Phân biệt trách nhiệm pháp lý quốc tế và cưỡng chế trong luật quốc tế

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ (Trang 25 - 26)

Phân biệt lại khái niệm CƯỠNG CHẾ và TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ. Về mặt lý luận phổ biến hiện nay, TNPL là một nhóm biện pháp CC (nhóm này áp dụng đối với chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ bồi thường khi gây thiệt hại được quy định tại các điều ước quốc tế - nên mới có trách nhiệm pháp lý). Có nhóm cưỡng chế không phải là trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp như trưng dụng, trưng thu, trưng mua hay cách li người bị bệnh. Biện pháp cưỡng chế được áp dụng mà không liên quan gì tới trách nhiệm pháp lý, nghĩa là nó được áp dụng ngay cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật. Ví dụ:

Do đó, trong cuộc sống và trao đổi, có thể người ta sẽ dùng thuật ngữ CC ở khía cạnh chỉ là nhóm thứ 2 để tách biệt hẳn với thuật ngữ TNPL.

Quy trình dẫn đến trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm:

CAM KẾT (làm phát sinh nghĩa vụ) - THỰC HIỆN CAM KẾT (pacta sunt servanda) - VI PHẠM (không tận tâm thực hiện - phát sinh trách nhiệm) - CHỊU TRÁCH NHIỆM Vậy, chịu trách nhiệm bằng những biện pháp nào?

Từ đoạn này trở đi, người ta sẽ gọi đó là TNPL hay gọi đó là CC. Ta xét trường hợp sau:

- TH1: Áp dụng các biện pháp ngay tức khắc, một lần và bằng một biện pháp (như trả đũa ngay lập tức). Ở trường hợp này TNPL thể hiện qua biện pháp cưỡng chế. Ví dụ: + Vi phạm nghĩa vụ trả nợ - phong tỏa tài khoản tại ngân hàng để thu hồi (ngay lập tức). Phong tỏa tài khoản này là một biện pháp cưỡng chế và cũng chính là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm (TNPL).

- TH2: Thực hiện nhiều công đoạn: buộc bồi thường / nhượng bộ / trả đũa và CC. Như vậy, CC trong trường hợp này có phải là TNPL không? Phải, vì nó là nhóm

biện pháp sau VI PHẠM trong sơ đồ nói trên. Nhưng nó có phải là biện pháp cưỡng chế không? Phải, vì bản chất của nó là cưỡng chế, hay cưỡng chế của trách nhiệm pháp lý. Tức là biện pháp cưỡng chế ở đây nhằm buộc chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do vi phạm của mình gây ra khi không tự thực hiện. Ví dụ:

+ Vi phạm nghĩa vụ trả nợ - bồi thường thiệt hại do chậm trả (TNPL) - nếu không, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng để thu hồi

Ở đây hành động phong tỏa tài khoản được coi là biện pháp để thu hồi luôn khoản bồi thường vẫn được coi là TNPL nhưng lại chình là áp dụng biện pháp CC. Cả hai trường hợp trên đều là TNPL do đó là hậu quả của không thực hiện nghĩa vụ (vi phạm).

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ (Trang 25 - 26)