Vai trò của biện pháp bảo đảm thế chấp

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 65 - 66)

Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đặt ra một nhu cầu lớn về nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh: người sản xuất cần vốn, người đi học cần tiền, người bán hàng cần quay vòng nhanh, người cần mua máy móc, thiết bị nhưng không đủ tiền…Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể cho vay nhưng tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là công cụ để các tổ chức tín dụng thu vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân và cho vay số vốn này cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu. Thực tế cho thấy, người dân vì cần vốn nhưng do khó thực hiện vay tại NH, đã tìm đến với “các tay giang hồ kiêm kinh doanh “tín dụng đen” với lãi suất ít nhất 20-30% tháng. Theo quy định góp, con nợ trậm trả một ngày thì hôm sau chịu phạt mức lãi gấp đôi. Nhưng nếu không có tiền, cũng có thể xin vay để trả nợ. Cứ thế cộng dồn “nợ mẹ, nợ con” đến khi đuối sức là bị chủ

68

nợ “mần thịt”. Ở khu vực này, bình quân mỗi tuần một gia đình ngậm ngùi bước chân ra khỏi nhà để lại đằng sau lũ bặm trợ tiếp quản tài sản của mình…” [25]. Do đó, cần hạn chế tới mức thấp nhất việc người dân bị đẩy vào “bước đường cùng” vì những thủ đoạn tinh vi của những kẻ cho vay nặng lãi. Muốn vậy, pháp luật cần hoàn thiện thêm, để tạo cho người dân có cơ hội tiếp cận vốn mà vẫn không bị ảnh hưởng về tâm lý, tài chính qua nặng nề. Tuy nhiên, để được vay vốn tại các NH, ngoài việc có đủ điều kiện về nguồn trả nợ, người dân vẫn phải có tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của mình, trong đó có biện pháp bảo đảm thế chấp. Áp dụng biện pháp này, các bên trong quan hệ sẽ có một hành lang bảo vệ và tự bảo vệ mình, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Những nguyên lý pháp lý của thế chấp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)