Pháp luật phá sản

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 38 - 39)

Luật phá sản doanh nghiệp khi được ban hành và sửa đổi sau này là hướng tới mục đích tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước, “chữa trị căn bệnh mất khả năng thanh toán” [8, tr.707]. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng là một biện pháp để các chủ nợ có thể đòi nợ doanh nghiệp phá sản nhưng do việc thi hành án đến nay vẫn kém hiệu quả, thứ tự ưu tiên thanh toán còn bất lợi nhiều cho chủ nợ nên các chủ nợ không lựa chọn biện pháp đệ đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp làm phương án tối ưu trong sách lược thu hồi vốn của mình.

Các quy định về thế chấp trong pháp luật phá sản được quy định tại Điều 35 Luật phá sản về xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Theo đó, trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điểm d, khoản 1 Điều 43 Luật phá sản quy định giao dịch thế chấp đối với các khoản nợ sẽ bị coi là vô hiệu.

41

mật thiết với chế định thế chấp trong quá trình thanh toán nợ của chủ thể bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, các quy định trong Luật phá sản rất sơ sài và chưa tạo được sự liên kết với các quy định về thế chấp trong BLDS cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 38 - 39)