Theo đó, “trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định độc lập trong luật quốc tế bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc
Trang 1HOÀNG PHƯỚC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
QUỐC TẾ CHỦ QUAN CỦA QUỐC GIA
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP.HCM, 2012
Trang 2KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ QUỐC TẾ CHỦ QUAN CỦA QUỐC GIA
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG PHƯỚC KHOÁ: 2008 -2012 MSSV: 0855050120 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.TRẦN THĂNG LONG
TP HỒ CHÍ MINH, [2012]
Trang 3hữu trí tuệ đối với những nội dung được tác giả tham khảo và trích dẫn trong công trình khoa học của mình Trong quá trình viết, việc sử dụng các kiến thức từ các công trình nghiên cứu, tài liệu của các tác giả đi trước sẽ nhằm mục đích khẳng định tính kế thừa của công trình khoa học Các nội dung được trích dẫn, tham khảo và đưa vào công trình sẽ được đảm bảo dẫn chiếu nguồn thông tin một cách rõ ràng, thuận tiện cho việc tra cứu, đối chiếu thông tin Một lần nữa, tác giả xin cam đoan công trình khoa học của mình là hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép một cách trái phép bất kỳ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, cha mẹ, em trai, bạn bè đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu về đề tài này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Trần Thăng Long vì đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều nguồn tài liệu quý báu cũng như sửa chữa những sai sót để cho em hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình Em cũng cảm ơn những thầy cô trong tổ bộ môn Công pháp quốc tế đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng quan trọng về bộ môn Công pháp quốc tế, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu
và hoàn thiện công trình ngày hôm nay
Trang 4ĐƯQT Điều ước quốc tế
HĐBA Hội đồng bảo an
LHQ Liên Hiệp Quốc
Trang 51 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng 4
NỘI DUNG CHÍNH 6
Chương I Một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 6
1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế 6
1.1 Khái niệm “trách nhiệm pháp lý” và “trách nhiệm pháp lý quốc tế” 6
1.1.1.Trách nhiệm pháp lý 6
1.1.2.Trách nhiệm pháp lý quốc tế 6
1.2 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế 9
1.3 Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý quốc tế 10
1.4 Chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế 10
1.5 Nguồn của trách nhiệm pháp lý quốc tế 13
1.6 Phân loại trách nhiệm pháp lý quốc tế 14
2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia 15
2.1 Cơ sở của trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 16
2.1.1 Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế 16
2.1.1.1 Đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật quốc tế 17
2.1.1.2 Phân loại hành vi vi phạm pháp luật quốc tế chủ quan 20
2.1.1.3 Các hành vi trái pháp luật quốc tế cụ thể của quốc gia 23
Trang 62.2 Trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 29
2.2.1 Tự vệ hợp pháp 29
2.2.2 Quốc gia bị thiệt hại đồng ý 30
2.2.3 Trả đũa hợp pháp 31
2.2.4 Bất khả kháng 32
2.2.5 Hoàn cảnh ngặt nghèo 33
2.2.6 Tình thế cấp thiết 34
2.3 Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 35
2.3.1 Khôi phục nguyên trạng 35
2.3.2 Bồi thường thiệt hại 36
2.3.3 Làm thỏa mãn yêu cầu 36
2.3.4 Trả đũa quốc tế 37
2.3.5 Trừng phạt quốc tế 38
Chương II Thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong thời gian gần đây 40
1 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia qua cuộc chiến Lebanon năm 2006 40
1.1 Bối cảnh vụ việc 40
1.2 Phản ứng của cộng đồng quốc tế và việc áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế 44
1.3 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế trong vụ việc 48
1.4 Nhận xét 50
1.5 Quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 51
2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong cuộc chiến Nga – Gruzia
Trang 7quốc tế 54
2.3 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế trong vụ việc 57
2.4 Nhận xét 59
2.5 Quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 60
KẾT LUẬN 61
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ vừa qua, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới có đã
nhiều thay đổi rất tích cực Các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, hợp tác sâu rộng
trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để cùng nhau phát triển Thành quả trên
khó có thể đạt được nếu không có sự phát triển của pháp luật quốc tế Có thể thấy rằng,
các quy định pháp lý tiến bộ của pháp luật quốc tế liên tục ra đời đã giúp cho quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia trở nên ngày càng đúng với ý nghĩa bình đẳng giữa các quốc
gia Các quốc gia nhỏ, ít có tiếng nói trên trường quốc tế có khả năng thực tế bảo vệ
mình trước các quốc gia lớn theo các quy định tiến bộ trên
Tuy nhiên, các quy định pháp luật dù có tiến bộ như thế nào vẫn có thể trở thành
vô nghĩa nếu chúng không được thực thi một cách nghiêm túc trong thực tế, đặc biệt là trong trường hợp pháp luật quốc tế thì việc không tuân thủ lại hoàn toàn có thể xảy ra
Bởi lẽ, những chủ thể phải tuân thủ pháp luật quốc tế chính là các chủ thể của luật quốc
tế mà chủ yếu là các quốc gia cùng với đặc thù quan hệ giữa các quốc gia là bình đẳng
và thực thi các cam kết một cách tự nguyện Đây là một quan hệ pháp luật khác hoàn
toàn với quan hệ pháp luật trong nước do không có một cơ quan nào cao hơn các quốc
gia để bắt buộc các quốc gia thực thi đúng đắn các quy định của pháp luật quốc tế Việc thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các quốc gia sẽ dẫn đến khả
năng một quốc gia có thể vì lợi ích của mình bỏ qua việc tuân thủ các cam kết, các quy
định pháp luật quốc tế Chính vì thế, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế mang một vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo việc thực thi các quy định của pháp luật quốc tế,
bảo vệ trật tự của các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế
Trang 9Trong thời gian gần đây, trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ việc các quốc gia vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế, cả các quy định thông thường lẫn các quy
định nguyên tắc chung có tính bắt buộc của luật quốc tế Trong một số vụ việc, trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với chủ thể có hành vi vi phạm đã được đặt ra nhằm bảo đảm thiết lập lại trật tự cho quan hệ quốc tế Tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ việc trong đó chủ thể luật quốc tế có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế vẫn chưa hoặc không bị áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế từ đó đặt ra câu hỏi cho vị trí của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ pháp luật quốc tế mà ở đây là quan hệ giữa các
quốc gia Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài này
2 Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước ta, chỉ mới mở cửa để hòa mình cùng cộng đồng thế giới trong một khoảng thời gian ngắn từ sau năm 1986, đặc biệt là sau khi có sự ra đời của bản Hiến pháp 1992, cho nên các lĩnh vực có liên quan đến yếu
tố quốc tế, mà đặc biệt là ngành luật quốc tế vẫn còn là điều mới mẻ trong con mắt người Việt Nam Điều này tất yếu dẫn đến các hoạt động đầu tư, hỗ trợ cho việc nghiên cứu các vấn đề này cũng chỉ mới được quan tâm, chú trọng trong những năm gần đây Cùng với sự hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, nhu cầu tìm hiểu để nắm rõ các
quy định của luật pháp quốc tế đang ngày càng trở nên cấp thiết
Không nằm ngoài quy luật trên, chế định “Trách nhiệm pháp lý quốc tế”, với tư
cách là đối tượng nghiên cứu của ngành luật công pháp quốc tế, vẫn chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức với số lượng các công trình nghiên cứu còn rất khiêm
tốn Tại Việt Nam, chế định “Trách nhiệm pháp lý quốc tế” chỉ mới được nghiên cứu
và trình bày phần lớn là ở các sách giáo trình chuyên ngành, có thể kể ra như Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế của trường Đại học thành phố Luật
Hồ Chí Minh, cuốn sách chuyên khảo Luật quốc tế do Thạc sĩ Ngô Hữu Phước biên
Trang 10soạn năm 2010 , Giáo trình Luật quốc tế của Đại học Luật Hà Nội năm 2007 Bên cạnh
các giáo trình chuyên ngành này, các nghiên cứu khác về đề tài chỉ dừng lại ở các công
trình nghiên cứu khoa học ở cấp trường như Lý Thị Ngân Châu, Trách nhiệm pháp lý quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn: Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ IX niên học 2003 – 2004
Tại những công trình này, các nội dung về cơ sở lý luận của chế định “Trách nhiệm pháp lý quốc tế” đã được thể hiện đầy đủ, đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng
quát về nội dung của trách nhiệm pháp lý quốc tế Trong bài nghiên cứu của mình, tác
giả sẽ một lần nữa đề cập đến cơ sở lý luận của Trách nhiệm pháp lý quốc tế một cách
chi tiết và cụ thể, bên cạnh đó nghiên cứu một vài vụ việc thực tế đã xảy ra trên thế giới và phân tích khía cạnh trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thể có liên quan trong các vụ việc đó
3 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Mục tiêu của công trình sẽ hướng đến việc phân tích, làm rõ các vấn đề về mặt
lý luận và quy định của luật pháp quốc tế về chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế,
trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu đối với trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
Sau đó, dựa trên các nội dung vừa phân tích, tác giả sẽ có sự đánh giá tình hình thực hiện chế định pháp luật này trên thực tế thông qua nghiên cứu một vài vụ việc vi phạm
pháp luật quốc tế của các quốc gia trên thế giới
Về đối tượng nghiên cứu, công trình sẽ tập trung vào các chế định có liên quan
trực tiếp đến chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia thông qua việc phân tích chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung trước đó Các nội dung chính gồm
khái niệm, các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế, các cơ sở và căn cứ để truy
cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với quốc gia khi chủ thể này có hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, những trường hợp miễn trách và cách thức thực hiện của chế định
Trang 11Trong phần nghiên cứu thực tiễn, tác giả lựa chọn hai vụ xung đột tiêu biểu trong thời gian gần đây là cuộc chiến Lebanon năm 2006 và cuộc chiến Nga – Gruzia năm 2008 Mặc dù hai cuộc xung đột trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có quy mô
đáng kể và có mối liên hệ sâu xa với nhiều cường quốc của thế giới
4 Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định có nội dung và phạm vi rất rộng
Vì vậy, việc nghiên cứu toàn bộ các vấn đề có liên quan đến chế định này sẽ đòi hỏi rất
nhiều thời gian, công sức và một mức độ nghiên cứu chuyên sâu Do đó, để nâng cao
chất lượng của công trình, tác giả sẽ chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trách nhiệm pháp
lý quốc tế chủ quan của quốc gia
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đặc thù của lĩnh vực khoa học pháp lý, khoa học xã hội, trong công trình
nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lĩnh vực này gồm: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp diễn giải,
phương pháp logic, phương pháp hệ thống hóa
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là một chế định pháp luật còn rất mới
mẻ đối với nước ta Mặc dù chế định này trên thế giới đã thu hút được một số lượng
tương đối lớn sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử
dụng các thành quả nghiên cứu này luôn gây rất nhiều khó khăn cho các đối tượng
nghiên cứu trong nước do bất đồng ngôn ngữ Thông qua công trình nghiên cứu này,
tác giả hy vọng có thể đóng góp thêm cho hoạt động nghiên cứu chế định pháp lý này
của ngành khoa học luật quốc tế nước nhà, tạo thêm nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt
Trang 12động nghiên cứu của các bạn sinh viên và là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn
về sau của chính tác giả
Bên cạnh đó, công trình cũng chứa đựng những nội dung có giá trị ứng dụng đối
với chính Nhà nước Việt Nam trong con đường hội nhập và phát triển Thông qua việc
nắm bắt, hiểu rõ các quy định luật pháp quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế của
quốc gia, Nhà nước ta sẽ được trang bị tốt hơn để bảo vệ chính mình trước những sự
kiện bất lợi từ phía các quốc gia khác
Trang 13Chương I Một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
1.Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế
1.1.Khái niệm “trách nhiệm pháp lý” và “trách nhiệm pháp lý quốc tế”
1.1.1.Trách nhiệm pháp lý
Theo từ điển tiếng Việt, “trách nhiệm” được hiểu là “nhiệm vụ phải gánh vác,
sự ràng buộc đối với hành vi, lời nói mà nếu sai trái hoặc có kết quả không tốt thì phải
gánh chịu phần hậu quả”1 Dựa vào định nghĩa này thì “trách nhiệm” sẽ luôn gắn liền với việc gánh chịu hậu quả bất lợi khi chủ thể có trách nhiệm không thực hiện tốt hoặc
có hành vi sai trái Cũng từ cách hiểu này, “trách nhiệm pháp lý” sẽ được hiểu là hậu
quả pháp lý bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành
vi vi phạm pháp luật của mình2
Trong khoa học pháp lý, “trách nhiệm pháp lý” có thể được hiểu theo hai nghĩa
khác nhau Thứ nhất, đó là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho một chủ thể Đối với
cách hiểu này, trách nhiệm pháp lý có thể được tìm thấy trong các quy định pháp luật
về nhiệm vụ của các chủ thể mang quyền lực nhà nước hoặc nghĩa vụ của công dân đối
với nhà nước và xã hội Theo cách hiểu thứ hai, trách nhiệm pháp lý chính là hậu quả
pháp lý bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
của mình3 Đây là cách tiếp cận chung hiện nay về trách nhiệm pháp lý quốc tế
1.1.2.Trách nhiệm pháp lý quốc tế
Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế xuất hiện cùng với sự hình thành của luật
quốc tế Mặc dù vậy, trong lịch sử phát triển của mình, do chưa có những quy định rõ
1 Nguyễn Văn Xô, Từ điển tiếng Việt 2008, NXB Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh, (2008), tr.766
2 Viện Khoa học Pháp lý, Từ điển Luật học, NXB Tư Pháp – NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, (2006), tr.803
3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Tư Pháp, Hà Nội (2007), tr
505-506
Trang 14ràng, khái niệm “trách nhiệm pháp lý quốc tế” đã được hiểu và vận dụng theo những
cách khác nhau và cũng khác với quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế hiện nay.4
Chỉ mãi tới thế kỷ XX, cộng đồng quốc tế mới bắt đầu quan tâm đến việc pháp điển hóa các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế và hướng tới xây dựng nó thành một
chế định thống nhất, đầy đủ Mặc dù vậy, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế được xây dựng hầu như chỉ bao gồm trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia Sau hai cuộc đại chiến thế giới, một loạt các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế mới ra đời với
nội dung mang nhiều điểm tiến bộ, góp phần củng cố bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới Điển hình là sự xuất hiện của khái niệm “xâm lược” và “trách nhiệm gây ra chiến tranh” trong luật quốc tế.5 Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt động
khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, sự xuất hiện thêm nhiều các nhà máy công
nghiệp, nguy cơ về sự hủy diệt của môi trường sống đã dẫn đến sự ra đời của nhiều quy phạm pháp luật quốc tế quy định trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường
Một minh chứng điển hình về nỗ lực của cộng đồng thế giới trong việc pháp
điển hóa các quy phạm pháp luật về trách nhiệm pháp lý quốc tế chính là bản dự thảo
các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia (Draft Articles on the
pháp luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc chấp thuận vào năm 2001 tại nhiệm kỳ thứ 53
của cơ quan này7
4 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội (2009), tr 473-475
5 Từ đó, trong luật quốc tế đã bắt đầu hình thành quy định truy cứu trách nhiệm đối với quốc gia và cá nhân phát
động chiến tranh Xem trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế (2009), chú thích số 4, tr 473
6
Trong luận văn này, Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia sẽ được sử dụng thống
nhất là Dự thảo 2001
7 Để đạt được thành quả trên, bản Dự thảo đã trải qua gần 45 năm phát triển, hơn 30 bản báo cáo và sự làm việc
không mệt mỏi của các thành viên trong UBPLQT Xem http://en.wikipedia.org/wiki/State_responsibility (truy
cập ngày 29/06/2012)
Trang 15Hiện nay, trong khoa học luật quốc tế có sự định nghĩa tương đối thống nhất về trách nhiệm pháp lý quốc tế Ở Việt Nam, định nghĩa về trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng khá nhất quán, thể hiện trong các giáo trình của các trường đại học Luật Hà Nội
và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Theo đó, “trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định độc lập trong luật quốc tế bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm luật
quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế khi có hành vi vi phạm luật quốc tế hoặc hành vi mà luật quốc tế không nghiêm cấm (hành vi hợp pháp) của
chủ thể luật quốc tế này gây thiệt hại cho chủ thể luật quốc tế khác, quy định các hậu
quả pháp lý bất lợi cho chủ thể gây hại phải có nghĩa vụ loại bỏ, khắc phục thiệt hại đã gây ra hoặc bồi thường theo những hình thức và biện pháp đã được Luật quốc tế xác
Tuy nhiên, cần có sự phân biệt với hành vi không thân thiện trong quan hệ quốc
tế Đây là các hành vi hoàn toàn không vi phạm quy định của pháp luật quốc tế mà đơn thuần chỉ là hành vi không thân thiện, không tỏ thái độ hữu nghị hoặc có hành vi cư xử
không phù hợp thông lệ ngoại giao trong quan hệ quốc tế Các hành vi này gây thiệt hại đến lợi ích của quốc gia khác nhưng lợi ích đó không được pháp luật quốc tế bảo vệ, tức không được quy định trong các quy phạm pháp lý quốc tế Hành vi không thân
thiện có thể bắt gặp nhiều trong đời sống quốc tế, đặc biệt là ở quan hệ ngoại giao, hoạt
động tiếp đón các nhân vật quan trọng của quốc gia khác9 Ngược lại, hành vi dẫn đến
trách nhiệm pháp lý quốc tế, bao gồm hành vi vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật
quốc tế gây thiệt hại cho các quan hệ được luật quốc tế bảo vệ, kể cả trong trường hợp
hành vi không trái pháp luật quốc tế gây thiệt hại phải được quy định trong các nguồn
8 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế (2009), chú thích số 4, tr.474
9
Ví dụ như một nguyên thủ quốc gia A sang viếng thăm quốc gia B Tại quốc gia B, nguyên thủ quốc gia A đã
không được chào đón theo các nghi lễ ngoại giao phù hợp và chuyến công du bị nước chủ nhà sắp xếp bố trí thiếu
chu đáo Trong trường hợp này có thể coi đó là một hành vi thiếu thân thiện, không vi phạm pháp luật quốc tế do
các nghi lễ ngoại giao, cách thức tiếp đón không được PLQT quy định mà tuỳ vào văn hoá, phong tục của từng
quốc gia
Trang 16của luật quốc tế Việc tồn tại các quy định của pháp luật quốc tế là cơ sở bắt buộc để
trách nhiệm pháp lý quốc tế được đặt ra
1.2.Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế
So với chế định trách nhiệm pháp lý trong luật quốc gia, trách nhiệm pháp lý quốc tế có những đặc trưng quan trọng sau:
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý quốc tế là quan hệ pháp lý quốc tế chỉ diễn ra
giữa các chủ thể của luật quốc tế, không bao gồm các thể nhân hay pháp nhân Như
vậy, các thể nhân hay pháp nhân khi bị thiệt hại từ một chủ thể luật quốc tế khác sẽ bảo
vệ mình và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thông qua việc yêu cầu
quốc gia mình truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với chủ thể luật quốc tế có hành vi gây hại
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra cho một chủ thể của luật quốc tế khi
chủ thể đó có hành vi vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật quốc tế gây thiệt hại cho
một chủ thể khác mà không cần xem xét đến yếu tố lỗi Ví dụ cơ quan Nhà nước của
quốc gia A gây thiệt hại cho công dân quốc gia B thì quốc gia A sẽ truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với quốc gia B mà không quan tâm đến yếu tố lỗi
Thứ ba,việc thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế hướng đến khôi phục quyền
lợi của bên bị thiệt hại gồm bồi thường về vật chất hoặc tinh thần chứ không hướng đến việc trừng phạt chủ thể gây hại bằng các hình phạt như trong pháp luật quốc gia
Ngoài ra, việc áp dụng nghĩa vụ bồi thường của các bên cũng phải tuân theo các quy
định của pháp luật quốc tế
Trang 171.3.Ý nghĩa của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế
Việc ra đời của chế định trách nhệm pháp lý quốc tế đã mang lại ý nghĩa to lớn
đối với công đồng thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia nhỏ trong mối quan hệ với
các quốc gia lớn Các ý nghĩa được thể hiện ở ba khía cạnh quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý quốc tế là cơ sở quan trọng, bảo đảm sự tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật quốc tế Bởi quan hệ quốc tế là quan hệ chủ yếu
giữa các quốc gia, các chủ thể có chủ quyền do đó việc thực hiện các quy phạm pháp luật quốc tế về nguyên tắc là dựa trên sự tự nguyện của các chủ thể luật quốc tế Chính
vì vậy, nếu không đặt ra trách nhiệm cho sự vi phạm pháp luật quốc tế, các quy phạm
pháp luật quốc tế sẽ có thể trở thành các quy phạm đạo đức và chỉ mang tính chất khuyến nghị Chính trách nhiệm pháp lý quốc tế sẽ là yếu tố ràng buộc các bên tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết của mình và quy phạm pháp luật quốc tế
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng chính là cơ sở đảm bảo cho việc bảo
vệ, khôi phục lại lợi ích chính đáng của các chủ thể bị hại Nhằm bảo đảm sự công bằng, thiện chí trong quan hệ quốc tế thì việc khôi phục quyền lợi cho bên bị hại là yêu
cầu bắt buộc và có ý nghĩa như một hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên gây thiệt hại,
ngăn ngừa chủ thể đó hoặc các chủ thể khác không tiếp tục vi phạm pháp luật quốc tế
Thứ ba, đây cũng chính là cơ sở pháp lý để quốc gia bị hại hoặc cộng đồng quốc
tế thực hiện các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt đối với chủ thể vi phạm trong trường
hợp chủ thể đó vẫn không tuân thủ theo các quy định của pháp luật quốc tế, bảo vệ một
cách đầy đủ và trọn vẹn việc thực thi nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật quốc tế
1.4.Chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế
Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định trong hệ thống luật quốc
tế do đó các chủ thể của luật quốc tế sẽ là các chủ thể của định chế trách nhiệm pháp lý
Trang 18quốc tế Các chủ thể trong quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế bao gồm chủ thể phải
gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và chủ thể thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp
lý quốc tế
Quốc gia
Quốc gia là chủ thể cơ bản của pháp luật quốc tế và cũng là chủ thể quan trọng
nhất của định chế trách nhiệm pháp lý quốc tế Về mặt lý luận, quốc gia là một chủ thể
có tư cách pháp lý độc lập, có thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp lý, quan hệ
đối ngoại trên trường quốc tế Tuy nhiên, các hoạt động của quốc gia phải được thực
hiện bởi những cơ quan và người đại diện của quốc gia, được pháp luật quốc gia đó trao quyền Theo Dự thảo 2001 thì quốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi các
cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho quyền lực nhà nươc thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế.10
Trên thực tế có thể có trường hợp công dân của một quốc gia bị thiệt hại nhưng
cá nhân đó sẽ không tham gia trực tiếp vào quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế để tự
mình khôi phục, bảo vệ lợi ích của mình Bởi lẽ, quan hệ pháp lý quốc tế chỉ tồn tại
giữa các chủ thể của luật quốc tế, do đó cá nhân này phải yêu cầu, nhờ đến sự can thiệp của quốc gia tư cách nguyên đơn đối với quốc gia gây thiệt hại để bảo vệ lợi ích cho
mình Đồng thời, đây cũng chính là trách nhiệm của nhà nước đối với công dân mình
Trang 19luật quốc tế khi đang thực thi các chức năng của tổ chức quốc tế thì tổ chức quốc tế sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế11
Hiện nay, số lượng của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là rất nhiều và đang
ngày càng tăng thêm do nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế Tuy nhiên, số lượng các quy
phạm quy định riêng cho chủ thể này vẫn còn hạn chế Theo xu hướng phát triển, các
quy định cho chủ thể này sẽ ngày càng được quan tâm xây dựng và hoàn thiện trong
tương lai không xa12
Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết
Giống như các chủ thể khác của luật quốc tế, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm hoặc không
trái pháp luật gây thiệt hại của mình Theo đó, khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang
thực thi các nhiệm vụ được chủ thể này giao phó gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế thì dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết sẽ là chủ thể gánh chịu trách nhiệm
pháp lý quốc tế13
Các thực thể đặc biệt
Hiện nay có một số thực thể đang tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế (chủ thể đặc biệt của luật quốc tế) như Toà thánh Vatican hoặc vùng lãnh thổ như Đài Loan Các chủ thể này cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của mình
11 Chẳng hạn, nếu các binh sĩ của tổ chức liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato) có hành vi trái pháp luật
như giết hại, bắt cóc công dân một quốc gia khi đang thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của HĐBA tại quốc gia
đó thì tổ chức liên minh quân sự Nato sẽ là chủ thể gánh chịu TNPLQT bởi lẽ tổ chức này là một chủ thể của luật
quốc tế, do đó có quyền năng chủ thể và khả năng gánh chịu TNPLQT do nhân viên của mình gây ra
12 Hiện nay, UBPLQT của Liên Hiệp Quốc đã vừa chấp thuận bản Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý
quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ năm 2011
13
Ví dụ: các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết phải chịu TNPLQT nếu trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc của mình, các binh sĩ của chủ thể này đã thực hiện một số hành vi trái PLQT như tấn công, phá
huỷ các đại sứ quán, lãnh sự quán của các quốc gia khác đặt trên lãnh thổ đang bị chiếm đóng, gây thương vong
cho các nhân sự trong các cơ quan này Đây là hành vi vi phạm quy định về bất khả xâm phạm của các cơ quan
đại diện ngoại giao, lãnh sự theo PLQT
Trang 20gây ra Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của mình, việc chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thể này sẽ chỉ đặt ra trong một phạm vi giới hạn14
1.5.Nguồn của trách nhiệm pháp lý quốc tế
Nguồn của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế gồm các loại sau:
Thứ nhất, các điều ước quốc tế được các chủ thể luật quốc tế ký kết đã giúp cho
các quy phạm về trách nhiệm pháp lý quốc tế được quy định rõ ràng và thống nhất
Một số các điều ước tiêu biểu bao gồm: Hiến chương Liên Hiệp Quốc với các quy định
về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành vi xâm phạm hoà bình thế giới, Công ước
1973 về ngăn chặn và trừng trị tội phân biệt chủng tộc, công ước 1948 về ngăn ngừa và
trừng trị tội diệt chủng, công ước 1972 về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại phát
sinh từ hoạt động vũ trụ, các công ước chuyên môn về bảo vệ môi trường15… Hiện nay, Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001 và
Dự thảo các quy đinh về trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ năm 2011 mặc dù chưa có hiệu lực nhưng lại có ý nghĩa khá quan trọng Sự pháp
điển hoá này đã góp phần xác định những tiêu chuẩn pháp lý chung, thống nhất đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vận dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế vào quan hệ quốc tế
ngày nay
Thứ hai, các tập quán quốc tế hiện nay là nguồn chủ yếu về số lượng và hiện
chứa đựng phần lớn các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm pháp lý
14 Ví dụ tòa thánh Vatican được cộng đồng quốc tế thừa nhận là một thực thể - nhà nước độc lập nằm trong lòng
thành phố Roma, Ý Mặc dù vậy, Vatican chỉ tham gia quan hệ quốc tế ở một số lĩnh vực nhất định như đối
ngoại, kinh tế… còn những quan hệ khác sẽ được một số quốc gia khác đảm nhận, ví dụ như lĩnh vực quốc phòng
sẽ do Nhà nước Ý thực hiện Do đó tòa thánh Vatican sẽ chỉ chịu TNPLQT trong phạm vi giới hạn những chức
năng của mình Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_qu%E1%BB%91c_Vatican (truy cập ngày
21/05/2012)
15 Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tếđặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước
(RAMSAR) năm 1971, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới năm 1972, Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn năm 1987, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp
Quốc (UNFCCC) năm 1992
Trang 21quốc tế Do trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định pháp lý mới chỉ được cộng
đồng thế giới quan tâm và xây dựng bằng các quy định cụ thể từ sau thế kỷ XX, các
quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế nói chung sử dụng phổ biến tập quán để giải quyết các vấn đề của chế định này Bên cạnh đó sự chưa thống nhất giữa các quốc gia về nội dung và những nguyên tắc thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng là
một nguyên nhân khiến cho mặc dù đã có một số điều ước được ký kết, số lượng các quy phạm trong các tập quán vẫn chiếm số lượng rất lớn và đóng góp cực kỳ quan
trọng vào sự điều chỉnh định chế này ở thời điểm hiện tại
Thứ ba, các tuyên bố đơn phương của một quốc gia thể hiện sự tự nguyện ràng
buộc một nghĩa vụ của quốc gia mình đối với một chủ thể nào đó của luật quốc tế và
được chủ thể luật quốc tế đó chấp nhận có thể được xem như một dạng nguồn của trách
nhiệm pháp lý quốc tế Quốc gia tuyên bố phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những nội
dung mình đã cam kết trong tuyên bố, nếu thực hiện không đúng hoặc không thực hiện
sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
Thứ tư, các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế mặc dù không được sử
dụng một cách trực tiếp để xác định và áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế cho những chủ thể luật quốc tế, nhưng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, pháp điển hoá
những quy phạm pháp lý quốc tế, tạo cơ sở, tiền đề cho sự ra đời những quy phạm pháp lý quốc tế mới tiến bộ hơn Trong số các phương tiện bổ trợ nguồn thì các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các bản án của Toà án quốc tế và trọng
tài quốc tế là hai nguồn pháp lý đóng vai trò quan trọng nhất
1.6.Phân loại trách nhiệm pháp lý quốc tế
Trách nhiệm pháp lý quốc tế có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu trong khoa học pháp lý quốc tế và việc vận
dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế trong thực tiễn quan hệ quốc tế
Trang 22Dựa trên tiêu chí về tính chất pháp lý của hành vi gây thiệt hại, trách nhiệm
pháp lý quốc tế được chia thành trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan và trách
nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan sẽ phát sinh
khi chủ thể luật quốc tế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Ngược lại, trách
nhiệm pháp lý khách quan lại phát sinh khi các chủ thể luật quốc tế thực hiện hành vi
pháp luật quốc tế không cấm nhưng gây thiệt hại cho một chủ thể luật quốc tế khác
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến TNPLQT phát sinh
do hành vi vi phạm PLQT (TNPLQT chủ quan)
Dựa trên tiêu chí về tính chất của thiệt hại, trách nhiệm pháp lý quốc tế được
chia thành trách nhiệm pháp lý quốc tế vật chất và trách nhiệm pháp lý quốc tế phi vật
chất Trách nhiệm này gắn liền với việc xác định thiệt hại vật chất hay phi vật chất
Thiệt hại về vật chất là những thiệt hại như cơ sở vật chất, các công trình xây dựng của một quốc gia bị một quốc gia khác gây thiệt hại, sức khoẻ, tính mạng của người dân,
thiệt hại về tài chính, kinh tế… Ngược lại, thiệt hại phi vật chất lại là những thiệt hại
về mặt tinh thần, về chính trị, ngoại giao Các thiệt hại này thường khó có thể tính toán được cụ thể và mang tính trừu tượng cao16
2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia
Trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm phát luật quốc tế của quốc gia
(TNPLQT chủ quan) là chế định trách nhiệm pháp lý được áp dụng phổ biến trong
quan hệ quốc tế Bởi lẽ, quan hệ giữa các quốc gia là quan hệ cơ bản và chủ yếu của
quan hệ quốc tế hiện nay Ngoài ra, số lượng quy phạm pháp lý quy định về trách
16 Các thiệt hại phi vật chất thường xảy ra trong thực tiễn quan hệ quốc tế như việc trục xuất đại sứ của quốc gia
khác, việc đưa ra những tuyên bố làm ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia khác trên trường quốc tế Ví dụ việc
Tổng thống Mỹ tuyên bố trong thông điệp Liên bang vào năm 2002 xem Iran và Triều Tiên là những quốc gia
thuộc “liên minh ma quỷ” Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5c_ma_qu%E1%BB%B7 (truy cập
ngày 27/05/2012) hoặc việc xâm phạm biên giới chủ quyền của quốc gia khác như cuộc tập trận của Mỹ và Hàn
Quốc sát biên giới của Triều Tiên vào năm 2010 được cho là hành vi trả đũa Triều Tiên đối với việc Triều Tiên
đã bắn pháo vào lãnh thổ Hàn Quốc trước đó, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Hàn Quốc Xem
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2010/11/3ba23880/ (truy cập ngày 27/05/2012)
Trang 23nhiệm pháp lý chủ quan nhiều hơn nhiều lần số lượng quy phạm pháp lý cho trách nhiệm pháp lý khách quan, vốn chỉ mới xuất hiện ở một vài các Điều ước quốc tế gần
đây Trong nội dung trách nhiệm pháp lý chủ quan, tác giả sẽ chỉ đề cập đến trách
nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan của quốc gia
2.1.Cơ sở của trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là một chế định giúp cho các quốc gia bị thiệt hại
có thể bảo vệ, khôi phục lại được lợi ích của mình Tại thời điểm hiện nay, cộng đồng
quốc tế vẫn chưa có được một văn bản pháp lý quốc tế thống nhất có hiệu lực quy định
về vấn đề này (Dự thảo 2001 hiện vẫn chưa có hiệu lực) Tuy nhiên, Dự thảo 2001 vẫn
được cộng đồng quốc tế sử dụng như một nguồn bổ trợ của luật quốc tế cho quan hệ
trách nhiệm pháp lý quốc tế
Theo dự thảo, một quốc gia chỉ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi
hội đủ các điều kiện sau:
Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại đã xảy ra
2.1.1.Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế là hành vi mà một quốc gia thực hiện mâu
thuẫn hay đi ngược lại các cam kết, các quy định pháp luật quốc tế của quốc gia đó
Việc xác định tồn tại trên thực tế một hành vi vi phạm pháp luật quốc tế là tiền đề, cơ
sở đầu tiên của việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế cho một quốc gia Về nguyên
Trang 24tắc, “Mọi hành vi trái pháp luật của quốc gia đều dẫn tới trách nhiệm pháp lý quốc tế
của quốc gia đó.”17
2.1.1.1 Đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
Thứ nhất, hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thể hiện dưới dạng là hành động và
không hành động trái pháp luật quốc tế Nội dung trên đã được ghi nhận tại Điều 2 Dự
hại các giá trị nhân đạo quốc tế như tàn sát dân thường hoặc tù binh chiến tranh, hành
vi ban hành các văn bản pháp luật trong nước vi phạm với các cam kết, quy định pháp
luật quốc tế, hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
Các hành vi không hành động vi phạm pháp luật quốc tế là những hành vi có tính bị động khi các quốc gia không thực hiện những nghĩa vụ, những công việc mà theo các cam kết của quốc gia, các quy định pháp luật quốc tế quốc gia có nghĩa vụ
phải thực hiện Các hành vi không hành động trái pháp luật như: hành vi không ban
hành các văn bản pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế mà quốc gia đã cam kết, hành vi không bảo vệ các cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia khác trên lãnh thổ
quốc gia mình, không xét xử các cá nhân, pháp nhân gây thiệt hại cho cá nhân, pháp
nhân hay quốc gia nước ngoài, không thực hiện việc dẫn độ tội phạm quốc tế
17 Điều 1 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001
18 Điều 2 Dự thảo 2001 quy định:
Một hành vi trái pháp luật của một quốc gia khi thực hiện, là một hành động hoặc không hành động:
- được quy cho quốc gia đó theo pháp luật quốc tế, và
- cấu thành một sự vi phạm một nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đó
Trang 25Trên thực tế thì hành vi không hành động vi phạm pháp luật quốc tế xảy ra ít
hơn nhiều so với hành vi hành động vi phạm pháp luật quốc tế Hơn thế nữa, việc phân
định một hành vi là hành vi không hành động vi phạm pháp luật quốc tế từ các tình huống, hoàn cảnh xung quanh là hết sức khó khăn Ví dụ tiêu biểu trên thực tế là vụ eo biển Corfu (Anh và Albania)19
và vụ Nhân viên ngoại giao và lãnh sự Mỹ tại Teheran (Mỹ và Iran)20
Thứ hai, hành vi trái pháp luật quốc tế là hành vi vi phạm những nghĩa vụ quốc
tế
Về mặt lý luận, một hành vi được xem là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khi
hành vi đó đi ngược hay làm trái với quy định của pháp luật quốc tế Theo đó, quốc gia
sẽ bị xem là vi phạm pháp luật quốc tế khi quốc gia thực hiện không phù hợp bất kể nghĩa vụ nào, nghĩa vụ được thiết lập nên bởi tập quán quốc tế hay Điều ước quốc tế,
hay thậm chí những nguyên tắc chung bắt buộc thi hành của pháp luật quốc tế Các
tuyên bố đơn phương của một quốc gia cũng có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý quốc tế
19 Một ví dụ cho hành vi không hành động vi phạm pháp luật nước ngoài đó là vụ việc Eo biển Corfu (Vương
quốc Anh và Bắc Ai Len với Cộng hoà nhân dân Albania) Đây là vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do sự kiện
ngày 22 tháng 10 năm 1946, hai tàu chiến của Anh va phải thuỷ lôi tại vùng nước của Albania, eo biển Corfu Vụ
va chạm với thuỷ lôi đã làm hai tàu chiến của Anh bị chìm, gần năm mươi thuỷ thủ bị chết và số lượng tương
đương bị thương Theo đó Toà án công lý quốc tế (The international court of justice) đã tuyên Albania phải bồi
thường cho Liên hiệp Anh số tiền £843,947 TACLQT đã lập luận rằng, trong vụ việc trên Albania hoàn toàn có
đủ khả năng để biết về sự hiện diện của bãi thuỷ lôi trong vùng nước lãnh thổ của mình nhưng đã không thực
hiện hành vi cảnh báo cho một quốc gia thứ ba khác về sự hiện diện đó Xem
http://en.wikipedia.org/wiki/Corfu_Channel_Incident (truy cập ngày 29/05/2012)
20
Một vụ việc khác đó là vụ việc Nhân viên ngoại giao và lãnh vự Mỹ ở Tehran , Iran (United States Diplomatic
and Consular Staff in Tehran) hay còn gọi là vụ khủng hoảng con tin ở Iran Trong vụ việc trên, 66 công dân Mỹ,
gồm các viên chức ngoại giao Mỹ đã bị giữ làm con tin trong 444 ngày từ ngày 4 tháng 9 năm 1979 đến ngày 20
tháng 1 năm 1981 do một nhóm sinh viên và binh lính Hồi giáo thực hiện TACLQT đã kết luận quy trách nhiệm
cho nhà nước Cộng hoà Hồi giáo Iran do việc đã có hành vi không thực hiện các hành động cần thiết mà đáng lý
ra họ có nghĩa vụ phải thực hiện Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Iran_hostage_crisis (truy cập ngày
29/05/2012)
Trang 26cho quôc gia theo pháp luật quốc tế Ví dụ như quốc gia hứa sẽ đưa ra xét xử những cá
nhân đã có hành vi gây thiệt hại cho những cá nhân, tổ chức của quốc gia khác21
Thứ ba, hành vi trái pháp luật quốc tế chỉ xuất hiện khi có sự tồn tại một nghĩa vụ
quốc tế đối với quốc gia
Nghĩa vụ quốc tế là điều kiện tiên quyết khi xét đến hành vi trái pháp luật quốc
tế Một quốc gia chỉ có thể bị xem là vi phạm pháp luật quốc tế khi quốc gia đang có
một nghĩa vụ quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi Nghĩa vụ quốc tế sẽ là cơ sở để xem xét tính phù hợp của hành vi của quốc gia để có thể kết luận hành vi đó có trái
pháp luật quốc tế hay không22
Thứ tư, tính chất trái pháp luật của hành vi được xem xét theo những quy định
của pháp luật quốc tế
Hành vi trái pháp luật quốc tế chính là hành vi trái với các cam kết, các quy định
của pháp luật quốc tế do đó việc xác định một hành vi là vi phạm phải dựa vảo pháp
luật quốc tế Quốc gia không thể viện dẫn bất kỳ quy định nào từ pháp luật trong nước
để xem xét tính trái pháp luật của hành vi mình cho dù đó có thể là phù hợp với pháp luật quốc gia mình.23
Sự phù hợp theo những điều khoản của pháp luật trong nước trong mọi trường
hợp đều không ảnh hưởng đến việc một hành vi bị xác định là vi phạm pháp luật quốc
21 Dự thảo 2001 xem một hành vi vi vi phạm pháp luật quốc tế “…xuất hiện khi hành vi của quốc gia không phù
hợp với những gì nghĩa vụ đó yêu cầu, bất kể nguồn gốc và bản chất của nghĩa vụ đó” Điều 12 Dự thảo các quy
định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001
22 Nội dung trên là nguyên tắc cơ bản khi xét đến sự tồn tại của trách nhiệm pháp lý quốc tế và Dự thảo 2001 quy
định như sau: “Một hành vi của một quốc gia sẽ không cấu thành một sự vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế nếu
quốc gia đó không bị trói buộc bởi một nghĩa vụ quốc tế vào thời điểm hành vi được thực hiện”Điều 13 Dự thảo
các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001
23 Theo bản Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý của quốc gia “Việc mô tả hành vi của một quốc gia như
là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế phải được đặt dưới pháp luật quốc tế Việc mô tả này không thể bị ảnh
hưởng bởi những mô tả của những hành vi tương tự mà được xem là đúng luật theo pháp luật trong nước.” Xem
Điều 3 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001
Trang 27tế Vấn đề này xuất phát từ việc các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn tự do ý chí trong
việc đồng ý ràng buộc mình vào các cam kết quốc tế, do đó có nghĩa vụ thực hiện một
cách tận tâm, đầy đủ và có thiện chí các cam kết quốc tế này, đồng thời có nghĩa vụ
phải thay đổi, điều chỉnh pháp luật của quốc gia mình cho phù hợp với chúng24
2.1.1.2.Phân loại hành vi vi phạm pháp luật quốc tế chủ quan
Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan là trách nhiệm được cấu thành bởi hành
vi trái pháp luật của chủ thể luật quốc tế Việc xác định mức độ trái pháp luật của hành
vi sẽ giúp việc phán xét trách nhiệm pháp lý quốc tế cho một chủ thể luật quốc tế chính
xác và thoả đáng, giúp các bên trong quan hệ pháp luật thực hiện ngĩa vụ và bảo vệ
quyền lợi của mình một cách phù hợp Pháp luật quốc tế hiện nay có sự phân loại hành
vi vi phạm luật quốc tế theo tiêu chí mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm Theo đó
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế được chia thành tội ác quốc tế và hành vi vi phạm thông thường
Tội ác quốc tế
Hành vi tội ác quốc tế là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở mức độ nghiêm
trọng nhất Đó là các hành vi của những chủ thể luật quốc tế gây xâm hại ở mức độ lớn
đến các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các quan hệ quốc tế, các giá trị thiêng liêng
24 Thực tiễn xét xử của TACLQT đã khẳng định nguyên tắc trên trong phán xét đầu tiên của mình vào ngày 17
tháng 8 năm 1923 trong vụ việc tàu Wimbledon giữa Vương quốc Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản, Đức Theo đó, toà
án đã bác bỏ lập luận của Chính phủ Đức cho rằng việc cho phép tàu Wimbledon đi qua kênh đào Kiel sẽ vi
phạm quy định về sự trung lập của Đức TACLQT cho rằng, quy định về sự trung lập là một quy định được ban
hành bởi một quốc gia cá biệt nên sẽ không thể có giá trị cao hơn điều khoản của một Điều ước (Hiệp ước hoà
bình Versailles) Do đó, Đức phải có nghĩa vụ đồng ý cho tàu Wimbledon đi qua kênh đào Kiel Xem
http://www.worldcourts.com/pcij/eng/decisions/1923.08.17_wimbledon.htm (truy cập ngày 2/6/2012)
Trang 28mà pháp luật quốc tế bảo vệ như nền hoà bình, an ninh của thế giới, sự tồn tại và sống
còn của một dân tộc, quốc gia hoặc một tổ chức thế giới25
Việc quy định các hành vi tội ác quốc tế đã lần đầu tiên được cộng đồng quốc tế ghi nhận tại Quy chế của Tòa án quốc tế như Tòa án quân sự Nuremberg và tòa án quân sự Tokyo xét xử các tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã và Nhật Bản vào năm
1945 Theo các phán quyết của các tòa án này, ngoài việc các quốc gia phải chịu trách
nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi vi phạm của mình, thì các cá nhân, những người thực hiện, chỉ đạo thực hiện các tội ác đó cũng phải gánh chịu trách nhiệm hình sự quốc tế26
Mặc dù các cá nhân này bị xét xử bởi các tòa án quốc tế và bởi pháp luật quốc tế nhưng đây không phải là cơ sở để xem cá nhân như là chủ thể của luật quốc tế Mặc khác, hành vi tội ác quốc tế được coi là hành vi của quốc gia khi họ thực hiện hành vi nhân
danh quốc gia cũng như đang thực hiện quyền lực nhà nước đó
Ngoài ra, theo quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế năm 1988 (Rome statute
Điều 5 công ước gồm các tội phạm sau: tội phạm diệt chủng28, tội phạm chống nhân loại29, tội phạm chiến tranh30, tội phạm xâm lược
25
Các hành vi này được xác định trong các ĐƯQT phổ cập như: Công ước 1948 về chống tội diệt chủng, Công
ước 1973 về chống chủ nghĩa Apacthai, Công ước không áp dụng những hạn chế luật định đối với tội phạm chiến
tranh và tội phạm chống nhân loại 1968
26 Sau hai phiên Tòa nói trên, những kẻ lãnh đạo nhà nước phát xít Nhật và Đức đã bị xét xử Xem Ngô Hữu
Phước, Luật quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội , (2010), tr.605
27 được ký kết vào ngày 17/7/1998 có hiệu lực từ ngày 01/07/2002
28 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế năm 1988, Điều 6 Tội phạm diệt chủng gồm các hành vi: giết các
thành viên của cộng đồng; gây tổn hại về thể xác hoặc tinh thần cho thành viên của cộng đồng; cố tình áp đặt điều
kiện sống lên một cộng đồng, nhóm người một cách có tính toán nhằm tạo ra một sự hủy diệt về mặt thể chất đối
với một phần hoặc toàn bộ cộng đồng…
29 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế năm 1988, Điều 7 Tội phạm chống nhân loại gồm cách hành vi: giết
người, hủy diệt, bắt làm nô lệ, trục xuất hoặc cưỡng bức di chuyển dân cư, cầm tù hoặc những hành vi khác tước
doat tự do về mặt thể xác vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tra tấn, hiếp dâm, nô lệ tình dục,
cưỡng ép hoạt động mại dâm, cưỡng ép mang thai, cưỡng ép triệt sản …
30 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế năm 1988, Điều 8 Tội ác chiến tranh: là những hành vi vi phạm
nghiêm trọng Công ước Geneva 1949, chống lại loài người và những tài sản được bảo vệ theo các điều khoản liên
quan của Công ước này như cố ý tàn sát, tra tấn hoặc những cách đối sự phi nhân tính bao gồm cả thí nghiệm
Trang 29Chính vì hành vi tội ác quốc tế là những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng nhất, đe dọa đến những giá trị cơ bản của đời sống con người nên để ngăn ngừa
những hành vi này có thể xảy ra và hạn chế thiệt hại mà nó gây ra, cộng đồng quốc tế
đã thống nhất áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý đặc biệt cho chủ thể thực hiện Theo
đó, khi một chủ thể luật quốc tế thực hiện hành vi tội ác quốc tế, thì ngoài quốc gia bị
hại toàn thể cộng đồng quốc tế đều có quyền thực hiện các hoạt động cần thiết truy cứu
trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với chủ thể đó theo quy định pháp luật quốc tế
Hành vi vi phạm thông thường luật quốc tế
Hành vi vi phạm thông thường luật quốc tế là những hành vi trái pháp luật quốc
tế nhưng không thuộc nhóm hành vi tội ác quốc tế Những hành vi này rất đa dạng xảy
ra trong đời sống quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ thương mại và do các chủ
thể luật quốc tế thực hiện, gây thiệt hại cho các quốc gia hoặc chủ thể luật quốc tế khác
nhưng mức độ thiệt hại cũng như tính chất nghiêm trọng của hành vi ở mức độ hạn chế
hơn so với hành vi tội ác quốc tế
Khác với trách nhiện pháp lý quốc tế đối với hành vi tội ác quốc tế, ở loại hành
vi này chỉ có chủ thể luật quốc tế bị hại mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý
quốc tế đối với chủ thể gây hại Các chủ thể khác hoặc cộng đồng quốc tế sẽ không thể thực hiện quyền này
sinh học, cố ý gây nên sự đau đớn hoặc làm bị thương một cách nghiêm trọng tới thể xác và sức khỏe, bắt cóc
con tin, việc phá hủy trên diện rộng và chiếm đoạt tài sản không bởi sự cần thiết cho quân sự mà được tiến hành
một cách trái pháp luật và vô đạo đức…Ngoài ra những sự vi phạm một cách nghiêm trọng luật pháp và tập quán
được thừa nhận trong xung đột vũ trang quốc tế, đạt được trong khuôn khổ PLQT kể tên sau đây cũng là hành vi
tội ác chiến tranh, gồm: tấn công mang tính chất quốc tế có nhắm vào những cộng đồng dân cư hoặc những cư
dân cá biệt không không phải là kẻ thù, tấn công mang tính chất quốc tế có định hướng vào những mục tiêu dân
sự không phải mục tiêu quân sự…
Trang 302.1.1.3.Các hành vi trái pháp luật quốc tế cụ thể của quốc gia
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia thực hiện quyền năng của mình qua thông qua
các cá nhân, các cơ quan tổ chức được pháp luật quốc gia đó trao quyền Do đó việc
xác định hành vi nào là hành vi của quốc gia là một vấn đề rất quan trọng Theo luật
quốc tế, quốc gia sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi trái pháp
luật quốc tế của các cơ quan quan trong bộ máy nhà nước, của viên chức nhà nước và
trong nhiều trường hợp là hành vi của công dân quốc gia đó
Hành vi của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Hoạt động của bộ máy nhà nước được chia thành ba nhóm quyền lực gồm lập
pháp, hành pháp và tư pháp, ứng với các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ
quan tư pháp31 Theo đó, khi các cơ quan ở trên thực hiện hành vi trái pháp luật thì trách nhiệm pháp lý quốc tế sẽ đặt ra đối với quốc gia, cụ thể:
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong hoạt động lập pháp
Chức năng của các cơ quan lập pháp là soạn thảo, ban hành các văn bản pháp
luật của pháp luật quốc gia đó32 Do đó, hành vi trái pháp luật quốc tế của cơ quan nhà nước đặt ra trách nhiệm pháp lý cho quốc gia sẽ liên quan đến việc ban hành văn bản
pháp luật của cơ quan này, cụ thể là hoạt động nội luật hóa33
33 Trên thực tế, quốc gia phải chịu TNPLQT đối với những hành vi sau của cơ quan lập pháp:
- Ban hành những văn bản pháp luật trái với những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trái với các
cam kết,nghĩa vụ của quốc gia theo pháp luật quốc tế
- Không ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để chuyển hóa các quy định của pháp luật quốc tế, các
cam kết vào pháp luật quốc gia để thi hành các quy định, cam kết này
- Không hủy bỏ các văn bản pháp luật trong nước trái với quy định, cam kết của quốc gia theo pháp luật
quốc tế
Trang 31Thứ hai, trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong hoạt động hành pháp:
Hoạt động hành pháp chính là việc thực thi các chức năng của cơ quan hành
chính nhà nước Hoạt đồng này bao gồm việc ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể
hóa pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành và thực hiện tổ chức quản lý tất cả các
mặt của đời sống xã hội34 Quốc gia sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do
hành vi trái phap luật của các cơ quan hành chính khi các chủ thể này nhân danh nhà
nước thực hiện, bất kể vị trí của cơ quan này là ở trung ương hay địa phương35
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong hoạt động tư pháp:
Đây là hoạt động của các cơ quan tư pháp thực hiện các chức năng nhiệm vụ có
liên quan đến, hoặc bổ trợ cho hoạt động xét xử trong bộ máy nhà nước của một quốc
gia36 Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, nếu các cơ quan này có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế thì quốc gia sẽ phải gánh
chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế37
34 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Lý luận Nhà nước và pháp luật, chú thích số 3, tr 168 và tr 276-280
35 Theo Dự thảo 2001, một số các hành vi trái pháp luật cụ thể của các cơ quan hành pháp có thể dẫn đến
TNPLQT của quốc gia như:
- Không có hành vi bảo vệ cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia khác trên lãnh thổ nước
mình
- Hành vi xâm phạm trái phép lãnh thổ quốc gia khác, ra vào biên giới quốc gia khác nhưng chưa có sự
đồng ý của quốc gia đó
- Không thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của cơ quan mình dẫn đến trái pháp luật quốc tế Ví dụ như
cơ quan lập pháp đã nội luật hóa một quy định của pháp luật quốc tế nhưng cơ quan hành pháp lại
không thi hành quy định đã được chuyển hóa vào pháp luật quốc gia đó
- Thực hiện không đúng với các cam kết, nghĩa vụ quốc tế của quốc gia với các chủ thể khác của luật
quốc tế
36 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Lý luận Nhà nước và pháp luật, chú thích số 3, tr 169-170 và tr
280-282
37 Những hành vi trái pháp luật của các cơ quan này gồm:
- Thực hiện các hoạt động tư pháp vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế như: thực hiện bắt giữ trái
pháp luật quốc tế các viên chức ngoại giao lãnh sự của quốc gia khác khi các chủ thể này chưa từ bỏ
quyền miễn trừ tư pháp, thực hiện các hoạt động bắt giữ tội phạm trong lãnh thổ của quốc gia khác
nhưng chưa có sự đồng ý của quốc gia đó, thực hiện xét xử có sự phân biệt giữa người nước ngoài với
công dân quốc gia và giữa người nước ngoài với nhau
Trang 32 Hành vi của công dân quốc gia
Hành vi của cá nhân, là công dân của quốc gia sẽ được xem như hành vi của
quốc gia trong hai trường hợp:
Thứ nhất, họ thực hiện hành vi đó dưới sự chỉ đạo, quản lý của quốc gia Theo
Dự thảo 2001, hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm người sẽ được xem là hành vi
của quốc gia theo pháp luật quốc tế nếu được thực hiện theo sự hướng dẫn hoặc chỉ đạo
- Không thực hiện các hoạt động tư pháp theo nghĩa vụ quốc tế của quốc gia: từ chối xét xử trái với quy
định pháp luật quốc tế, không thực hiện các hoạt động bắt giữ tội phạm hình sự quốc tế trễn lãnh thổ
quốc gia đó, không thực hiện dẫn độ tội phạm theo các cam kết quốc tế
38
Điều 5 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia năm 2001 “Hành vi của một người
hoặc một thực thể mà không phải là của cơ quan,tổ chức đã được nói đến ở Điều 4 nhưng được trao quyền theo
pháp luật quốc gia đó để thực thi các quyền lực nhà nước sẽ được xem như hành vi của quốc gia theo pháp luật
quốc tế, nếu cá nhân hay thực thể đang thực hiện hành vi với tư cách nhân danh nhà nước trong những trường
hợp cụ thể”
39 Điều 7 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 2001 “Hành vi của một cơ quan của
quốc gia hoặc của một cá nhân, thực thể được trao quyền để thực thi quyền lực nhà nước sẽ được xem như là
hành vi của quốc gia dưới pháp luật quốc tế, nếu cơ quan, cán hân hay thực thể đó thực hiện hành vi với tư cách
nhà nước, kể cả khi nếu nó vượt quá thẩm quyền hoặc trái với quy định” Trong thực tiễn xét xử của toà án quốc
tế, các phán xét của các thẩm phán cũng tuân theo các quy định trên Một vụ việc điển hình cho trách nhiệm pháp
lý của quốc gia do hành vi của viên chức nhà nước là vụ Caire Vụ việc này liên quan đến hành vi giết hại một
công dân mang quốc tịch Pháp của hai sĩ quan người Mexico Hai sĩ quan này, sau khi thất bại trong việc tống
tiền đã mang Caire tới trại lính ở địa phương và bắn ông ấy Hội đồng xét xử đã cho rằng hai viên sĩ quan trên dù
cho họ thực hiện hành vi bên ngoài thẩm quyền của mình và dù cho chỉ huy của họ đã hủy bỏ lệnh đó thì quốc gia
vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế, bởi vì hai viên sĩ quan trên đã hành động dưới sự bảo trợ của chức
danh sĩ quan của họ và sử dụng các công cụ để thực hiện có được do chức danh đó mang lại Xem Caire
Claim (1929) (Pháp và Mexico) 5 RIAA 516
Trang 33hoặc quản lý của quốc gia40 Tuy nhiên, những hành vi được xem là hành vi của quốc
gia chỉ khi quốc gia chỉ đạo hay quản lý một hoạt động cụ thể và hành vi đó là một
phần không thể thiếu trong hoạt động này41
Thứ hai, hành vi của công dân cũng có thể là hành vi của các cá nhân, nhóm
người không phải là người có thẩm quyền nhưng thực hiện thay thế quyền lực nhà
nước trong những trường hợp cấp bách Đây là trường hợp những cá nhân thực thi
quyền lực nhà nước trong trường hợp vắng mặt hoặc không có người có thẩm quyền chính nhưng cần thiết phải thực thi các thẩm quyền đó42 Ở đây, hành vi do cá nhân hay
nhóm người thực hiện khi họ không hề có bất kỳ quyền hạn thực tế nào để thực hiện
Nội dung quy định trên thể hiện ba điều kiện cần phải có để một hành vi được xem là hành vi của quốc gia gồm: đầu tiên, hành vi đó phải thực sự liên quan đến việc thực
hiện yếu tố quyền lực nhà nước, thứ hai, hành vi đó phải được thực hiện khi vắng mặt
hoặc không có người có thẩm quyền chính thức và thứ ba, tình huống đó phải thực sự
cấp thiết cần thực thi các thẩm quyền đó
Ngoài hai trường hợp trên, quốc gia sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý
quốc tế do hành vi của công dân mình nếu họ không nằm dưới sự quản lý hoặc kiểm
soát của mình Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý quốc tế vẫn có thể đặt ra cho quốc gia
40 Điều 8 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 2001
41
Mức độ của sự quản lý được quốc gia áp dụng lên một hành vi để cấu thành nên nó là vấn đề cốt yếu trong vụ
việc Những hành động quân sự và bán quân sự ủng hộ và chống lại Nicaragua (Military and Paramilitary
Ac-tivities in and against Nicaragua).Trong vụ việc trên,vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ có phải chịu TNPLQT hay
không khi là quốc gia đã lập kế hoạch và hỗ trợ cho hành vi của nhóm phản cách mạng ở Nicaragua.Tòa án công
lý quốc tế đã phủ quyết lập luận của hội đồng lãnh đạo Nicaragua cho rằng hành vi của nhóm phản cách mạng sẽ
được xem như hành vi của Hoa Kỳ Bởi vì mặc dù có sự hỗ trợ lớn về tiền bạc và những hỗ trợ khác của Hoa Kỳ
cho nhóm phản cách mạng, nhưng không có bất kỳ chứng cứ rõ ràng nào cho thấy Hoa Kỳ thực sự có được sự
kiểm soát hay chỉ đạo nào đối với lực lượng này, xét trên tất cả các phương diện, để chứng minh nhóm phản cách
mạng đang hành động nhân danh Hoa Kỳ Xem Military and Paramilitary Activities in and against
Nicaragua (Nicaragua v United States of America), Merits, Judgment, I.C.J Reports 1986 Xem
Trang 34trong những trường hợp hành vi của công dân không nhân danh Nhà nước, cụ thể nếu quốc gia đó:
- Có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi trái pháp luật của công dân mình nhưng đã
không thực hiện hoặc thực hiện nhưng thất bại;
- Có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để điều tra, truy bắt tội phạm nhưng đã không thực hiện;
- Không áp dụng những biện pháp thích đáng để trừng trị tội phạm theo trách
nhiệm của mình hoặc
- Công khai thừa nhận những hành vi trái pháp luật của công dân là hành vi nhân danh Nhà nước43
2.1.2.Thiệt hại xảy ra trên thực tế
Thiệt hại lả một trong ba điều kiện để xem xét trách nhiệm pháp lý quốc tế của
một quốc gia Hành vi trái pháp luật của một chủ thể luật quốc tế nếu không phát sinh
thiệt hại trên thực tế sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế Điều này xuất phát từ lý do trách nhiệm pháp lý quốc tế không hướng đến việc trừng phạt một chủ thể
của luật quốc tế mà chủ yếu là nhắm đến việc khôi phục lại lợi ích đã bị thiệt hại của
một chủ thể luật quốc tế thông qua việc bồi thường của chủ thể gây hại Việc xác định
có tồn tại thiệt hại trên thực tế sẽ là cơ sở quan trọng để quy kết trách nhiệm pháp lý
quốc tế cho một chủ thể và là cơ sở để yêu cầu chủ thể đó thực hiện các nghĩa vụ bồi
thường, khắc phục thiệt hại theo pháp luật quốc tế
Thiệt hại trong thực tế có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất Trong trường hợp này, quốc gia bị thiệt hại sẽ xác
43 Điều 11 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 2001 Xem vụ Những con tin ngoại
giao lãnh sư Mỹ tại Tehran (Mỹ và Iran) năm 1980
Trang 35định hành vi trái pháp luật của quốc gia khác đã gây hại cho các yếu tố vật chất (tính
mạng, sức khỏe công dân, nhà cửa công trình…) hay các yếu tố phi vật chất liên quan
đến tinh thần, hình ảnh, danh dự quốc gia Tuy nhiên, trong thực tiễn có trường hợp
một hành vi trái pháp luật có thể gây thiệt hại cho cả vật chất và phi vật chất cho một
quốc gia khác44
2.1.3.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
Một hành vi trái pháp luật của một quốc gia dẫn đến trách nhiệm pháp lý quốc tế cho quốc gia đó chỉ khi gây thiệt hại cho quốc gia khác Do đó, việc xác định chính xác
thiệt hại xảy ra có phải xuất phát, có nguyên nhân từ hành vi trái pháp luật hay không
có ý nghĩa vô củng quan trọng Xác định chính xác hành vi là nguyên nhân của thiệt
hại xảy ra sẽ giúp đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế chính xác và
công bằng
Trong thực tế, tại thời điểm hành vi trái pháp luật được thực hiện tồn tại song
song rất nhiều hành vi, sự kiện, sự biến pháp lý khác Do vậy việc xác định hành vi nào
là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại sẽ có thể rất phức tạp Về mặt lý luận, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại là mối quan hệ vận động nội tại giữa nguyên nhân
và kết quả theo một quy trình, diễn biến lô gic, hợp lý Hành vi trái pháp luật phải là
nguyên nhân chủ chốt, nguyên nhân quyết định dẫn đến thiệt hại xảy ra, nếu không có
hành vi này thì thiệt hại sẽ không xảy ra được Ngược lại, thiệt hại cũng phải là hậu quả
tất yếu sẽ xảy ra khi có hành vi trái pháp luật đó Do đó, hành vi trái pháp luật sẽ phải
được thực hiện trước khi thiệt hại xảy ra
44
Một ví dụ cho trường hợp trên là vụ việc máy bay Mỹ không kích nhầm vào một trại lính trên lãnh thổ Pakistan
làm 20 binh lính của quốc gia này bị thiệt mạng Thiệt hại vật chất do hành vi trái pháp luật này gây ra là sự tổn
thất về nhân mạng của binh lính Pakistan còn thiệt hại về tinh thần chính là việc chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh
thổ của Pakistan đã bị xâm phạm Xem
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/dvt.vn/Ten-lua-My-giet-chet-20-binh-linh-Pakistan/5209140.epi (truy cập ngày 18/06/2012)
Trang 362.1.4.Yếu tố “lỗi” trong trách nhiệm pháp lý quốc tế
Hiện nay cộng đồng quốc tế đã có sự thống nhất về ba điều kiện vừa nêu trong
việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế cho chủ thể luật quốc tế Tuy nhiên, yếu tố
lỗi vẫn chưa có được sự thống nhất về quan điểm Một bộ phận các quan điểm cho rằng cần có yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế45 Tuy nhiên, phần lớn các quan điểm trên thế giới cho rằng không nên đưa yếu tố lỗi vào việc xác định
2.2.Trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia
Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là các tình
huống mà khi rơi vào tình huống này, quốc gia sẽ được loại bỏ hoặc giảm nhẹ trách
nhiệm pháp lý quốc tế Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế đã tồn tại trong quan hệ quốc tế như những quy tắc, tập quán và hiện nay các trường hợp này đã được ghi nhận trong Dự thảo 2001
2.2.1.Tư vệ hợp pháp
Quốc gia sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế trong trường hợp hành vi của
quốc gia là tự vệ hợp pháp46 Tuy nhiên, việc tự vệ của quốc gia phải được thực hiện
on State Responsibility (Việc hút thuốc/ không hút thuốc: một vài nhận xét về vị trí hiện tại của yếu tố lỗi trong
những quy định dự thảo của trách nhiệm pháp lý của quốc gia của ILC), European Journal of International Law,
Vol 10, No.2 (1999), tr.398-404
46 Theo Dự thảo 2001 “Sự trái pháp luật của một hành vi của quốc gia sẽ bị loại trừ nếu hành vi đó cấu thành
một hành vi tự vệ trong giới hạn pháp luật cho phép, được thực thi phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc”
Trang 37trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế Theo đó, quyền tự vệ sẽ bị giới hạn bởi những điều kiện bao gồm: đã xảy ra hành vi tấn công quân sự trên thực tế, hành vi tự vệ phải đảm bảo sự tương xứng với sự tấn công và chỉ nhằm mục đích đẩy lùi sự tấn công xâm lược 47
2.2.2.Quốc gia bị thiệt hại đồng ý
Sự đồng ý của một quốc gia đối với hành vi gây thiệt hại của quốc gia khác sẽ là
điều kiện để quốc gia gây thiệt hại được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế48 Việc miễn
trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, sự đồng ý đó phải hợp pháp nghĩa là cần phải được đưa ra bởi các cơ
quan hay cá nhân có thẩm quyền thực hiện với tư cách đại diện cho quốc gia theo trình
tự thủ tục pháp luật quốc gia đó Sự đồng ý phải trên cơ sở sự tự định đoạt của quốc gia
đó, tức không bị ảnh hưởng bởi sự cưỡng ép từ một quốc gia khác khi đưa ra sự đồng ý
này
Thứ hai, việc đồng ý chỉ có giá trị giữa quốc gia đồng ý và quốc gia được đồng ý
Do đó trong một trường hợp tồn tại một nghĩa vụ của một quốc gia đối với nhiều quốc
gia khác thì việc một quốc gia đồng ý sẽ không loại trừ trách nhiệm của quốc gia vi
phạm đối với những quốc gia còn lại
Xem Điều 21 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 2001 và Điều 51 Hiến chương
Liên Hiệp Quốc
47 Hành vi tự vệ không được sử dụng để trừng phạt những người dân hoặc cơ sở vật chất không liên quan trực
tiếp đến hành vi tấn công Việc những người vô tội và cơ sở vật chất nói trên bị trừng phạt bởi hành vi tự vệ sẽ bị
luật pháp quốc tế gọi là “Collective Punishment” (trừng phạt đánh đồng) và bị cấm theo luật pháp quốc tế Bởi
những hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản “proportionality” (trương xứng) Đó là lý do Điều
33 Công ước Geneva về bảo vệ nạn nhân chiến tranh ngày 12 tháng 8 năm 1949 và Điều 75 nghị định thư bổ
sung của Công ước này đã có quy định cấm việc trừng phạt đánh đồng, hành động cướp bóc và những hành vi
khác vượt ngoài sự đáp trả, do những hành vi trên nhìn chung đều vượt ngoài sự cần thiết của việc thiếp lập lại
hòa bình và an ninh của một hành vi tự vệ thuần túy Xem http://www.israellawresourcecenter.org/inter
nationallaw/studyguides/sgil1d.htm (truy cập ngày 3/06/2012)
48 Theo điều 20 Dự thảo 2001 thì sự đồng ý của quốc gia bị thiệt hại sẽ loại bỏ yếu tố trái pháp luật của hành vi
được thực hiện bởi một quốc gia gây hại trong mối liên quan với quốc gia đồng ý và trong chừng mực giới hạn
của sự đồng ý đó Xem Điều 20 Dự thảo các quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia 2001