Liên kết kinh doanh với các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, bách hóa, bông vải sợi, thiết bị, phụ tùng may công nghiệp - Nhiệm vụ của công t
Trang 1Phần 1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần may Nam Hà
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Nam Hà
Tên tiếng Anh: Nam Ha Garment Joint stock company
Tên giao dịch: Công ty cổ phần may Nam Hà
Điện thoại: 0350.3649563 Fax : 0350.3644767
Địa chỉ: 510 đường Trường Chinh và 421 đường Hàn Thuyên, Phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định
Tổng diện tích đất: 11.478m2 (Trong đó: Văn phòng: 3.353 m2; Nhà xưởng: 8.125 m2 Công ty được thành lập theo quyết định số 2014/1999/QĐ-UB do UBND tỉnh Nam Định cấp ngày 10/12/1999, trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Nam Định Công ty là đơn vị chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước từ ngày 10/12/1999 có tiền thân là trạm may Nam Định được thành lập năm 1969
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Theo Điều lệ công ty đã được Hội đồng thành lập thông qua ngày 27/12/1999:
- Chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, kinh doanh các dịch vụ thương mại theo số đăng ký kinh doanh số 056635 cấp ngày 05/01/2000 Liên kết kinh doanh với các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, bách hóa, bông vải sợi, thiết bị, phụ tùng may công nghiệp
- Nhiệm vụ của công ty là thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩ vụ nộp thuế cho Nhà nước; nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các bộ phận nâng cao chất lượng mặt hàng do Công ty sản xuất
Trang 2kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Theo Sơ đồ tổ chức công ty (Phụ lục 1), Công ty được cấu trúc tổ chức theo dạng mô hình
cơ cấu trực tuyến, trong đó giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Cơ cấu này rất phù hợp với công ty (quy mô sản xuất không phức tạp và tính chất sản xuất đơn giản), giúp người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản trị, mọi vấn
đề được giải quyết theo đường thẳng, từ đó mà mệnh lệnh sẽ được thi hành một cách nhanh chóng
1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Công ty Cổ phần may Nam Hà là đơn vị hoạch toán có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu
và sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường may mặc trong nước, với sản phẩm chính là áo
sơ mi, jacket, quần âu nam, quần nữ, váy, quần soóc,
1.4 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ yếu cảu công ty là sản xuất gia công, với doanh thu đến từ hoạt động gia công chiếm tỷ trọng cao nhất Năm 2012, tổng DT là 56.299 triệu đồng thì DT từ hoạt động SXGC là 51.973 triệu đồng Năm 2013, tổng DT là 71.000 triệu đồng thì DT từ hoạt động SXGC là 63.966 triệu đồng (Phụ lục 2)
Nguồn lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
- Nguồn nhân lưc: Số lao động tại công ty giảm dần trong 3 năm, từ năm 2012 là 723 người, đến năm 2013 là 632 người và nửa đầu năm 2014 còn 623 người Tuy theo định
kỳ, công ty vẫn tổ chức tuyển dụng nhân viên mới, tuy nhiên số người lao động vẫn giảm
do đến tuổi về hưu, do người lao động bỏ việc,
- Nguồn vốn: Vốn tự có khi cổ phần hóa 2 tỷ đồng, đến 30/6/2014 là 14,2 tỷ đồng
Vốn sản xuất kinh doanh tăng liên tục, năm 2012 là 24.100 triệu đồng, đến năm 2013 là 33.569 triệu đồng và nửa đầu năm 2014 là 31.688 triệu đồng (Phụ lục 2)
Trang 3- Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ:
Sau 14 năm cổ phần hoá, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang 2 phân xưởng chuyên may với 24 chuyền; PX cắt được cải tạo, hệ thống nhà kho đảm bảo an toàn về mọi mặt, máy móc thiết bị được thay thế đáp ứng nhu cầu sản xuất Hiện tại Công ty có khoảng trên 10 chủng loại máy móc thiết bị - số lượng 680 chiếc/bộ, tuổi đời máy may
CN không quá 7 năm
1.5 Một số kêt quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần may Nam Hà trong 3 năm gần đây
Theo bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của Công ty (Phụ lục 3), có thể thấy trong 3 năm gần đây, tổng doanh thu ngày càng tăng, theo đó là nghĩa
vụ nộp ngân sách nhà nước cũng được công ty thực hiện đầy đủ với số tiền phải nộp tăng mạnh Tuy tổng doanh thu tăng nhưng số tiền cho khấu hao cơ bản cũng tăng nhiều hơn
Số người lao động có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh trong thời gian năm 2012-2013., tuy nhiên đến giai đoạn đầu năm 2014 đã được khống chế giảm nhẹ
Trang 4Phần 2 Tình hình hoạt động tổ chức nhân lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
2.1 Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
2.1.1 Tình hình nhân lực
Số lượng:
Trong 3 năm gần đây, số lượng lao động có xu hướng giảm, từ 723 lao động trong năm
2012 xuống còn 632 lao động trong năm 2013 và 623 lao động trong nửa đầu năm 2014 (Phụ lục 2)
Một trong số các nguyên nhân là do lao động đến tuổi về hưu, do lao động bỏ việc, do lao động vi phạm hợp đồng, Trong khi đó việc tuyển mộ gặp khó khăn do đối thủ cạnh tranh gay gắt, thị trường lao động lại khan hiếm
Chất lượng:
- Cơ cấu lao động theo trình độ (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, chuyên môn kỹ thuật)
(Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Hà)
Theo biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ năm 2014 (Phụ lục 4), trong tổng số 623 CBCNV - LĐ, số người có trình độ đại học chiếm 5%, trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 20%, (số lượng này tập trung chủ yếu vào đối tượng cán bộ quản lý và cán bộ văn phòng, phòng kỹ thuật, KCS) Còn lại là công nhân kỹ thuật làm trực tiếp ở các phân xưởng nhưng đều qua các lớp đào tạo tay nghề phù hợp với công việc được giao Số lượng cán
bộ quản lý và cán bộ văn phòng tuy phần lớn là trình độ trung cấp, cao đẳng nhưng có số năm công tác lớn, kinh nghiệm phong phú, đồng thời công việc không đòi hỏi quá cao về bằng cấp Sô lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao do loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản
Trang 5Cơ cấu lao động theo trình độc của công ty tương đối phù hợp với tình hình hiện tại Tuy nhiên để có thể tăng cường cạnh tranh trên thị trường, cần tuyển dụng thêm cán bộ, nhân viên trẻ có trình độ cao để xây dựng đội ngũ kế cận
Cơ cấu: cơ cấu lao động theo giới tính, theo độ tuổi
Lao động nữ chiếm 86%, số lao động trên 40 tuổi chiếm 20%
Cơ cấu lao động theo giới tính là phù hợp vì số lao động là nữ chiếm tỷ lệ cao do công ty
là doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực dệt may, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỷ mỷ và cẩn thận Tuy nhiên, cơ cấu lao động theo tuổi chưa phù hợp lắm, với số lao động trên 40 tuổi chiếm 20%, công ty cần liên tục tuyển dụng và đào tạo để có đội ngũ kế cận có thể thay thế bất cứ lúc nào
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực
Tại công ty, bộ phận tổ chức quản trị nhân lực nằm trong phòng ban “Văn phòng”, cùng với bộ phận hành chính
Chức năng: Tham mưu giúp việc Ban giám đốc về công tác tài chính cán bộ, lao động tiền lương và công tác tài chính của công ty
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và bố trí việc bố trí, sắp xếp các cán bộ phòng, phân xưởng, tổ sản xuất; đào tạo, tuyển dụng, bố trí lao động các đơn vị
- Nghiên cứu, đề xuất, giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên
- Nghiên cứu và đề xuất công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên, vệ sinh, quỹ lương, quỹ tiền mặt, thiết bị phụ tùng, cấp đổi, thu hồi, văn thư, thủ kho, tạp vụ phục vụ lao động công ty
2.1.3 Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực
- Sơ đồ phòng “Văn phòng”
Trang 6(Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Hà)
Văn phòng có 15 nhân sự, trong đó có 2 nhân sự phụ trách về quản trị nhân lực, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó văn phòng Nhiệm vụ của họ là:
- Phối hợp với các nhân viên trong phòng để lưu trữ, chuyển giao tài liệu có liên quan đến nhân sự
- Phối hợp với các phòng ban khác và các phân xưởng để thực hiện các nội dung trong quản trị nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, trả công,
- Thực hiện các chính sách, kế hoạch nhân sự theo phân công của Chánh văn phòng và phó văn phòng
Các quyết định liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển lao động, trả công, nâng bậc lương, sẽ phải thông qua phó văn phòng và chánh văn phòng
Với số lao động là 623 người, tuy chỉ có 2 nhân viên nhân sự, nhưng việc tổ chức quản trị nhân lực vẫn phù hợp với quy mô công ty, vì trên 2 nhân viên nhân sự còn 2 cán bộ trực tiếp quản lý là trưởng và phó văn phòng, đồng thời còn có 2 quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi tiến độ làm việc của người lao động
Chánh văn phòng
Phó văn phòng Tổ trưởng an
ninh
Nhân viên an ninh Lái xe
Nhân viên
y tế, tạp vụ
Nhân viên văn thư
Trang 72.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài
- Thứ nhất là nhân tố thị trường lao động ngành dệt may: Hiện nay, thị trường lao động Nam Định nói riêng và các tỉnh miền bắc nói chung đang rất thiếu lao động trẻ, trình độ tay nghề cao trong ngành dệt may Do vậy công ty Cổ phần may Nam Hà đã có những chính sách tuyển dụng nhân sự phù hợp để thu hút người lao động, không chỉ dừng lại việc thu hút lao động trong tỉnh mà còn mở rộng tuyển dụng lao động ở các tỉnh thành khác
- Thứ hai là ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Nam Định nổi tiếng với ngành dệt may với sự hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, như Công ty may Youngone, Công ty Cổ phần may Nam Định, Công ty may Sông Hồng,
Do vậy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về lao động có tay nghề là rất lớn, Công
ty Cổ phần may Nam Hà đã có các chính sách nhân sự phù hợp để thu hút và giữ chân người lao động, tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
- Thứ ba là hoạt động quản trị nhân lực chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học công nghệ: Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty Cổ phần may Nam Hà đã có nhiều tiến bộ trong công cuộc công nghệ hóa thông qua đổi mới và cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất, nên cần hoạch định các chương trình đào tạo để người lao động có thể chủ động, thích ứng với sự thay đổi trong môi trường làm việc
- Thứ tư là hoạt động quản trị nhân lực chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính sách pháp luật,
cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước: Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng và vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị nhân lực không chỉ với riêng công ty Cổ phần may Nam Hà mà còn với nhiều doanh nghiệp khác Công ty Cổ phần may Nam Hà đã liên tục cập nhật và có những sửa đổi phù hợp trong các hoạt động trả công, trả thưởng, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm, cho phù hợp với sự thay đổi trong Đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trang 8 Ảnh hưởng các nhân tố môi trường bên trong công ty
- Thứ nhất, đó là sự ảnh hưởng của mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp Công ty Cổ phần may Nam Hà hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm để xuất khẩu thành công sang các thị trường nước ngoài, do đó đòi hỏi độ ngũ lao động trình độ tay nghề cao, ý thức làm việc tốt
- Thứ hai, đó là sự ảnh hưởng của bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp với môi trường làm việc lành mạnh, lao động tại công ty Cổ phần may Nam Hà không ngừng thi đua lao động tốt, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty
- Thứ ba, đó là sự ảnh hưởng bởi Tổ chức Công đoàn Tổ chức Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân sự như: quản lý, giám sát
và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ tại công ty
- Thứ tư là quan điểm của hội đồng quản trị và các cấp lãnh đạo của công ty, những người
ra quyết định trực tiếp các chính sách nói chung và chính sách nhân sự nói riêng Vì vậy
mà việc nhận thức, cũng như trình độ,kinh nghiệm của họ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động quản trị nhân lực
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Trong quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên: Công ty luôn hướng đến sự hòa đồng, gần gũi, phát huy tính tập trung dân chủ trong công việc Mọi thành viên trong Công ty có thể học hỏi và trao đổi thẳng thắn với nhau Người lao động trong Công ty thường xuyên nhận được sự động viên khích lệ từ lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Công ty Thông qua các buổi tọa đàm, giao lưu học hỏi, các buổi sinh hoạt định kỳ đã nâng cao tinh thần đoàn kết và tạo ra sự gần gũi giữa các bộ phận, đơn vị, các vị trí trong Công ty, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp và công việc
Quan hệ lao động tại công ty đã được thể hiện rõ thông qua sản phẩm là thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động được hình thành dựa trên sự trao đổi, thỏa thuận giữa hai bên Đồng thời, công ty cũng có tổ chức công đoàn, nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động, nhằm duy trì và ổn định mối quan hệ lao động tại công ty
Trang 92.3.2 Thực trạng về tổ chức lao động và hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Thực trạng về tổ chức lao động
Để mang lại hiệu quả công việc và phát huy tốt khả năng làm việc của người lao động, Công ty đã chú ý đến việc xem xét, bố trí công việc theo đúng khả năng và chuyên ngành
mà người lao động được đào tạo
Đồng thời, công ty cũng đã không ngừng cải thiện môi trường làm việc, cung cấp cho người lao động máy móc, trang thiết bị và công cụ hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, tăng NSLĐ VD như đối với khu văn phòng Công ty và một số phòng họp ở khu sản xuất Công ty trang bị điều hòa phục vụ làm việc vào mùa hè, các khu vực sản xuất làm việc được trang bị hệ thống giàn mát, lắp đặt hệ thống chiếu sáng đảm bảo, khu sản xuất và khu văn phòng, nơi làm việc thường xuyên có người dọn vệ sinh sạch sẽ, các thiết
bị và nhà xưởng có độ an toàn cao, công ty bố trí phòng ăn trưa, máy làm mắt,lò vi sóng cho CN-LĐ
Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động
Có thể nhận thấy rằng, trong những năm qua, với sự bố trí, sắp xếp lại bộ máy quản lý và nhân lực một cách khoa học, Công ty cổ phần may Nam Hà đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo lên một bức tranh đẹp trong con mắt của khách hàng, đối tác và của bản thân người lao động trong Công ty Việc sắp xếp công việc hợp lý đã có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy người lao động làm việc tích cực hơn
Có thể thấy rõ hơn khi NSLĐ bình quân tại phân xưởng tăng liên tục từ 19,4 (2012) đến 25,5 (2013) và 29,4 USD/người/ngày (6 tháng đầu năm 2014) Trong khi đó mức lương bình quân
2.3.3 Thực trạng về định mức lao động của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Để tổ chức định mức lao động cho công nhân may, Công ty đã sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm với 4 bước:
- Thống kê năng suất lao động của công nhân may
- Tính năng suất lao động trung bình
- Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
Trang 10- Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của đốc công
để tiến hành định mức
2.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Công tác hoạch định nhân lực ở công ty được thực hiện khá đơn giản Các phòng ban có nhu cầu về nhân lực tiến hành đề xuất với Văn phòng hành chính nhân sự Nhân viên phụ trách nhân sự chịu trách nhiệm tổng hợp các nhu cầu về nhân lực của các phòng ban Sau khi tổng hợp, nhân viên phụ trách nhân sự trình Chánh văn phòng phê duyệt Sau khi được phê duyệt về số lượng nhân lực dự kiến, Văn phòng hành chính nhân sự tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phối hợp với các phòng ban khác để tiến hành công tác tuyển dụng được thuận lợi
2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Nhận biết được tầm quan trọng của việc phân tích công việc, Công ty Cổ phần may Nam
Hà đã nghiên cứu để làm rõ với từng chức danh cụ thể, người lao động có những nhiệm
vụ, trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện, từ đó cho
ra đời sản phẩm là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc ứng với mỗi chức danh Hoạt động này không chỉ giúp Công ty có thể tuyển dụng người lao động phù hợp với vị trí mà còn giúp quá trình đánh giá thuận lợi hơn thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá từ những tiêu chuẩn công việc
2.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Công ty Cổ phần may Nam Hà
Thực trạng về tuyển dụng nhân lực
Hàng năm, theo yêu cầu thực tế công việc, Công ty tổ chức tuyển lao động Người xin việc được phát hồ sơ và được sơ tuyển qua phỏng vấn trước khi vào thi tay nghề, kiến thức chuyên ngành Thông qua thi tuyển chọn, người lao động sẽ thể hiện được năng lực chuyên môn, khả năng công tác cũng như những hiểu biết khác của mình
Những người lao động là công nhân kỹ thuật, Công ty tổ chức thi tuyển, thử tay nghề, nếu
có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc Công ty sẽ ký hợp đồng tuyển dụng Xét ưu tiên cho con em của cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty