tiểu luận cnxhkh những nguyên lý của chũ nghĩa mác-lênin về vấn đề vắn hóa, nền vắn hóa xã hội chũ nghĩa.

20 1.9K 9
tiểu luận cnxhkh những nguyên lý của chũ nghĩa mác-lênin về vấn đề vắn hóa, nền vắn hóa xã hội chũ nghĩa.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học A - NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHŨ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ VẮN HÓA, NỀN VẮN HÓA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA. I/ Khái niệm văn hóa và nền văn hóa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định. Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát các loại hình hoạt động của xã hội thành hai hoạt động cơ bản là “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”. Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, với tư cách là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức con người nên sự phát triển của văn hóa chịu sự qui định của cơ sở kinh tế, chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định. Do đó, văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp. Đây cũng là quy luật của xã hội có giai cấp. Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế-chính trị của mỗi thời kì lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lí các hoạt động văn hóa. Nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa, thì chính trị là yếu tố qui định khuynh hướng phát triển của một nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa. Do đó, nền văn hóa của bất cứ thời kì nào của lịch sử cũng đồng thời có sự kế thừa, sử dụng những di sản của quá khứ và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. II/ Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Văn hóa luôn trong quá trình phát triển và có sự biến đổi không ngừng theo qui luật vận động, phát triển từ thấp đến cao. Sự thay đổi từ một nền văn hóa này bằng một nền văn hóa khác luôn diễn ra và là một hiện tượng Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 1/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học thường xuyên trong lịch sử xã hội. Do đó, sự ra đời nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử. Các hình thái phát triển của nền văn hóa: Nền văn hóa cộng sản nguyên thủy → nền văn hóa chiếm hữu nô lệ → nền văn hóa phong kiến → nền văn hóa tư sản → nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Chế độ mới được xác lập trên hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị và tiền đề kinh tế, trên cơ sở đó, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa mới được phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa tinh thần. Do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện triệt để trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… III/ Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: Một là, chủ nghĩa Mac-Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, qui định phương hướng phát triển nộ dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là đặc trưng phản ánh bản chất của giai cấp công nhân và tính Đảng Cộng Sản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đây là đặc trưng thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng xã hội mới. Ba là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng Sản, có sự quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa. IV/Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa(XHCN) được xuất phát từ: Thứ nhất, tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần làm cho phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội XHCN. Thứ hai, xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lí, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng ý thức của xã hội cũ lạc Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 2/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học hậu. Mặt khác, nó còn là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần. Thứ ba, xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động là điều kiện cần thiết để đông đảo nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của quần chúng. Thứ tư, xây dựng nền văn hóa XHCN là một tất yếu khách quan, bởi vì văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH. V/ Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: 1) Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. Quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần, trí lực, tư tưởng…càng có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, nâng cao trình độ dâ trní, hình thành đội ngũ trí thức mới là nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN, nó vừa là nhu cầu cấp bách vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Xây dựng con người mới phát triển toàn diện Con người mới phát triển toàn diện là con người có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, là người lao động mới, có tinh thần yêu nước chân chính, có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống tình nghĩa, có tính cộng đồng cao. Đây là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một trong những nội dung cơ bản của văn hoán vô sản, của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa Lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng lối sống mới tất yếu trở thành nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa Xây dựng gia đình văn hóa XHCN là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ sở giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, những tàn tích của chế độ gia đình cũ trước đó đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình. Đây Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 3/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học là nội dung quan trọng của nền văn hóa XHCN, thể hiện tính ưu việt của nền văn hóa XHCN so với các nền văn hóa trước đó. 2)Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân thnông qua sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lí của nhà nước xã hôi chủ nghĩa, nhằm xây dựng và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Đây là phương thức cơ bản để giữ vững đặc trưng, bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lí của nhà nước XHCN đối với mọi hoạt động văn hóa đản bảo về chính trị, tư tưởng để nền văn hóa xây dựng trên nền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác định. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở kế thừa giá trị văn hóa dân tộc.Văn hóa dân tộc là nền móng và trên cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Do đó, sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa giá trị văn hóa dân tộc với quá trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của hai mặt giữ gìn và sáng tạo văn hóa. Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa. B - VẤN ĐỀ VẮN HÓA Ở VIỆT NAM I.Tiến trình phát tiển của văn hoá Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng của mình. Văn hoá dân tộc là thành tựu của cả dân tộc đi cùng lịch sử của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đằng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 4/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học nước và giữ nước, do đó có nền văn hoá riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông. Văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống xâm lược ngoại bang và thực tiễn lao động sản xuất. Văn hoá Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nền văn hoá thời Tiền sử với những thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hoá) và sau đó là nền văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm, dùng đá làm công cụ sản xuất. Thời kỳ đồ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng, xương, tre, nứa, gỗ, để làm công cụ sản xuất. Đặc biệt hơn, họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, biết trồng cây, biết quy hoạch định cư thành từng nhóm, dân số theo đó cũng tăng lên, Chính phương thức sống này đã đẩy văn hoá phát triển lên một tâm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn hoá Hoà Bình. Thời kỳ phong kiến dưới sự đô hộ của nhà Hán hơn 1000 năm đã xâm nhập đạo Nho, đạo Phật vào nền văn hóa của ta và văn hóa dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều của lối sống văn hóa phương Bắc làm cho nền văn hóa nước ta thêm đa dạng, phong phú. Với sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam (đặc biệt là triều đình nhà Nguyễn), vào thế kỷ thứ XVI một tôn giáo có nguồn gốc từ Phương tây đã xâm nhập vào văn hoá Việt Nam. Đó là Thiên Chúa Giáo-tôn giáo của nền văn minh phương Tây. Lý tưởng của Kinh Thánh sớm ăn nhập vào tâm tri của một bộ phận không nhỏ dân chúng có cuộc sống khổ đau, bần hàn. Nó đã được dân tộc việt Nam tiếp biến, cải biên phần nào cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Từ đây, văn hoá Việt Nam được bổ sung một nội dung văn hoá tôn giáo mới, tăng thêm phân đa dạng và sâu sắc. Nửa sau thế kỷ XIX, văn hoá Việt Nam đặt dưới sự thống trị của thực dân. Dưới sự chèo lái của triều đình nhà Nguyễn,"dân tộc Việt Nam đã đánh mất hành động độc lập trong lịch sử”, làm cho con thuyền văn hoá dân tộc chịu nặng ý đồ chính trị thực dân Phương tây. Lúc này, văn hoá Việt Nam mang hai nội dung chủ yếu là: “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; và giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông tây”. Đặc biệt lĩnh vực văn hoá vật chất được thực dân Pháp phát triển ồ ạt trên lãnh thổ Việt Nam, làm phai nhạt tính đậm đà, bản sắc của văn hoá Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 5/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học dân tộc và thay vào đó bằng văn hoá ngoại lai, xa lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước. Vì vậy, trước khi cách mạng tháng 8 thành công, năm 1943 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xây dựng bản Đề cương văn hoá, vạch ra tình trạng "Văn hoá Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản. Chiến tranh và xu trào văn hoá hiện nay: Ảnh hưởng của văn hoá Phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hoá Việt Nam mạnh lên, những đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá tân dân chủ, xu trào văn hoá mới của Việt Nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nẩy nở". Xuất phát từ thực trạng văn hoá này, đảng ta đã đề ra nhiệm vu xây dựng nền văn hoá mang nội dung: Dân tộc, Khoa học và Đại chúng. Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bức vào kỷ nguyên của độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1955, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền: Miền bắc xây dựng, phát triển kinh tế-chính trị, văn hoá-xã hội xã hội chủ nghĩa; Miền nam còn chịu ách thống trị của thực dân-đế quốc Mỹ, do đó văn hoá Miền nam bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống của văn hoá Phương tây. Năm 1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, giang sơn thu về một mối, văn hoá Việt Nam thống nhất phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trải qua một thời kỳ văn hoá bao cấp, năm 1986 Đẳng ta đổi mới tư duy phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời sống mới. Từ đây, cùng với các lĩnh vực khác, văn hoá được Đảng ta trú trọng quan tâm bằng những quyết sách cụ thể. II. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam: Trong những năm qua, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu dược tạo dựng; quá trình đổi mơi tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt; môi trường văn hóa có những chuyển biến theo huơng tích cực; hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng. Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 6/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh trong thành trong cả nước. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống tòan xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới, sau một số năm giảm sút. Tỉ lệ người biết chữ trong dân đã nâng lên đạt mức 90%; tỉ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi phổ cập tiểu học và số học sinh phổ thông các cấp học đều tăng; tỉ lệ lưu ban; bỏ học giảm. Mạng lưới trường phổ thông mở rộng đều khắp các xã, phường; cơ sở vật chất được cải thiện. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú cho con em người dân tộc. Hình thức trường chuyên, lớp chọn phát triển ở nhiều địa phương. Nhiều trường bán công và dân lập ra đời, hoạt động có hiệu quả. Các trường, lớp dậy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp mở rộng hơn trước cả về quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Các trường đại học và cao đẳng đang được sắp xếp lại; các trung tâm đại học quốc gia ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và ba trung tâm đại học khu vực đang hình thành. Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật phát triển phong phú cả về thể loại, hình thức và nội dung, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, đẩy lùi ảnh hưởng văn hoá độc hại. Diện phủ sóng truyền thanh, truyền hình được mở rộng, chất lượng thu phát tốt hơn. Trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ, đã có những cố gắng và tiến bộ về vệ sinh phòng bệnh, thực hiện có kết quả các chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em, chương trình phòng chống sốt rét, bưới cổ, phòng chống suy dinh dưỡng; tăng tỉ lệ số dân được dùng nước sạch, đựơc cung cấp dịch vụ y tế tại xã, phường. Một số trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp và trang bị lại. Chế độ bảo hiểm y tế được mở rộng. Thể dục thể thao có bước phát triển. Công tác bảo vệ môi trường, môi sinh được triển khai. Giải quyết việc làm mỗi năm từ 1 đến 1,2 triệu người. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình phát triển sâu rộng, đạt được một số kết quả rõ nét. Tỉ lệ sinh mấy năm nay giảm mỗi năm gần 1 phần nghìn. Các cuộc vận động xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 7/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau; số hộ nghèo giảm đi. Nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, qua một thời gian dài tiến hành cuộc giải phóng dân tộc và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng văn hóa trong giai đoạn này còn gặp nhiều hạn chế. Đó là: Một là, so với yêu cầu của thời kì đổi mới,trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần đâym nhưng thành tựu và tiến bộ đạt được chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội,đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng. Đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn,tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước,niềm tin của nhân dân. Hai là, sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tuơng xứng với tăng truởng kinh tế,thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh huởng đến quá trình phát triển kinh tế và xây dưng Đảng. Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rõ rệt .Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín,dị đoan ,độc hại thấp kém lai căng Sản phẩn văn hóa và các dịch vụ văn hóa càng phong phú nhưng còn rất thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tuởng và nghệ thuật, có ánh hưởng tích cực và sâu sắc trong đòi sống. Ba là, việc xây dựng thẻ chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nứớc Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo, trình độ quản lý có nhiều thiếu sót; trong giáo dục và đào tạo có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại như việc mua bán bằng cấp hay việc học thay, thi thế Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí. Chi phí học tập cao so với khả năng thu nhập của dân, nhất là của người nghèo. Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Công tác quản lý báo chí, văn hoá, xuất bản nhiều mặt buông lỏng, để nảy sinh những khuynh Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 8/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học hướng không lành mạnh. Một số giá trị văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm. Mê tín, hủ tục phát triển. Cơ sở vật chất của ngành y tế còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện và xã. Việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, nhất là cho đồng bào nghèo, còn phiền hà và tiêu cực. công tác xuất bản, nhập phim, làm phim, để cho các văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan, gây hại lớn. Chưa có những biện pháp tích cực để phổ biến rộng rãi trong nhân dân các tác phẩm có giá trị. Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, tuồng, chèo đang gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp khắc phục. Bốn là, Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời. Tai nạn giao thông xảy ra ở mức nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm, lan rộng. Số người nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS tăng. Trật tự an toàn xã hội chưa được bảo đảm vững chắc. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật rất chậm. Khỏang cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.Tình trạng nhiều cấp ủy chưa đi sâu nghiên cứu công tác văn hóa một cách tòan diện, chưa xây dựng mọi mặt và vận dụng hết mọi hình thức, phương pháp của văn hóa. Những khuyết điểm, yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua một thời gian tiến hành cách mang giải phóng dân tộc và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế họach tập trung, quan liêu bao cấp và tâm lí bình quân chủ nghĩa đã làm triệt tiêu động lực phát triển văn hóa, giáo dục, kìm hãm năng lưc tự do sáng tạo một số công trình, giá trị văn hóa truyền thống không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí phá hủy do nhận định thiên lệch , duy ý chí. Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 9/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học Các quan đỉêm về phát triển văn hóa chưa được quán triệt đầy đủ cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Bệnh chủ quan duy ý chí trong quản lý kinh tế-xã hội cùng với cuộc khủng hỏang kinh tế kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đén việc trỉên khai đường lối phát triển văn hóa, chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp đẻ phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xhcn và hội nhập quốc tế. Một bộ phận những người hoat động trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiện xa rời đời sống,chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém. III/Phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển vǎn hoá 1. Phương hướng: Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản: 1 - Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Chǎm lo vǎn hóa là chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì xã hội công bằng, vǎn minh, con người phát triển toàn diện Vǎn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương, biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 10/20 [...]... thần của xã hội “, “văn hóa là hệ các giá trò , truyền thống , lối sống “ , “ văn hóa là năng lực sáng tạo “ của một dân tộc “ văn hóa là bản sắc “ của một dân tộc Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 18/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội , vừa là mục tiêu , vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội Khi xác đònh mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội phải... taọ của người học, khắc phục truyền thụ một mình Hồn thiện thống nhất đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 15/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học tiếp thu của người học Khắc phục những mặt yếu kém của và tiêu cực của giáo dục - Thực hiện xã hội hóa giáo dục Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã. .. chuyển biến nhận thức trong tồn xã hội, trước hết trong các cấp ủy đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đồn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển vǎn hóa, về trách nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vǎn hóa trong thời kỳ mới Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 12/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học - Giáo dục chủ nghĩa u nước phải gắn chặt với... người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển vǎn hóa Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước Các cơ quan chủ quản về vǎn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức nǎng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về vǎn hóa - Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại.. .Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học 2- Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tiên tiến là u nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, tồn diện của con người trong... u nước và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thốt nghèo nàn lạc hậu; làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới Các hoạt động tun truyền giáo dục phải gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội, gắn với các phong... gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật , phát huy sức mạnh dư luận xã hội , gắn với các phong trào hành động của quần chúng Tiếp theo là xây dựng , ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa , thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của để xây dựng và phát triển văn hóa Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa , nâng cao trình độ của đội ngũ... và thi cử Thực hiện xã hội hóa giáo dục , huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục Bên cạnh đó còn mở cuộc vận động giáo dục chủ nghóa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “ bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau , tuyên Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 19/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học truyền giáo... thiết chế vǎn hóa cần thiết nhất như thư viện, nhà thơng tin, khu giải trí, bảo đảm cảnh quan mơi trường cho các di tích lịch sử, vǎn hóa và danh lam thắng cảnh Thực hiện chính sách miễn, giảm phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp vào sự nghiệp vǎn hóa Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 13/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học - Chính sách xã hội hóa hoạt động vǎn hóa nhằm động... hội mới xã hội chủ nghĩa Khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực vǎn hóa - Thường xun chǎm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Nhóm 2 – lớp 61 – khóa 34 16/20 Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ trí thức vǎn nghệ sĩ, cán bộ vǎn hóa; làm tốt cơng . Tiểu luận chũ nghĩa xã hội khoa học A - NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHŨ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ VẮN HÓA, NỀN VẮN HÓA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA. I/ Khái niệm văn hóa và nền văn hóa: Văn hóa là toàn bộ những. dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là đặc trưng phản ánh bản chất của giai cấp công nhân và tính Đảng Cộng Sản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền. xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một trong những nội dung cơ bản của văn hoán vô sản, của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa Lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một

Ngày đăng: 16/11/2014, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan