Tài sản vô hình là các quyền tài sản

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 80 - 81)

Theo quy định của Điều 163 BLDS năm 2005 về tài sản: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tiếp đó, tại Điều 181 của BLDS năm 2005 có dưa ra định nghĩa về quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả các quyền sở hữu trí tuệ”.

Tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đông Bắc, có trụ sở tại số 11/684 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Việt Hùng, bà Hoàng Thị Thê và Ông Nguyễn Ái Dân, với tỷ lệ vốn góp là 70-20 và 10%. Ông Dân đặt vấn đề với ông Nguyễn Thành Long- một thương nhân có tiềm lực kinh tế về việc vay tiền, tài

83

sản bảo đảm là các quyền của Ông Dân với tư cách là một cổ đông sáng lập trong Công ty Đông Bắc nêu trên. Ông Long đến nhờ Luật sư tư vấn xem Ông có nên cho vay trong trường hợp này không? Và tài sản thế chấp mà Ông Dân đưa ra có phù hợp với pháp luật Việt Nam? Ở đây chúng ta có thể coi các quyền của Cổ đông của ông Dân là các quyền tài sản trị giá được bằng tiền hay không? Nếu khi Ông Dân không trả được nợ cho Ông Long, thì Ông Long có đương nhiên thay thế Ông Dân với cương vị là Cổ đông trong Công ty Đông Bắc không? Có được quyền sở hữu các cổ phần của Ông Dân hay không? Hay ông Long có quyền yêu cầu Hội đồng Quản trị Công ty Đông Bắc chia cổ tức cho mình không? Tóm lại, vấn đề xử lý tài sản thế chấp trong vụ việc trên sẽ được giải quyết theo nguyên lý pháp lý nào?

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)