Liên kết, hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Liên kết, hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay Các mối quan hệ được xây dưng trên cơ sở những điều ước, thoả hiệp giữa các quốc gia đó với nhau và được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế
do chính các quốc gia đó xây dựng lên và đảm bảo được thực hiện Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại quan hệ quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp Tranh chấp, xung đột và các hành vi vi phạm luật quốc tế xảy ra rất nhiều Giải quyết các tranh chấp, xử
lý các hành vi vi phạm, các hành vi gây thiệt hại như thế nào là vấn đề hết sức quan trọng Bởi các quan hệ trong luật quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh của chủ thể tham gia quan hệ đó đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung của toàn thế giới
Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế sẽ bị xử lý như thế nào, hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể của luật quốc tế thì sẽ bồi thường ra sao? Các chủ thể bị vi phạm, thiệt hại sẽ có những quyền gì, được phép hành động như thế nào cho đúng luật quốc tế? v.v…Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưỡng chế trong luật quốc tế đã được đặt ra để giải quyết các vấn đề đó nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế, bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khi bị xâm hại
và lợi ích của cộng đồng quốc tế Trong phạm vi bài viết này nhóm sẽ tập trung làm rõ
về trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưỡng chế trong luật quốc tế, cách phân biệt trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưỡng chế pháp lý quốc tế đồng thời nêu ra thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm pháp lý và cưỡng chế pháp lý trong luật quốc tế hiện nay
SinhViên
Trang 31.2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì?
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu do việc vi phạm pháp luật quốc tế hay nghĩa vụ bồi thường gây thiệt hại gây ra do hành vi không phải là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nếu việc bồi thường
đó được quy định trong các điều ước quốc tế chuyên biệt
Ví dụ: Khi Iraq xâm lược Kuwait, Liên Hợp Quốc đã ra lệnh cấm vận trừng phạt bằng kinh tế vật chất sau đó là trừng phạt vũ trang để loại bỏ mối nguy hiểm cho hòa bình an ninh thế giới.
1.3 Chủ thể của quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:
Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, chủ thể phái sinh, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các tổ chức đặc biệt khác)
1.3.1 Quốc gia:
Quốc gia là chủ thể chủ yếu chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế vì quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế Quốc gia phải chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, không phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia
Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các hành vi vi phạm sau:
Thứ nhất: Hành vi của các cơ quan nhà nước của quốc gia (bao gồm: cơ quan
lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp):
Trang 4 Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện…) được thể hiện dưới những biểu hiện như:
Không ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện một nghĩa vụ quốc tế
Ví dụ: Thành viện WTO phải có lộ trình giảm thuế mà Việt Nam không ban hành các văn bản cần thiết quy định việc giảm thuế.
Ban hành các văn bản pháp luật trái với nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia
Ví dụ: Thành viên công ước quốc tế về chống phân biệt với phụ nữ mà lại ra văn bản không cho phụ nữ tham gia vào công việc quản lý nhà nước.
Không hủy bỏ các văn bản trái với nghĩa vụ quốc tế.
Ví dụ: Nam Phi là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng pháp luật vẫn còn ghi nhận việc phân biệt chủng tộc Apacthei vi phạm điều 55, khoản c, Hiến Chương Liên Hợp Quốc Việc Nam Phi không bải bỏ các quy định này là vi phạm pháp luật quốc tế.
Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hành pháp (trung ương lẫn địa phương)
Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của cơ quan tư pháp như các hành vi sau:
- Ra một bản án sai trái với nghĩa vụ quốc tế
- Ra một bản án sai trái xâm phạm bôi nhọ quyền và lợi ích của quốc gia hay tổ chức công dân của quốc gia khác
- Từ chối xét xử
Thứ hai: Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi
phạm pháp luật quốc tế của viên chức nhà nước khi họ thực hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước hay trường hợp thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình.
Thứ ba: Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi
phạm pháp luật quốc tế của công dân
Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành vi cá nhân là công dân của quốc gia trong những trường hợp sau:
Việc ngăn chặn những hành vi đó là nghĩa vụ của quốc gia nhưng có cơ sở khẳng định quốc gia đã không thực hiện
Trang 5Ví dụ: Các phần tử quá kích ở Việt Nam biểu tình ném đá vào tòa đại sứ Hàn Quốc thì Việt Nam có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi này, bảo vệ an ninh khu vực trụ sở ngoại giao và nhà của viên chức ngoại giao Nếu Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ trên thì phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Quốc gia đã không áp dụng các biện pháp cần thiết để trừng trị những kẻ phạm tội
Ví dụ: Việt Nam không xử phạt người xâm nhập Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Quốc gia đã không áp dụng các biện cần thiết để điều tra truy tố tội phạm
Ví dụ: Việt Nam không tiến hành điều tra việc mất tài sản tại nhà ở của viên chức ngoại giao.
Thứ tư: Quốc gia gánh chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm của tổ chức
quốc tế gây ra thiệt hại mà quốc gia là thành viên.
1.3.2 Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Là một chủ thể của luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật quốc tế cũng như có thể yêu cầu các quốc gia khác bồi thường thiệt hại Trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh từ việc các tổ chức quốc tế này vi phạm các nghĩa vụ quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế và các nguồn luật khác Bên cạnh đó, tổ chức quốc tế cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp do hành vi vi phạm của quốc gia là thành viên của tổ chức hay do hành vi vi phạm của cơ quan thuộc tổ chức đó
1.3.3 Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các chủ thể đặc biệt khác
Cũng như các chủ thể trên, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và chủ thể
đặc biệt phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những hành vi của các cơ quan,
cá nhân nhân danh dân tộc đó, chủ thể đó
Ví dụ: Cơ quan của Vatican có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thì Vatican phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
2 PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ:
2.1 Căn cứ vào thiệt hại xảy ra: Trách nhiệm pháp lý quốc tế bao gồm:
2.1.1 Trách nhiệm phi vật chất:
Thể loại phi vật chất là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể luật
Trang 6quốc tế khác (chủ thể bị hại), và một số trường hợp, phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt mà một chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của luật quốc tế Trách nhiệm phi vật chất có thể áp dụng một trong ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế: Hình thức đáp ứng đòi hỏi của bên bị hại; hình thức trả đũa và hình thức trừng phạt.
Làm thỏa mãn yêu cầu của bên bị hại:
Là một hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất như xin chia buồn, thông cảm chính thức hay xin lỗi, cam kết không tái phạm, long trọng tuyên bố chính thức thừa nhận việc vi phạm, ban hành văn bản pháp luật ngăn ngừa vi phạm và xét xử nghiêm minh các cá nhân vi phạm hoặc có thể bồi thường một phần nhỏ thiệt hại về danh nghĩa
Trả đũa :
Là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành nhằm mục đích trừng phạt những vi phạm pháp luật quốc tế, thực hiện thông qua hành vi đáp trả một cách tương xứng đối với các hành vi vi phạm trên cơ sở luật quốc tế
Trừng phạt quốc tế ( chế tài quốc tế )
Là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế mang tính ngiêm khắc nhất, được áp dụng với các vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể Hình thức trừng phạt thường được thực hiện trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc trên cơ sở của Hội đồng bảo an nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình Được thực hiện qua ba phương thức:
+ Trừng phạt phi vũ trang có thể là : cắt đứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ ngoại giao; cắt đứt giao thông, liên lạc như cấm vận hàng hải, hàng không, khai trừ khỏi các tổ chức quốc tế , bao vây, phong tỏa, cấm vận kinh tế…
+ Trừng phạt bằng vũ trang là việc hội đồng bảo an quyết định sử dụng lực lượng hải, lục, không quân nhằm khôi phục lại hòa bình và an ninh quốc tế
+ Trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền như chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang; áp đặt chế độ kiểm soát quốc tế
Ví dụ: Sau thế chiến thứ hai, phe Đồng minh đã phân chia lãnh thổ Đức, không cho Đức, Ý, Nhật thành lập lực lượng vũ trang đưa quân ra nước ngoài.
2.1.2 Trách nhiệm vật chất :
Trang 7Thể loại vật chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế là một dạng trách nhiệm pháp
lý quốc tế, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù về mặt vật chất cho chủ thể bị hại
Thể loại vật chất xuất hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; có thiệt hại vật chất trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại vật chất xảy ra Thể loại vật chất có hai hình thức: Khôi phục nguyên trạng ( Restitusia ) và đền bù thiệt hại (Reparasia )
Khôi phục nguyên trạng:
Là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó, bên gây hại có nghĩa vụ khôi phục lại các thiệt hại vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu Hình thức khôi phục nguyên trạng chỉ thực hiện trong trường hợp có điều kiện (ví dụ: xây lại cây cầu bị phá, trả lại đồ vật bị tịch thu…)
Ví dụ : Khi giải quyết tranh chấp năm 1962 về ngôi đền giữa Thái Lan và Campuchia, tòa quốc tế đã yêu cầu Thái Lan phải trả lại đồ vật trong đền.
Bồi thường vật chất :
So với hình thức phục hồi nguyên trạng thì hình thức này được áp dụng nhiều hơn Đền bù thiệt hại phải dựa trên nguyên tắc “sự bồi thường phải tương xứng với thiệt hại xảy ra” được áp dụng để xác định mức độ bồi thường có nghĩa là mức độ bồi thường không hơn, không kém thiệt hại đã xảy ra trên thực tế Với những hành vi vi phạm thông thường , nhiều khi cách giải quyết, tính toán mức bồi thường có phần giống với cách giải quyết của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của luật dân sự trong nước( mối lợi đã mất, khoản tiền bồi thường thiệt hại tinh thần, khoản tiền lời trong trường hợp bồi thường quá muộn)
Riêng đối với việc đền bù bằng tiền có thể thực hiện cả đối với trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất , mặc dù trên thực tế những mất mát về tinh thần không thể được thay thế bằng các lợi ích vật chất khác nhưng phần nào cũng giúp các chủ thể
bị thiệt hại khắc phục các hậu quả đáng tiếc xảy ra và nó còn có ý nghĩa là các hình phạt tượng trưng đối với các chủ thể đã có hành vi vi phạm
2.2 Căn cứ vào hành vi gây hại:
2.2.1 Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan:
Trang 8Các hành vi luật quốc tế không cấm nhưng luật quốc tế lại ràng buộc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với các chủ thể khi tiến hành các hoạt động được luật quốc tế cho phép nhưng lại gây thiệt hại cho các chủ thể khác của luật quốc tế (thường là vật chất).
Nguồn luật điều chỉnh:
Các quy phạm về bồi thường thiệt hại gây ra do thực hiện hành vi mà luật quốc
tế không cấm được ghi nhận trong:
Các ngành luật chuyên biệt: Luật hàng không dân dụng quốc tế, luật vũ trụ quốc
tế, luật nguyên tử quốc tế, luật biển quốc tế, …
Một số công ước quốc tế : Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra; công ước về trách nhiệm trước bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1960 (công ước bổ sung cho công ước này năm 1963); công ước
về trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962; công ước về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hat nhân năm 1963; công ước về bồi thường thiệt hại phát sinh do phương tiện bay nước ngoài gây cho người thứ ba trên mặt đất năm 1952
Căn cứ xác định trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi hành vi luật
quốc tế không cấm ( trách nhiệm khách quan ).
Có ba điều kiện được xem là cơ sở xác định trách nhiệm khách quan:
Có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng của các quy phạm pháp lý nêu trên
+ Đây là điều kiện cần để xác định trách nhiệm pháp lý khách quan, là cơ sở thực tiễn để xác định trách nhiệm pháp lý khách quan
+ Là hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ làm xuất hiện các tình thế, hoàn cảnh không kiểm soát được với các trang thiết bị, biện pháp khắc phục hiện có mặc dù các chủ thể đó không mong muốn
Có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng trong trách nhiệm khách quan
+ Căn cứ về sự kiện pháp lý chỉ là cơ sở thực tiễn để xác định trách nhiệm pháp lý khách quan, còn căn cứ này là cơ sở pháp lý, là điều kiện đủ để xác định trách nhiệm pháp lý khách quan
+ Một hành vi không bị Luật quốc tế cấm và làm phát sinh thiệt hại đối với các chủ thể khác chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có các quy phạm pháp lý quy định về nghĩa vụ này, hay nói cách khác phải có các thỏa thuận quốc tế về việc xác định trách
Trang 9nhiệm trong những trường hợp cụ thể này Có nghĩa là, nếu không có các quy phạm kể trên , các chủ thể luật quốc tế sẽ không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do các hành vi hợp pháp của họ gây ra.
* Các quy phạm pháp lý kể trên có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau: Luật hàng không, luật vũ trụ, luật biển…
Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh.
Là cơ sở để xác đinh đúng chủ thể có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm pháp lý khách quan, đảm bảo tính quy luật, tính khách quan, tránh suy diễn chủ quan trong xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế Chú ý rằng thiệt hại xảy ra ở đây chỉ bao gồm thiệt hại vật chất mà thôi
Thực hiện trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra do hành vi mà luật
về ý nghĩa và giá trị, thay thế đối tượng bị mất đi
Các loại vi phạm pháp luật quốc tế:
Vi phạm pháp luật quốc tế là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với quy định của pháp luật quốc tế, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, gây ra thiệt hại cho một hoặc một số chủ thể của luật quốc tế khác
Tội ác quốc tế:
Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế cực kì nguy hiểm của một chủ thể luật quốc tế, làm tổn hại hòa bình, an ninh thế giới, làm tổn hại quyền lợi quan trọng và sự sống còn của một dân tộc, một quốc gia hay một tổ chức quốc tế Bao gồm:
Tội ác chống hòa bình Ví dụ: Lập kế hoạch, tiến hành chiến tranh xâm lược.
Tội ác chống lại quyền dân tộc tự quyết Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực duy trì quyền đô hộ của các nước đế quốc trước đây.
Tội ác chống lại loài người Ví dụ: Ngược đãi tù nhân, tội ác diệt chủng.
Trang 10 Tội ác hủy hoại môi trường môi sinh: vi phạm các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường Ví dụ: Tàng trữ, sử dụng vũ khí hạt nhân, vi trùng, chất hóa học gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, biển cả.
Ngoài quốc gia thì các cá nhân cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình
Ví dụ: Tòa án quốc tế Nuremberg và Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh thế giới thứ hai.
Những vi phạm pháp luật quốc tế thông thường.
Theo như đã nói ở trên thì các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khác không phải
là tội ác quốc tế thì được coi là vi phạm pháp luật quốc tế thông thường Cụ thể đó là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với pháp luật quốc tế với mức độ không nghiêm trọng như tội ác quốc tế nhưng đã gây thiêt hại cho 1 hoặc 1 số chủ thể luật quốc tế khác Ví dụ như việc không hành động cần thiết để dẫn tới hành động chống lại đại diện ngoại giao nước ngoài, vi phạm các nghĩa vụ thương mại… Trong các trường hợp
đó, trách nhiệm pháp lý đặt ra trong quan hệ giữa chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế với chủ thể bị thiệt hại
đó làm thiệt hại tới lợi ích không được luật quốc tế bảo vệ của quốc gia khác
Ví dụ, hành vi hạn chế một số quyền của cá nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước
sở tại, tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu, quốc hữu hóa đối với sở hữu nước ngoài
Trong các trường hợp như vây, quốc gia bị đối xử thiếu thân thiện có quyền tự hành động để đối phó lại nhưng không được vi phạm các quy định và cam kết quốc tế Hiện tại luật quốc tế chưa có quy định cấm áp dụng các hành vi thiếu thân thiện kiểu nêu trên trong quan hệ quốc tế Do vậy vai tró quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đức và chính trị quốc tế Chẳng hạn, vụ kiện bán phá giá cá ba sa của Mỹ đối với Việt Nam là 1 trường hợp như thế Vì ưu thế
Trang 11cá ba sa nước ta khi xuất sang Mỹ với giá rẻ mà chất lượng tốt làm ảnh hưởng lớn đến các hiệp hội kinh doanh cá của Mỹ, nên Mỹ đã dùng cách này để hạn chế hàng Việt Nam.
Phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là loại tội phạm có tính chất quốc tế
Tội phạm mang tính chất quốc tế là các tội phạm hình sự, do các ca nhân thực hiện, xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và mang tính chất nguy hiểm trên phạm vi quốc tế
Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công ước quốc tế về đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt( tội không tặc, tội khủng bố, tội buôn bán ma túy, chất phóng xạ…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia được ban hành trên cơ sở các công ước đó
Đặc điểm khác biệt của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, những tội phạm này được thực hiện bởi các cá nhân, không có liên quan tới các chính sách của quốc gia Nói cách khác, các cá nhân khi phạm tội phạm có tính chất quốc tế không phải là các nhà chức trách hoặc công chức thay mặt quốc gia khi thi hành công vụ Về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhân, do vậy, các loại tội phạm trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế
Chủ thể luật quốc tế là quốc gia không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm về vật chất, tinh thần Các cá nhân khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về hình sự
2.2.2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan:
Khái niệm
Là hậu quả pháp lý phát sinh do chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế gây hại cho chủ thể khác
Căn cứ để xác định:
Có hành vi trái pháp luật quốc tế: gồm 4 dấu hiệu:
Hành vi vi phạm thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
+ Thực hiện các hành vi mà pháp luật quốc tế cấm
Trang 12+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ xuất phát từ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế hoặc các văn bản pháp luật quốc gia quốc gia đơn phương ban hành.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ pháp sinh trong tố tụng quốc tế như không tuân thủ và thực hiện các phán quyết, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế mà các bên đã tự nguyện thừa nhận thẩm quyền của các cơ quan này
+ Diễn ra do cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước, công dân quốc gia thực hiện như xâm lược, tấn công biên giới, chỉ đạo xâm nhập tòa đại sứ…Không ngăn cản các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế mà công dân đang thực hiện, không trừng trị các công dân gây hại cho công dân nước khác, không ra văn bản thực hiện các cam kết quốc tế
Hành vi trái pháp luật quốc tế phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế, không phù hợp với các nghĩa vụ ghi nhận trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế mà quốc gia đã kí kết, không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nghĩa vụ này đang có hiệu lực đối với quốc gia vào thời điểm hành vi vi phạm được thực hiện
Hành vi được xem xét trên cơ sở luật quốc tế Và vì vậy, cho dù phù hợp với luật quốc gia nhưng lại không phù hợp với luật quốc tế thì vẫn là hành vi vi phạm
Ý nghĩa của yếu tố này: là điều kiện cơ bản để xác định có hay không có trách
nhiệm pháp lý, vì thiếu điều kiện này sẽ không đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế
Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại xảy ra là cơ sở để giải quyết vấn đề bồi thường, sự
xâm hại đến các lợi ích luật quốc tế bảo vệ có thể là:
Để xác định trác nhiệm pháp lý quốc tế đối với một chủ thể luật quốc tế, đặc biệt là việc xác định trách nhiệm đền bù thiệt hài thì hành vi trái pháp luật dù ở mức độ hay hình thức nào cũng phải đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác hoặc cho các quan hệ được luật quốc tế bảo vệ
Thiệt hại về vật chất hay phi vật chất, hay vừa là vật chất vừa là phi vật chất Thiệt hại có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ra với một quốc gia hay nhiều quốc gia Thiệt hại có thể gây ra cho một chủ thể nhất định, có thể nhiều chủ thể hay cộng đồng
Trang 13Ý nghĩa của yêu tố này: mặc dù nó không có ý nghĩa quyết định đối với việc xác
định có trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không nhưng là cở sở giải quyết bồi thường thiệt hại
Có mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật quốc tế và thiệt hại:
- Về nguyên tắc không thể bắt buộc một quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại không phải do mình gây ra
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thể hiện ở chỗ thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yêu phát sinh từ hành vi vi phạm Hành vi vi phạm phải là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra
- Nếu không xác định được môi quan hệ nhân quả thì thiệt hại xảy ra cho các chủ thể khác hoặc cộng dồng quốc tế không phải do hành vi trái pháp luật trên trực tiếp gây
ra mà có thể do những nguyên nhân khác
Hành vi trái pháp luật quốc tế phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả xảy ra thiệt hại
về vật chất và tinh thần
Ý nghĩa của yếu tố này: là cơ sở để xác định đúng chủ thể có nghĩa vụ thực hiện
trách nhiệm pháp lý chủ quan, đảm bảo tính khách quan, tránh suy diễn chủ quan trong xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế
Yếu tố lỗi:
Lỗi trong trách nhiệm pháp lý quốc tế không phải là yếu tố bắt buộc, bởi vì xem xét yếu tố lỗi chính là xem xét mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật Chính vì vậy, sẽ không thực tế đối với các chủ thể của hệ thống pháp luật quốc tế - những chủ thể được tạo thành từ một tập thể người – luôn luôn hành động một cách có lý chí và có tự do ý chí, chẳng hạn không thể nói rằng từ một hoàn cảnh khác quan hoặc chủ quan nào đó mà một quốc gia không thể
có khả năng nhận thức được và từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật
Tuy nhiên, yếu tố lỗi cũng có ý nghĩa nhất định trong việc xác định mức độ bồi thương trong trách nhiệm pháp lý quốc tế
3 Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý quốc tế:
Không phải mọi hành vi vi phạm luật quốc gia đều dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế, mà trên thực tế có những hành vi của quốc gia có những yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nhưng hoàn toàn có sơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm
Trang 14pháp lý quốc tế Trong Hiến Chương Liên Hợp Quốc ghi nhận những trường hợp được miễn truy cứu sau:
Tự vệ hợp pháp điều 34
Đối phó hành vi vi phạm.(điều 30: Các biện pháp đối kháng (trã đũa hợp pháp) , điều 32: thực hiện hành vi do sức ép , điều 33: tình thế cấp thiết )
Do sự đồng ý của quốc gia bị hại.(điều 29: có sự đồng ý của quốc gia hữu quan)
Trường hợp bất khả kháng.(điều 31: Hành vi bất khả kháng và hành vi do ngoại
cảnh tác động)
Biện pháp trả đũa là hành vi vi phạm của một quốc gia được thực hiện do có sự vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia khác NHưng thực hiện biện pháp này quốc gia phải thực hiện trên nguyên tắc vừa mức nếu vượt quá giới hạn của biện pháp trả đũa thì việc miễn trách nhiệm pháp lý sẽ không được đặt ra
Trường hợp tự vệ chính đáng sẽ không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế nếu như nó được tiến hành phù hợp với Hiến Chương Liên Hợp Quốc Như năm 1979 Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam, Việt Nam đem quân tấn công lại, hành vi tự
vệ chính đáng của Việt Nam trong trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế
Trường hợp bất khả kháng, quốc gia hoàn toàn không có khả năng thể hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế, đó là những trường hợp do thiên tai hay sự cố làm cho quốc gia không thể thực hiện được các cam kết của mình
Ngoài ra quốc gia được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp hành vi của quốc gia nhìn từ góc độ các quy phạm pháp luật quốc tế chung là vi phạm pháp luật quốc tế song việc thực hiện hành vi đó được thực hiện trên cơ sở được sự đồng ý của quốc gia hữu quan
4 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế:
4.1 Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức quốc tế:
Định nghĩa:
Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là trách nhiệm phát sinh từ việc các tổ chức quốc tế này vi phạm các nghĩa vụ quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế và trong các nguồn pháp luật khác
Cơ sở pháp lý:
Điều ước quốc tế về thành lập tổ chức quốc tế
Trang 15Điều ước quốc tế về nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả mặt trăng
và các hành tinh năm 1967
Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra
Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân năm 1963
Công ước Brucxen về trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962
Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế:
Tổ chức quốc tế và các nhân viên của tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của điều ước thành lập tổ chức, các điều ước quốc tế mà tổ chức là thành viên, quy định của pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật của quốc gia, nơi tổ chức quốc tế đóng trụ sở hoặc tiến hành hoạt động Đây là cơ sở của trách nhiệm của tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế gây ra thiệt hại cho các tổ chức, các quốc gia khác hoặc các thể nhân, pháp nhân
Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế:
Tổ chức quốc tế có thể gánh chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất Đối với trách nhiệm vật chất nguồn kinh phí để tổ chức quốc tế có khả năng thực hiện trách nhiệm pháp vật chất là các khoản đóng góp của các quốc gia thành viện
Đối với trách nhiệm vật chất, trong thực tiễn hoạt động hiện nay đã hình thành hai khuynh hướng thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là:
Xác lập trách nhiệm vật chất chung của tổ chức và các quốc gia thành viên
Xác lập trách nhiệm vật chất riêng của tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm đối với hoạt động của các cơ quan, thiết chế cũng như các nhân viên của tổ chức
Ví dụ : Liên Hợp Quốc đã kí các thỏa thuận với các quốc gia nơi có trụ sở của các cơ quan Liên Hợp Quốc về bồi thường thiệt hại do hoạt động của nhân viên quân
sự và lực lượng vũ trang Liên Hợp Quốc gây ra cho công dân và tài sản của các nước này.
Tổ chức quốc tế có thể là chủ thể đưa ra yêu cầu về bồi thường thiệt hại do quốc gia, công dân nước sở tại gây ra cho nhân viên và tổ chức đó
Trang 16Ví dụ: Vụ kiện chống Israel vào năm 1949 khi những kẻ khủng bố của Israel đã giết đặc phái viên của Liên Hợp Quốc là huân tước Becnadot.
Tóm lại, tổ chức quốc tế có thể chịu trách nhiệm pháp lý theo luật quốc tế cũng như luật quốc gia
II CƯỠNG CHẾ TRONG LUẬT QUỐC TÊ
1 Lý luận chung về cưỡng chế trong luật quốc tế
Cưỡng chế là một tính chất đặc chưng, cơ bản của pháp luật Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục Theo Lênin thì pháp luật sẽ không còn là gì nữa "nếu không có một bộ máy có đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng như không"
Nếu như các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán được con người tuân thủ, chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin, trình độ hiểu biết và lên án của xã hội thì quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm đảm bảo thực hiện bằng các công cụ quản lý nhà nước
“Cưỡng chế được hiểu là những biện pháp dùng quyền lực bắt buộc cá nhân hoặc
tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định (hay nói cách khác là phải thực hiện và phục tùng theo một khuôn mẫu nào đó”
Cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (toàn án, cảnh sát, quân đội )
Cưỡng chế được dùng để:
- Răn đe, ngăn chặn, trừng trị người vi phạm pháp luật
- Giáo dục sâu sắc đối với các chủ thể pháp luật Quy phạm pháp luật là chuẩn mực để con người rèn luyện ý thức công dân, hình thành ý thức, tránh hành động tùy tiện, coi thường pháp luật
Theo đó ta có thể hiểu: “Cưỡng chế pháp lý quốc tế thực chất là việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi một hay một số chủ thể của luật quốc tế không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình Nghĩa là khi một chủ thể (ví dụ, một quốc gia) vi phạm luật quốc tế thì vấn đề trách nhiệm pháp lý đặt ra với quốc gia đó (họ phải có trách nhiệm bồi thường, lên tiếng xin lỗi công khai, khôi phục nguyên trạng, v.v… đối với