nghềtruyền thống và động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.Lãnh đạo thực hịên tốt QCDCCS: xây dựng và và sữa chữa công trình phúclợi, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, lãnh đạo nhân dân giữgìn an ninh trật tự xã hội
Hai là, công tác chính trị tư tưởng.
Trang 22Trong tình hình hiện nay, các chi bộ ấp phải quan tâm và tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đảng viên và quần chúng , coi đây lànhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiến đấu của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng.
Ba là, xác định đúng nhiệm vụ chính trị, xây dựng và tổ chức thực hiện
nghị quyết.
Để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong từng giaiđọan, trong từng thời kỳ, yêu cầu đặt ra với chi bộ ấp là phải xác định đúngchức năng, nhiệm vụ sao cho sát hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư Tiếntới xây dựng nghị quyết phải đúng đắn, sát hợp và quán triệt sâu sắc để tổchức thực hiện tốt Nghị quyết đề ra
Bốn là, công tác tổ chức, đảng viên và xây dựng Đảng.
Đảm bảo sinh hoạt Đảng đúng, đầy đủ và có chất lượng, làm tốt côngtác quản lý đảng viên, lựa chọn những quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng
và làm tốt công tác kiểm tra Đảng
Năm là, lãnh đạo các tổ chức quần chúng.
Lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể hoạt động tốt và hiệu quả: tổ nhân dân tựquản, đoàn thanh niên, ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hộicưu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ
Từ những vấn đề trình bày trên, tác giả cho rằng chi bộ ấp có một số đặcđiểm cơ bản sau:
Một là, chi bộ ấp không phải là cấp bộ Đảng, mà là hệ thống chân rết
của Đảng trên địa bàn dân cư
Hai là, chi bộ ấp không có chức năng lãnh đạo toàn diện như các cấp bộ
Trang 23luật của Nhà nước, là cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân để thôngqua đó Đảng kiểm nghiệm, đánh giá tính đúng đắn khả năng lãnh đạo củamình Đồng thời, chi bộ ấp lãnh đạo thực hiện những phong trào tự quản củaquần chúng nhân dân và xây dựng đời sống văn hóa mới Song, cần nhậnthức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ấp để phát huy những mặtmạnh, hạn chế những tồn tại, yếu kém của chi bộ ấp.
1.2 QUAN NIỆM VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN
ĐẤU CỦA CHI BỘ ẤP
1.2.1 Quan niệm về năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp:
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam
- Bộ Giáo dục và đào tạo (1998)
Năng lực: một trong những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc
gì.1: năng lực tư duy của con người 2: khả năng đủ để thực hiện tốt công việc:
có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [ 61, tr.1172]
Lãnh đạo tgt 1 Dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh
đạo cuộc đấu tranh 2 dt cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả
năng tổ chức dẫn dắt phong trào: chờ lãnh đạo cho ý kiến [ 61, tr.1979]
Hay theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng ( 1997)
Trang 24Năng lực 1: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó, 2: phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con
người hoàn thành một hoạt động nào đó [ 56, tr.639]
Lãnh đạo: đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức vận động thực hiện
đường lối đó[ 56, tr.524]
Như vậy có thể hiểu, năng lực lãnh đạo là khả năng của một tập thể hay
cá nhân có khả năng đề ra mục tiêu, chủ trương đường lối và khả năng tổchức, dẫn dắt tập thể, thực hiện thắng lợi đường lối đó
Đối với năng lực lãnh đạo của Đảng, theo cuốn sách Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, do PGS Vũ Hữu Ngoạn chủ biên thì năng lực lãnh đạo của Đảng là “khả năng đề ra được mục tiêu cách mạng đúng đắn, cơ bản, lâu dài, cũng như thời kỳ và bằng những phương thức, phương pháp đúng đắn tổ chức nhân dân, dân tộc thực hiện có hiệu quả” [ 49, tr 38].
Năng lực lãnh đạo của Đảng là khả năng hiện thực bao gồm nhiều nội dung:năng lực đề ra chủ trương, đường lối, năng lực xây dựng nghị quyết, chỉ thị, nănglực tổ chức thực hiện đường lối, năng lực kiểm tra phát hiện và xử lý
Năng lực đề ra chủ trương, đường lối của Đảng: đó là khả năng thực tế được
cụ thể hóa bằng việc xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chiến lược vàsách lược của Đảng, đồng thời nó phải là sự định hướng phát triển cho cả thời kỳlịch sử Do vậy, Đảng phải nghiên cứu, am hiểu để dự báo, tổng kết thực tiễn, kháiquát lý luận thành cương lĩnh, đường lối, chủ trương và xây dựng giải pháp mangtính đồng bộ để thực hiện đối với tất cả lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội, phùhợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế
Thực tiễn 75 năm xây dựng và phát triển của Đảng đã chứng minh điều đó
Trang 25Năng lực xây dựng nghị quyết của Đảng: đó là những vấn đề được nghiêncứu, xem xét, thảo luận của một tập thể và đi đến quyết nghị ( có nhiều loại và donhiều cấp bộ Đảng khác nhau quyết nghị) Đặc trưng cơ bản của nghị quyết là biểuquyết tập thể, ý chí và trí tuệ tập thể, sự đúc kết sâu sắc từ kinh nghiệm thực tiễnphong phú và thể hiện đầy đủ quyền dân chủ.
Năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị củaĐảng là khả năng nắm vững những nội dung, quan điểm, tư tưởng và vận dụngsáng tạo vào thực tiễn, vào hoàn cảnh cụ thể ở địa phương, đơn vị để từ đó tìm ranhững biện pháp hữu hiệu nhất, thích hợp nhất thực hiện thắng lợi những mục tiêu đềra
Năng lực kiểm tra, phát hiện và xử lý những vi phạm là khả năng kiểmnghiệm thực tiễn những chủ trương, đường lối của mình để phát huy những ưuđiểm, nhược điểm, tồn tại, hạn chế; đồng thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực,những vi phạm trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đó Có thể nói đây
là một trong những vấn đề mà Đảng ta rất quan tâm để làm cho Đảng ngày càngtrong sạch, vững mạnh
Đối với năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp, về cơ bản cũng giống như nănglực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng Tuy nhiên, chi bộ ấp có một số nét đặcthù riêng như trình bày ở trên, cho nên năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp cũng
có những đặc điểm riêng, đặc biệt là đối với chi bộ ấp ở một huyện ngoạithành của TP HCM như Hóc Môn
Theo chúng tôi: năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp là khả năng nắm vững những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cấp trên giao và vận dụng sáng tạo, đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa bàn dân cư vào công tác lãnh đạo quần chúng, vận động quần chúng thực hiện đường lối đó và trực tiếp lãnh đạo các phong trào tự quản của nhân dân ở địa bàn dân cư mà chi bộ
ấp phụ trách.
Trang 261.2.2 Quan niệm về sức chiến đấu của chi bộ ấp
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Sức” dt, I khả năng hoạt động của thân thể
cho sự bền bỉ của gân cốt, II: khả năng làm việc, tác động hoặc chịu tác động
đến đâu[ 62, tr.1474]
“Chiến đấu” dtg, 1: Đánh nhau giữa các lực lượng vũ trang ở trên chiến
trường; 2: Đối chọi, chống trả quyết liệt với lực lượng gây nguy hại cho mình
[ 62, tr.357]
Như vậy, có thể hiểu sức chiến đấu của một tổ chức hay một cá nhân làsức mạnh, khả năng làm việc, hoạt động hoặc khả năng tác động của một tổchức, một tập thể hay cá nhân đối với công việc, hoặc đối với những tổ chức,tập thể hay cá nhân khác và những lực lượng gây nguy hại cho mình
Theo cuốn sách “Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng” (2001), do PGS Vũ Hữu Ngoạn chủ biên: sức chiến đấu của Đảng
là “Sức lực của bản thân Đảng” để chiến đấu,vượt qua “những trở lực, chông gai phát sinh từ các thế lực thù địch với lý tưởng và sự nghịêp của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, từ những tiêu cực trong xã hội, trong nội
bộ nhân dân, thậm chí trong nội bộ Đảng và cả những khó khăn khách quan của đất nước,của tình hình kinh tế xã hội trong bước đường đi lên”[49, tr.
39]
Sức chiến đấu của Đảng là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, là sự thống nhất về ý chí và hành động, nhằm tạo nên sức mạnh, sứcbền nội tại của Đảng, là ý chí vượt lên trong mọi hoàn cảnh để thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ, là khả năng đấu tranh kiên định và hiệu quả với mọi thếlực thù địch trên các lĩnh vực: chính trị - tư tưởng - tổ chức, bảo vệ trong
Trang 27sạch nội bộ, là tính tiên phong, gương mẫu của Đảng viên, là sự gắn kết Đảngvới quần chúng và uy tín của Đảng trong quần chúng Từ đó có thể thấy sứcchiến đấu của Đảng được biểu hiện:
- Bản lĩnh chính trị, sự vững vàng của Đảng trước những khó khăn và tháchthức trong và ngoài nước
- Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện thắnglợi đường lối đổi mới của Đảng
- Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội chủ nghĩa, những phần tửthoái hóa biến chất, tham nhũng ra khỏi Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự tác động củanhững quan điểm, tư tưởng phản động, bảo vệ sự trong sạch nội bộ
- Tính tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức tập thể trong lãnh đạo
Như vậy, chi bộ ấp có sức chiến đấu cao là thể hiện ở những nội dungchủ yếu là: chất lượng chi ủy, đội ngũ đảng viên bao gồm trình độ chuyênmôn nghịêp vụ, ý thức tự giác và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lốisống của đảng viên và vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên Khảnăng khắc phục những khó khăn và yếu kém, những biểu hiện tiêu cực,những sai trái trong chi ủy, trong nhân dân Đấu tranh ủng hộ cái đúng, cáimới, phê phán cái cũ, lạc hậu và các thế lực thù địch Đặc biệt là mỗi đảngviên phải “vừa hồng, vừa chuyên”, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ
Trang 28chức, kỷ luật Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phêbình, không bè phái làm mất đoàn kết nội bộ.
1.2.3 Mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi
bộ ấp
Từ quan niệm NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp có thể thấy rằng: NLLĐ vàSCĐ của chi bộ ấp là những vấn đề cơ bản nhất và quyết định đối với khảnăng lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chi bộ ấp và nó là nhữngcăn cứ chủ yếu để xây dựng, đồng thời là căn cứ xem xét, đánh giá về chi bộ
ấp có trong sạch, vững mạnh hay không
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ ấp luôn vận động, pháttriển theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và nhiệm vụ chính trị ở địaphương Trong từng giai đoạn, tình hình cụ thể mà công tác lãnh đạo cónhững trọng tâm khác nhau Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ
ấp là khả năng nắm bắt và xử lý đúng những công việc trọng tâm đó
Hơn nữa, NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp là hai mặt thống nhất biện chứngvới nhau, có tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau, có những nội dung của mặtnày cũng đồng thời thể hiện nội dung của mặt kia và ngược lại; song, chúngkhông hoàn toàn đồng nhất mà mỗi mặt có những biểu hiện đặc trưng, có tínhđộc lập tương đối
Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tốt sẽ là cơ sở cho sức chiến đấu cao,đồng thời, chi bộ ấp có sức chiến đấu cao là điều kiện để chi bộ ấp có nănglực lãnh đạo tốt Do đó, sức chiến đấu cao thì năng lực lãnh đạo càng tốt vàngược lại Thực tế cho thấy giữa NLLĐ và SCĐ rất khó chia tách rạch ròivấn đề nào là của NLLĐ và vấn đề nào của SCĐ Điển hình như: thực hiệntốt công tác vận động quần chúng, phát huy vai trò của quần chúng trong việcthực hiện nhiệm vụ của chi bộ ấp là vấn đề thuộc về NLLĐ, đồng thời đâycũng là những nội dung công tác thuộc về hoạt động tăng cường sức chiếnđấu, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
Trang 29Có thể nói, NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp là khả năng nắm vững chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyếtcủa cấp trên và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địabàn dân cư ấp, là khả năng tập trung được nguồn lực, khai thác được thếmạnh của địa phương, phát huy được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ ấp Bên cạnh đó, NLLĐ và SCĐ còn
là khả năng tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện tốt cácyêu cầu đề ra, là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng,nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đấu tranh kiênquyết với mọi biểu hịên tiêu cực trong chi bộ ấp và trong nội bộ nhân dântrên địa bàn dân cư, bảo vệ những cái đúng, cái mới phù hợp với xu hướngchung của những tổ chức, cá nhân; đấu tranh những vi phạm điều lệ Đảng vàpháp luật
Như vậy, những nhân tố cấu thành NLLĐ và SCĐ không chỉ là chấtlượng của chi bộ ấp, là sức mạnh của bản thân, đây còn là khả năng phát huysức mạnh của cả hệ thống, khả năng huy động và vận động quần chúng nhân dân
1.3 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CHI BỘ ẤP
Để đánh giá đúng NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ nói chung và chi bộ ấpnói riêng phải căn cứ vào các nhiệm vụ của nó Tuy nhiên, một thực tế hiệnnay là chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá NLLĐ vàSCĐ chi bộ ấp, mà chỉ vận dụng các quy định của TCCS Đảng để áp dụngcho chi bộ ấp nên việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá của chi bộ rất khókhăn Do vậy, theo chúng tôi để xây dựng tiêu chí để đánh giá NLLĐ vàSCĐ chi bộ ấp cần căn cứ vào các quy định sau:
- Điều 23, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Trang 30- Yêu cầu nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ theo tinh thần nghị quyết Hộinghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành TW khóa VIII.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX
- Hướng dẫn 18-HD/TCTW của Ban tổ chức Trung ương Đảng: hướng dẫnđánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng
- Quy định 326/QĐ-TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về chức năngnhiệm vụ, tổ chức của chi bộ khu phố, ấp
Mặc dù chi bộ ấp vẫn có chức năng, nhiệm vụ cơ bản giống với TCCSĐ,song, chi bộ ấp có đặc thù riêng: chức năng, nhiệm vụ, đối tượng lãnh đạo
Do vậy, tiêu chí đánh giá chi bộ ấp cần dựa trên những tiêu chí sau:
Một là, lãnh đạo chăm lo đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự của ấp
và thực hiện quy chế dân chủ.
Tuyên truyền vận động nhân dân phát triển sản xuất, dịch vụ và các ngànhnghề truyền thống; góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định và cải thiện đờisống nhân dân về vật chất và tinh thần; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đốivới Nhà nước
Động viên nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,xây dựng và phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư”, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; động viên
và giúp đỡ các trẻ em nghèo trong độ tuổi đều được đến trường, khắc phục các tệnạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, mê tín, dị đoan, mại dâm, các hủ tục v.v…
Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào gìn giữ an ninh trật tự; vậnđộng thanh thiếu niên đến tuổi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, xây dựng lựclượng dân quân tự vệ
Kiến nghị với Đảng và Nhà nước cấp trên xem xét giải quyết những vấn đề,những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân mà chi bộ và nhân dân ở ấpkhông đủ khả năng và thẩm quyền giải quyết
Trang 31Hai là, lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng.
Trong tình hình hiện nay cần tăng cường công tác chính trị tư tưởng, coiđây là nhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiến đấu của Đảng trên lĩnh vực tưtưởng ở cơ sở
Tổ chức phổ biến quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước, các nghị quyết của cấp trên, của Đảng bộ xã, thường xuyênthông báo thời sự, chính sách nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viêntrong chi bộ và cán bộ chủ chốt trong ấp
Thường xuyên giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên, nâng cao đạo đứccần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân Nêu cao tính tiênphong gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước
Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước
Nắm tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng của đảng viên và các tầng lớp nhândân; kịp thời giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng thời phản ảnhlên Đảng ủy xã và cấp trên những vấn đề không thuộc thẩm quyền Đấu tranhchống mọi luận điệu chiến tranh tâm lý, diễn biến hòa bình của các thế lựcthù địch
Ba là, xác định nhiệm vụ chính trị, xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Việc xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị trong từng giai đọan và sáthợp với điều kiện thực tế là một yêu cầu rất quan trọng trong lãnh đạo của chi
bộ ấp Bởi vì, mỗi chi bộ ấp có một đặc điểm riêng: về đội ngũ đảng viên,trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội v.v… cho nên việc xác định nhiệm
vụ của mỗi chi bộ ấp phải khác nhau Mặc khác, nhiệm vụ của mỗi chi bộ ấptrong từng giai đọan khác nhau nên việc xác định nhiệm vụ lãnh đạo và thựchiện cũng khác nhau
Từ việc xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị, các chi bộ ấp phải tiếnhành xây dựng nghị quyết cho phù hợp với tình hình thực tế Các chỉ tiêu,
Trang 32chương trình và kế họach đề ra phải đáp ứng với yêu cầu chính trị, có tínhkhả thi sẽ mang lại hiệu quả cao, đáp ứng mọi mặt đời sống của cộng đồngdân cư.
Nghị quyết được xây dựng có đúng đắn, có tốt đến đâu nhưng việc tổchức thực hiện không tốt, thực hiện lấy lệ, không có tâm huyết, phương thức
tổ chức thực hiện không phù hợp với đặc điểm của chi bộ và cộng đồng dân
cư thì hiệu quả cũng không cao
Do vậy, một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá NLLĐ vàSCĐ của chi bộ ấp là việc xác định nhiệm vụ chính trị và xây dựng nghịquyết một cách đúng đắn, sát hợp với điều kiện thực tế và tổ chức thực hiệntốt nghị quyết mà chi bộ ấp đã đề ra
Bốn là, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng.
Bảo đảm sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng có nề nếp, đúng định kỳ (hàng tháng), cóchất lượng, bàn bạc những vấn đề cụ thể, thiết thực, ra nghị quyết, thường xuyên tựphê bình và phê bình, định kỳ tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng đảng viên,xây dựng chi bộ Hướng dẫn đảng viên có chương trình học tập và rèn luyện, chi
bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình này
Làm tốt công tác quản lý đảng viên (về tư tưởng, học tập, công tác, phẩm chấtđạo đức, lối sống…) Tuỳ trình độ, năng lực, hoàn cảnh cụ thể, chi bộ (Tổ Đảng)phân công công tác hợp lý cho đảng viên (như phụ trách tổ nhân dân, đoàn thể,công tác phát triển Đảng, tham gia và làm nòng cốt trong các phong trào quầnchúng…), trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt, miễn công tác Thực hiện việcmỗi đảng viên hàng tháng báo cáo công tác được phân công cho chi bộ
Có biện pháp quản lý các đảng viên đi làm ăn xa, làm thuê cho các doanhnghiệp (tư nhân, liên doanh với nước ngoài) nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện cho cácđồng chí này làm nhiệm vụ đảng viên ở địa phương và nơi làm việc
Tuyên truyền và lựa chọn những quần chúng ưu tú trong các phong trào ở địaphương, các tổ chức (đoàn thể, ban nhân dân ấp, tổ nhân dân, trong lực lượng dânquân tự vệ, dân phòng …) để bồi dưỡng phát triển Đảng
Trang 33Thường xuyên kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, tăng cường kỷluật Đảng.
Xây dựng chi ủy ấp có đủ phẩm chất, năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm,được đảng viên và quần chúng tín nhiệm Đồng chí Bí thư Chi bộ ấp phải là ngườitiêu biểu, đoàn kết, tập hợp được đảng viên và quần chúng ở ấp Thước đo là đượcnhân dân trong ấp bầu làm người đại diện cho cộng đồng dân cư ấp: trưởng ấp
Năm là, lãnh đạo các tổ chức quần chúng.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ ấp, các tổ chức
quần chúng như: Mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Đòan thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ có vai trò to
lớn và quan trọng Các tổ chức quần chúng họat động dưới sự lãnh đạo của
chi bộ ấp thông các chủ trương, nghị quyết của chi bộ để thực hiện, đồng thời
vận động quần chúng cùng thực hiện:
- Lãnh đạo xây dựng tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản vững mạnh, bảo đảmsinh hoạt thường xuyên, đúng định kỳ, thực hiện tốt các chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, kế hoạch của UBND phường
- Lãnh đạo xây dựng ban công tác mặt trận ấp, các tổ chức đoàn thể, quầnchúng trong ấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của đoàn thể, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống, giữ gìntrật tự trị an
- Lãnh đạo xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ấp vững mạnh,qua đó lựa chọn, giới thiệu đoàn viên ưu tú để chi bộ xem xét phát triển Đảng
- Xem xét, lựa chọn, giới thiệu những đảng viên và quần chúng tích cực, cótrách nhiệm, có uy tín vào ban nhân dân ấp, tổ trưởng, tổ phó tổ nhân dân và Banchấp hành các đoàn thể ở ấp
Trang 34Từ các quan niệm về NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp và các tiêu chí đánhgiá, các chi bộ ấp phải biết kết hợp đồng bộ các biện pháp nhằm phát huy vaitrò của chi bộ ấp trong công tác lãnh đạo của mình Đồng thời, chi bộ ấp phảinghiêm túc sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa hợp lý để nâng cao NLLĐ vàSCĐ của chi bộ ấp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đồng thời bảođảm việc thực hiện nhiệm vụ đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước và là cầu nối vững chắc giữa Đảng với nhândân.
1.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CHI BỘ ẤP 1.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ ấp
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ
ấp là yêu cầu thiết thực và cấp bách hơn bao giờ hết Tuy nhiên, để làm đượcđiều này đòi hỏi phải xem xét, phân tích, đánh giá những yếu tố khách quan
và chủ quan tác động đến NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp Bởi vì, những yếu tốnày đóng một vai trò to lớn đối với NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp, nó vừa làđiều kiện cần và cũng là điều kiện đủ
Những yếu tố khách quan:
Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội là yếu tố khách quan có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp Những ấp có điều kiện tự nhiên, địa hình,thuận lợi và kết cấu hạ tầng tốt thì rất thuận lợi trong việc tổ chức sinh hoạt, hộihọp, việc tiếp nhận, cập nhật thông tin cho đảng viên và quần chúng nhân dânnhanh chóng, dễ dàng Ngược lại, đối với những ấp mà địa hình phức tạp, điềukiện kinh tế và đời sống người dân khó khăn thì việc sinh hoạt Đảng, hội họp,tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước khó khăn Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động rất lớn đếnNLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp Do vậy, mỗi một chi bộ ấp phải đánh giá đúng thực
Trang 35trạng những điều kiện của mình để phát huy những thế mạnh, hạn chế, khắc phụcnhững khó khăn của ấp nhằm nâng cao năng NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực diễn ra nhanh chóng và phức tạp, cácthế lực thù địch, những phần tử phản động và bất mãn trong nước tiến công phủnhận lịch sử cách mạng của dân tộc, đặt lại vấn đề cơ bản trong cương lĩnh, đườnglối của Đảng ta Sau sự kiện “động đất chính trị”, Liên Xô và một số nước Đông
Âu tan rã, cuộc chiến tranh vùng Vịnh… Các thế lực thù địch đã lợi dụng, cổ vũ,khích lệ để chống phá Đảng ta bằng hai con đường (từ bên ngoài và từ bên trong),hòng thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam Chúng dùng nhiều chiêu thức để chia rẽnội bộ, chúng đưa cao ngọn cờ dân chủ và lợi dụng một số vấn đề nhạy cảm: tôngiáo, dân tộc v.v…chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc mà sự kiện Tây Nguyên là mộtminh chứng Trước những diễn biến như vậy, một số đảng viên lập trường, quanđiểm không vững vàng và kiên định nên đã hoang mang, dao động, muốn Đảng tathay đổi mục tiêu và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, thậm chí còn cómột số đảng viên mất ý chí chiến đấu
Trước xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa thì bên cạnh những mặttích cực mang lại thì đã kéo theo rất nhiều tiêu cực mà chúng ta phải đối mặt
và cũng xem đây là một trong những quy luật vận động khách quan xã hội.Điều đó cho thấy tình hình thế giới, khu vực và sự chống đối của các thế lựcthù địch đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến NLLĐ và SCĐ của hệ thống chính trịnói chung và chi bộ ấp nói riêng
Các thiết chế xã hội truyền thống có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến NLLĐ vàSCĐ của chi bộ ấp, đáng quan tâm nhất là thiết chế cộng đồng làng xã và cộngđồng dòng họ Mặc dù ở mỗi nơi, mỗi ấp có những thiết chế truyền thống làng xã
và dòng họ có đặc trưng riêng phù hợp với đời sống cộng đồng dân cư.Song, đặctrưng cơ bản của các thiết chế này là tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệnhau, cùng tồn tại và phát triển Trong các thiết chế này thì vai trò của già làng,trưởng bản, trưởng họ có vị trí, vai trò rất lớn đến đời sống cộng đồng dân cư nóichung và dòng họ nói riêng Bên cạnh những ưu điểm, các thiết chế này còn nhiềutồn tại, hạn chế: tính cục bộ dòng tộc rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tính quyếtđoán của cá nhân đảng viên và lãnh đạo chi bộ ấp, hạn chế trách nhiệm cá nhân,
Trang 36thậm chí còn bè phải gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và quần chúng nhân dân,làm triệt tiêu sự sáng tạo của cá nhân v v…
Mỗi ấp, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi dòng họ trong ấp đều có nếp sốngriêng, cho nên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcnói chung và chi bộ ấp nói riêng nếu được già làng, trưởng họ ủng hộ thì dântin tưởng hơn và thực hiện tốt hơn Do vậy, để nâng cao NLLĐ và SCĐ thìyêu cầu đặt ra là các cấp ủy Đảng, chi bộ ấp phải biết sử dụng và phối hợpcác đối tượng này với các thiết chế xã hội vào công tác lãnh đạo Có nhưvậy , mới nâng cao được NLLĐ và SCĐ chi bộ ấp, đồng thời phát huy nhữngmặt mạnh của các thiết chế xã hội truyền thống trong giữ gìn tính cộng đồng,giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự và xây dựngcộng đồng dân cư có đời sống văn hoá
Từ NQ.TW7 (khóa VIII) cho đến văn kiện đại hội IX của Đảng đều đã khẳngđịnh về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chi bộ ấp và người đứng đầu củanhững tổ chức này; song, còn có điểm chưa thật sự rõ ràng, còn chồng chéo, cơ chếvận hành chưa hợp lý
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sởcòn nhiều lúng túng: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ấp lâunay chưa được quy định rõ ràng và nhất quán, dẫn đến bất cập, chồng chéotrong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Hiện nay, chức năng, nhiệm
vụ các TCCSĐ nói chung đã có văn bản quy định, song về chức năng, nhiệm
vụ của chi bộ ấp, hoạt động của chi ủy chưa có quy định chính thức Chính vìthiếu những quy định như vậy, nên một số địa phương, một số nơi hiểu vàvận dụng khác nhau để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhlãnh đạo của mình Điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04/6/1997Thành ủy đã ban hành Quy định số 326-QĐ/TU về chức năng, nhiệm vụ, tổchức của chi bộ ấp –khu phố Mặt khác, cũng chính vì chưa có quy định nhưvậy nên nhiều nơi quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của chi bộ ấpchưa phù hợp với điều kiện thực tiễn Có nơi thì đưa ra nhiều quy định nênchi bộ ấp không thực hiện được, có nơi thì xác định chức năng, nhiệm vụchưa rõ ràng Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp
Trang 37Chi bộ ấp có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là triển khai thực hịên ở cơ sở cácchủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyếtcủa cấp trên giao cho Tuy nhiên, hiện nay ở một số nơi cấp ủy Đảng thường xemchi bộ ấp như một cấp Đảng bộ trực thuộc cho nên cấp ủy Đảng giao một khốilượng công việc quá lớn, vừa không đúng chức năng, nhiệm vụ vừa quá tải không
đủ sức và lực để thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ ấp Mặt khác, có nơi lại quá xemnhẹ vai trò lãnh đạo của chi bộ ấp mà chủ yếu tập trung vào trưởng ấp Nguyênnhân là do một số cấp ủy Đảng đã quan liêu, xa dân, không thường xuyên làm việcvới cơ sở nên dẫn đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chi bộ ấp còn yếukém và không sát hợp với điều kiện thực tiễn của chi bộ Do vậy, trong việc nângcao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì phảiquan tâm tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng , nhất là Đảng ủy xã sát hợpvới từng chi bộ ấp Bởi vì, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng là yếu tố quan trọng nhấttrong NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp, nơi nào mà cấp ủy Đảng xã quan tâm, sát hợpđối với chi bộ ấp thì nơi ấy chi bộ ấp có NLLĐ và SCĐ cao
Thực tế hiện nay, các Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ấp là đảng viên hoạt độngkhông chuyên cho nên các khoản phụ cấp còn quá thấp so với mặt bằng xã hội Dovậy, phải nhìn nhận chế độ phụ cấp và đãi ngộ do các đảng viên trong chi ủy củachi bộ ấp hiện nay là chưa thỏa đáng nên hầu hết đảng viên dành nhiều thời giancho việc mưu sinh, không toàn tâm, toàn ý dành thời gian vào công việc Trong khicông tác lãnh đạo của chi bộ ấp chiếm mất nhiều thời gian Cũng chính từ lý donêu trên nên việc sinh hoạt Đảng chưa được thường xuyên, thông tin cập nhật chưađầy đủ, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước truyền tảichưa được sâu rộng đến từng đảng viên và quần chúng nhân dân Do vậy, việc xemxét các chế độ phụ cấp và đãi ngộ cho những đối tượng này cũng là một trongnhững yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp
Những yếu tố chủ quan:
Trong những năm đổi mới vừa qua, trước những biến động phức tạp củatình hình thế giới và trong khu vực, những thách thức từ mặt trái của cơ chếthị trường, nhìn chung hầu hết Đảng viên vững vàng, kiên định và hăng hái điđầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững
Trang 38phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh và gần gũi với quầnchúng nhân dân Tuyệt đại bộ phận Đảng viên có ý thức tổ chức kỷ luật,nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, điều lệ Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, những quy định của địa phương.
Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số ít đảng viên thoái hóa biếnchất, bán mình cho “quỷ dữ” Tỷ lệ đảng viên thật sự thể hiện rõ vai trò tiênphong, gương mẫu còn thấp (khoảng 30%), đội ngũ đảng viên đang đứngtrước nguy cơ tụt hậu và không đều về trình độ trí tuệ Đáng lo ngại nhất làtình trạng cơ hội về chính trị, thoái hóa về đạo đức và lối sống, nhất là thamnhũng, đã trở thành một bộ phận không nhỏ ở tất cả các cấp, các lĩnh vực và
có xu hướng tăng lên[ 55, tr 149] Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xâydựng đội ngũ đảng viên nói chung và nhất là đảng viên ở cơ sở nói riêng cónăng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hịên chủ trương đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy vớidân, biết phát huy sức mạnh, không tham nhũng, không ức hiếp dân
Từ những vấn đề trình bày ở trên cho thấy đội ngũ đảng viên có vị trí,vai trò quan trọng trong NLLĐ và SCĐ của tổ chức cơ sở Đảng nói chung vàchi bộ ấp nói riêng Do vậy, phải xây dựng một đội ngũ đảng viên “vừa hồng,vừa chuyên” là nền tảng căn bản để nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp
1.4.2 Những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ ấp
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề xây dựng tổ chức hệ thốngchính trị nói chung và chi bộ ấp nói riêng là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết
Một là, chi bộ ấp có vị trí, vai trò quan trọng và là một bộ phận không
tách rời của tổ chức cơ sở Đảng Nếu chi bộ vững mạnh thì nền tảng củaĐảng càng vững chắc; ngược lại, nếu chi bộ yếu kém thì nền tảng của Đảngsuy yếu Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, việc nâng cao NLLĐ và SCĐcủa chi bộ ấp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là vấn đề cơ bản vàcấp bách trong công tác xây dựng Đảng
Trang 39Hai là, từ khi thành lập cho đến nay, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được
khẳng định qua phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Tuy nhiên, để những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước đi vào cuộc sống điều đó phụ thuộc rất lớn vào NLLĐ và SCĐ của chi
bộ ấp Hơn nữa, chi bộ ấp còn là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của những chủtrương và chính sách ấy Do vậy, mỗi chi bộ ấp phải phấn đấu nâng cao NLLĐ vàSCĐ để thực sự là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân
Ba là, nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là hìnhthức thực hiện dân chủ trực tiếp, nó góp phần to lớn trong lãnh đạo và xây dựng đấtnước, trong đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, quan liêu, hối lộ, đặc biệt làtrong xây dựng đời sống văn hóa mới Thực tế cho thấy, việc thực hiện quy chếdân chủ hiện nay ở cơ sở mới là bước đầu, còn nhiều bất cập, hạn chế: còn mangtính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất lượng chưa cao v.v… Một số nội dungcông khai trong thực hiện chưa tốt: công khai tài chính, các quỹ đóng góp, chủtrương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có thực hiện nhưng chỉ dừng lại
ở trong phạm vi những chương trình, những dự án, công trình, chế độ chính sáchhoặc một số vấn đề có liên quan trực tiếp, thiết thực đến quyền lợi, nghĩa vụ củacông dân, người lao động Nhìn chung việc thực hiện QCDCCS hiện nay chưaphát huy đúng mức ý nghĩa của nó, chưa đồng đều ở các địa bàn, các khâu trongthực thi dân chủ Yếu kém cơ bản và phổ biến nhất là việc thực thi dân chủ chưa đủ
để khơi dậy và huy động sức mạnh trí tuệ Do vậy, nâng cao NLLĐ và SCĐ củachi bộ ấp để lãnh đạo thực hiện tốt QCDCCS là yêu cầu cấp bách trong việc xâydựng Đảng, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Bốn là, nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp nhằm phát huy vai trò tiên
phong, gương mẫu của đảng viên, nhất là những đảng viên trong chi uỷ: Bí thư vàphó Bí thư chi bộ ấp, chi uỷ viên; đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêmnhũng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của đảng viên Nâng caoNLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp nhằm thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ,phát huy tinh thần TPB và PB khơi dậy tính chủ động, sáng tạo và huy động sứcmạnh tập thể Hơn nữa, nâng cao NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp sẽ hình thành cho
Trang 40mỗi Đảng viên tinh thần dũng cảm đấu tranh với những hành vi sai trái, dám bảo
vệ lẽ phải; qua đó, xây dựng chi bộ kỷ cương, đoàn kết thống nhất nội bộ
Tiểu kết chương 1
Có thể nói C.Mác – Ph Ăngghen là người đầu tiên nêu lên tư tưởng cơbản về Đảng Cộng sản Thông qua hoạt động thực tiễn cải tổ “Đồng minhnhững người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản” và sánglập ra Quốc tế thứ nhất C.Mác – Ph.Ăngghen đã từng bước hoàn thiện tổchức Đảng, nhất là tổ chức Đảng ở cơ sở
Qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đãvận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước
ta, đồng thời khẳng định vai trò nền tảng và vai trò hạt nhân chính trị lãnhđạo của Đảng ở cơ sở Qua mỗi thời kỳ cách mạng, vai trò, vị trí của tổ chức
cơ sở Đảng nói chung và chi bộ nói riêng ngày càng được nhìn nhận đúngđắn hơn
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, vai trò hạt nhân chính trịcủa tổ chức cơ sở Đảng đã và đang được khẳng định, đặc biệt vai trò hạt nhânchính trị của chi bộ ấp Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc nhận thức về vai trò,