3.3.1.1. Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục, PCGDTH, PCGDTH - ĐĐT.
Bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, đài truyền hình, qua tuyên truyền vận động, qua các buổi họp của đoàn thể từ xã đến thôn xóm, tổ tự quản… cổ động cho cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Nhằm huy động đông đảo các thành phần trong xã hội hưởng ứng và tham gia xây dựng đóng góp cho giáo dục, làm cho người dân thấy rõ việc học tập là một việc rất cần thiết trong xã hội hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay.
3.3.1.2. đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”:
0 16
- Song song với việc tuyên truyền và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, nhà trường cần chủ động thực hiện điều tra số liệu cụ thể và chính xác các đối tượng trong địa bàn quản lý. Từ đó lập danh sách và theo dõi quan tâm đến các đối tượng trong độ tuổ đến trường, tránh tình trạng để sót tên, sai năm sinh … rất khó khăn cho công tác biên chế lớp hàng năm.
- Huy động và tạo điều kiện cho trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: Nhà trường tiến hành ra soát trẻ 5 tuổi ngay từ đầu năm học bằng cách liên hệ thường xuyên với cấp học mẫu giáo để lấy danh sách trẻ 5 tuổi đã qua mẫu giáo, đồng thời tìm hiểu lý do số trẻ chưa ra lớp lá để có biện pháp giúp đỡ như: tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh cho con em đến trường học đúng tuổi, tranh thủ các nguồn hỗ trợ giúp các em có đầy đủ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập… để đi học.
- Tích cực vận động và tạo mọi điêuì kiện để giúp đỡ trẻ bỏ học, thất học giữa chừng từ 7 - 14 tuổi ra lớp như: Tham mưu cho ban chỉ đạo cùng phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn vận động và giúp đỡ các em. tranh thủ các nguồn hỗ trợ giúp các em có đầy đủ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập để đi học tiếp tục. Mặt khác, nhà trường tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo mở lớp phổ cập linh hoạt tại các điểm trường có học sinh vì lớn tuổi, vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục đi học phổ thông được.
3.3.1.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá giáo dục, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết thật chặt chẽ giữa 3 môi trường nhà trường - Gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.
Xây dựng các cơ chế liên kết, phối hợp tốt các môi trường giáo dục bằng nhiều biện páhp như: Thăm hỏi thường xuyên những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, thông tin kịp thời qua phiếu phối hợp, gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh… để có biện pháp giup[1 đỡ các em có được môi trường học tập thuận tiện.
* Tóm lại, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đã đựoc thể hiện trong nhiều Nghị quyết. Có thể nói xã hội hoá giáo dục là một quá trình huy động tập thể cộng đồng trong công cuộc xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm trong việc chăm lo sự nghiệp giáo dục phát triển một cách thường xuyên, vững mạnh và lâu dài.