Tài sản thế chấp là vật hữu hình

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 70 - 71)

Tài sản hữu hình được từ điển của NXB Mũi Cà Mau định nghĩa là: “có hình thể rõ ràng, có thể sờ mó được” [3, tr. 634]. Trước đây, tại BLDS năm 1995, khi đưa ra khái niệm về tài sản ở Điều 172, có đoạn: “Tài sản bao gồm vật có thực…”.

Qua đó chúng ta thấy pháp luật giai đoạn trước đã dành toàn bộ sự quan tâm của mình cho các tài sản có thực - vật hữu hình.

Đối với loại tài sản hữu hình, khi là đối tượng của một quan hệ giao dịch bảo đảm, tại thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp tài sản thì bên nhận thế chấp đã thiết lập một vật quyền lên tài sản đó (nếu các bên không có thoả thuận khác). Do đó, tài sản thế chấp về nguyên tắc có thể được truy đòi cho dù bất cứ ai đang chiếm giữ. Tuy nhiên, để đối kháng lại với người thứ ba, giao dịch này cần phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Do tài sản thế chấp là vật hữu hình nên các bên có thể dễ dàng nhận biết được và có những biện pháp phù hợp, bảo đảm lợi ích của mình như thế chấp, cầm cố…

Tại Điều 2114 BLDS nước Pháp có đưa ra những đặc điểm của quyền thế chấp, đó là: “Quyền thế chấp là một quyền tài sản trên những bất động sản được sử dụng vào việc bảo đảm thi hành một nghĩa vụ. Về bản chất, quyền thế chấp không thể phân chia và tồn tại trên tất cả các bất động sản thế chấp, trên từng động sản và mỗi phần của những bất động sản ấy. Quyền thế chấp tiếp tục trên các bất động sản dù bất động sản đã chuyển dịch sang tay người khác”. Qua đây, chúng ta có thể có được một hình dung cơ bản về quyền thế chấp. Đi vào phân tích từng đặc điểm của quyền thế chấp, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chế định rất phức tạp này. Cụ thể như

73 sau:

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)