1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bản chất và đặc điểm của hợp đồng

81 9,3K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 536,5 KB

Nội dung

Hợp đồng là một trong những chế định nhiều tuổi nhất trong lịch sử pháp luật thế giới

Trang 1

1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hợp đồng :

1.1 Khái niệm :

Hợp đồng là một trong những chế định nhiều tuổi nhất trong lịch sử pháp luật thếgiới Hợp đồng trong Luật La Mã được coi là hoàn thiện nhất trong thời kỳ lịch sử sơkhai Có thể nói nguyên nhân hình thành nên hợp đồng đó chính là :

- Nguyên nhân khách quan : khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định,con người chỉ có thể làm một số công việc nhất định, nhu cần của con người ngày càngphong phú, đa dạng hơn

- Nguyên nhân chủ quan : Từ những nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng củamình, để thoả mãn nhu cần này, con người có mong muốn được trao đổi vật chất vớinhau

Cơ sở hình thành nên hợp đồng.

Theo quan niệm của các luật gia La Mã thì Hợp đồng được coi là hình thức thể hiện ýchí của các giao dịch song phương mà việc xác lập chúng có thể trực tiếp làm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên

Trong Luật La Mã thì điều kiện cơ bản để hợp đồng có hiệu lực như sau :

- Ý chí và sự thể hiện ý chí

- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp và phải được xác định

- Hành vi, công việc trong hợp đồng phải thực hiện được

- Thoả mãn đìêu kiện về hình thức

Còn trong Bộ luật dân sự Pháp điều 1011 thì : Hợp đồng là sự thoả thuận của hai haynhiều bên về việc chuyển giao một vật, làm hay không làm một công việc nào đó

Còn đối với Bộ luật dân sự Đức : Hợp đồng được coi là điều kiện cần thiết để hìnhthành hoặc làm thay đổi một trách nhiệm từ các giao dịch hợp pháp của các các bên trừtrường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 305, BLDS Đức năm 1896, sửa đổi 2002 )

Trang 2

 Nhìn chung các nước trong hệ thống pháp luật Châu Âu - Lục địa (Civil Law)đều có quan niêm về hợp đồng tương tự với Luật La Mã Như vậy Bản chất của hợp đồng

là sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người, đối tượng của hợp đồng phải

có hai bên trở lên Một hợp đồng có hiệu lực phải là một hợp đồng có thể thực hiện được,còn hợp đồng mà không thể thực hiện được thì coi như không tồn tại tức là hợp đồng bị

vô hiệu

Còn ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law) như : Anh, Mỹ,Úc….thì Hợp đồng được định nghĩa là một thoả thuận có ràng buộc về mặt pháp lý Có 4yếu tố cơ bản đề hình thành nên 1 hợp đồng :

Còn tại các nước Châu Á thì về cơ bản quan niệm về hợp đồng cũng không khác gì

so với hệ thống pháp luật Châu Âu - Lục địa và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ như trongĐiều 2 của Luật Hợp đồng của nước Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa năm 1999 có quyđịnh :

Pháp luật dân sự Nhật Bản cũng như Trung Quốc, đề cao sự tự do ý chí và yếu tốthoả thuận trong hợp đồng quy định hợp đồng là “một loại giao dịch dân sự thể hiện sựthống nhất ý chí của hai hay nhiều bên” Như vậy mục đích của hợp đồng thông thường

là phát sinh nghĩa vụ, coi hợp đồng là một quan hệ pháp luật và cũng là căn cứ phổ biến

và quan trọng làm phát sinh nghỉa vụ Tuy nhiên, trong pháp luật Nhật Bản không phải

Trang 3

lúc nào cũng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ mà trong một số trường hợp, hợp đồng cóthể là các loại giao dịch không có mục đích làm phát sinh nghĩa vụ như quan hệ hôn nhâncũng được coi là một giao dịch không làm phát sinh nghĩa vụ.

Còn đối với pháp luật việt Nam điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng, thì cũng chịu ảnhhưởng của Luật dân sự La Mã và thành tựu của hệ thống pháp luật Civil Law

Theo Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 thì : Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa

các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, pháp nhân và các tổ chức khác.

1.2 Bản chất của hợp đồng :

Như vậy từ Điều 388, BLDS 2005 có thể

thấy được bản chất của hợp đồng: là một sự

thoả thuận có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối

với các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ

giữa các bên tức là tạo ra sự ràng buộc pháp lý

Nó được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên

bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và

nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và

trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ

này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt

1.3 Đặc điểm :

Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủthể khác Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản,hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự

do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, khôngphân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêudùng (theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005)

Trang 4

Để quan hệ hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều kiện sauđây:

1 Tồn tại một sự thoả thuận

2 Giữa các bên có thẩm quyền giao kết hợp đồng

3 Dựa trên việc thống nhất ý chí giữa các bên

4 Mục đích của việc giao dịch phải hợp pháp

5 Thoả thuận được xác lập theo hình thức xác định nếu pháp luật có quy định.Các yếu tố này dựa trên điều 122, Bộ luật dân sự 2005, theo đó một giao dịch dân sự

có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây :

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

d ) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trườnghợp pháp luật có quy định

Từ những phân tích khái quát trên về hợp đồng dễ nhận thấy, hợp đồng dân sự chính

là bản "giao kèo" để ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể thamgia hợp đồng mà các bên phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện

2 Tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn ?

Cuộc đời một con người nếu là người dân lao động thì cũng phải tham gia vào cácquan hệ giao dịch hàng ngày như mua một con cá, bó rau, hay mua nhà mua đất để sinhsống, còn đối với một người kinh doanh thì gắn liền với những toan tính huy động vốn,tìm khe hở thị trường, tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm Có nhiềucông cụ để tổ chức các giao dịch đó, song công cụ nên tảng là hợp đồng

Để hợp đồng ngày càng là một công cụ hữu ích hơn trong một xã hội đang ngày càng

Trang 5

có những chuyển mình phát triển mạnh mẽ như Việt Nam thì cần phải xây dựng một chếđịnh hợp đồng phù hợp với thực tiễn vì những lý do sau :

Thứ nhất, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các đối tác với nhau và đảm bảo quyền và

nghĩa vụ hợp pháp trong các thỏa thuận đó Trong quá trình thực hiện pháp luật ở ViệtNam đã xảy ra nhiều sự trùng lặp, mâu thuẫn, không thống nhất nên trong thời gian quapháp luật về hợp đồng đã gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụngpháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp Một số khái niệm pháp

lý, một số định nghĩa được sử dụng trong BLDS không thật chính xác như khái niệmnghĩa vụ dân sự, định nghĩa hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tặng cho, các quy định về cácbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và hợp đồng chưa thật sự phù hợp với điều kiệnkinh tế thị trường nên gây ra nhiều khó khăn khi áp dụng Trong bối cảnh hội nhập quốc

tế hiên nay pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quánthương mại quốc tế Việt Nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệthương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng

Hợp đồng không những đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng mà còn

dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và qui định của pháp luật Đồng thời đây là căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện giao dịch.

Thứ hai, Việc xây dựng một pháp lụât hợp đồng phù hợp với thực tiễn sẽ giúp cho

Hợp đồng có thể bảo đảm, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và cácchủ thể khác Trong nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự quyền tự do hợp đồng phải đượcghi nhận và bảo đảm Vả lại trong dân gian ta có câu: Việc dân sự cốt ở đôi bên Cá nhân,pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng, tự do thoả thuận, tựđịnh đoạt và hợp đồng được xác lập chính trên cơ sở của sự tự do thoả thuận

Thứ ba, Môi trường sống, môi trường kinh doanh ngày càng biến thiên liên tục, ý chí

vào thời điểm giao kết cũng có thể hay đổi Do đó nó hợp đồng này càng mang tính chấtcủa một quá trình Và quá trình này hàm chứa nhiều rủi ro đa dạng do môi trường kinhdoanh, môi trường sống trong xã hội ngày càng thay đổi liên tục và nhanh chóng Con

Trang 6

người ngày nay phải sống chung với cạnh tranh, với thay đổi không ngừng và rủi ro trongtất cả mọi lĩnh vực Không còn là hiện tượng ngẫu nhiên, rủi ro đã trở thành một yếu tốthường trực cần được xét tính trước trong các giao dịch Bởi vậy hợp đồng không chỉ làmột quá trình mà còn là một quá trình có điều tiết, trong đó các bên cùng nhận diện, đánhgiá, phân chia điều tiết rủi ro- gọi chung là quản lý rủi ro Hợp đồng đang dần chuyểnsang xu hứng dự phòng và quản lý rủi ro Xây dựng một chế định hợp đồng phù hợp vớithực tiễn chính là giúp các bên trong giao kết hợp đồng có thể quản lý và dự phòng rủi rođược hiệu quả.

Thứ tư, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các giao dịch vượt ra ngoài lãnh thổ là

điều thường thấy nhất là trong lĩnh vực mua bán hàng hoá Từ đây phát sinh những loạigiao dịch mà chưa được điều chỉnh hay điều chỉnh chưa rõ ràng cụ thể trong BLDS 2005,gây khó khăn cho việc áp dụng luật, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, quan niệm khácnhau, để rồi phát sinh tranh chấp, mất lòng tin với khách hàng Như vậy, một pháp luật vềhợp đồng phù hợp với thực tiễn là vô cùng cần thiềt

Thứ năm, thông tin bất cân xứng ngày càng trở thành một lĩnh vực cần được quan

tâm Việc giao kết hợp đồng ngày nay không đơn giản chỉ là giao kết giữa những thểnhân với nhau hay những pháp nhân với nhau mà còn là những giao kết giữa các cá nhânvới tổ chức, các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong nướcvới doanh nghiệp nước ngoài… Vị thế của các bên giao kết trong những hợp đồng nhưvậy thường rất khác nhau, và cán cân lợi ích thường nghiêng về bên nào mạnh hơn,chuyên nghiệp hơn Điển hình như trong các hợp đồng giữa thương nhân và người tiêudùng Có vị thế yếu ớt so với nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, quyền lợi chính đángcủa người tiêu dùng cần được bảo vệ trước mọi sự lạm dụng Do vậy một pháp luật Hợpđồng phù hợp với thực tiễn của xã hội Việt Nam có thể sẽ giúp điều chỉnh lại cán cân lợiích này cho đồng đều giữa hai bên, giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng, bảo vệ bênchỉ biết chấp nhận hợp đồng vì trong quá trình giao kết họ không có điều kiện để thươnglượng cụ thể chi tiết

Thứ sáu, hiện nay với sự chuyển biến ngày càng phức tạp của một nền kinh tế thị

Trang 7

trường, rất nhiều vụ việc mới đã phát sinh trong các giao dịch, sự mâu thuẫn trong cácđiều luật quy định về hợp đồng Từ đây, gây khó khăn cho các thẩm phán trong vấn đềgiải quyết các tranh chấp về hợp đồng, gây nên việc tồn đọng án ngày càng gia tăng.

Từ một vài lý do trên, chúng ta có thể thấy rằng, việc xây dựng một hệ thống pháp luật về hợp đồng sao cho phù hợp với thực tiễn là một điều vộ cùng cấp bách Đề hợp đồng có thể đạt được mục đích vốn có của nó là nhằm bảo vệ quyền tự

do ý chí, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng Và việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn cũng chính là một trong những nội dung để hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền, tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính dân chủ, công bằng.

3 Mức độ hoàn thiện của pháp luật hợp đồng với thực tiễn hiện nay :

Bộ luật Dân sự 2005 khi vừa mới mới được ban hành thì đã có hàng loạt công trìnhnghiên cứu lớn nhỏ công khai phê phán các bất cập, nên buộc phải có kế hoạch sửa đổilớn, và trong đó các chế định về hợp đồng chắc chắn cũng sẽ có nhiều sự thay đồi Vậytại sao chỉ mới có hiệu lực trong vòng vài năm, mà các chế định về hợp đồng lại tỏ rachưa đáp ứng và chưa phù hợp được với thực tiễn Chúng ta hãy cùng phân tích một cáchkhái quát về chế định hợp đồng trong BLDS 2005 và từ những phân tích ấy, chúng ta cóthể thấy được mức độ hoàn thiện của pháp luật hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ta

3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng :

Đầu tiên phải kể đến vấn đề nền

tảng trong hợp đồng Đó là nguyên tắc

giao kết hợp đồng Về cơ bản, các

nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ

luật Dân sự năm 1995 tiếp tục được duy

trì tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm

2005, nên việc giao kết hợp đồng dân

sự phải tuân theo các nguyên tắc sau

Trang 8

vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và

sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đềtăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… .Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trởthành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nóiriêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung

Tự do hợp đồng là thuộc tính của hợp đồng, là triết lý của pháp luật hợp đồng Nhìnvào tự do hợp đồng có thể đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật hợp đồng Tự dohợp đồng là quyền ký kết, quyền được ký kết, quyền chọn đối tượng, lựa chọn loại hợpđồng, tự do xác định các điều khoản của hợp đồng Căn cứ vào điều kiện,khả năng, hoàncảnh, mục đích của mình mà chọn lựa loại hợp đồng phù hợp Luật pháp không bao giờ

dự liêu hết các tình huống xảy ra trên thực tế; trong hoạt động của đời sống xã hội cácquan hệ xã hội luôn luôn phát triển và chính các chủ thể là người nghĩ ra các quy tắc xử

sự để điều chỉnh các hành vi, luật pháp chỉ là thứ theo sau các hành vi đó Do đó hợpđồng là luật của các bên, trong nhiều trường hợp nó còn có giá trị pháp lý cao hơn cả quyđịnh của pháp luật Chúng ta có thể nhìn vào BLDS 2005, đa số các quy định liên quanđến đến hợp đồng đều có câu : “ nếu không có thoà thuận” hoặc “trừ trường hợp có thoảthuận khác” Điều này cho thấy một điều rằng chỉ khi nào các bên không có thoả thuậnthì pháp luật mới can thiệp vào, chính pháp luật cũng đề cao giá trị của sự thoả thuận củacác bên Tự do giao kết hợp đồng cũng có nghĩa là các bên trong quan hệ hợp đồng được

tự do xác định điều khoản của hợp đồng

Trang 9

Song, tự do hợp đồng không có nghĩa là các bên có thể tự do làm mọi điều mìnhmuốn mà sự tự do đó phải nằm trong những khuôn khổ nhất định sao cho phù hợp vớiđạo đức, pháp luật, tập quán và phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu hơn, bảo vệđược quyền lợi của người lương thiện hơn, trung thực hơn Có như vậy mới đảm bảo được

sự hoàn thiện của pháp luật hợp đồng

Tuy nhiên, có khi nhà nước ta lại can thiệp quá thô bạo vào các quan hệ hợp đồng: đó

là các trường hợp nhà nước ta soạn thoả ra các mẫu hợp đồng Điều này vốn không cầnthiết

3.1.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai

bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chấtcủa quan hệ pháp luật dân sự Các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phảibình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần

xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự.Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khicác bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện Chính vì vậy, pháp luật không thừanhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trongcác bên chủ thể

Sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nộidung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợpđồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa Hay nói cách khác, việc giao kết hợpđồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách kháchquan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng

Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bịnhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giaokết và do đó bị vô hiệu

Nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác đã, đang và sẽ là nguyên tắc cơ bản của

Trang 10

việc ký kết và thực hiện hợp đồng Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội, củahoạt động kinh doanh thương mại và của pháp luật hợp đồng, nguyên tắc này càng có ýnghĩa hết sức quan trọng Để nguyên tắc này phát huy được hiệu lực của mình, pháp luậtcần phải có những quy định thể hiện sự nghiêm khắc đối với những hành vi ký kết haythực hiện hợp đồng không trung thực, thiện chí – những hành vi cố ý vi phạm pháp luậthợp đồng Có như vậy pháp luật hợp đồng của chúng ta mới có thể bảo vệ một cách tốthơn, hiệu quả hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu hơn, của người trung thực,lương thiện

Về mặt nội dung, 2 nguyên tắc trên nhằm mục đích bảo đảm sự tự do, bình đẳng chocác bên Thế nhưng trên thực tiễn, do có sự tự do giao kết giữa các bên nên đã xảy ranhiều trường hợp bên có hiểu biết hơn trong quan hệ hợp đồng lợi dụng nguyên tắc này

để mưu toan trục lợi Từ đó dẫn đến sự thiếu trung thực thiện chí trong việc giao kết hợpđồng, nghĩa là đã vi phạm nguyên tắc khi giao kết hợp đồng Ấy vậy mà trên thực tiễn,các hợp đồng rất hiếm khi bị vô hiệu do vi phạm một trong hai hoặc cả hai nguyên tắcnày

Ví dụ : A, B,C cùng là thương nhân A và C cùng kinh doanh một mặt hàng, cùng

kiểu dáng, cùng chất lượng A biết điều này nhưng C thì không biết Chuyến tàu hàng của

C cập cảng vào lúc 10 giờ ngày 19/5 còn chuyến tàu hàng của A cập cảng vào lúc 10giờ

30 phút cùng ngày A và B là bạn thân nên A đã nhờ B giả vờ làm người muốn mua hàngcủa C B đồng ý Trong quá trình hai bên thương thảo về việc mua bán hàng hoá thì hàngcủa A cập cảng và A nhanh chóng bán số hàng này ra bên ngoài Sau đó A gọi điện cho

B Khi B nhận được điện thoại của A thì quyết định không ký kết hợp đồng với C Hàngcủa A thì được bán ra ngoài trước còn hàng của C thì đã không bán được cho B mà cònkhông bán được cho các khách hàng khác, vì họ đã mua hàng của A rồi Vậy thiệt hạitrên B có được bồi thường hay không ?

Các thẩm phán rất hiếm khi viện dẫn điều 389 này để xem xét các trường hợp như :hợp đồng có vô hiệu hay không, hoặc bên không trung thực có phải bồi thường về nhữngthiệt hại gây ra cho bên còn lại từ hành vi của mình hay không Điều này dẫn tới việc,

Trang 11

dù cho không tuân theo điều 389 thì hợp đồng vẫn có hiệu lực hay người vi phạm vẫnkhông phải bồi thường những thiệt hại do hành vi của mình gây ra Từ đó dẫn tới việcnhững bên trung thực thiện chí hơn lại phải chịu những tổn thất do hành vi thiếu trungthực của người khác gây ra.

3.2 Hình thức của hợp đồng :

Hình thức của hợp đồng là hình thức mà các bên lực chọn để bày tỏ ý chí của mình

ra bên ngoài

Theo Ðiều 401của BLDS 2005 :

1 Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành

vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2 Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc, các bên được lựa chọn hình thức của hợp đồng, ví dụ bằng lời nói, bằngvăn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Đoạn văn này đã gợi ý rằng, ý đồ thực sự của nhà làmluật về hình thức hợp đồng nên được giải thích rộng ra là bất kỳ hình thức nào thể hiện ýchí của các bên phải do các bên lựa chọn, có nghĩa là cùng nhau thoả thuận Điều này cónghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng Tuy nhiên,

để bảo đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như đểbảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích của các bên, đối với một số loại hợp đồng pháp luật đòihỏi người phải tuân theo những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không cóhiệu lực

Trang 12

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức nhấtđịnh của các chủ thể hợp đồng Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biếtđược nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập Hình thức của hợp đồng có ý nghĩađặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã

và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra Hình thứccủa hợp đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể Trong trường hợp phápluật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải đượccông chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hìnhthức khi ký kết hợp đồng

Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng vànhững thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủkhi ký kết một số loại hợp đồng nhất định Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với một sốloại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết hợp đồng

và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao kết trong hợp đồng, quyền vànghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật hợp đồng

Tuy nhiên, việc pháp luật quy định hợp đồng phải được thiết lập bởi những hình thứcnhất định sẽ vô tình tạo nên khoảng cách nhất định giữa sự thỏa thuận mong muốn củacác bên với hiệu lực của hợp đồng Hay ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ(common law), người ta quan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp đồng

có giá trị Đơn cử Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi giá trịcủa nó lớn hơn 10 bảng Anh Quy định này xuất phát từ hệ thống luật án lệ coi các vănbản hợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất như luật đối với các bên và đó chính làcăn cứ cơ bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp Nhờ đó, hợpđồng ở các nước này được soạn thảo rất chặt chẽ

Một số nước theo hệ thống luật lục địa (continental law) như Pháp, Thụy Sỹ thì coi

tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản Ở các nước này, sự thoả thuận thể hiện ý chíchung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng được thểhiện dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc này coi trọng “chữ tín”, nghĩa là khi đã cam

Trang 13

kết điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện Thực tế này đã giúp loại bỏ các trường hợphợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình, các chủ công ty Pháp thường ký kết hợp đồng bằng văn bản cho dù pháp luật cóđòi hỏi hay không.

Hệ thống pháp luật của Đức thì mặc dù, hình thức không có chức năng chứng cứ,nhưng vi phạm điều kiện về hình thức sẽ đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng Sự giải thíchduy nhất đối với việc trói buộc một chế tài mạnh như vậy là do nhà làm luật quan tâm tớiviệc bảo vệ các bên trước những tình huống bất ngờ Do đó, Đức đã đưa vào phần chungcủa Bộ luật dân sự nguyên tắc: giao dịch pháp luật không được thực hiện bằng hình thứchợp pháp thì sẽ bị vô hiệu hoặc không có giá trị Điều này được lý giải là các đòi hỏi hìnhthức được dự liệu để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm trước sự bất ngờ,cũng như hạn chế phương pháp chứng cứ Luật dân sự Việt cũng có cách tiếp cận nhưvậy về hình thức hợp đồng

Như vậy, không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi vềhình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp đồng haykhông lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước

Khi sửa đổi và hoàn thiện Bộ luật Dân sự với mong muốn đề cao tự do hợp đồng nênquy định rõ ràng về việc vi phạm về hình thức hợp đồng không làm cho làm hợp đồng vôhiệu Nếu sửa đổi theo hướng đó, để tránh các trường hợp lạm dụng quy định tại điều

134, BLDS 2005 nhằm không thực hiện hợp đồng, nên có quy định chiểu theo ý chí tự dohợp đồng mà hối thúc các bên hoàn tất thủ tục về hình thức theo luật định

Sau cùng, văn hoá và trình độ của mỗi công ty thể hiện ở việc giao tiếp trong đàmphán và ký kết hợp đồng.” Do vậy, trước khi tiến hành ký kết hợp động với các đối tácnước ngoài, bạn cần xem xét và nắm vững các quy định pháp luật về hợp đồng của nước

đó Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng đối tác qua sự chặt chẽ và nghiêm túc của các bảnhợp đồng “Xây dựng và chuẩn bị các bản hợp đồng cũng đồng nghĩa với thành côngtrong các giao dịch kinh doanh và thiết lập hình ảnh đẹp về chính mình trong mắt đốitác”- một chuyên gia pháp luật của Mỹ đã nhận định như vậy

Trang 14

nợ nần quá nhiều, khiến vợ chồng ông B phải cho vợ chồng ông A vay tiền để trả ngân hàng và trang trải nợ nần

Trước tình hình đó, vợ chồng ông A gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông B Sau nhiều lần thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực Đang trong quá trình sang tên sổ

đỏ, vợ chồng ông A lại làm đơn ra tòa yêu cầu hủy thỏa thuận mua bán căn nhà, buộc vợ chồng ông B phải trả lại nhà.

Qua các cấp xét xử, sơ thẩm rồi đến phúc thẩm, tòa án đều xác nhận việc mua bán căn nhà là có thực, song tuyên bố chấp nhận yêu cầu xin hủy thỏa thuận mua bán căn nhà của vợ chồng ông A và tuyên bố hợp đồng này vô hiệu Lý do mà tòa án đưa ra là thỏa thuận mua bán căn nhà chưa được hai bên lập hợp đồng, công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định về hình thức hợp đồng.

Tuyên bố hợp đồng mua bán

căn nhà vô hiệu, tòa án buộc ông

vợ chồng ông B phải trả lại căn

nhà; ngược lại, vợ chồng ông A

có nghĩa vụ trả lại cho vợ chồng

ông B tiền bán căn nhà đã nhận.

3.3 Nội dung của hợp

đồng :

Trang 15

Nội dung của hợp đồng là điều khoản của các bên mà dựa vào các điều khoản đó cóthể xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

Cac điều khoản của hợp đồng được chia thành 3 nhóm :

+ Điều khoản bắt buộc: là điều khoản mà khi các bên chưa đạt được những điềukhoản đó thì hợp đồng chưa được ký kết Thông thường điều khoản bắt buộc là đối tượccủa hợp đồng ( tài sản, hàng hoá, công việc …)

+ Điều khoản thông thường: Là những điều kiện mà không phụ thuộc vào việc cácbên đã thoả thuận, mà hợp đồng vẫn được ký kết

+ Điều khoản tuỳ nghi : là những điều khoản vừa mang đặc điểm của điều khoản bắtbuộc vừa mang đặc điểm của điều khoản tuỳ nghi Nó giống với điều khoản thông thường

là không phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên; và giống với điều khoản bắt buộc ởchỗ nếu các bên chưa thoả thuận được điều khoản tuỳ nghi thì hợp đồng chưa được kýkết

Việc phân loại mà điều khoản trên để xác định có hay không có vi phạm hợp đồng vàđiều khoản thông thường thường được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hợp đồng

Để có thể bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu thì phải xác định những điều khoản thông thường

3.4 Phân loại hợp đồng :

Ðiều 406 Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu

Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

1 Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;

2 Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;

3 Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;

4 Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

Trang 16

5 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa

Phân loại hợp đồng tại Điều 406 và Điều 407, BLDS 2005 rất thiếu thốn và khôngthỏa đáng Việc phân loại các hợp đồng trở nên rất quan trọng cho việc thiết lập các quychế pháp lý tương ứng với chúng Nếu sự phân loại cơ bản mà bị thiếu sẽ gây khó khăncho việc đưa ra các giải pháp pháp lý Chẳng hạn, khi giao kết hợp đồng với người ở xa,thì việc phân loại hợp đồng thành hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng hình thức và hợpđồng thực tế có ý nghĩa nhất định Đối với hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải có côngchứng hoặc chứng thực, thì có chấp nhận phương thức giao kết với người ở xa không?Nếu chấp nhận thì cần có giải pháp gì liên quan tới yêu cầu đặc biệt về mặt hình thức? Đóchính là những điều phát sinh trong thực tiễn mà chưa được BLDS 2005 bàn tới

3.5 Về xác lập hợp đồng :

Thực tiễn ký kết hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại ở Việt Nam trongthời gian vừa qua cho thấy rằng, hợp đồng được ký kết chủ yếu theo thói quen mà không

theo kỹ năng pháp lý Theo thói quen của người Việt Nam thì đối với những vật có giá trị

nhỏ hoặc các bên gặp nhau lần đầu sẽ giao kết trực tiếp; ngược lại đối với những vật cógiá trị không lớn hoặc các bên đã quen biết nhau thì hợp đồng sẽ được kí kết gián tiếp vàđược tiến hành theo 2 bước :

1 Ðề nghị giao kết hợp đồng

2 Chấp nhận giao kết hợp đồng

Trang 17

Đề nghị và chấp nhận là các khái niệm luôn luôn đi liền với nhau trong việc nghiêncứu về giao kết hợp đồng, bởi chúng là các thành tố của sự thỏa thuận Các nguyên tắccủa Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 1994 và 2004 đều xác định ngay đầu tiênkhi nói về giao kết hợp đồng, tại các Điều 2.1 và Điều 2.1.1 tương ứng, với nội dungkhông thay đổi là: “Một hợp đồng có thế giảo kết hoặc bởi sự chấp nhận một đề nghịhoặc bởi cách hành xử của các bên mà đủ để thể hiện sự thỏa thuận”.

có thiệt hại phát sinh.

Sự gặp gỡ của ý chí là điều kiện để một hợp đồng được xác lập Thế nhưng, có điềukiện còn tiên quyết hơn nữa, đó là ý chí giao kết phải hiện hữu Luật của Pháp, của Anh –

Mỹ, nói chung, của nhiều nước tiền tiến thừa nhận rằng sự hiện hữu của ý chí chỉ đượcghi nhận một khi nó được bộc lộ ra ngoài và ở trong tình trạng có thể được người khácnhận biết Luật Việt Nam hiện hành, vận dụng kinh nghiệm của các nước, xây dựng cáckhái niệm về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để mô tả và điều chỉnh quátrình bộc lộ đi đến sự gặp gỡ ý chí của các bên trong quan hệ kết ước

Đầu tiên ta sẽ xét đến những đề nghị giao kết có địa chỉ xác định, thì luật có vẻ muốnbuộc người đề nghị gìn giữ cam kết trong một thời hạn nào đó Bằng chứng là điều 392,

393 chỉ thừa nhận việc rút lại hoặc thay đổi đề nghị trong trường hợp người được đề nghịnhận được thông báo rút lại hoặc thay đổi đề nghị trước hoặc cùng thời điểm với việcnhận lại đề nghị Nhưng thái độ của người làm luật không dứt khoát; bởi vậy, người takhông biết làm thế nào để giải thoát người đề nghị trong trường hợp người được đề nghị

Trang 18

đã nhận được một đề nghị không có thời hạn xác định, còn thông báo rút lại đề nghị thìchưa tới nơi…

Tiếp theo là đề nghị ra công chúng Pháp luật Việt Nam dường như không ghi nhậnnhững lời đề nghị dạng này Điều này thể hiện trong điều 390 khi pháp luật Việt Namhiện hành không sử dụng thuật ngữ “chào hàng” như pháp luật của hầu hết các nước cũngnhư Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) mà lại sửdụng thuật ngữ “đề nghị giao kết” Việc pháp luật Việt Nam không sử dụng thuật ngữ

“chào hàng” mà lại sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết hợp đồng” sẽ gây rất nhiều khókhăn cho người áp dụng cũng như người ký kết hợp đồng vì rất khó có thể phân biệt đềnghị giao kết hợp đồng với quảng cáo và đặc biệt là với lời mời đưa ra đề nghị giao kếthợp đồng, bởi vì theo nguyên tắc, quảng cáo, lời mời chào hàng và bản thân chào hàngđều được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên giá trị pháp lý của chúng lại hoàntoàn khác nhau

Với những lời đề nghị ra công chúng có nghĩa là lời đề nghị được gửi rộng rãi chomọi người chứ không nhằm vào một đại chỉ xác định và điều đó có nghĩa rằng ngay cảtrong trường hợp đề nghị giao kết đã có đầy đủ nội dung của một hợp đồng và có ghi rõthời hạn được duy trì để chờ được chấp nhận, người đề nghị vẫn có quyền huỷ bỏ hoặcrút lại đề nghị mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý Với giải pháp này, người làm luật

tỏ ra quá nuông chiều, dễ dãi đối với người đề nghị chuyên nghiệp, tức là các thươngnhân, trong mối quan hệ giao tiếp với người tiêu dùng: điều này không có lợi cho việcxây dựng, phổ biến ý thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khác với quảng cáo hay lời mời chào hàng, chào hàng có giá trị pháp lý ràng buộc.Một đề nghị giao kết hợp đồng, để được coi là chào hàng, phải thỏa mãn các dấu hiệu sauđây:

Thứ nhất, đề nghị đó phải được xác định cụ thể Điều này có nghĩa là xuất phát từ

nội dung của nó bên được chào hàng có khả năng hiểu được ý chí của bên chào hàng.Thông thường một đề nghị được coi là xác định nếu có chứa các nội dung của hợp đồngtương lai Quảng cáo hay lời mời chào hàng thường là không xác định, bởi lẽ chúng

Trang 19

không có các nội dung của một hợp đồng tương lai.

Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được sự ràng buộc của bên chào

hàng với lời đề nghị của mình trong trường hợp được bên được chào hàng chấp nhận

Thứ ba, chào hàng phải được gửi cho một người hay một số người cụ thể, tức là địa

chỉ gửi đến phải được xác định rõ ràng Lời mời chào hàng mặc dù được gửi cho một haymột số người xác định, tuy nhiên nó không thể hiện được sự ràng buộc của bên đưa ra đềnghị Quảng cáo thường không được gửi cho một người xác định nào mà nó chỉ có mụcđích thông báo, giới thiệu cho tất cả những người quan tâm về một loại sản phẩm nào đócủa người đưa ra quảng cáo

Vấn đề tiếp theo là giá trị pháp lý của một đề nghị giao kết hợp đồng được coi làchào hàng Lý thuyết về ký kết hợp đồng chỉ ra rằng, có hai loại chào hàng: thứ nhất,chào hàng có quy định thời hạn trả lời và thứ hai, chào hàng không quy định thời hạn trảlời Khi xem xét khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 có thể nhận thấy pháp luật Việt Nam cóquy định chào hàng không quy định thời hạn trả lời, tuy nhiên giá trị pháp lý của nó lạikhông được nói đến Điểm a khoản 1 Điều 392 BLDS 2005 quy định rằng, bên đề nghịgiao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghịnhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểmnhận được đề nghị Có thể nói điều khoản này chỉ quy định giá trị pháp lý của chào hàng

có quy định thời hạn trả lời Bởi vì quy định này có thể hiểu là trong khoảng thời gian từthời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị đến khi kết thúc thời hạn trong đề nghị,bên đề nghị không được rút lại hay hủy đề nghị của mình Mặt khác sẽ hết sức vô lý nếuquy định trên được áp dụng cho cả đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời hạn trảlời bởi vì không quy định khoảng thời gian hiệu lực của nó Vậy thì đối với chào hàngkhông quy định thời hạn trả lời bên đề nghị có thể rút lại hoặc hủy lời đề nghị của mìnhkhi nào? Hay nói cách khác là bên được đề nghị giao kết hợp đồng phải trả lời trong thờihạn nào thì trả lời đó mới được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng?

Khoản 1 Điều 16 CISG quy định, bên đề nghị có thể rút lại đề nghị nếu bên được đềnghị nhận được thông báo về việc rút lại chào hàng trước khi trả lời chấp nhận Điều 145

Trang 20

Bộ luật dân sự của Đức quy định, trong trường hợp chào hàng không quy định thời hạntrả lời thì bên chào hàng chịu sự ràng buộc trong thời hạn hợp lý, tức là trong thời hạnhợp lý đó bên chào hàng không được thay đổi hay hủy lời đề nghị của mình Từ những gìđược nói ở trên, trong Bộ luật dân sự Việt Nam nên chăng cũng cần phải có quy định cụthể hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng không có quy định thời hạn trả lời.

Mặt khác, một khi đề nghị có nêu rõ thời hạn hiệu lực, luật Việt Nam chỉ dự kiến khảnăng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng vớingười thứ ba trong thời hạn đề nghị (Điều 390 khoản 2) Điều đó có nghĩa rằng, nếu bên

đề nghị không giao kết với ai khác nhưng cũng không muốn giao kết với bên được đềnghị nữa, thì cũng không có quyền hủy bỏ đề nghị và, bởi vậy, một khi bên được đề nghị

chấp nhận đề nghị trong thời hạn, bên đề nghị có thể bị đặt vào tình trạng buộc phải giao

kết (?) Luật chưa rõ ở điểm này

3.5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng :

Điều 396, BLDS 2005 quy định :

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên

đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Theo nguyên tắc, một trong những điều kiện để sự trả lời của bên được đề nghị đượccoi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghịtrong thời hạn hiệu lực của chào hàng Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợpmặc dù bên được đề nghị gửi chấp nhận sớm và theo điều kiện thương mại thông thường

nó phải đến tay người đề nghị sớm, tức là trong thời hạn hiệu lực của chào hàng, tuynhiên vì lý do khách quan chấp nhận đến trễ Hiệu lực pháp luật của chấp nhận đến trễnày được quy định giống nhau trong pháp luật Việt Nam, CISG và pháp luật của một sốnước, theo đó chấp nhận đến trễ này vẫn có giá trị pháp lý như một chấp nhận chào hàngnếu bên đề nghị không phản đối ngay khi nhận được chấp nhận chào hàng đó Quy địnhnày của BLDS 2005, của pháp luật các nước và cả CISG nghiêng về việc bảo vệ đượcquyền lợi của bên đề nghị và không bảo vệ được lợi ích của bên được đề nghị Rõ ràng

Trang 21

như vậy, ví dụ, khi người bán nhận được sự chấp nhận trễ của người mua, nếu còn hàngthì người bán sẽ coi chấp nhận đó có hiệu lực, nếu hàng đã bán rồi thì họ sẽ trả lời ngaykhông đồng ý với chấp nhận đó Trong trường hợp này rất có thể người mua sẽ phải chịuthiệt hại liên quan đến sự chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng bởi họ tin rằng, hợp đồng

đã được ký kết vì sự trả lời của họ đến đúng hạn Như vậy thiệt hại này của người mua –người được đề nghị sẽ được giải quyết như thế nào? Tất nhiên là người mua phải chịutheo quy định của khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 Điều này có vẻ không công bằng vớingười mua, bởi vì họ phải chịu sự thiệt hại hoàn toàn không do lỗi của họ Để giải quyếttrường hợp này nên chăng chúng ta có cách tiếp cận khác, tức là phải làm thế nào để bênđược đề nghị không bị thiệt hại Ví dụ, pháp luật có thể quy định rằng, khi hết thời hạnđược quy định trong đề nghị giao kết hợp đồng mà bên đề nghị không nhận được sự trảlời thì phải thông báo ngay cho bên kia biết về điều đó Có thể coi đây là sự thể hiện mộtcách rõ ràng nhất của nguyên tắc thiện chí khi ký kết hợp đồng, mặt khác, so với bênđược đề nghị thì người đề nghị chính là người quan tâm hơn đến việc thành công củagiao dịch

Điều 398 BLDS 2005 quy định, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chếthoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trả lời chấpnhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị Điều này có nghĩa làhợp đồng đã được ký kết Đề nghị giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý có nghĩa là nếu nóđược chấp nhận thì hợp đồng được ký kết Quy định của Điều 398 cũng có thể hiểu là đốivới đề nghị giao kết hợp đồng có quy định thời hạn trả lời thì nó vẫn có giá trị pháp lýngay cả khi bên đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự trong trong thời hạn đó Đểxem xét tính phù hợp của quy định này chúng ta có thể xem xét một ví dụ sau đây: Ông A

là một nhạc sĩ Ông ta gửi cho công ty B một đề nghị giao kết hợp đồng, theo đó ông A sẽsáng tác cho công ty B một ca khúc Nhận được lời đề nghị của ông A, công ty B xem xét

và chấp nhận lời đề nghị đó Sau khi nhận được sự trả lời chấp nhận của công ty B, ông Achết Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 398 BLDS 2005 thì lời đề nghị củaông A vẫn có giá trị ràng buộc, điều này cũng có nghĩa là hợp đồng giữa ông A với công

Trang 22

ty B đã được ký kết và có hiệu lực và nếu ông A chết thì người thừa kế – người thế nghĩa

vụ – của ông A phải thực hiện hợp đồng nói trên Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể nóitrên chỉ ông A là người mới có thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng chứ không phải làmột người nào khác bởi vì người thừa kế của ông A không phải là nhạc sĩ, mà cho dù lànhạc sĩ đi nữa thì cũng không thể thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng Mặt khác điềunày lại mâu thuẫn với khoản 3 Điều 424 BLDS 2005, theo đó, hợp đồng chấm dứt trongtrường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt

mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện Như vậy, bên

đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mờigiao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn

có giá trị theo quy định tại Điều 398 và ngay lập tức bị chấm dứt hiệu lực theo quy địnhcủa khoản 3 Điều 424 BLDS 2005

Cũng tương tự, Điều 399 quy định, trong trường hợp bên được mời giao kết hợpđồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồngthì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị Và điều này cũng có nghĩa làhợp đồng đã được ký kết Hậu quả pháp lý của Điều 399 cũng tương tự trong trường hợpcông ty B là bên đề nghị và ông A – nhạc sĩ – là bên được đề nghị

Cũng có thể các nhà làm luật cho rằng, trong trường hợp khi bên đề nghị giao kết hợpđồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trảlời chấp nhận giao kết hợp đồng nếu sau này hợp đồng phải do chính người đó thực hiện(hoặc trong trường hợp bên được mời giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vidân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nếu sau này hợp đồng phải do chínhngười đó thực hiện) thì không áp dụng quy định của hai Điều 398 và 399 mà áp dụng quyđịnh tại khoản 3 Điều 424 Còn quy định tại hai Điều 398 và 399 chỉ được áp dụng chonhững trường hợp khác ngoài trường hợp nói trên, tức là khi hợp đồng không do chínhngười đề nghị hay người được đề nghị thực hiện Cách lập luận này (nếu có) cũng khôngthuyết phục Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghịgiao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà hợp đồng có thể do người

Trang 23

thừa kế – người thế nghĩa vụ – thực hiện thì ngay cả khi không có quy định của Điều 398

và Điều 399 thì người thừa kế – người thế nghĩa vụ – vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợpđồng của họ BLDS 2005 không quy định trực tiếp vấn đề này mà nó được quy địnhtrong một số văn bản pháp luật khác Ví dụ, pháp nhân là doanh nghiệp chấm dứt sự tồntại của mình bằng việc sáp nhập, hợp nhất hay chia, tách Trong trường hợp pháp nhânsáp nhập vào một pháp nhân khác thì nghĩa vụ của pháp nhân được sáp nhập sẽ đượcpháp nhân sáp nhập thực hiện

Sự chấp nhận có thể chia thành ba loại cơ bản căn cứ vào hình thức của nó là: (1)Chấp thuận rõ ràng, cụ thể như trường hợp tuyên bố rõ ý chí ưng thuận với đề nghị, hoặc(2) Chấp nhận thông qua cách hành xử ngụ ý về sự chấp nhận, hoặc (3) Im lặng haykhông hành động Giống như khi phân tích hình thức hợp đồng, chấp nhận cũng có hìnhthức biểu hiện như vậy chứng minh cho sự chấp nhận Các hình thức đó bao gồm vănbản, lời nói, cử chỉ hay hành động, hoặc sự im lặng hay không hành động Bộ luật Dân sựnăm 2005 qui định ba hình thức đầu nói trên là hình thức của hợp đồng tại Điều 401,khoản 1 Còn hình thức thứ ba được nói một cách xa xôi tại Điều 404, khoản 2, có nghĩa

là người được đề nghị có thể bằng sự im lặng của mình ngụ ý về sự chấp nhận đề nghị,tuy nhiên với điều kiện là phải có thỏa thuận im lặng là chấp nhận

Pháp luật Việt Nam, về mặt nguyên tắc không coi im lặng là sự chấp nhận chào hàng.Tuy nhiên nó lại được nói tới một cách xa xôi tại Điều 404, khoản 2, có nghĩa là ngườiđược đề nghị có thể bằng sự im lặng của mình ngụ ý về sự chấp nhận đề nghị, tuy nhiênvới điều kiện là phải có thỏa thuận im lặng là chấp nhận Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005quy định rằng, hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời màbên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.Nghĩa là BLDS 2005 không xem im lặng là sự chấp nhận mặc nhiên, mà chỉ thừa nhậnmột trường hợp cho sự chấp nhận bằng im lặng khi có sự thỏa thuận giữa người đề nghị

và người được đề nghị “im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” hợp đồng Tuy nhiên để

có được hiểu biết rõ ràng hơn về các qui định này, cần phải giải thích sự thỏa thuận củahai bên về vấn đề này được thể hiện ở đâu:

Trang 24

- Trong nội tại của đề nghị rồi được người được đề nghị thông báo đồng ý riêng vềvấn đề đó; hay

- Trong đề nghị bổ sung rồi được người được đề nghị thông báo chấp nhận vấn đề đótrong đề nghị bổ sung; hay

- Trong mọi thỏa thuận khác; hay

- Trong tập quán; hay

- Trong thói quen quan hệ giữa hai bên

Unidroit đã có sự nhắc nhở: Người đề nghị không thể đơn phương tuyên bố trong đềnghị của mình rằng đề nghị được coi là chấp nếu không trả lời hoặc giữ im lặng, bởingười đề nghị là bên đề xướng hợp đồng và người được đề nghị có quyền tự do lựa chọnhoặc phớt lờ đề nghị

Luật Dân sự Việt Nam cũng có quan niệm như Unidroit đã nhắc đến Từ nhiều thập

kỷ trước, Vũ Văn Mẫu cho rằng, việc buộc người được đề nghị phải trả lời mỗi lần nhậnđược đề nghị không khác nào xâm phạm vào quyền tự do không kết ước của họ, do đókhông thể suy diễn im lặng là đồng ý, tuy nhiên trong một số trường hợp như có thóiquen quan hệ, tập quán, các thức thực hành đối với một số loại hợp đồng, hoặc đề nghịchỉ có lợi riêng cho người được đề nghị thì sự suy diễn trên được xem là có căn cứ Ông

đã đưa ra gợi ý, im lặng được coi là sự ưng thuận khi có thỏa thuận “trước” của hai bên

Vì vậy, đề nghị và chấp nhận trong trường hợp này có thể chỉ là một phần tách biệt củanhiều quan hệ giữa hai bên Nhưng nó khác với thói quen quan hệ, tập quán hay cáchthức thực hành ở chỗ: Ý chí của các bên được tuyên bố một cách rõ ràng cho một hoặcmột số trường hợp đề nghị nhất định trong một khoảng thời gian nhất định

Vì vậy, sẽ tỏ ra hợp lý hơn nếu quy định trên được thay thế bằng quy định: “nếu căn

cứ vào thực tiễn thương mại giữa các bên thì sự im lặng được xem là sự chấp nhận giaokết” Điều này được ghi nhận trong pháp luật của một số nước Điều 151 của BLDS Đứcqui định:”Hợp đồng được giao kết bởi chấp nhận đề nghị, không cần thiết rằng người đềnghị được thông báo về chấp nhận, nếu việc thông báo như vậy không hoàn toàn bình

Trang 25

thường theo tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị đã khước từ nó Thời điểm mà đềnghị mãn hạn được xác định phù hợp với ý chí của người đề nghị thể hiện trong đề nghịhoặc hoàn cảnh”.

Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn, bởi thực tiễn quan hệ giữa các bên, đặc biệt làquan hệ thương mại giữa các bên trong nhiều trường hợp cũng được sử dụng như là một

cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Đây cũng là xu thế mà phápluật quốc tế thừa nhận

Một vấn đề bất cập nữa là, định nghĩa về chấp nhận tại Điều 396 BLDS 2005 khôngnhắc tới các cách thức hay hình thức của chấp nhận và dường như chỉ cho rằng, chấpnhận là “sự trả lời” mà trong khi đó cụm từ “sự trả lời” không rõ nghĩa, đôi khi làm người

ta tưởng lầm rằng sự chấp nhận phải bằng văn bản hoặc lời nói Tuy nhiên, nếu giải thíchđiều này trong mối quan hệ với Điều 401 và Điều 404, của BLDS 2005 có thể hiểu hìnhthức hay cách thức của chấp nhận phong phú hơn như trên đã trình bày

Để tìm kiếm giải pháp cho các bên tranh chấp trong trường hợp bên đề nghị đã quiđịnh rõ trong đề nghị rằng chấp nhập phải theo một hình thức, một cách thức nhất định

Có hai nguyên tắc mà BLDS 2005 đã nêu ra một cách tương đối rõ ràng Nguyên tắc thứnhất: Chấp nhận phải trùng khít với đề nghị (Điều 396) Nguyên tắc thứ hai: Sự thốngnhất ý chí được thể hiện dưới mọi hình thức (Điều 401).Cơ quan tài phán phải cân nhắcgiữa hai nguyên tắc này xem nguyên tắc nào được ưu tiên trong trường hợp cụ thể nào.Thông thường chấp nhận được chia thành nội dung của chấp nhận, và hình thức của chấpnhận Nguyên tắc thứ hai nêu tại Điều 401 không trực tiếp nói tới hình thức của chấpnhận, và nếu được giải thích cùng với Điều 404, khoản 3 và khoản 4 BLDS 2005 thì cóthể thấy nhà nhà làm luật đã coi hình thức của hợp đồng không phải là hình thức của chấpnhận Hình thức của hợp đồng được nói tới tại đó được xem như hình thức của sự thốngnhất ý chí mà các bên có thể gặp mặt hay trao đổi trực tiếp bằng lời nói hoặc cùng nhauxem xét trên một bản hợp đồng được soạn thảo và đều phải “ký” tên vào văn bản này, cónghĩa là không đề cập tới phương thức giao kết hợp đồng với người vắng mặt hoặc khôngtrao đổi trực tiếp Việc giao kết hợp đồng với người vắng mặt hoặc không trao đổi trực

Trang 26

tiếp chỉ được đề cập tới tại Điều 404, khoản 1 và khoản 2, BLDS 2005 Cấc điều luật nàyviết:

“ Điều 401 Hình thức hợp đồng dân sự (1) Hợp đồng dân sự có thể được giao kếtbằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không qui định loạihợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định

(2) Trong trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng phải được thể hiện bằng vănbản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theoqui định đó

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trườnghợp pháp luật có qui định khác”

Điều 404 Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

(1) Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được tả lời chấpnhận giao kết

(2) Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời màbên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có sự thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận.(3) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận vềnội dung của hợp đồng

(4) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào vănbản”

Những người soạn thảo Bộ luật Dân sự năm 2005 nói rõ ý đồ của mình trong việcviết các qui định về hình thức và thời điểm giao kết hợp đồng tại Điều 401 và Điều 404như sau: “Về nguyên tắc, các bên được lựa chọn hình thức của hợp đồng, ví dụ bằng lờinói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” Đoạn văn này đã gợi ý rằng, ý đồ thực sựcủa nhà làm luật về hình thức hợp đồng nên được giải thích rộng ra là bất kỳ hình thứcnào thể hiện ý chí của các bên phải do các bên lựa chọn, có nghĩa là cùng nhau thoảthuận Và hơn nữa, có thể do sự thiếu tin tưởng hoặc do hoàn cảnh riêng biệt của người

Trang 27

đề nghị, nếu người đề nghị đòi hỏi chấp nhận phải được thể hiện bằng một hình thức nhấtđịnh Và xét tiếp, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khoác một gánh nặng hơn lên vai củangười đề nghị liên quan tới việc chờ trả lời chấp nhận Mặt khác, người được đề nghị đã

có một khoảng thời gian hợp lý để suy tính, cân nhắc xem có nên chấp nhận hay không

và chấp nhận như thế nào…Vì những lẽ đó, cần ủng hộ cho nguyên tắc thứ nhất mở rộngtới cả hình thức của chấp nhận

Để bổ sung cho các lập luận ở trên, cần phải đề cập tới trường hợp các bên đề nghị vàchấp nhận giao kết hợp đồng mà đối với hợp đồng đó pháp luật có qui định phải tuân thủmột hình thức nhất định như công chứng, chứng thực Bộ luật Dân sự năm 2005 đã không

đề cập tới vấn đề này, trong khi việc lựa chọn các bên về hình thức của hợp đồng bị loạitrừ trong trường hợp pháp luật có qui định về một hình thức cụ thể bắt buộc theo tinhthần của Điều 401, khoản 2

Unidroit quan niệm việc chấp nhận không nhất thiết phải ưng thuận với tất cả cácđiều kiện được đưa ra trong đề nghị, tuy nhiên không được làm thay đổi cơ bản các điềukiện đó Ý tưởng như vậy về điều kiện của chấp nhận rất gần gũi với nguyên tắc thiện chí

và sự hợp tác Nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho người đề nghị đôi khi vướng phảinhững phiền toái mà hoàn cảnh riêng của người đó không cho phép Hơn nữa khi tiếpnhận nguyên tắc này, thì pháp luật cần phải xác định các điều kiện chủ yếu của hợp đồng,hoặc phải dành cho thẩm phán quyền xác định thế nào là làm thay đổi cơ bản các điềukiện của đề nghị cụ thể Pháp luật Việt Nam hiện nay dường như không tiếp nhận nguyêntắc này, bởi khẳng định sự trùng khít của chấp nhận với đề nghị Quan niệm này giốngvới quan niệm của BLDS Liên bang Nga rằng: “chấp nhận được xem là trả lời của ngườinhận được đề nghị về hiện trạng nhận được Chấp nhận phải đầy đủ và không điều kiện”.(Điều 438, khoản 1)

Vũ Văn Mẫu cho rằng, khế ước chỉ được coi là kết lập khi ưng nhận đã tương hợpvới đề ước Việc thiếu đi sự tương hợp, cũng giống với quan niệm của các nền tài phán,ông cho rằng đã xuất hiện một đề ước mới và phải chờ người kia trả lời chấp nhận thì khế

ước mới được coi là kết lập Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đấy thế nào là sự tương hợp giữa

Trang 28

ương nhận và đề ước Về vấn đề này, Vũ Văn Mẫu thấy cần phân biệt giữa trường hợp sựtương hợp giữa các điểm chính và sai biệt giữa các điểm phụ với các trường hợp sự bấttương hợp Theo ông, án lệ của Pháp khẳng định khế ước không thể coi là đã được kết lậpmột khi còn sai biệt giữa ưng nhận và đề ước kể cả những điểm phụ Tuy nhiên hiện nay,khi nói vắn tắt về hợp đồng, có tác giả Pháp cho rằng, chấp nhận đề nghị là sự bày tỏ ýchí của người được đề nghị đồng ý giao kết hợp đồng theo những điều kiện do người đềnghị đưa ra, tuy nhiên chỉ có hiệu lực khi nó phù hợp với đề nghị, chí ít là đối với các nộidung chính của hợp đồng” Nếu quả đúng như Vũ Văn Mẫu viết và đúng như cuốn sáchphổ thông về hợp đồng vừa dẫn thì pháp luật Pháp phải chăng đã có thay đổi trong quanniệm về vấn đề này? Tuy nhiên nhận thức mềm hơn đối với sự tương hợp giữa chấp nhận

và đề nghị khiến cho sự thẩm định tư pháp khó khăn hơn Vũ Văn Mẫu trong tư tưởngcủa mình dường như ủng hộ cho quan niệm mềm này trong khi dẫn rằng Bộ luật Nghĩa

vụ của Thụy Sĩ trù liệu sự bất tương hợp giữa các điểm phụ trong chấp nhận và đề nghị

do tòa án phân xử, và đòi hỏi sự rõ ràng hợn trong pháp luật về vấn đề này Theo ông, Bộluật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Bộ luật Dân sự Trung Kỳ đều không giảiquyết minh bạch

Trong khoản 2 điều 392, BLDS 2005, lại có một bất cập được nêu ra, và cũng là mộtvướng mắc trong thực tiễn Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 391 thì các trường hợpđược coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng khi : đề nghị được chuyển đến nơi cưtrú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị làpháp nhân Vậy những trường hợp không là pháp nhân cũng không là cá nhân mà vẫn làchủ thể của hợp đồng thì những đề nghị này sẽ được chuyển đi đâu?( hợp tác xã, doanhnghiệp tư nhân ) Điều này thể hiện sự thiếu thật trọng của các nhà làm luật và gây ratrong thực tiễn những khó khăn nhất định đối với những tổ chức không được quy dịnh tạikhoản a điều 291

3.6 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự :

Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận nhằm tạo hiệu lực pháp lý, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tức là tạo ra sự ràng buộc pháp lý Một trong những vấn

Trang 29

đề quan trọng của ràng buộc pháp lý giữa các bên trong hợp đồng chính là thời điểm bắt đầu của ràng buộc đó Đây được gọi là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Theo Đ405, BLDS 2005 : Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời

điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Quy định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề thời điểm có hiệu lực củahợp đồng theo điều 405 hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, bất câp

3.6.1 Quy định trên chưa xác định rõ hệ quả pháp lý của hiệu lực hợp đồng:

Về nguyên tắc, hợp đồng được tạo lập hợp pháp thì có giá trị pháp lý như luật đối vớicác bên Vấn đề giá trị pháp lý, hệ quả pháp lý đã từng được xác định rõ tại khoản 1,khoản 2 điều 404, BLDS 1995 :

1 - Hợp đồng đươc giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên

2 - Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đồi, hoặc hủy bỏ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật cóquy định

Đây cũng là nguyên tắc pháp lý cơ bản của hợp đồng Hợp đồng được lập hợp phápthì có giá trị bất biến đối với các bên Thế nhưng điều 405, BLDS 2005 lại chỉ quy địnhthời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà không quy định giá trị pháp lý của hợp đồng Sovới BLDS 1995 thì BLDS 2005 lại sửa đồi, bỏ bớt những quy định liên quan đến giá trịpháp lý của hợp đồng làm cho nó trở nên thiếu những thông tin cần thiết để có thể diễn tảđúng tinh thần mà nhà làm luật cần thể hiện Để có thể hiểu giá trị pháp lý là gì chúng ta

lại phải quay lại điều 4 (Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối

với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng) Tuy nhiên quy

định này chỉ là nguyên tắc chung, mà nguyên tắc chung thì không phải lúc nào cũng cóthể thay thế hoàn toàn quy định cụ thể, hơn nữa quy tắc chung chỉ mang tính định hướngnên chưa rõ ràng và cụ thể để vận dụng Để áp dụng các quy tắc chung vào thực tiễn còn

là một khoảng cách khá xa

Trang 30

Quy định tại điều 405 tạo cho các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng cảm thấynhư bị đánh đố, vì để hiểu giá trị pháp lý là gì, các chủ thể lại phải từ điều 405 quayngược về khoán 3 điều 4 Hơn nữa quy định tại khoản 3, điều 4 lại chỉ là quy tắc chung,khó có thể áp dụng trong các vụ việc cụ thể Điều này thể hiện tính thiếu khoa học và sựkhông rõ ràng minh bạch trong tư tưởng của các nhà làm luật

Điều 405 không quy định trong quan hệ hợp đồng, giá trị pháp lý bất biến của hợpđồng các bên có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng không ? Điều này tạo ra sự lúngtúng cho các chủ thể quan hệ hợp đồng trong thực tiễn Do vậy, các nhà làm luật nên cụthể hoá các nguyên tắc chung thành các quy định cụ thể

3.6.2.Điều 405 chưa dự liệu hết các thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng:

3.6.2.1.Với cụm t ừ “ Hợp đồng hợp pháp” đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn Từ quy định tại điều 405 có thể hiểu rằng chỉ có hợp đồng hợp pháp mới có hiệu lực.

Vậy thế nào là hợp đồng hợp pháp? Thế nào là hợp đồng không hợp pháp ? Và chúng

Những hợp đồng mà không đủ các điều kiện tại điều 122 của BLDS 2005 thì được

Trang 31

coi là không hợp pháp Và đối với những hợp đồng không hợp pháp thì theo quy định tạiđiều 127, BLDS 2005, hợp đồng đó bị vô hiệu Thế nhưng hợp đồng có 2 trường hợp vôhiệu là vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối Vô hiệu tương đối nghĩa là hợp đồng vẫn

có thể có hiệu lực tuỳ trường hợp

Vậy vấn đề ở đây là : Nếu hợp đồng vô hiệu tương đối thì vấn đề xác định thời điểm

có hiệu lực của các bên là như thế nào ? Do đó hợp đồng trong trường hợp này có hiệulực từ thời điểm nào là vấn đề mà BLDS 2005 chưa đề cập tới

Đầu tiên phải kể đến hình thức hợp đồng Nếu hợp đồng giao kết theo đúng hình thứcluật định thì sẽ có hiệu lực và ngược lại , nếu pháp luật có quy định về hình thức mà cácbên không giao kết đúng hình thức thì hợp đồng có thể vô hiệu

VD: hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất…

Vậy nếu hợp đồng vi phạm hình thức, để có giá trị pháp lý các bên phải tiến hànhtheo một hình thức do pháp luật quy định Nếu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định buộc thực hiện đúng hình thức, thủ tục luật định thì thời điểm có hiệu lựccủa hợp đồng là lúc nào ? Từ thời điểm giao kết hay từ thời điểm thực hiện đúng hìnhthức ?

Vấn đề này cũng được ngành toà án giải thích và hướng dẫn áp dụng trong hoạt độngxét xử trong 2 văn bản khác nhau :

Theo logic, hợp đồng thiếu hình thức trong những trường hợp này nên được xem làhợp đồng chưa có hiệu lực vì các bên chưa đi đến sự quyết định cuối cùng để xác lập hợpđồng, nhưng hợp đồng đã được giao kết nên có thể xem đây là quan hệ tiền hợp đồng.Theo đó, hợp đồng tuy chưa có hiệu lực ràng buộc các bên nhưng các bên có những nghĩa

vụ pháp định vì đã tự nguyện xác lập các cam kết đơn phương bằng việc đưa ra đề nghịhoặc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

3.6.2.2 Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bởi người không có thẩm quyền :

Theo điếu 145 quy định : Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền

Trang 32

đại diện xác lập, thực hiện

1 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

2 Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

Vấn đề đặt ra ở đây là : Theo khoản 1 điều 145 , hợp đồng do người không có quyềnđại diện xác lập thực hiện sẽ có hiệu lực khi nào : Khi hợp đồng được xác lập ? Khi người

có quyền đại diện hoặc người được đại diện đồng ý ? Hay khi đối tác nhận đườc thôngbáo của người có quyền ? Điểm này chưa được làm rõ trong BLDS 2005

Cũng với vấn đề gần tương tự như vậy thì hợp đồng được xác lập bởi người đại diệnnhưng vượt quá phạm vi đại diện thì hợp đồng này sẽ có hiệu lực khi nào ? Và ngườiđựơc đại diện có thể xác định lại thời điểm có hiệu lực của phần hợp đồng vượt quá phạm

vi đại diện theo ý chí của mình hay không? Đây là những điểm cần phải được bổ sungtrong BLDS 2005

Đối với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bởi người có năng lực hành

vi dân sự chưa đầy đủ hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và cần phải có sựđồng ý của người đại diện thì theo điều 130 hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu nhưng hợp đồngnày vẫn có thể không vô hiệu nếu được người đại diện hợp pháp đồng ý

Vậy vấn đề ở trong tình huống này là nếu hợp đồng được xác lập trước rồi người đại

Trang 33

diện mới biết thì được không ? Và nếu việc đồng ý thể hiện sau khi hợp đồng được xáclập thì thời điểm có hiệu lực là khi nào ? Lúc các bên giao kết hợp đồng ? Hay thời điểmngười đại diện đồng ý ? Hay thời điểm người xác lập hợp đồng nhận được thông báođồng ý.

 Từ ba vấn đề trên có thể thấy rằng nội dung điều luật quy định về thời điểm bắt đầu

có hiệu lực của hợp đồng là quá sơ sài

3.6.3 Quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên “ thoả thuận khác” chưa rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi

Cụm từ “ thoả thuận khác” có cho phép các bên có quyền thoả thuận thời điểm cóhiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm luật định hay không ? hoặc thoả thuận đó tráivới các nguyên tắc chung được không ?

Có thể nào có hoả thuận mà lùi thời điểm về sau ngày giao kết ( hợp đồng thường)hoặc sau ngày có hiệu lực ( hợp đồng có hiệu lực do pháp lụât quy định hay không)?Gỉa sử A bán cho B một lô hàng, hợp đồng được ký vào ngày 19/5 nhưng các bên lạithoả thuận ngày có hiệu lực là ngày 10/5 Như vậy, nếu A muốn trốn thuế thì chẳng phải

Từ những bất cập trong điều 405 mà thiết nghĩ, nhà làm luật nên có sự chỉnh sửa saocho phù hợp với thực tiển, nhằm giảm bớt khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấpdân sự vôn không cần thiết, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và bảo

Trang 34

vệ trật tự công của xã hội, lợi ích công của nhà nước.

Việc giải quyết hay không giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó trong đạo luật có thể

có những lý do nhất định Song điều quan trọng nhất là không phải vì thế mà các tranhchấp liên quan tới các vấn đề đó không được giải quyết trong thực tế Còn hơn là khi cócác qui định như vậy trong Bộ luật Dân sự mà các qui định đó lại không thỏa đáng, đề rồiviệc giải quyết các vấn đề lại nảy sinh mâu thuẫn, rối rắm phức tạp Do đó bộ luật dân sựnên quy định rõ ràng hơn về 2 vấn đề này : sự đề nghị và chấp nhận đề nghị Việt Nam đãtrở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, quan hệ thương mại với đối tácnước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng lên, vì vậy một trong nhữngnhiệm vụ của chúng ta là phải làm thế nào để pháp luật hợp đồng nói chung, các quy định

về ký kết hợp đồng nói riêng phải có sự tương thích với pháp luật quốc tế Có như vậymới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ký hết và thực hiện các loạihợp đồng thương mại quốc tế

Thời điểm giao kết hợp đồng: Chưa chặt

Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 19/12/2009 - 12:09 AM

Theo Thạc sĩ Lê Minh Hùng (giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM), BLDS quy định thời điểm giao kết hợp đồng dựa vào hình thức hợp đồng Điều này chưa logic và chặt chẽ.

Cụ thể, trong thực tiễn không phải lúc nào các bên cũng chỉ sử dụng một hình thức duy nhất để giao kết hợp đồng với nhau Mặt khác, pháp luật cũng không cấm và cũng không có quy định nào bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng bằng một hình thức duy nhất.

Chẳng hạn bên đề nghị gửi chào hàng bằng văn bản, còn bên được đề nghị có thể trả lời bằng lời nói trực tiếp hoặc bằng cách gọi điện thoại, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Trong trường hợp này, chúng ta không thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa vào hình thức hợp đồng như quy định được.

Trang 35

Trong thực tiễn xét xử, tòa án cũng đã gặp nhiều lúng túng trong trường hợp các bên

sử dụng đồng thời nhiều hình thức và phương thức khác nhau để giao kết một hợp đồng.

Ví dụ, trong một vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, các bên đã không thống nhất được với nhau về thời điểm giao kết hợp đồng vì hình thức giao kết khác nhau.

Theo nội dung vụ án, khoảng 11 giờ, bên mua bảo hiểm đã gọi điện thoại và gửi văn bản để đề nghị bên bảo hiểm cấp đơn Bên bảo hiểm đã trả lời trực tiếp bằng điện thoại

về việc đồng ý giao kết hợp đồng bảo hiểm vào cùng thời điểm này 10 phút sau, bên bảo hiểm còn thể hiện sự đồng ý bằng cách ký tên, đóng dấu vào đơn Tuy nhiên, trong thời gian 10 phút đó, tài sản bảo hiểm đã bị cháy rụi.

Nguyên đơn cho rằng hợp đồng đã được ký kết vào lúc bị đơn đồng ý bằng điện thoại nên phải chi trả tiền bảo hiểm Còn bị đơn lại nói giao kết có hiệu lực từ lúc ký tên, đóng dấu nên không đồng ý chi trả.

Cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết luận hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên bảo hiểm ký tên, đóng dấu Nhưng theo ThS Hùng, xác định như vậy là không chính xác Trong trường hợp này, tòa án nên xác định phương thức giao kết đầu tiên (bằng điện thoại) để xác định thời điểm giao kết hợp đồng mới hợp lý.

“Qua thực tiễn cho thấy BLDS cần phải xem xét lại một số quy định liên quan đến việc xác định thời điểm giao kết của hợp đồng” - ThS Hùng kết luận.

3.7.Ký kết hợp đồng theo mẫu

Mẫu hợp đồng thư ờng do cơ quan quản lí nhà nước ban hành :

Để thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực kí kết hợp đồng , các cơ quan quản lí nhànước ban hành mẫu hợp đồng để vừa dễ quản lí , vừa để tránh thiệt hại cho những ngườikhông biết rõ khi kí kết hợp đồng

Tuy nhiên , việc sử dụng hợp đồng mẫu trên thực tế còn gặp 1 số vấn đề sau :

Các hợp đồng mẫu do cơ quan quản lí nhà nước ban hành thường được đính kèm vớicác văn bản pháp quy , mà các văn bản pháp quy do các cơ quan quản lí nhà nước banhành để áp dụng pháp luật lại có giá trị pháp lí bắt buộc Như thế , sẽ dẫn đến việc , ta có

Trang 36

thể hiểu lầm rằng hợp đồng mẫu được đính kèm các văn bản pháp quy cũng có tính chấtbắt buộc Từ đó dẫn đến việc các bên nếu muốn thỏa thuận khác đi cũng không dám vì

sợ trái hợp đồng mẫu

Chẳng hạn, hợp đồng mẫu xây dựng do những nhà làm luật chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này soạn thảo nên Bên cạnh đó , còn được đính kèm trong thông tư , làm cho nhiều người có nhu cầu kí kết hợp đồng nhầm tưởng hợp đồng mẫu đó mang tính bắt buộc , và tuân theo răm rắp các điều khoản của hợp đồng ; trong khi lợi ich mà họ mong muốn có thể hoàn toàn chưa được đáp ứng Kết luận : Trong lí thuyết về hợp đồng mẫu , các hợp đồng mẫu dù do ai ban hành cũng chỉ có tính chất tham khảo mà thôi , chứ không có tính bắt buộc Như vậy , khi sử dụng hợp đồng mẫu , các bên nên thỏa thuận thêm Vì sẽ không thể có

một hợp đồng mẫu nào phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng Hợp đồng phải thểhiện một hoàn cảnh cụ thể với những bên cụ thể và với những mong muốn cụ thể

3.8 Hi ệu lực của hợp đồng :

3.8.1.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:

Hợp đồng chẳng qua chỉ là một giao dịch, và các điều kiện để giao dịch có hiệu lựccũng chính là các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng hợp pháp dùng để chỉ cáchợp đồng được xác lập tuân thủ quy định tại Đ122, BLDS 2005 về điều kiện có hiệu lựccủa giao dịch Mặt khác, nếu pháp luật có quy định mỗi loại hợp đồng chuyên biệt cònphải đáp ứng các yêu cầu gì để hợp đồng có hiệu lực thì các chủ thể tham gia quan hệpháp luật hợp đồng đó cần phải có các điều kiện tương ứng mới được coi là hợp pháp Do

đó các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng cần có cái nhìn toàn diện, phải lưu ý cảđiều kiện chung lẫn điều kiện đặc thù đối với các hợp đồng chuyên biệt

Như đã đề cập trong phần đặc điểm của hờp đồng thì điều ki ện có hiệu lực của hợp đồng được dựa theo điều 122 của BLDS 2005 :

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không

Trang 37

trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

d ) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường

hợp pháp luật có quy định.

Nếu hợp đồng không có một trong các điều kiện trên thì vô hiệu.

3.8.2 Hợp đồng vô hiệu :

Điều 127 BLDS 2005 qui định: “Giao dịch dân sự

không có một trong các điều kiện được quy định tại

Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu” Theo Điều 127

BLDS và các điều khỏan tiếp sau cũng như Điều 410

BLDS chúng ta có thể hiểu các điều kiện được qui định

tại Điều 122 BLDS chính là những điều kiện cần và đủ để hợp đồng có hiệu lực Nói cáchkhác chỉ khi một hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện trên thì mới có thể bị coi là

vô hiệu ngoài ra không còn bất cứ trường hợp vô hiệu nào khác Tuy nhiên, Điều 411BLDS lại qui định trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thựchiện được Như vậy cho thấy sự thiếu bao trùm của Điều 127 BLDS hay sự thiếu thốngnhất trong qui định về hợp đồng dân sự vô hiệu

Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy qui định tại Điều 411 Khoản 1 BLDS: “Trongtrường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý dokhách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu” là qui định chỉ rõ đối tượng của hợp đồng cũng

là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tương tự như pháp luật các nước(mặc dù không được qui định một cách minh thị) Nói cách khác, nếu không có đối tượngcủa hợp đồng (giao dịch) thì sẽ không thể có hợp đồng Tuy nhiên, qui định này chỉ được

đề cập đến trong từng chế định cụ thể của giao dịch dân sự chứ không được qui định baoquát tại Điều 122 BLDS – điều luật qui định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự Do đó nên bổ sung thêm điều kiện về đối tượng vào các điều kiện để giao dịch

Trang 38

dân sự có hiệu lực tại Điều 122 BLDS đồng thời lược bỏ các qui định tại Điều 411 khỏan

1 và Điều 667 khoản 3 BLDS

3.8.2.1.Vi phạm điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực

Vi phạm điều kiện về năng lực hành vi của người xác lập hợp đồng dân sự

Theo Điều 122 khoản 1 BLDS 2005, người xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự có thể

là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Trong trường hợp cá nhân là người xác lập hợp đồng thì cá nhân đó phải làngười có năng lực hành vi Vì thế những hợp đồng dân sự do người mất năng lực hành vi,người không có năng lực hành vi xác lập, những hợp đồng dân sự do người chưa thànhniên, người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập vượt quá khả năng của mình thì vô hiệu

do những người không có năng lực hành vi dân sự cần thiết vào thời điểm giao kết Đểđáp ứng các lợi ích của những người này trong các trường hợp nêu trên, pháp luật quiđịnh hợp đồng dân sự của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.Ngoài ra pháp luật cũng qui định cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ có thể ủy quyền chongười khác xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự vì lợi ích của mình (Đại diện theo ủyquyền) Pháp nhân và các chủ thể còn lại của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện giaodịch dân sự phải thông qua vai trò của người đại diện Việc Điều 122 khoản 1 chỉ đề cậpđến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luậtdân sự của chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng dường như mâu thuẫn với các qui địnhđược ghi nhận tại chế định đại diện nói chung và chế định giám hộ nói riêng Bởi vớiđiều kiện “người tham gia giao dịch là người có năng lực hành vi” thì rõ ràng người đạidiện, và người giám hộ trong hầu hết mọi trường hợp đều đáp ứng được điều kiện này và

vì thế hợp đồng mà người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện hoặchợp đồng mà người giám hộ xác lập, thực hiện có đối tượng là tài sản của người đượcgiám hộ phải được xem là có hiệu lực Tuy nhiên, đối với các trường hợp nêu trên thì thái

độ của pháp luật lại hòan toàn khác Đó là: – Điều 146 khỏan 1 BLDS qui định: “Giaodịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làmphát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện

Trang 39

vượt quá phạm vi đại diện, …” Như vậy, điều rõ ràng là hợp đồng do người đại diện xáclập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhưng không phải vô hiệu do người

đó không có năng lực hành vi mà do người này không có năng lực pháp luật đối với tàisản hoặc công việc là đối tượng của hợp đồng (không có quyền đối với tài sản hoặc côngviệc đó)

- Điều 69 khoản 5 BLDS cũng chỉ rõ: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ vớingười được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu,…”.Đây cũng chính là trường hợp người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không có nănglực pháp luật (không có quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng)

Cũng tương tự như vậy, đối với trường hợp hợp đồng được xác lập bởi những người

có năng lực hành vi đầy đủ nhưng nếu họ không phải là người có quyền (không có nănglực pháp luật) đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng đó sẽ

có hiệu lực pháp luật (nếu chỉ xét trên phương diện năng lực hành vi của người giao kết).Tuy nhiên, nếu coi đây là hợp đồng có hiệu lực thì rõ ràng lại trái với nguyên tắc cơ bảnđược ghi nhận tại Điều 9 khỏan 1 BLDS

Điều 130 BLDS 2005 qui định trường hợp người xác lập giao dịch dân sự là “ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vidân sự xác lập, thực hiện” mà “theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do ngườiđại diện của họ xác lập, thực hiện” thì có thể vô hiệu Như vậy, điều luật này mới chỉdừng lại ở qui định mang tính chất một chiều là bảo vệ những người kể trên nhưng chưatính đến các trường hợp cũng cần phải bảo vệ người tham gia xác lập, thực hiện giao dịchdân sự với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự nhưng không biết và không buộc phải biết đối tác là người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Nên bổ sung thêm qui định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thamgia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người chưa thành niên, người mất năng lựchành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trường hợp những ngườinày không biết và không buộc phải biết đối tác của họ là những người nêu trên Theo

Trang 40

Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lựchành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên Nhữngngười này được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự Vấn đề đặt ra là theo LuậtHôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì

độ tuổi kết hôn của nữ là bước vào tuổi 18 Do vậy, trong trường hợp này nếu xét về nănglực hành vi dân sự thì người vợ chưa phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vànhư vậy thì liệu vị trí của người vợ và người chồng có bình đẳng với nhau hay khôngtrong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đốivới nhũng giao dịch loại này Hơn nữa quyền và lợi ích của người tham gia xác lập, thựchiện giao dịch dân sự với người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ như thế nàonếu sau khi giao kết hợp đồng do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã nại ragiao dịch dân sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự

Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức

xã hội

Theo Điều 128 BLDS, điều cấm của pháp luật là “những quy định của pháp luậtkhông cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” Như vậy, so với “trái phápluật” được ghi nhận tại Điều 131 BLDS 1995 “vi phạm điều cấm của pháp luật” trongBLDS 2005 có phạm vi hẹp hơn và chính xác hơn Tuy nhiên, qui phạm mệnh lệnh gồmhai loại: qui phạm cấm đoán (phải kiềm chế không được thực hiện những hành vi nhấtđịnh – không hành động) và qui phạm buộc phải thực hiện những hành vi nhất định (hànhđộng) vì vậy qui định tại Điều 122 khỏan 2 BLDS mới chỉ đề cập đến những hành vi màchủ thể của hợp đồng không được thực hiện chứ chưa đề cập đến các trường hợp chủ thểxác lập hợp đồng dân sự không thực hiện những hành vi đáng lẽ phải thực hiện Qui địnhhiện nay có thể dẫn đến trường hợp các bên tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng mặc dùkhông tuân theo quy định của pháp luật nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật(những việc mà pháp luật cấm thực hiện) Với logic này đương nhiên hợp đồng nói trênvẫn có hiệu lực (hợp đồng đó không vô hiệu) Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại mụcđích của việc ban hành pháp luật Ngoài ra, mặc dù Điều 122 khỏan 1b được hiểu là qui

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13/ ĐỖ MINH TUẤN – SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG VÀ MỘT VÀI LƯU Ý TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG - (Trích dẫn từ:http://saga.vn/Luatkinhdoanh/Luatquocte/19195.saga) Link
1/ PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA- CHUYÊN KHẢO LUẬT KINH TẾ- NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2003 Khác
2/ TRẦN VIỆT ANH – BÀN VỀ KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG - TẠP CHÍ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 4 / 2010 Khác
3/ TS. NGÔ HUY CƯƠNG – BẢN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CHẤP NHẬN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BLDS 2005 - TẠP CHÍ DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT SỐ THÁNG 1 NĂM 2010 Khác
4/ TS. ĐỖ VĂN ĐẠI - VẤN ĐỀ HUỶ BỎ, ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG DO BỊ VI PHẠM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM- TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 3/2004 Khác
5/ TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN –HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ XÁC LẬP HỢP ĐỒNG - TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP Khác
6/ THS. BÙI THỊ THANH HẰNG – CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU TRƯỚC YÊU CẦU SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 - TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ Khác
7/ THS. NGUYỄN THỊ GIANG & NGUYỄN MAI HẠNH - PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ NGUYÊN TẮC KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Khác
8/ THS. LÊ MINH HÙNG – ĐIỂU KHOẢN ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG - TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ Khác
9/ NGUYỄN NGỌC KHÁNH - THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 91 THÁNG 2 NĂM 2007 Khác
10/ TS. DƯƠNG ANH SƠN - BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO - TẬP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ 4/2008 Khác
11/ ThS. LÊ MINH HÙNG - VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 405 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005- TẠP CHÍ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 6/2009 Khác
12/ TS. DƯƠNG ANH SƠN – VỀ CHÀO HÀNG VÀ CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DÂN SỰ 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trước tình hình đó, vợ chồng ôn gA gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông B. Sau nhiều lần thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ ký của các bên  nhưng không đem đi công chứng, chứng thực - bản chất và đặc điểm của hợp đồng
r ước tình hình đó, vợ chồng ôn gA gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông B. Sau nhiều lần thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực (Trang 14)
- Thứ ba, khi sử dụng hình thức bồi thường thiệt hại, bên có quyền không những cần phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại, mà còn phải chứng minh được rằng họ đã áp dụng mọi  biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại - bản chất và đặc điểm của hợp đồng
h ứ ba, khi sử dụng hình thức bồi thường thiệt hại, bên có quyền không những cần phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại, mà còn phải chứng minh được rằng họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w