Tài sản vô hình là tài sản hình thành trong tƣơng la

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 81 - 84)

Những tài sản hình thành trong tương lai hay còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay được xem là các đối tượng của tài sản vô hình và được luật cho phép trở thành tài sản bảo đảm tiền vay trong một số điều kiện nhất định. Điều 320, BLDS năm 2005 quy định: “Vật dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai”.

Trên thực tế, những trường hợp đem thế chấp tài sản hình thành trong tương lai thường là những tài sản chắc chắn sẽ có hoặc tương lai sẽ có. Chẳng hạn: Nhà sẽ xây, ôtô sẽ mua, máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ trang bị…bằng chính vốn vay của NH. Sau đó, bên vay sẽ thế chấp chính tài sản này cho Chủ nợ để làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ.

Về bản chất, tài sản hình thành trong tương lai “là tài sản sẽ được hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đang xây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận” (Điều 2, Nghị định số 165/1999/NĐ- CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm). Như vậy, tại thời điểm

84

đang xem xét, người chủ của tài sản hình thành trong tương lai chưa hoàn toàn xác lập quyền sở hữu đầy đủ cho mình nhưng vì trong tương lai gần họ sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản đó nên pháp luật đã dự liệu và dành cho người đó một số quyền trong phạm vi nhất định [22]. Do đó, việc chủ sở hữu của tài sản hình thành từ vốn vay cam kết khi tài sản hình thành, tức là khi họ có quyền sở hữu đối với tài sản đó, sẽ dùng nó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và được bên nhận bảo đảm đồng ý, thì thoả thuận ấy được xem là hợp pháp, không trái pháp luật. Để tránh xảy ra các tranh chấp, các bên có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn về tài sản thế chấp là “tài sản hình thành trong tương lai và có thể xác định được” [28]. Khi đó, thoả thuận phải được các bên liên quan tôn trọng và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật hiện hành cũng theo xu hướng thừa nhận tài sản hình thành từ vốn vay là đối tượng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và là đối tượng biện pháp thế chấp nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay tại các NH nói riêng.

Theo đó, khi chấp nhận biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay, Chủ nợ không thể thiết lập một vật quyền lên tài sản. Chủ nợ không thể chiếm hữu tài sản và cũng không nắm giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của Chủ tài sản đồng thời cũng là con nợ. Và do đó đặt ra vấn đề về chuyển nhượng các quyền này cho bên nhận thế chấp, trong trường hợp bên thế chấp không trả được nợ, sẽ được tiến hành theo cách thức nào?

Tuy nhiên, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay không nên chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là ngay sau tài sản được hình thành từ vốn vay sẽ phải xác lập các quyền của các tổ chức tín dụng đã cho vay được bảo đảm bằng và trên tài sản đó (chẳng hạn như: cầm cố hay thế chấp tài sản đó). Điều quan trọng là trong trường hợp này, tổ chức tín dụng không đặt vấn đề thu hồi vốn vay bằng việc siết nợ vào tài sản hình thành từ vốn vay được cầm cố hoặc thế chấp lên hàng đầu (đây chỉ là biện pháp cuối cùng), mà quan tâm nhiều hơn đến khả năng trả nợ của người vay từ việc khai thác có hiệu quả tài sản hình thành từ vốn vay. Do vậy, họ thường có những yêu cầu và thỏa thuận để ràng buộc, giám sát, chi phối đến hoạt động khai

85

thác các lợi ích có được từ tài sản hình thành từ vốn vay; sau cùng mới là việc siết nợ vào tài sản hình thành từ vốn vay được thế chấp. Đây là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng mang tính chất liên hoàn, không thuần túy chỉ là việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và do vậy, cần có những quy định điều chỉnh về vấn đề này thật chi tiết trong một văn bản pháp luật chuyên ngành, kết hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự để tạo một cơ chế đồng bộ, thống nhất cho các chủ thể khi áp dụng [16, tr.18]

Ngoài ra hiện nay có quan điểm coi “Tài sản ảo” – các sản phẩm ảo trong các trò chơi trực tuyến (game online) cũng là một dạng của tài sản vô hình. Đó là các món đồ trong những trò chơi điện tử như:quần áo giáp, súng, kiếm, ngựa… mà các Game thủ phải bỏ ra nhất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức trong các cuộc chơi mơi tích cóp được. Thậm chí trong nhiều trường hợp, người chơi còn dùng tiền thật để mua những món đồ đó, số tiền không phải là nhỏ. Vậy, có được thế chấp các tài sản ảo này hay không? Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên viên Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thì cho rằng tài sản ảo không phải là tài sản bởi theo Điều 163 của BLDS năm 2005, tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong khi đó, tài sản ảo không phải là vật có thực, tiền hay tài sản có giá, cũng không phải tài sản vô hình. Bà Vân lý giải: Tài sản vô hình như sáng chế, tên thương mại, tên miền, địa chỉ email, khả năng thu hút khách hàng… tồn tại trong thế giới thực, thuộc sở hữu người bán, người đưa tài sản vào giao dịch. Còn tài sản ảo có hình ảnh nhưng không tồn tại trong thế giới thực và cũng không thuộc sở hữu của người bán – Game thủ. Tài sản ảo cũng không phải là quyền tài sản vì người chơi không có quyền chiếm hữu (tài sản ảo nằm ở máy chủ của nhà cung cấp, máy chủ có thể bị hack, bị hỏng, người chơi có thể bị khoá nick nếu vi phạm quy định), không có quyền định đoạt (có thể bị khoá nick, tuổi thọ trò chơi không phụ thuộc vào người chơi). Theo quan điểm của Tôi, tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến không phải là tài sản theo đúng nghĩa của nó: không có nguồn gốc từ thiên nhiên, không được sản xuất bởi các quy trình, công nghệ chế tạo sản phẩm, hàng hoá và quan trọng hơn, chúng không phục vụ cho đông đảo các chủ thể trong xã

86

hội, không trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của con người. Do đó, không phải là đối tượng của biện pháp bảo đảm tiền vay thế chấp.

Nguyên lý: Khi tài sản thế chấp là tài sản vô hình, tại thời điểm thiết lập quan hệ thế chấp, Chủ nợ chưa thiết lập được một vật quyền lên vật và không thể chuyển giao quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp. Vì vậy, các bên cần đưa ra các thỏa thuận về các điều kiện chuyển nhượng tài sản trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)