1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nguyên lý pháp lý của thế chấp

101 370 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THỊ THU HƯỜNG NHỮNG NGUYÊN LÝ PHÁP LÝ CỦA THẾ CHẤP CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ : 60.38.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGÔ HUY CƯƠNG HÀ NỘI - NĂM 2006 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 Mục lục 4 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 6 MỞ ĐẦU 7 Chương 1. THỰC TRẠNG VỀ THẾ CHẤP Ở VIỆT NAM 13 1.1. Các quy định về thế chấp trong Bộ luật dân sự 13 1.1.1. Về định đoạt tài sản thế chấp 13 1.1.2. Về quy định dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự 15 1.1.3. Về hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản 23 1.1.4. Về xử lý tài sản thế chấp 26 1.1.5. Về chấm dứt thế chấp 29 1.1.6. Về chủ thể quan hệ thế chấp là hộ gia đình 30 1.1.7. Về quy định tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai 33 1.2. Các quy định về thế chấp trong pháp luật chuyên ngành 34 1.2.1. Pháp luật đất đai 34 1.2.2. Pháp luật hàng hải 37 1.2.3. Pháp luật hàng không 39 1.2.4. Pháp luật phá sản 40 1.2.5. Pháp luật ngân hàng 41 1.2.6. Pháp luật về công chứng 44 1.2.7. Pháp luật về thi hành án 51 Chương 2. NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THẾ CHẤP 54 2.1. Tính tất yếu khách quan của hoạt động thế chấp 54 2.1.1. Quan hệ tài sản và quan hệ kinh tế làm phát sinh các nghĩa vụ 54 2.1.2. Để thoả mãn quyền yêu cầu đối với bên có nghĩa vụ cần phải có biện pháp bảo đảm 54 2.1.3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chia thành hai loại căn bản: Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật 55 2.1.4. Bảo đảm đối vật gồm chiếm hữu vật và không chiếm hữu thực tế vật 56 2.1.5. Để các quyền đối kháng với người thứ ba thì cần phải có pháp luật điều chỉnh 57 2.1.6. Thế chấp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân 57 2.2. Lược sử pháp luật về thế chấp 58 5 2.2.1. Lược sử pháp luật về thế chấp trên thế giới 58 2.2.2. Lược sử pháp luật về thế chấp ở Việt Nam 60 2.2.2.1. Thế chấp trong cổ luật Việt Nam 60 2.2.2.2. Thế chấp trong luật Việt Nam cận đại 62 2.2.2.3. Thế chấp trong luật Việt Nam hiện đại 63 2.3. Khái niệm thế chấp 65 2.3.1. Nguyên lý- luận điểm cơ bản của một học thuyết 65 2.3.2. Khái niệm thế chấp 66 2.4. Vai trò của biện pháp bảo đảm thế chấp 67 2.4.1. Thế chấp tạo thêm các quyền cho chủ nợ 68 2.4.2. Thế chấp nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay 68 2.4.3. Thế chấp gián tiếp bảo vệ người gửi tiền 69 2.4.4. Thế chấp bảo vệ sự an toàn và ổn định cho toàn hệ thống NH và các TCTD khác 69 Chương 3. NHỮNG NGUYÊN LÝ PHÁP LÝ CỦA THẾ CHẤP 72 3.1. Tài sản thế chấp dưới góc độ là vật hữu hình và vật vô hình 72 3.1.1. Tài sản thế chấp là vật hữu hình 72 3.1.1.1. Thế chấp là một vật quyền 73 3.1.1.2. Thế chấp là một quyền phụ thuộc 74 3.1.1.3. Thế chấp không thể bị phân chia 78 3.1.1.4. Thế chấp đối kháng với người thứ ba 78 3.1.2. Tài sản thế chấp là vật vô hình 80 3.1.2.1. Tài sản vô hình là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 81 3.1.2.2. Tài sản vô hình là các quyền tài sản 82 3.1.2.3. Tài sản vô hình là tài sản hình thành trong tương lai 83 3.2. Tài sản thế chấp dưới góc độ là động sản và bất động sản 86 3.2.1. Tài sản thế chấp là động sản 86 3.2.2. Tài sản thế chấp là bất động sản 91 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BĐS Bất động sản GDBĐ Giao dịch bảo đảm NH Ngân hàng NĐ Nghị định của Chính Phủ TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần 7 MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tìm kiếm nguồn vốn bằng mọi biện pháp, tạo ra dòng chảy của đồng tiền đang là mối quan tâm của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Để thực hiện được mục đích đó, các chủ thể phải thiết lập rất nhiều giao dịch phù hợp với các lợi ích mà các chủ thể hướng đến. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ thể có nghĩa vụ cũng có đủ khả năng và phương tiện để thực hiện nghĩa vụ của họ một cách trọn vẹn và đầy đủ. Thực tế cho thấy có việc vi phạm nghĩa vụ xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như không thực hiện nghĩa vụ giao vật, không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc, chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc chậm tiếp nhận nghĩa vụ. Do vậy, để hạn chế những vi phạm thực hiện nghĩa vụ có khả năng gây thiệt hại cho bên có quyền, pháp luật đã dự liệu những “bảo chứng” mà người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ cung cấp khi ký kết hợp đồng. Nói cách khác, pháp luật đã quy định những biện pháp cho phép các chủ thể có quyền được sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm tiền vay được xem là có thực tiễn sôi động nhất bởi liên quan trực tiếp đến nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội. Trong hoạt động kinh doanh thương mại, các chủ thể kinh doanh rất cần vốn để đầu tư cho dự án sản xuất, kinh doanh. Có thể là do số tiền quá lớn hoặc cần gấp tại một thời điểm nên các chủ thể này không thể tự mình huy động ngay được. Tuy những người này không có đủ vốn bằng tiền mặt nhưng họ lại có nhiều tài sản có giá trị, mà khi đưa chúng ra làm tài sản bảo đảm thì họ sẽ có cơ hội nhận được những khoản tiền vay từ các chủ thể khác - những người có nguồn vốn nhàn rỗi và có khả năng cho người khác mượn. Cái hay ở chỗ, người vay vẫn được sử dụng tài sản đó một cách bình thường mà không phải chuyển giao tài 8 sản hiện hữu cho chủ nợ. Họ chỉ phải đưa cho các chủ nợ cầm giữ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hay quyền sở hữu hợp pháp của mình mà thôi. Các bên sẽ thoả thuận với nhau về thời hạn trả nợ gốc và lãi (nếu có) mà nếu qua thời hạn đó, bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình, thì bên nhận nợ có quyền tự mình hoặc đề nghị các cơ quan có chức năng xử lý tài sản này để thu hồi vốn. Pháp luật gọi tên những giao dịch này là giao dịch bảo đảm. Trong pháp luật ngân hàng, đó là những biện pháp bảo đảm tiền vay mà các TCTD áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi nợ gốc và lãi suất vay. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng , bảo đảm tiền vay chỉ được xem là biện pháp thay thế và đứng vào hàng “thứ cuối”. Và bảo đảm tiền vay thường được áp dụng trong các trường hợp: - Khả năng trả nợ vốn vay của khách hàng còn hạn chế; - Trong nền kinh tế đất nước có thể xảy ra lạm phát, làm mất giá số tiền đã cho vay của TCTD, dễ làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, do đó, dễ dẫn đến việc phi phạm thời hạn trả nợ [23, tr. 42-43]. Thực chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những tài sản có giá trị làm bảo đảm để trả nợ thay cho các khoản vay không có khả năng thanh toán cho NH. Do đó, tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải có giá trị hay nói cách khác, bản thân nó phải trở thành hàng hóa; có nghĩa là khi chuyển giao quyền sở hữu thì đồng thời cũng phải đạt được sự chuyển đổi từ hiện vật thành giá trị để trả nợ NH. Hiện nay, có nhiều quan điểm, quan niệm về phân loại các biện pháp bảo đảm tiền vay như: Bảo đảm tiền vay hữu hình và bảo đảm tiền vay vô hình; Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo đảm tiền vay không bằng tài sản; Hoặc phân loại bằng cách liệt kê các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng cách liệt kê các biện pháp cụ thể như: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, đặt cọc, bảo lãnh Trong số các biện pháp bảo đảm tiền vay được pháp luật quy định, biện pháp thế chấp là lựa chọn mà các chủ thể sử dụng nhiều nhất bởi tính 9 hữu ích mà nó mang lại trong các giao dịch dân sự và kinh tế. Do vậy, nếu chế định thế chấp được quy định trong BLDS và các văn bản pháp luật có liên quan được thống nhất với nhau và phù hợp với thực tế, nó sẽ tạo ra những cơ sở pháp lý thuận tiện cho các NH mở rộng hoạt động cấp tín dụng, bảo toàn được nguồn vốn cho vay, huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong số đông dân cư, lưu chuyển dòng chảy tiền tệ, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, chế định thế chấp nói riêng và chế định bảo đảm tiền vay nói chung có thể hạn chế, kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh doanh của NH và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Khách hàng không thể thế chấp được bằng tài sản để vay vốn NH, trong khi đó NH lại thừa vốn huy động do không cho vay được. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thế chấp nhưng hệ thống pháp luật lại bộc lộ nhiều bất cập cũng như hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn sinh động trong quan hệ cho vay và bảo đảm tiền vay. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đưa ra được những nguyên lý pháp lý điều chỉnh hoạt động thế chấp trong thời gian sớm nhất, nhằm tạo ra khung pháp lý để bất cứ chủ thể nào khi tham gia quan hệ thế chấp cũng có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng những phương thức đơn giản và phù hợp nhất, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn như hiện nay. II. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đối với đề tài Với việc ra đời của BLDS năm 2005 thay thế cho BLDS năm 1995, các quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp nói riêng đã được hoàn thiện một cách đáng kể. Có thể nói rằng, pháp luật Việt Nam đang hướng tới các chuẩn mực chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận một sự thật là dù đã có trong tay một hệ thống các quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh nhưng pháp luật Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm hướng đi riêng cho chính mình. Đó chính là những vướng mắc trong khâu thực thi và áp dụng pháp luật, trong đó có những bất cập trong việc thực thi các quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp nói riêng. 10 Việc nghiên cứu pháp luật giao dịch bảo đảm trong đó có biện pháp bảo đảm thế chấp đã được các học giả phương Tây quan tâm từ rất lâu, đã xây dựng được nhiều học thuyết, nguyến lý có liên quan đến thế chấp. Tiêu biểu là các quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Ở Việt Nam, thế chấp cũng có được sự quan tâm từ nhiều năm trở lại đây và không còn là đề tài mới mẻ. Cuốn “Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện được xem là cuốn sách có nhiều điểm tiến bộ và có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn. Gần đây, Tiến sỹ Lê Thị Thu Thuỷ cũng cho ra đời cuốn “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” cũng là một cuốn “cẩm nang” cho những ai quan tâm tới lĩnh vực bảo đảm tiền vay nói chung và biện pháp bảo đảm thế chấp nói riêng. Ngoài ra, còn có một số Luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết đề cập tới chế định thế chấp trong dân luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy phạm pháp luật thực định. Các bài viết và công trình nghiên cứu cũng rất tản mạn, chưa tìm ra được nguyên lý chung áp dụng cho loại quan hệ pháp luật hết sức đặc biệt này. III. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Từ việc phân tích thực trạng của việc áp dụng các quy định pháp luật thế chấp: những mâu thuẫn, thiếu sót của các quy định pháp luật, những vướng mắc trong khâu áp dụng pháp luật cũng như chỉ ra được sự cần thiết và vai trò của chế định thế chấp trong nền kinh tế thị trường. Tôi mong muốn rút ra và giới thiệu những nguyên lý pháp lý căn bản điều chỉnh quan hệ thế chấp nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về thế chấp cũng như đảm bảo hoạt động thế chấp có hiệu quả ở Việt Nam, tìm thấy tiếng nói chung với dân luật các quốc gia khác. IV. Phƣơng pháp và tài liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên nền tảng của phép biện chứng duy vật 11 và duy vật lịch sử, Tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp các các quy định pháp luật; - Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh các quy định pháp luật trước đây và các quy định pháp luật hiện hành cũng như so sánh pháp luật của Việt Nam và một số nước trên thế giới; - Phương pháp thống kê. Tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãi cũng như các bài viết trên các tạp chí khoa học. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các số liệu trong các báo cáo tổng kết thực tiễn của các cơ quan thi hành pháp luật cũng như các tổ chức kinh tế. Do thế chấp là một chế định đã quá trở nên quen thuộc bởi việc một người dùng tài sản của chính mình hoặc của bên thứ ba để bảo đảm cho một khoản vay, trong trường hợp đến hạn thanh toán mà người vay không trả được nợ thì bên có nghĩa vụ sẽ thế luôn tài sản đã đưa ra thế chấp để thay cho nghĩa vụ trả nợ của mình đã hình thành từ rất lâu. Các lái buôn, thương gia đã áp dụng chế định này cả khi chưa có luật điều chỉnh. Vì vậy, Tôi sẽ không trình bày luận văn theo phương pháp truyền thống là: Lý luận - thực trạng và giải pháp, mà sẽ sử dụng phương pháp quy nạp để rút ra những nguyên lý pháp lý về thế chấp thông qua thực trạng về thế chấp ở nước ta. V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nhằm mục đích rút ra được những nguyên lý pháp lý căn bản điều chỉnh quan hệ thế chấp, trong phạm vi và khuôn khổ của bản Luận văn Thạc sĩ này, Tôi không đi sâu vào chi tiết của việc thế chấp những loại tài sản cụ thể cũng như không phân tích mô hình áp dụng thực tiễn hiện nay, không mô tả lại các quy định của 12 pháp luật về các quy trình cho vay, bảo đảm tiền vay…mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những vướng mắc trong thực tiễn, để từ đó đưa ra các nguyên lý pháp lý của thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là vật hữu hình, bởi loại tài sản này là loại phổ biến và thường xảy ra trong thực tiễn nhất. Riêng với loại tài sản vô hình như: Các quyền sở hữu trí tuệ, các trái quyền, quyền lợi của các thành viên trong công ty sẽ chỉ đề cập một cách khái quát nhất mà không đi vào phân tích chi tiết, cụ thể. VI. Bố cục của luận văn Luận văn này bao gồm phần Nói đầu và 3 chương: - Chương 1. Thực trạng về thế chấp ở Việt Nam. - Chương 2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thế chấp. - Chương 3. Những nguyên lý pháp lý của thế chấp. Cuối cùng là phần Kết luận Tác giả mong nhận được những nhận xét cũng như những đóng góp quý báu để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn. [...]... vụ của bên thế chấp phải: Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có Trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp Chúng ta thấy rằng, khi đưa ra quy định này pháp luật muốn hạn chế những. .. nhận thế chấp áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp xử lý tài sản bảo đảm có được không, và hiệu quả đến đâu? 1.1.5 Về chấm dứt thế chấp Điều 357 - BLDS năm 2005 về chấm dứt thế chấp tài sản có quy định về các trường hợp chấm dứt thế chấp, bao gồm: (i) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; (ii) Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; (iii) Tài sản thế chấp đã... tượng của biện pháp bảo đảm thế chấp Tuy nhiên, việc phân biệt động sản hay bất động sản giờ đây không còn ý nghĩa khi BLDS năm 2005 có những quy định mới về cầm cố và thế chấp Theo đó, tàu biển được xem là đối tượng thông dụng của biện pháp bảo đảm thế chấp Tại Điều 33, Bộ luật hàng hải đưa ra khái niệm về thế chấp tàu biển như sau: thế chấp tàu biển là việc chủ tàu biển dùng tàu biển thuộc sở hữu của. .. được quyền này của mình, vì rất hiếm khi bên nhận thế chấp lại đồng ý để bên thế chấp giữ lại các giấy tờ gốc của tài sản thế chấp để họ mang đi thế chấp tiếp một nghĩa vụ khác Vì vậy, bên thế chấp, dù vẫn còn số dư tài sản, cũng không tiến hành thế chấp nhiều lần do không thể thực hiện được nghĩa vụ giao giấy tờ cho các chủ nợ tiếp theo Quy định trên của pháp luật nghe qua thì tưởng sẽ mở ra khả năng... định: “Nếu nhiều việc thế chấp được xác lập trên một bất động sản nhất định để bảo đảm cho hai hay nhiều khoản nợ thì thứ tự ưu tiên sẽ theo như trình tự đăng ký” BLDS nước Cộng hoà Pháp khi quy định về thứ hạng giữa các quyền thế chấp, tại Điều 2134, Mục IV nói rằng: “Giữa những người có quyền, quyền thế chấp dù là thế chấp theo luật định, thế chấp theo quyết định của Toà án hay thế chấp theo thoả thuận,... Trong trường hợp pháp luật cho phép thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, có thể là quyền đòi nợ, thì sẽ đương nhiên sẽ làm thay đổi tính chất của quan hệ thế chấp, có nghĩa là thế chấp đang từ quan hệ mang tính vật quyền (bên nhận thế chấp có thể xử lý phát mại) chuyển thành quan hệ trái quyền (bên nhận thế chấp có thu được nợ hay không còn phải phụ thuộc vào việc trả nợ của người thứ ba)... thức của hợp đồng thế chấp tài sản Quy định của BLDS năm 2005 về hình thức thế chấp tài sản là chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng các bên không có sự thống nhất trong việc lồng ghép hợp đồng thế chấp chung với hợp đồng chính hay lập thành văn bản riêng Hơn nữa, bố cục, nội dung của hợp đồng thế chấp sẽ phải trình bày như thế nào Bên cạnh đó, thời điểm ký kết các Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp. .. Nam - Chi nhánh Nha Trang Tài sản thế chấp là hàng tồn kho luân chuyển tại nhà máy của Công ty SCAVI, bao gồm các loại nguyên liệu sản xuất đầu vào Các quyền và nghĩa vụ của hai bên được quy định rõ, trong đó bên nhận thế chấp được quyền giám sát đối với tài sản thế chấp, kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra bất thường đối với tài sản thế chấp nếu thấy cần thiết Bên thế chấp luôn luôn đảm bảo tổng giá trị... sản thế chấp Theo nội dung quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 351 BLDS năm 1995, “bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp (trừ trường hợp thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh)” Vấn đề đặt ra là, nếu tài sản dùng để thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và bên nhận thế chấp đã đồng ý nhận tài sản đó làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, thì việc pháp. .. xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp: “Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận” Qua quy định này cho thấy, cụm từ “xử lý theo thoả thuận” là rất chung chung Việc xử lý quyền sử dụng đất không thể giống như xử lý các tài sản khác Nếu các bên thoả thuận phương thức bên nhận tài sản thế chấp là tổ chức tín dụng được nhận chính quyền sử dụng đất đã thế chấp . theo phương pháp truyền thống là: Lý luận - thực trạng và giải pháp, mà sẽ sử dụng phương pháp quy nạp để rút ra những nguyên lý pháp lý về thế chấp thông qua thực trạng về thế chấp ở nước. - Chương 1. Thực trạng về thế chấp ở Việt Nam. - Chương 2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thế chấp. - Chương 3. Những nguyên lý pháp lý của thế chấp. Cuối cùng là phần Kết. gửi tiền 69 2.4.4. Thế chấp bảo vệ sự an toàn và ổn định cho toàn hệ thống NH và các TCTD khác 69 Chương 3. NHỮNG NGUYÊN LÝ PHÁP LÝ CỦA THẾ CHẤP 72 3.1. Tài sản thế chấp dưới góc độ là

Ngày đăng: 21/06/2015, 06:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w