1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết giai đoạn 2007 - 2010

39 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

0 16 Mục lục 1. Lý do chọn đề tài. Trang 2-3 2. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. Trang 3-4 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Trang 4-5 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Trang 5 5. Phạm vi nghiên cứu. Trang 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. Trang 5 7. Phương pháp điều tra. Trang 5-6 8. Kế hoạch nghiên cứu. Trang 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đào tạo tiểu học và công tác phổ cập giáo dục. Trang 7-13 1.1. Một số khái niệm cơ bản. Trang 7-8 1.2 Vị trí, mục tiêu của giáo dục tiểu học. Trang 8-9 1.3 Ý nghĩa , vai trò của công tác PC GDTH. Trang 9-10 1.4 Những nội dung cơ bản của công tác PCGDTH - ĐĐT: Trang 10-11 1.5 Những quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác PC GDTH. Trang 11-13 Chương 2: Thực trạng công tác PC GDTH đúng độ tuổi ở xã Suối Kiết. Trang 14-26 2.1. Đặc điểm tính hình kinh tế, xã hội – Văn hoá, giáo dục tại địa bàn xã Suối Kiết Trang 14-17 2.2. Thực trạng công tác PC GDTH của xã Suối Kiết. Trang 17-24 2.3. Đánh giá công tác PC GDTH của trường TH Suối Kiết. Trang 24-26 Tiểu luận tốt nghiệp 1 0 16 Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết. Trang 27-32 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục đến năm 2010. Trang 27-28 3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển PC GDTH ở xã Suối Kiết đến năm 2010. Trang 28 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết. Trang 28-32 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 33-34 PHIẾU ĐIỀU TRA Trang 35-39 Phiếu 1 trang 35-36 Phiếu 2 trang 37 Phiếu 3 trang 38 Phiếu 4 trang 39 Tiểu luận tốt nghiệp 2 0 16 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; “ Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp để phát triển”, đó là những khẳng định của Đảng ta tại đại hội lần thứ VI. Thật vậy, trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, giáo dục luôn được xem trọng, nhất là giáo dục Tiểu học (GDTH). Trong mục tiêu, kế hoạch GDTH (theo quyết định số 2597/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 14/10/1994) đã nhấn mạnh: “Để đổi mới GDTH và thực hiện có chất lượng GDTH, trước hết phải thực hiện nghiêm túc luật PCGDTH, đồng thời còn nhận thức đúng vị trí, tình chất, nhiệm vụ của Tiểu học và cần thấy rõ những gì không làm tốt ở Tiểu học sau này khó có thể bù đắp được. Nhà nước và toàn xã hội cần tập trung được các nguồn lực vào việc tạo ra các điều kiện cơ bản để đầu tư ưu tiên cho GDTH thể hiện trong việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo đời sống ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDTH, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo tăng cường số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất, thiết bị cho trường Tiểu học để mọi lứa tuổi từ 6 đến 14 tuổi được học hết Tiểu học”. Vì vậy Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc ban đầu hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắt cho Giáo dục phổ thông và toàn hệ thống cho Giáo dục Quốc dân. Từ tầm quan trong của sự nghiệp GD&ĐT nói chung, công tác PCGDTH nói riêng. Nếu chúng ta làm phổ cập mà không kiên trì, không liên tục và thường xuyên, thiếu trách nhiệm hay lơ là thì sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu công tác phổ cập. Do đó việc đạt chuẩn, giữ chuẩn, và nâng chuẩn là việc làm cần thiết, thường xuyên trong công tác PCGDTH hiện nay từ trung ương đến địa phương. Với những thành tựu đạt được của tỉnh Bình Thuận cũng như của huyện Tánh Linh, xã Suối Kiết là một trong những xã đã đạt chuẩn PCGDTH ( trong đó có PPCGDTH đúng độ tuổi) và được công nhận vào tháng 12 năm 2007. Đây là sự chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư về ý thức học tập, nâng cao trình độ dân trí, góp phần tích cực vào công tác xã hội hoá học tập. Việc thực hiện PCGDTH và giữ vững PCGDTH sẽ là động lực thúc đẩy cho việc tiếp tục phổ cập Trung học cơ sở (THCS) trong giai đoạn 2007 - 2010. Đó là việc làm liên tục, khó khăn, đòi hỏi phải có sự cố gắng, nổ lực trong thực tại và kế thừa trong tương lai. Đặt biệt cấn phải có lực lượng giáo Tiểu luận tốt nghiệp 3 0 16 viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất đáp ứng cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Với huyện Tánh Linh, là một huyện miền núi và xã Suối Kiết là xã đặt biệt khó khăn (xã hưởng chế độ 135) khí hậu khắc nghiệt đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đa số con em trong độ tuổi đến trường hoặc đến tuổi lao động đều phải theo cha mẹ vào rẫy làm mùa và ở lại qua đêm nên công tác PCGDTH là vấn đề nan giải mà các cấp, các ngành ở huyện, ở xã phải tốn nhiều công sức. Từ tình hình cấp thiết trên, đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải hết sức quan tâm đầu tư chỉ đạo và phối kết hợp thật tốt để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy công tác PCGDTH, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết giai đoạn 2007 - 2010” để nghiên cứu. 2. VÀI NÉT LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: “Lịch sử mấy nghìn năm của văn minh nhân loại đã chứng minh rằng: Một dân tộc có văn hoá cao, bao giờ cũng có sức mạnh”. Thật vậy, trên đường đi tìm đường cứu nước Bác Hồ đã khảo sát thực tế các dân tộc ở nhiều nước, Bác hiểu sâu sắc lịch sử các dân tộc, Bác đánh giá cao vị trí, vai trò của nền dân trí. Vì vậy, ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công Bác đã đề ra nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam độc lập là: “Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm”. Nhiệm vụ “Chống giặc dốt” được đặt ở vị trí thứ hai. Các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hoá được ra đời. Mục đích của giáo dục trong giai đoạn này là có dân trí để phục vụ kháng chiến kiến quốc. Khi nước nhà độc lập thống nhất, cùng với việc ổn định, củng cố đời sống kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, đầu tư từng bước để phát triển giáo dục. Có tri thức mới làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước. Cơ sở của trí thức được bắt đầu từ cấp Tiểu học. Luật giáo dục đầu tiên của nước ta là luật PCGDTH, được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 12/8/1991. “Nhà nước thực hiện chính sách PCGDTH bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 với tấtcả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/BGD&ĐT ngày 31/7/2007. Quyết định số 3856/GD&ĐT ngày 14/12/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về giáo viên và cán bộ quản lý trường học: Tiểu luận tốt nghiệp 4 0 16 “Giáo viên Tiểu học (GVTH) là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học, thực hiện PCGDTH. GVTH là người thầy gần gũi và có uy tín với học sinh Tiểu học, là người có hiểu biết có uy tín và gắn bó với cộng đồng”. Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ IV (khoá X) tháng 12/1998: “Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi; được thực hiện trong 5 năm học bắt đầu từ lớp 1 đến hết lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi”. Để thực hiện mục tiêu PCGDTHsau khi có luật, Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là ngành GD đã thực hiện nhiều công việc và có nhiều biện pháp tích cực về tổ chức và quản lý bậc Tiểu Học. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định “Cùng với khoa học, công nghệ GD&ĐT là quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dâng trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong điều kiện tình hình thế giới hiên nay tri thức vô cùng quan trọngtrong quá trình phát triển. Trong xu thế đó tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả là phải làm sao cho nhân dân có trình độ dân trí, tiềm lực khoa học công nghệ là lực lượng tinh thần, trí lực đạo đức con người sẽ trở thành nhân tố quyết định của mỗi quốc gia trên con đường của nền kinh tế tri thức. Chính vì thế, sau hơn mười năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII; VIII Bình Thuận đã có nhiều cố gắng trong công tác GD -ĐT và đã đạt được chuẩn quốc gia về công PCGDTH&chống mù chữ. Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh uỷ Bình Thuận tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác “PCGDTH đúng độ tuổi” nhằm góp phần thúc đẩy PCGDTHCS trong toàn tỉnh. UBND tình Bình Thuận đã ra công văn số 1783/UBBT ngày 24/9/1999 nêu rõ “Chương trình hành động về thực hiện PCGDTH và PCGDTHCS: đến năm 2000 tất cả các xã phường, thị trấn, huyện, thành phố trong tỉnh đạt chuẩ quốc gia về PCGDTH - CMC (theo quy định tại thông tư 14/GD-ĐT ngày 5/9/1997 về tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và PCGDTH). Để phát huy thành tựu của PCGDTH tiến đến PCGDTH đúng độ tuổi vững chắc làm tiền đề cho PCGDTHCS là những vấn để trong GDTH cần được tiếp tục nghiên cứu. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu các cơ sở lý luận đã được Quốc hội thông qua và khảo sát thực trạng của địa phương về đời sống, kinh tế, xã hội, các điều kiện để phục vụ cho công tác PCGDTH ở xã Suối Kiết. Phân tích những nguyên nhân đã đạt được và chưa được, từ đó tím ra những giải pháp thích hợp, đề xuất với chính quyền địa phương, đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, nằhm thúc đẩy công tác PCGDTH đúng độ tuổi ở xã Suối Kiết. Tiểu luận tốt nghiệp 5 0 16 4. KHÁCH THỂ NGHIÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục của địa bàn xã Suối Kiết, đặc biệt quan tâm đến công tác PCGDTH đúng độ tuổi. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trang công tác PCGDTH đúng độ tuổi trên địa bàn xã Suối Kiết. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này tập trung nghiên cứu công tác PCGDTH trên địa bàn xã Suối Kiết huyện Tánh Linh. Tiến hành điều tra thăm dò tập trung: - Học sinh trường TH Suối Kiết, trường TH Sông Dinh trong độ tuổi 6 đến 14. Học sinh lưu ban, học sinh bỏ học. - 35/35 giáo viên trực tiếp giảng dạy. - Chính quyền địa phương và các ban ngành trong xã, thôn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 6.1. Tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lý luận về GDĐT và công tác PCGD. 6.2. Phân tích thực trạng: Huy động trẻ 6 tuổi đến trường, trẻ 11 tuổi hoàn thành bậc học Tiểu học và đang học Tiểu học, tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh bỏ học hàng năm. 6.2.1. Tỷ lệ giáo viên, trình độ đào tạo. 6.2.2. Cơ sở vật chất cho việc dạy và học. 6.2.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện công tác. 6.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1. Phương pháp điều tra: *Nắm chính xác: - Số trẻ em trong độ tuổi chưa đến trường. - Số học sinh bỏ học trong năm. - Số học sinh chuyển đến, chuyển đi. -Số học sinh trong độ tuổi hoàn thành chương trình cấp Tiểu học. Tiểu luận tốt nghiệp 6 0 16 -Số học sinh trong độ tuổi đang học Tiểu học. 7.2. Phương pháp so sánh đối chiếu: Căn cứ vào biểu mẫu thống kê năm (tăng, giảm so với kế hoạch. Số cần phải huy động thêm …) 7.3. Phương pháp phân tích: Các điều kiện thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác PCGD. 7.4. Phương pháp tổng hợp: Thống kê số liệu thực tế có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của xã Suối Kiết. 8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - 14/3/2008: Đăng ký và tên đề tài (Mỗi nhóm đăng ký 02 đề tài) - 20/3/2008: Thu thập tài liệu có liên quan ( cả 02 đề tài). - 07/4/2008: Nhận đề tài được phân công. - 08/4/2008: Họp nhóm phân công: + Bình: Thu thập các báo báo tại xã, đánh vi tính, in ấn đề cương, đề tài. + Hoa: Sưu tầm các quan điểm chỉ đạo, kế hoạch, văn kiện đại hội, luật phổ cập và các quyết định liên quan. - 14/4/2008 : Phát thảo đề cương. - 15/4/2008: Xây dựng đề cương. - 18/4/2008: Hoàn thành đề cương, họp nhóm để thảo luận thống nhất đề cương trước khi nộp cho giáo viên hướng dẫn. - 20/4/2008: Gặp giáo viên hướng dẫn để trao đổi chỉnh sửa đề cương. - 25/4/2008: Nộp đề cương cho khoa. - 16/5/2008: Họp xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra. - 20/5/2008: Đi thực tế tại địa bàn nghiên cứu để nắm bắt thông tin, số liệu và trao đổi với các đối tượng cần khảo sát. - 10/6/2008 đến 29/6/2008: Viết đề tài. - 02/7/2008: Hoàn chỉnh đề tài và gặp giáo viên hướng dẫn để trao đổi chỉnh sửa. - 20/7/2008: Nộp đề tài. Tiểu luận tốt nghiệp 7 0 16 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1.1.1.Giáo dục: Giáo dục là sự tác động đến nhân cách con người bằng các tri thức khoa học, làm cho nhân cách ấy biến đổi, phát triển theo yêu cầu của xã hội. Nền GD&ĐT dưới chế độ XHCN xoá bỏ mọi về khoảng cách về đẳng cấp, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và giới tính. Mục tiêu của nó hướng vào giải phóng tiềm năng văn hoá của nhân dân lao động, góp phần hình thành bản lĩnh và nhân cách của các thế hệ công dân của công đồng dân tộc và sắc tộc, tạo tiền đề để họ xây dựng cuộc sống giàu mạnh, hạnh phúc cho mình và cho xã hội. Quyền lợi của mỗi người công dân được đề cao nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và quản lý sự nghiệp giáo dục. Nền GD&ĐT còn yêu cầu sự nghiệp GD&ĐT mới phải tiếp thu truyền thóng giáo dục của dân tộc, có chính sách ưu đãi, khuyến khích những ngành mũi nhọn, then chốt, chuẩn bị tri thức cần thiết để có thể sáng tạo và tiếp nhận những thành tựu khoa học tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới trong sản xuất và quản lý nền kinh tế - xã hội theo hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. 1.1.2. Giáo dục Tiểu học: Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi (theo điều 22 luật GD/1998). 1.1.3. Phổ cập giáo dục: Là tổ chức việc dạy học nhằm nâng cao toàn thể hay một tỷ lệ cao thành viên trong xã hội ở một độ tuổi nhất định đều có trình độ học vấn nhất định (Từ điển văn hoá GD Việt Nam – NXB thông tin – Hà Nội, 2003). 1.1.4. Phổ cập giáo dục Tiểu học: “Nhà nước thực hiện chính sách PCGDTH bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi (Điều 1 - Luật PCGDTH). Nhà nước quyết định kế hoạch và trình độ giáo dục Tiểu học có chính sách đảm bảo các điều kiện để thực hiện PCGD trong cả nước. Mọi công dân Tiểu luận tốt nghiệp 8 0 16 trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập, nâng cao dân trí hiểu luật của xã hội. 1.1.5. Hiệu quả: Là kết quả rõ rệt. 1.1.6. Hiệu quả công tác PCGD TH – ĐĐT: Là quá trình giáo dục, rèn luyện cho trẻ từ 6 tuổi vào lớp 1 cho đến 11 tuổi ở lớp 5 phải đào tạo cho các em hiểu biết đầy đủ đức, trí, thể, mỹ… tức là giáo dục toàn diện cho học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD&ĐT quy định. 1.2. VỊ TRÍ, MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC: 1.2.1. Vị trí, tính chất giáo dục Tiểu học: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng vững chắt cho giáo dục phổ thông và cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải như yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố liên thông, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như chúng ta không đầu tư thoả đáng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của nhân tố sản xuất không thể xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN nếu như không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ quản lý, tổ chức kinh tế cho cán bộ và nhân dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển vì giáo dục có tác dụng quan trong trong đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Nó có tác dụng vô cùng to lớn trong việc truyền bá tư tưởng chính trị XHCN xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá dân tộc góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn xã hội. Vì vậy, giáo dục – đào tạo có vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người – phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục Tiểu học có các tính chất: Phổ cậop và phát triển; dân tộc và hiện đại; nhân văn và dân chủ. Các tính chất này thể hiện trong cơ cấu tổ chức, trong toàn bộ các mặt hoạt động giáo dục ở Tiểu học. 1.2.2. Mục tiêu giáo dục Tiểu học: 1.2.2.1. Mục tiêu chung: Giáo dục Tiểu học hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức, văn hoá, khoa học, công nghệ có kỹ năng nghề nghiệp; có sức khoẻ; có niềm tự hào dân tộc và có ý chí vưon lên; có năng lực tự học và có thói quen học tập suốt đời, có năng lực đi vào thực tiễn kinh tế xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước Tiểu luận tốt nghiệp 9 0 16 mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đáp ứng yêu cầu xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2.2. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học: Giáo dục Tiểu học hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục đi vào cuộc sống lao động. Học xong Tiểu học, học sinh phải đạt được các yêu cầu chủ yếu sau: * Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam: Yêu quê hương đất nước, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn bè, có ý thức và bổn phận của mình đối với người thân, đối với cộng đồng, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật cúng các quy định ở nhà trường, ở nơi công cộng, có lối sống hồn nhiên, trung thực, tự tin, mạnh dạn. * Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mỹ. Có kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng. * Biết cách học tập hợp lý biết tự phục vụ và biết sử dụng một số đồ dùng thông dụng trong gia đình, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống. 1.3. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC PCGDTH: Tạo bước chuyển biến co bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hội nhập Quốc tế, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. phấn đấu đưa nền giáo dục nước nhà thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tiểu học là bậc học nền tảng, là nhân tố cơ bản góp phần tích cực giúp phát triển bền vững nền giáo dục quốc dân. Đặt biệt phất triển những đặt tính tự nhiên, tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên tạo hứng thú học tập có hiệu quả. Củng cố và nâng cao thành quả PCGDTH trong cả nước từ đó tiếp tục thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi làm tiền đề hoàn thành chuẩn PC THCS trong cả nước vào năm 2010. Để giữ vững kết quả đạt được về PCGDTH, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Tiểu học, chuẩn bị bước phát triển bậc học sau năm 2000, theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 của Thủ tướng chính phủ đã ban hành, nhiệm vụ của PCGDTH là một quá trình với bước đi khoa học và thực tiễn. Bởi vì, sau khi đã đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH chống mù chữ nếu không có sự chú ý vá quan tâm đúng mức, nế Tiểu luận tốt nghiệp 10 [...]... ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PCGDTH ĐĐT Ở XÃ SUỐI KIẾT ĐẾN NĂM 2010: 3.2.1 Mục tiêu chung: Duy trì và nâng cao chất lượng công tác PCGDTH - CMC, đồng thờ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp Tiểu học Hoàn thành PCGDTH - ĐĐT vào năm 2007 làm cơ sở cho hoàn thành PC THCS vào năm 2010 Quan tâm đến chất lượng giáo dục tại các cơ sở lẻ có hoàn cảnh khó khăn để giáo dục phát triển đồng bộ ở địa phương 3.2.2... động dạy và học, việc thực hiện PCGDTH ĐĐT ở xã Suối Kiết Bảng 1: Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác PCGDTH: Phương án Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % A Công tác phổ cập không quan trọng 0/4 0 B Công tác phổ cập song song với công tác chuyên môn 3/4 75 C Công tác phổ cập rất quan trọng 1/4 25 Từ nhận thức trên cho thấy cán bộ quản lý luôn coi trọng công tác PCGDTH Đây chính là động lực thúc... không có một giải pháp hữu hiệu để duy trì và nâng cao kết quả PCGDTH – CMC thì đến một lúc nào đó số trẻ em thất học, số trẻ em chưa đạt trình độ GDTH sẽ tăng lên và số người mù chữ cũng sẽ nhiều thêm dẫn đến sự phát triển của xã hội sẽ bị tụt hậu Do đó từ PCGDTH – CMC đến PCGDTH đúng độ tuổi là cả một quá trình làm GDTH một cách khoa học và liên tục Luật giáo dục 2005, điều 11 quy định rõ về PCGD: *... thành chương trình cấp Tiểu học đạt 96% trở lên - Tháng 12 /2007 đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT đồng thời duy trì giữ vững và nâng tỷ lệ chuẩn hàng năm 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT THỰC NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG TÁC PCGDTH - ĐĐT: 3.3.1 Đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai thực hiện: 3.3.1.1 Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục, PCGDTH, PCGDTH - ĐĐT Bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh,... làm ảnh hưởng đến chất lượng Giáo Dục của nhà trường) 2.2 THỰC TRANG CÔNG TÁC PCGDTH - ĐĐT CỦA XÃ SUỐI KIẾT 2.2.1 Công tác tổ chức triển khai thực hiện: 2.2.1.1 Công tác tuyên truyền về giáo dục triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCGDTH - ĐĐT Đẩy mạnh về công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm 1uan trọng của công tác PCGD trong hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn,... huynh ở một số cơ sở là dân tộc thiểu số (nhất là khu vực thôn 2) nên nhận thức về việc học chưa thực được quan tâm, cơ sở vật chất cũng còn hạn chế * Tóm lại: Từ những tồn tại và hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của địa phương mà chúng ta cần quan tâm và ra sức khắc phục Tiểu luận tốt nghiệp 26 0 16 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG TÁC PCGDTH ĐĐT Ở XÃ SUỐI KIẾT... Tiếp tục xây dựng xã hội hoá Giáo dục Đổi mới cơ chế quản lý Tăng cường hợp tác quốc tế về Giáo dục và đào tạo Tiểu luận tốt nghiệp 14 0 16 CHƯƠNG II THỰC TRANG CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI Ở XÃ SUỐI KIẾT 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HOÁ GIÁO DỤC TẠI ĐỊA BÀN XÃ SUỐI KIẾT 2.1.1 Điều kiện tự nhiên: Xã Suối Kiết là một xã đặc biệt khó khăn, thuộc diện xã nghèo ( 135 của... thiểu nên một số giáo viên còn làm nhà tạm để ở công tác Toàn xã có khoảng 16,4% dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Rơglay sinh sống ở khu vực thôn 2 và xóm mới Bạch Đàn, số còn lại sống rãi rác ở các thôn 1, thổn và thôn 4; họ di cư tự do đến xã Suối Kiết để sinh sống làm ăn Công tác huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm đã đi vào nề nếp ổn định và đạt tỷ lệ 100% ở những năm gần đây Ban giám hiệu các... với việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Điều này đòi hỏi một sự có gắng, quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện và tham gia công tác PCGDTH - CMC Đặc biệt, để thúc đẩy công tác PCGDTH - ĐĐT cần phải đáp ứng một số vấn đề sau: - Đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai thực hiện bằng cách làm tốt công tác tuyên... cho công tác Giáo dục Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức làm tốt công tác PCGD để động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PHIẾU 1 Tiểu luận tốt nghiệp 34 0 16 * Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác PCGD TH: Anh (chị) hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời mà anh chị cho là tâm đắc nhất 1 Về công tác PCGDTH: a Phù hợp với tình hình đất nước hiện nay b Mở rộng nâng cao . ở xã Suối Kiết đến năm 2010. Trang 28 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PC GDTH ở xã Suối Kiết. Trang 2 8-3 2 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 3 3-3 4 PHIẾU ĐIỀU TRA Trang 3 5-3 9 Phiếu. Kiết Trang 1 4-1 7 2.2. Thực trạng công tác PC GDTH của xã Suối Kiết. Trang 1 7-2 4 2.3. Đánh giá công tác PC GDTH của trường TH Suối Kiết. Trang 2 4-2 6 Tiểu luận tốt nghiệp 1 0 16 Chương 3: Một số. những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy công tác PCGDTH, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

Ngày đăng: 19/06/2015, 23:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w