Muốn giải quyết đượcđiều đó, cần có một mô hình có thể liên kết được các tác nhân trong chuỗi sản xuất,kinh doanh cùng các bên liên quan, trong đó có người tiêu dùng nhằm thiết lập cơchế
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài 5
2.1 Nghiên cứu ngoài nước 5
2.2 Nghiên cứu trong nước 9
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 12
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 12
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 12
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 12
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: 13
6 Kết cấu đề tài 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÙNG THAM GIA - PGS (PARTICIPATORY GUARANTEE SYSTEM) 14
1.1 Giới thiệu chung về PGS 14
1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản 14
1.1.2 Sự ra đời của mô hình PGS 14
1.1.3 Phạm vi và lĩnh vực áp dụng 16
1.1.4 Mục tiêu và lợi ích áp dụng 18
1.1.5 Những nguyên tắc và giá trị chính của PGS 18
1.2 Triển khai áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS 20
1.2.1 Cấu trúc mô hình PGS 20
1.2.2 Quy trình triển khai và chứng nhận theo mô hình PGS 26
1.2.3 Hoạt động thanh tra và cấp chứng nhận trong PGS 29
1.3 Kinh nghiệm triển khai mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS trên thế giới 34
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PGS TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM HỮU CƠ Ở VIỆT
NAM 38
2.1 Khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ và tình hình triển khai áp dụng mô hình PGS ở Việt Nam 38
2.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam 38
2.1.2 Khái quát tình hình triển khai và áp dụng mô hình PGS ở Việt Nam 40
2.2 Thực trạng triển khai và áp dụng mô hình PGS trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam 42
2.2.1 Các mô hình sản xuất thực phẩm hữu cơ áp dụng và chứng nhận theo mô hình PGS ở Việt Nam 42
2.2.2 Thực trạng kinh doanh rau hữu cơ được chứng nhận PGS tại các cửa hàng trong hệ thống PGS Việt Nam: 56
2.2.2 Đánh giá kết quả áp dụng mô hình PGS trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PGS Ở VIỆT NAM 65
3.1 Triển vọng và phương hướng áp dụng mô hình PGS trên các chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nói chung và thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam nói riêng 65
3.2 Một số giải pháp cho các thành viên tham gia mô hình 67
3.2.1 Giải pháp cho các thành viên tham gia sản xuất: 67
3.2.2 Với các nhà bán lẻ: 69
3.2.3 Đối với Ban điều phối PGS Việt Nam: 69
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước: 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với tình trạng đáng báo động về ATVSTP hiện nay, nhu cầu mua và sử dụng thựcphẩm an toàn là rất lớn Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của nhànước, các cấp các ngành và của toàn xã hội Đã có nhiều chương trình, dự án, đề án tậptrung nghiên cứu, tìm giải pháp cho việc xây dựng các chuỗi hay các hình thức liên kếttrong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn, kỹthuật sản xuất tiên tiến, các mô hình quản lý chất lượng hiện đại nhằm đảm bảo chấtlượng và an toàn thực phẩm cũng như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và cả tiêu thụ thựcphẩm an toàn ở Việt Nam Tuy nhiên, theo ước tính, lượng thực phẩm được sản xuất vàkinh doanh theo những mô hình này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu rất lớn về tiêu thụ thực phẩm an toàn ở Việt Nam Thị trường cho sảnphẩm an toàn không phải là vấn đề đáng lo ngại Nhưng thực tế cho thấy, những môhình sản xuất hoặc liên kết sản xuất, kinh doanh (chuỗi) thực phẩm an toàn đều gặp rấtnhiều khó khăn trong cả khâu sản xuất cung ứng và tiêu thụ
Trong khâu sản xuất và cung ứng, một trong những điểm yếu nhất của nôngnghiệp Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và không đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm (ATVSTP) Vậy làm thế nào để những nông hộ quy mô nhỏ có thểtiếp cận với quy trình sản xuất an toàn và bền vững là câu hỏi không hề dễ dàng.Với đại bộ phận những hộ sản xuất quy mô nhỏ, rất khó để có thể tiếp cận vớinhững tiêu chuẩn, kỹ thuật sản xuất và quản lý chất lượng tiên tiến Để được cấpgiấy chững nhận hay chứng chỉ về an toàn, chất lượng cho sản phẩm đầu ra (chẳnghạn như tiêu chuẩn GAP) cũng tốn rất nhiều chi phí
Trong khâu tiêu thụ, người tiêu dùng thực sự có nhu cầu mua và tiêu dùng thựcphẩm an toàn nhưng đứng trước tình trạng thiếu thông tin và không minh bạch vềnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, về nhà phân phối, tình trạng thực phẩm không antoàn hoặc không được kiểm tra, chứng nhận vẫn được bày bán lẫn hoặc gắn mácthực phẩm an toàn khiến người tiêu dùng mất lòng tin
Có thể nói, để giải bài toán đầu ra cho thực phẩm an toàn và với điều kiện sảnxuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún ở Việt Nam, cần giải quyết hai vấn đề lớn là
Trang 4chi phí quản lý, chứng nhận và lòng tin của người tiêu dùng Muốn giải quyết đượcđiều đó, cần có một mô hình có thể liên kết được các tác nhân trong chuỗi sản xuất,kinh doanh cùng các bên liên quan, trong đó có người tiêu dùng nhằm thiết lập cơchế giám sát chặt chẽ với chất lượng sản phẩm đồng thời tăng cường sự hiểu biếtlẫn nhau, minh bạch thông tin và thiết lập niềm tin với sản phẩm.
Năm 2004 Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) đãđưa ra hệ thống chứng nhận tin cậy cho sản phẩm được sản xuất hữu cơ hay là hệthống đảm bảo cùng tham gia-PGS(participatory guarantee system) Đó là hệ thốngbảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếpvào chuỗi cung cấp hữu cơ, từ người sản xuất cho đến người mua cùng nhau thamgia vào hệ thống chứng nhận Tính đến nay, PGS đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trênthế giới như Mỹ, Ấn Độ, Brazil…nhưng ở Việt Nam nó chỉ mới xuất hiện từ năm
2008 đến nay Vì vậy, PGS còn là một khái niệm mới mẻ với người tiêu dùng cũngnhư là một mô hình mới trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn ở Việt Nam
Có thể thấy, trong bối cảnh này thì mô hình đảm bảo chất lượng cùng thamgia PGS là một mô hình phù hợp có thể giải quyết bài toán nan giải này ở Việt Namhiện nay PGS là một dạng hệ thống quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn, áp dụngtrong sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, đảm bảo sự
an toàn và chất lượng sản phẩm Đây cũng là mô hình mới về hệ thống đảm bảochất lượng với tính ưu việt nổi trội là quản lý chất lượng tập trung chủ yếu tại cộngđồng, đòi hỏi sự tham gia giám sát của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng(hộ trồng trọt/chăn nuôi, nhà sản xuất, chế biến, nhà phân phối, nhà bán lẻ, kháchhàng,…) và các bên quan tâm Chính sự vận hành theo cơ chế này sẽ gia tăng sựgiám sát và thúc đẩy niềm tin của các thành viên trong chuỗi, đặc biệt là của kháchhàng với các sản phẩm của chuỗi Khác với các mô hình quản lý chất lượng khác,
mô hình PGS là mô hình đảm bảo chất lượng vừa mang tính khoa học, vừa mangtính hiện đại, vận hành theo cơ chế chuỗi với các bên liên quan nhưng lại đặc biệt
có sự phù hợp cao với điều kiện sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm ở ViệtNam như sản xuất quy mô nhỏ, kênh hàng ngắn, chi phí thấp
Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS” Chúng tôi hy vọng sẽ đóng một vai trò
Trang 5nhất định để giúp người tiêu dùng biết nhiều hơn và tin tưởng về mô hình PGS, đồngthời khẳng định rõ hơn PGS là chứng nhận đáng tin cậy cho các sản phẩm hữu cơ.
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài.
2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, đã có một số các công trình nghiên cứu tiến hành nghiên cứu
về hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Trong đó, các nghiên cứu tập trung làm
rõ những tác động và vai trò, lợi ích cũng như sự phù hợp của mô hình này đối vơi điều kiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt tại các nước đang phát triển và với điều kiện sản xuất, canh tác quy mô nhỏ
- Els Wynen, Impact of organic guarantee systems on production and trade in
organic products, Discussion Paper International Task Force on Harmonization and
Equivalence in Organic Agriculture, 2004
Nghiên cứu giới thiệu đặc trưng của từng quốc gia và hệ thống chứng nhận hữu cơcủa từng nước, phân tích chi phí trực tiếp, gián tiếp và hiệu quả tác động của từng
mô hình chứng nhận, trong đó có mô hình PGS Đồng thời chỉ ra khả năng hài hòacác tiêu chuẩn và mô hình với nhau, áp dụng cho từng loại thực phẩm cụ thể
- Erin Nelson, Laura Gomez Tovar, participatory guarantee systems: A certification
idea for small organic farmers, 2008
Nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án của Pan – Canada Reseach Impact Networknhằm mô tả hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS như một cách thức có thể ápdụng rộng rãi cho những nhà sản xuất sản phẩm hữu cơ quy mô nhỏ co thể tham giatrên thị trường thực phẩm
Cũng có những nghiên cứu giới thiệu hoặc tiến hành so sánh mô hình PGS trong tương quan với các mô hình/ hệ thống chứng nhận khác trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, chỉ ra những ưu việt cũng như những khó khăn, thách thức của hệ thống này so với các mô hình khác
- Erin Nelson, Laura Gomez Tovar, Participatory Organic Certification: An
alternative aproach to maintaining the intergrity of the organic label, 2009
Nghiên cứu tập trung thảo luận những chứng nhận chính trong nông nghiệp hữu cơ,đặc biệt là mô hình chứng nhận cùng tham gia PGS Thông qua việc nghiên cứutình huống điển hình về mạng lưới nông nghiệp hữu cơ ở Mexico, cụ thể là thị
Trang 6trường nông nghiệp hữu cơ địa phương ở Chapingo, Mexico để thể hiện tình hìnhthực hiện hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Trên cơ sở nghiên cứu chỉ ranhững thách thức mà hệ thống PGS gặp phải trong quá trình triển khai.
- Heidrun Moschitz and colleagues, Economic analysis of certification systems in
organic food and farming : The potential of alternative certification systems, 2011
Báo cáo chỉ ra kết quả của việc phân tích các hệ thống chứng nhận khác nhau nhằmmục đích đánh giá hiệu quả và chi phí về việc triển khai các mô hình khác nhautrong nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở đó đánh giá triển vọng của các mô hình chứngnhận này, trong đó co mô hình đảm bảo cùng tham gia PGS
- Alexandre Meybeck, Suzanne Redfern, Voluntary standards for sustainable food
systems: Challenges and opportunities, A workshop of the FAO/UNEP –
Programme on sustainable food systems, 2013
Kỷ yếu hội thảo bao gồm tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu, thông tin về các tiêuchuẩn trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhằm hướng tới một nền sản xuấtthực phẩm bền vững và an toàn Trong đó có giới thiệu về các tiêu chuẩn, các môhình, cách thức áp dụng, vận hành, các điển hình, bài học kinh nghiệm cũng như các
cơ hội và thách thức khi áp dụng các tiêu chuẩn và mô hình này ở các quốc gia khácnhau, bao gồm cả mô hình đảm bảo cùng tham gia PGS
- Pilar Santacoloma, Ph.D, Marketing strategies and organisational structures
under different organic certification schemes, 2008
Mục đích của nghiên cứu là tiến hành so sánh cấu trúc tổ chức và chiến lượcmarketing trong các chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ được vận hành theo 3 môhình chứng nhận khác nhau ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi Môhình thứ nhất là sự chứng nhận của bên thứ ba với từng thành viên trong chuỗicung ứng, được biết đến như những chứng nhận mang tính quốc tế Mô hình thứ haicũng dựa trên chứng nhận của bên thứ ba nhưng trong đó các nông hộ quy mô nhỏ
có thể được chứng nhận theo nhóm - được gọi là hệ thống kiểm soát nội bộ ICS
Mô hình thứ ba là hệ thống chứng nhận về đảm bảo cùng tham gia PGS
Phong trào nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh và được khởi xướng tại một
sô quốc gia như Nam Mỹ như Brazin, Mexico, Mỹ hay một số nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, New Zealand, Thái Lan, Phillipine, Vì vậy, tại các quốc gia này, xu
Trang 7hướng áp dụng PGS khá phổ biến Đã có nhiều công trình nghiên cứu tại các nước này nhằm giới thiệu về mô hình PGS, phân tích những lợi ích đạt được cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn mà các chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các nước này gặp phải trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống PGS Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu về PGS tại các nước như Mexico, Brazil, Ấn Độ, Nepal và Italia, đó là:
- Nelson, E, Gómez Tovar, L, Schwentesius, R & Gómez Cruz, M., Participatory
Guarantee Systems: New Approaches to Organic Certification - The Case of Mexico, 2009.
Nghiên cứu đã nêu lên kinh nghiệm triển khai hệ thống PGS ở Mexico Nghiên cứuđược thực hiện dựa trên phương pháp quan sát hiện trường và phỏng vấn chuyênsâu do nhóm tác giả thực hiện trong suốt khóa học về đào tạo và thúc đẩy áp dụngPGS tại Chapingo cũng như 16 thị trường hình thành nên mạng lưới thị trường thựcphẩm và nông nghiệp hữu cơ ở Mexico
- Claudia Hochreiter, Certified with trust and solidarity? Attitude, benefits, and
challenges of organic farmers in paticipatory guarantee systems (PGS), Cacahoatán, Mexico, Master thesis, 2011.
Nghiên cứu đã đưa ra một số nội dung lý thuyết cơ bản của hệ thống đảm bảo cùngtham gia như sự ra đời và đặc trưng của hệ thống, các yếu tố ảnh hưởng, quá trìnhchứng nhận, tình hình chứng nhận hệ thống trên toàn cầu, những lợi ích và hạn chếcủa hệ thống Thông qua nghiên cứu điển hình về áp dụng PGS ở Mexico, tác giả đãlàm rõ quá trình triển khai, các đặc trưng cơ bản, lợi ích, thách thức và kinh nghiệm
áp dụng hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS ở quốc gia Nam Mỹ này Đặc biệt,tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thái độ, lợi ích, thách thức phải đối mặt đối với các
hộ nông dân khi tham gia mô hình PGS
- Cesare Zanasi, Paolo Venturi, Marco Setti, Cosimo Rota, Participative organic
certification, trust and local rural communities development: The case of Rede Ecovida, 2009
Mục đích của nghiên cứu là làm rõ sự gắn kết của cộng đồng, sự tin tưởng và thịtrường liên quan trong một chuỗi cung ứng như thế nào và giải thích sự tác động qualại giữa chứng nhận hữu cơ cùng tham gia PGS và sự phát triển của cộng đồng ở nông
Trang 8thôn Dựa trên những dữ liệu thu thập ở Rede Ecovida – một mạng lưới cung cấp thựcphẩm hữu cơ ở Braxin, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng tích cực của cáchtiếp cận cùng tham gia theo mô hình PGS đến kinh tế địa phương, sự phát triển của môitrường và xã hội Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của nhóm nông hộ trong việc tăngcường lòng tin đối với thực phẩm hữu cơ trong cộng đồng địa phương.
- Zanasi, C.1, Venturi P2, Impact of the adoption of participatory guarantee systems
(PGS) for organic certification for small farmers in developing countries: the case
of Rede Ecovida in Brasil, 2008
Mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ nền tảng lý thuyết nhằm xác định các đặc trưngcủa hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS cũng như vai trò của nó trong việc thúcđẩy thị trường thực phẩm địa phương, sự gắn kết cộng đồng xã hội và sự xâm nhậpvào các thị trường xuất khẩu
- Fonseca, M.F Wilkinson, J Egelyng, H Mascarenhas, G.C.C, The
instutitionalization of participatory guarantee systems (PGS) in Brazin: Organic and fair trade initiatives, 2008.
Nghiên cứu dựa trên những phân tích và mô tả những nhóm tham gia trong các hệthống chứng nhận PGS ở Braxin Đánh giá những động cơ và các phương pháp cóliên quan nhằm phát triển hệ thống này Nghiên cứu cũng xác định các nguyên tắc,tiêu chuẩn, thách thức và hạn chế và kinh nghiệm triển khai hệ thống ở Braxin
- Laercio, Meirelles, Regulation of participatory gurantee systems in Brazil – A
case study, 2010.
PGS là một hệ thống chứng nhận hữu cơ được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất nôngnghiệp hữu cơ ở Braxin Nghiên cứu này làm nổi bật những yếu tố quan trọng trong quátrình triển khai hệ thống PGS ở Braxin như: kỹ thuật đánh giá trong hệ thống, đánh giánội bộ nhóm và đánh giá chéo, ảnh hưởng của cộng đồng và các bên liên quan
- Ron Khosla, A participatory Organic Guarantee System for India, Final Report of
FAO, 2006
Báo cáo trình bày triển vọng về nông nghiệp hữu cơ, thị trường sản phẩm hữu cơ vànhu cầu về PGS; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong áp dụng
hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS ở Ấn Độ và vai trò của các nhóm tham gia
1 DIPROVAL – Economic Unit- Bologna University, via F.lli Rosselli 107, 42100 Reggio Emilia, Italy E-Mail cesare.zanasi@unibo.it
Trang 9như nhóm nông hộ, nhóm địa phương, các hiệp hội, ủy ban quốc gia; Tổng kết cácbước cần thiết để triển khai và chứng nhận PGS tại Ấn Độ.
- Vincent Darlong, Harmonizing Jhum (Shifting Cultivation) with PGS Organic
Standards in Northeast India: Key features and characteristics of Jhum for process harmonization, 2008
Tiêu chuẩn Jhum là một tiêu chuẩn được áp dụng khá phổ biến trong hệ thống sảnxuất nông nghiệp ở Đông Bắc Ấn Độ, tuy nhiên nỗ lực để duy trì tiêu chuẩn nàygặp rất nhiều khó khăn thách thức Với sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ, việchài hòa hóa tiêu chuẩn Jhum và tiêu chuẩn PGS có thể tạo ra cơ hội để nâng caochất lượng cuộc sống cũng như an sinh xã hội ở vùng Đông bắc Ấn Độ Nghiên cứutập trung làm rõ những cơ hội này và phân tích những tiêu chí và đặc trưng của tiêuchuẩn Jhum có thể đáp ứng tiêu chuẩn PGS
- Salil Bhattarai, Michael Lyne, and Sandra Martine, Assessing performent of
supply chains from a smallholder perspective: A model of farmer – buyer engagement and its application in Nepal, 2012
Nghiên cứu này xem xét việc thực hiện chuỗi cung ứng từ quan điểm của các hộ sản xuấtnhỏ Nó chỉ ra hiệu quả kinh tế dựa trên sự phát triển mô hình giải thích về mối quan hệcặp đôi giữa các hộ quy mô nhỏ và khách hàng của họ Mô hình cũng phân tích về sựhợp tác theo chiều dọc truyền thống nhằm mục đích nhận dạng các nhân tố hạn chế sựlựa chọn thị trường có sẵn với các hộ quy mô nhỏ Mô hình dựa trên mẫu phân tích vềchuỗi rau sạch hữu cơ ở Kathmandu, Nepal và gợi ý các chính sách từ kết quả phân tích
- Raffaele Zanoli, Danilo Gambelli, Francesco Solfanelli, Effectiveness of organic
certification: A study on an Italian organic certification’ data, 2012
Mục đích của nghiên cứu là thực hiện một mô hình dựa trên phân tích rủi ro trongkiểm tra và chứng nhận sản phẩm hữu cơ, trong đó có chứng nhận PGS Nghiên cứuđược phân tích dựa trên những dữ liệu thu thập được từ hệ thống chứng nhận hữu
cơ của Italian trong giai đoạn từ 2007 đến 2009
2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ (thực phẩm sạch, an toàn) mới chỉ được nhắc đến trong một vài năm trở lại đây Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã ban hành Bộ tiêu chuẩn Quốc gia cho các sản phẩm hữu cơ tại Việt
Trang 10Nam Tuy nhiên, những thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ lại không được mô tả trong bộ tiêu chuẩn này Vì vậy, dù sản phẩm hữu cơ có được sản xuất
ra cũng khó có thể tạo được niêm tin với người tiêu dùng Vì vậy, sự ra đời của tiêu chuẩn PGS cùng các mô hình sản xuất và liên kết chuỗi theo hệ thống này sẽ giúp giải quyết những mâu thuẫn và những khoảng trống mà cả người sản xuất (hộ nông dân), các nhà phân phối, kinh doanh, người tiêu dùng và các bên liên quan đang rất quan tâm Hai tiêu chuẩn PGS chính trong hệ thống các tiêu chuẩn PGS, đó là: Tiêu chuẩn PGS cho nhà sản xuất và tiêu chuẩn PGS cho nhà bán lẻ cùng một số tài liệu và cẩm nang hướng dẫn đã được xây dựng nhằm giới thiệu về tiêu chuẩn,
mô hình và chia sẻ kinh nghiệm, cách thức xây dựng và triển khai hệ thống
- Ban điều phối PGS Việt Nam, Tiêu chuẩn hữu cơ PGS, 2013.
Đây là bộ tiêu chuẩn PGS áp dụng cho các nhà sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chănnuôi Tiêu chuẩn về vận hành, chế biến và bán lẻ các sản phẩm hữu cơ Những tiêu chuẩnnày tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩmtrồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng và cho đến người tiêu dùng
- Ban điều phối PGS Việt Nam, Tiêu chuẩn PGS cho đối tượng bán lẻ, 2011.
Tiêu chuẩn trình bày những yêu cầu của PGS đối với nhà bán lẻ, thủ tục đăng kýPGS, các phương pháp thanh tra và cấp giấy chứng nhận PGS cho nhà bán lẻ
- ADDA, PGS – Hệ thống giám sát có sự tham gia cho sản phẩm hữu cơ – Cẩm
nang hoạt động cho người sản xuất, 2009
Tài liệu giới thiệu những nguyên tắc và giá trị chính của PGS cũng như đưa ra cáchoạt động chính trong vận hành và triển khai mô hình theo PGS
- VECO Việt Nam, Chia sẻ kinh nghiệm mô hình áp dụng hệ thống chứng nhận
cùng đảm bảo - PGS, nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Mở rộng dự án PGS tại
Tỉnh Vĩnh Phúc”, 2012
Nghiên cứu giới thiệu các nội dung cơ bản liên quan đến rau hữu cơ, các tiêu chuẩnchứng nhận và phương thức chứng nhận Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu và chia sẻ cáckinh nghiệm về vận hành hệ thống chứng nhận cùng đảm bảo PGS
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai PGS tại Việt Nam cũng như phát triển sản xuất thực phẩm sạch, an toàn có nguồn gốc hữu cơ tại Việt Nam hiện nay còn rất ít và gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, có khá ít công trình nghiên cứu liên quan tới những vấn
Trang 11đề này Một số bài viết, bài nghiên cứu tập trung làm rõ lợi ích, ý nghĩa và sự phù hợp của mô hình PGS với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Một số đi vào nghiên cứu những khía cạnh sâu hơn như hành vi mua của người tiêu dùng, thái độ của các tác nhân tham gia trong mô hình để làm rõ triển vọng cũng như những khó khăn, thách thức đang gặp phải trong quá trình thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch có nguồn hữu cơ nói chung và triển khai hệ thống PGS nói riêng.
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống trong nông nghiệp, Kỷ yếu hội thảo
“Tham vấn báo cáo nghiên cứu tính bền vững của hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS”, 2013
Các biết viết, bài trình bày tại hội thảo tập trung giới thiệu về hiện trạng chứng nhậnchất lượng rau tại Việt Nam, các mô hình PGS đang được áp dụng hiện nay và tómlược báo cáo về nghiên cứu tính bền vững của hệ thống PGS Việt Nam
- Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Quý Bình, Hệ thống đảm bảo có sự tham
gia (PGS) – Hướng đi mới cho rau an toàn, 2013
Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về công tác quản lý chất lượng trong ngành hàngrau an toàn cũng như những khó khăn, hạn chế của công tác này trong ngành hàngrau an toàn ở Việt Nam Thông qua nghiên cứu và giới thiệu về mô hình đảm bảo có
sự tham gia PGS để khẳng định đây chính là mô hình phù hợp với sản xuất quy mônhỏ ở Việt Nam hiện nay, và sẽ là hướng đi mới, giải pháp mới để giải quyết nhữngkhó khăn và thúc đẩy đầu ra cho sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở Việt Nam
Tóm lại, Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia – PGS là một hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong sản xuất thực phẩm an toàn có nguồn gốc hữu cơ, mặc dù đã được áp dụng khá phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới nhưng vẫn còn là khá mới ở Việt Nam Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống này Mặc dù vậy, đây là một mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên quan điểm tiếp cận hiện đại – quan điểm chuỗi giá trị, cũng như đặc biệt phù hợp với điều kiện sản xuất, canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam Vì vậy, để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm an toàn, cần đẩy mạnh việc triển khai và áp dụng PGS ở Việt Nam cũng như cần có những hệ thống cơ sở lý luận và những nghiên cứu chuyên sâu về mô hình này.
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trang 12* Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia - PGS trong sản xuất vàcung ứng thực phẩm hữu cơ
* Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mô hình mô hình đảm bảo có sự tham gia PGS
- Nghiên cứu việc áp dụng và thực trạng áp dụng mô hình PGS trong sản xuất
và cung ứng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
- Từ việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng, đưa ra một sốgiải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cương áp dụng mô hình PGStrong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ nhằm thúc đẩy sản xuất đồng thờithu hút và tạo sự tin tưởng của khách hàng với những loại thực phẩm an toàn, tiếptục mở rộng và phát triển việc áp dụng mô hình PGS tại Việt Nam
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình đảmbảo chất lượng cùng tham gia PGS (Participatory Guarantee System) và ứng dụng
mô hình trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc triển khai và ứng dụng môhình PGS trong một số chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam,trong đó tập trung tiến hành nghiên cứu và khảo sát ở một số vùng sản xuất hữu cơđược chứng nhận PGS ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận như: Lương Sơn (Hòa Bình),Thanh Xuân (Sóc Sơn), Tân Lạc (Hòa Bình), Trác Văn (Hà Nam) và tại hệ thống cáccửa hàng có kinh doanh sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS tại Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp phân tích như: Phươngpháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh,…Ngoài ra, để thu thập dữ liệu cho đề tài, chúng tôi sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữliệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp của đề tài:
- Thông tin về các cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp phân phối, các khuvực và các nhóm sản xuất thực phẩm hữu cơ theo mô hình PGS trên địa bàn thànhphố Hà Nội và các tỉnh lân cận
Trang 13- Tra cứu các thông tin liên quan đến mô hình PGS, tình hình áp dụng cũngnhư những kinh nghiệm triển khai mô hình PGS trên thế giới và ở Việt Nam thôngqua các tài liệu, sách báo trên mạng Interner và thư viện.
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp quan sát: thông qua việc tham dự hội nghị thường niên củaPGS Việt Nam lần thứ 2 tại Lương Sơn, Hòa Bình, tiến hành tham quan và quan sátcác hoạt động, quy trình, cách thức sản xuất tại vùng sản xuất đang triển khai vàđược chứng nhận theo mô hình PGS
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp những người nông dântrong các nhóm sản xuất của mô hình để tìm hiểu thực trạng sản xuất, kinh doanhcũng như thực trạng áp dụng mô hình PGS; Phỏng vấn một số thành viên trong Banđiều phối PGS Việt Nam về tình hình triển khai áp dụng cũng như những khó khăn,thách thức trong quá trình áp dụng mô hình
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Phát phiếu điều tra về tình hình kinhdoanh và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS tại các cửa hàng trong hệthống PGS tại Hà Nội
Trang 14CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÙNG THAM GIA - PGS (PARTICIPATORY GUARANTEE SYSTEM)
1.1 Giới thiệu chung về PGS
1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
Theo tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến (10TCN602:2006)
- Hữu cơ: Được sản xuất bằng các phương pháp quản lý sản xuất đặc biệt trong đó
có chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và đất; Không được phép sử dụng các hóachất hóa học tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu và phân bón hóa học) (trừ những chấtcho phép được liệt kê trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn)
- Nông nghiệp hữu cơ: Là hệ thống đồng bộ hướng tới việc thực hiện các quá trìnhsản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, chấtlượng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội; Là hệ thống sản xuấtkhông sử dụng hoặc loại trừ các chất hóa học tổng hợp trong các vật tư đầu vào, tạođiều kiện cho sự chuyển hóa khép kín vật chất trong hệ canh tác, chỉ được sử dụngcác vật tư được quy định trong tiêu chuẩn này
- PGS - “Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS” là hệ thống đảm bảodựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có tham gia trực tiếp vào chuỗicung cấp hữu cơ
Như vậy, đây là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, gồm các tổ chức và conngười cùng tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ hoặc đang sử dụngsản phẩm hữu cơ để đảm bảo sự minh bạch, tin cậy với chất lượng hữu cơ của sảnphẩm Hệ thống này chứng thực cho người sản xuất dựa trên sự tham gia tích cựccủa các bên liên và được xây dựng trên cơ sở sự tin cậy, các liên kết xã hội và traođổi tri thức
1.1.2 Sự ra đời của mô hình PGS
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái câytrồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng vàđem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất Đó là phươngpháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độchại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như
Trang 15các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tựnhiên.Trong những năm trở lại đây khi mà sản xuất nông nghiệp và chế biến thựcphẩm đang lạm dụng rất nhiều các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăngtrưởng, chất bảo quản thực phẩm,… gây tâm lý lo lắng cho người tiêu dùng thì cácsản phẩm hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng chú trọng và quan tâm Nhu cầu
về sản phẩm hữu cơ là tương đối lớn nhưng bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cònkhông ít băn khoăn rằng liệu các sản phẩm họ lựa chọn có thực sự được sản xuấttheo tiêu chuẩn hữu cơ hay không? Và họ có thể dựa vào đâu để có thể tin tưởngrằng các sản phẩm này đạt chuẩn hữu cơ?
Nắm bắt được những mong muốn của người tiêu dùng, hệ thống đảm bảochất lượng cung tham gia PGS (Participatory Guarantee System) ra đời Đây là một
hệ thống gồm các tổ chức và con người cùng tham gia vào quá trình sản xuất, phânphối, tiêu thụ hoặc đang sử dụng sản phẩm hữu cơ để đảm bảo sự minh bạch, tincậy với chất lượng hữu cơ của sản phẩm Qua đó tổ chức các chương trình khuyếnkhích, xây dựng cộng đồng, bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nền kinh tế địa phươngnói chung
Năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấpnhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt làcho thị trường nội địa IFOAM sau đó đã lập ra một ban chuyên trách để phát triểnphương pháp PGS cụ thể hơn Đã có rất nhiều nước trên thế giới tham gia ứng dụng
mô hình này vào thực tế sản xuất để phục vụ nhu cầu sử dụng như : New Zealand,
Mỹ, các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và một số nước ở châu Mỹ La Tinh nhưBrazil, Peru Khi ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS ở cácnước này, cả nông dân và người tiêu dùng đã cùng đóng góp và xây dựng cho hệthống PGS thêm hoàn thiện, từ đó đưa PGS trở lại phục vụ cho họ Song ở mỗinước, với mỗi một điều kiện tự nhiên và con người khác nhau, hệ thống PGS phảiđược xây dựng và áp dụng một cách hợp lý.Bởi vậy mà hệ thống PGS ở mỗi mộtquốc gia lại có một phương pháp và quy trình riêng, sao cho đó có thể phù hợp và
dễ thích nghi nhất với điều kiện thực tế của địa phương áp dụng.Tuy nhiên nhữngnguyên tắc cơ bản khi thực hiện việc ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cùngtham gia PGS đều nhất quán
Trang 16Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của IFOAM, dự án ADDA- VNFU đã giới thiệu
ý tưởng PGS tới các nhà sản xuất, thương lái, người tiêu dùng mà dự án đang cùnglàm việc cũng như với một số nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ tại địa
phương ADDA là “Dự án Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ”được tài trợ bởi Tổ
chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á, Đan Mạch (ADDA) – Tổ chức Phi chính phủcủa Đan Mạch, phối hợp thực hiện với Hội Nông dân Việt Nam từ tháng 11/2005đến tháng 10/2012 tại các tỉnh phía bắc bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh Từ tháng11/2010 đến tháng 12/2012, Dự án lựa chọn các nhóm nông dân tiềm năng, thực sựmong muốn và quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ tại Sóc Sơn (Hà Nội) và LươngSơn (Hòa Bình) để tiếp tục củng cố và phát triển sản xuất hữu cơ một cách bềnvững Năm 2008, các bên liên quan đã đồng ý thiết lập hệ thống PGS (participatoryguarantee system) là hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm hữu cơ Từ năm 2009đến 2011, dự án đã tiến hành phát triển hệ thống PGS, bao gồm: Cơ cấu tổ chức,thiết lập tiêu chuẩn, phương pháp giám sát và đánh giá, mẫu biểu, thủ tục đăng ký;Tiến hành đào tạo thanh tra viên trong đó có 75 thanh tra nông dân đã được đào tạo;
Ra quyết định và cấp chứng nhận PGS cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn
Sự tham gia và vai trò của các thành viên trong hệ thống thể hiện như sau:
- Nông dân: là những người trực tiếp sản xuất, vì thế hơn ai hết, họ nhậnthức rõ ràng được những lợi ích của việc áp dụng mô hình PGS này Nếu như trướcđây, họ sản xuất theo phương thức thông thường, đó là sử dụng các sản phẩm hóahọc như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất thìnhững sản phẩm sản xuất ra có thể đem lại cho họ nguồn thu nhập trước mắt nhưng
Trang 17nó lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng trựctiếp tới chính sức khỏe của bản thân người nông dân và cả gia đình họ Nhưng ngàynay khi áp dụng sản xuất theo mô hình PGS này, lợi ích lớn nhất mà việc làm nàyđem lại chính là người nông dân thực sự thoải mái khi những sản phẩm của họkhông chỉ tốt cho người tiêu dùng, tốt cho gia đình họ ngoài ra còn giúp họ kiếmthêm thu nhập.
- Các thành viên khác:
+ Đối với các nhà bán lẻ: nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ của khách hàngngày càng gia tăng, áp dụng theo các tiêu chuẩn của PGS giúp các nhà bán lẻ có thểhoàn toàn yên tâm về các sản phẩm của mình tuyệt đối xuất xứ hữu cơ và tốt chosức khỏe của người tiêu dùng, góp phần tạo dựng thương hiệu uy tín cho cửa hàng
+ Đối với ban điều phối PGS: hướng dẫn người nông dân sản xuất theo môhình PGS, góp phần cung cấp một nguồn thực phẩm sạch, an toàn, hữu cơ tuyệt đốitới người tiêu dùng
Khi tham gia, các thành viên cần phải:
Ở mức độ cá nhân
- Thực sự hứng thú làm canh tác hữu cơ chứ không vì tiền
- Thực sự hiểu và tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ
- Quyết tâm (thể hiện trong việc hoàn thành một bản cam kết)
Ở mức độ nhóm
- Cùng rà soát lại nhau (kiểm tra chéo)
- Kiểm tra không chính thức bằng cách thường ngày các thành viên quan sátnhau khi thực hiện các hoạt động ở trang trại (áp lực đồng sự)
- Kiểm tra chính thức bởi thanh tra và được lưu lại thành các văn bản
- Chia sẻ và trợ giúp nhau giải quyết vấn đề (cùng chủ động)
Việc chia sẻ và giúp đỡ nhau trong nhóm được thể hiện ở chỗ mọi ngườicùng nhau tìm cách giải quyết khi có khó khăn nào nảy sinh VD: ở giai đoạn đầu,nếu có vấn đề về sâu bệnh được xác định, nông dân có thể cùng nhau bàn bạc tìmcách giải quyết vấn đề bằng các phương tiện hữu cơ để tránh tình trạng một nôngdân trong nhóm không tìm ra cách giải quyết hữu cơ nào phù hợp và quyết định sửdụng thuốc trừ sâu
Trang 18Tuy nhiên mọi người trong hệ thống PGS đều chung quan điểm: để các thànhviên bên ngoài cùng tham gia vào quá trình áp dụng hệ thống PGS là một diều tốt màqua đó tính tin cậy của các sản phẩm PGS càng được khẳng định và thể hiện rõ hơn.
1.1.4 Mục tiêu và lợi ích áp dụng
Mục tiêu của PGS dựa trên mục tiêu của các cơ quan chứng nhận từ bênngoài, đó là cung cấp một hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đangtìm kiếm và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ
Phương pháp của hệ thống PGS là khuyến khích hoặc thậm chí có thể yêu cầu
sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứngnhận để đảm bảo yếu tố khách quan với người sử dụng Sự tham gia trực tiếp này giúpcác chương trình của PGS giảm bớt được các công việc giấy tờ và ghi chép hồ sơ, đồngthời tạo điều kiện cho những nông dân sản xuất nhỏ trong hệ thống hữu cơ có thể cùngtham gia và giữ cho việc cấp chứng nhận đơn giản hơn, có chi phí thấp hơn
Bên cạnh đó, áp dụng mô hình PGS sẽ giúp tăng số lượng các sản phẩm hữu
cơ có sẵn trong thị trường địa phương, đặt trọng tâm vào việc bán hàng trực tiếp chongười tiêu dùng để người nông dân có thể nhận được nhiều lợi nhuận hơn so vớiviệc bán sản phẩm cho người bán buôn
Đối với người tiêu dùng, tham gia vào hệ thống này còn có thể giúp họ nângcao hiểu biết hơn về kỹ thuật sản xuất hữu cơ, khả năng hoạt động cộng đồng vàtăng niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm hữu cơ
1.1.5 Những nguyên tắc và giá trị chính của PGS
Người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khoẻ của gia đình họ Họ nhận thấynhững lợi ích của các sản phẩm hữu cơ và sẵn sàng hỗ trợ nông dân sản xuất thựcphẩm hữu cơ bằng việc chấp nhận trả giá cho sản phẩm cao hơn Thế nhưng, họmuốn được đảm bảo rằng sản phẩm họ mua phải thực sự là hữu cơ và không cóchứa bất kì hoá chất độc hại hoặc các chất khác có hại cho sức khoẻ Mặt khác,người nông dân muốn bán sản phẩm hữu cơ và có thể nhận được lợi nhuận xứng vớinhững nỗ lực mà họ bỏ ra để làm ra sản phẩm tốt hơn cho sức khoẻ và tạo ra mộtmôi trường lành mạnh hơn Nhưng họ lại băn khoăn liệu có thể tìm được kháchhàng sẵn sàng mua sản phẩm hữu cơ của họ ở đâu Giá trị của hệ thống PGS nằm ởchỗ nó chú trọng vào cả hai vấn đề: cung cấp cho người tiêu dùng sự đảm bảo đáng
Trang 19tin cậy về những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và thông qua quá trìnhnày, PGS giúp tạo sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán.
Sau khi cùng làm việc, nhóm PGS Việt Nam đã xác đinh một số nguyên tắc chung như sau:
Tin tưởng nhau
Là nền tảng cơ bản của PGS Nó xuất phát từ ý tưởng rằng nông dân, ngườitiêu thụ, các thương lái, kĩ thuật viên, v…v có khả năng thực hiện công việc củamình và thực hiện một cách có trách nhiệm và tin cậy; họ có những điều kiện cầnthiết để nâng cao chất lượng và thể hiện sản phẩm hữu cơ của mình Hệ thống PGSphản ánh năng lực của mỗi cộng đồng qua sự tin tưởng và ứng dụng nó vào bộ máyđiều hành văn hoá, xã hội khác nhau và cung cấp sự giám sát cần thiết để đảm bảotính liêm chính cho nông dân làm hữu cơ của họ Những giá trị này là không thayđổi trong suốt quá trình chứng nhận
Minh bạch
Tất cả các bên liên quan, gồm cả nông dân, bắt buộc phải hiểu chính xác bộmáy đảm bảo PGS sẽ hoạt động như thế nào và việc ra các quyết định được tiếnhành ra sao Điều này không có nghĩa là mọi chi tiết đều được tất cả mọi ngườicùng biết Nhưng tất cả mọi người cần phải có những hiểu biết cơ bản về các chứcnăng của hệ thống Ví dụ:
* Mọi người cần phải hiểu ra quyết định cấp chứng nhận được dựa trên nhữngtiêu chí nào, đặc biệt là lý do tại sao một số trang trại lại không được cấpchứng nhận
Trang 20Phát triển
Bằng việc tham gia hệ thống PGS, các đối tác khác nhau sẽ cùng phát triểnnăng lực riêng của mình để lập kế hoạch và quản lí các hoạt động cụ thể Khi tiếntrình ra quyết định được phân quyền, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sựnăng động và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên PGS
Chia sẻ niềm tin “Thức ăn lành cho cuộc sống khỏe mạnh”.
Một trong những điều cốt lõi đó là những người tham gia vào PGS cùngchia sẻ niềm tin của họ vào điều ăn thức thức ăn lành là cách để có cuộc sống khỏemạnh Nông dân PGS đã cam kết sản xuất thức ăn hữu cơ có lợi cho sức khoẻ, điềunày đã giúp họ đến với những người tiêu dùng quan tâm theo cả hai cách hoặc làtrực tiếp hoặc thông qua những lái thương trong hệ thống PGS
Quan tâm về “đời sống nông thôn:
Với việc đưa người tiêu thụ và người sản xuất lại gần nhau hơn, PGS cũnggiúp tạo ra sự quan tâm tốt hơn về “đời sống nông thôn”, hiểu biết về những điềukiện và những khó khăn của nông dân
1.2 Triển khai áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS
1.2.1 Cấu trúc mô hình PGS
Hệ thống PGS có một cấu trúc đơn giản gồm nhiều “đơn vị”, mỗi đơn vị có vai trò
và nhiệm vụ riêng được miêu tả theo bảng dưới đây:
Trang 211 Hộ nông dân cá thể:
Để tham gia vào nhóm sản xuất, nông dân phải liên hệ với người lãnh đạonhóm sản xuất trong khu vực của họ
Vai trò và nhiệm vụ chính của nông dân và các thành viên trong gia đình họ gồm:
• Học các nguyên tắc và phương pháp làm canh tác hữu cơ
• Tham gia một cách tích cực vào tất cả các hoạt động bao gồm các cuộchọp nhóm, các hoạt động tập huấn, thanh tra, v…v
• Học về các tiêu chuẩn PGS
• Điền vào Kế hoạch quản lí trang trại và cập nhật nó thường xuyên
• Làm cam kết và nghiêm ngặt tuân thủ theo cam kết
• Cung cấp các sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng của chúng
• Khuyến khích và giúp đỡ các nông dân khác tham gia PGS
• Lập kế hoạch sản xuất của nhóm và tuyên truyền các sản phẩm của nhóm
• Tiến hành kiểm tra chéo định kỳ ( kiểm tra của thanh tra ) cho tất cả cácthành viên nhóm
• Thúc đẩy các thành viên trong nhóm đạt được mục đích và mục tiêu của nhóm
• Đảm bảo tính công bằng và tránh xung đột quyền lợi giữa các thành viên
- Tạo dựng một nhóm sản xuất:
• Bất cứ nông dân nào cũng có thể khởi đầu thành lập một nhóm sản xuất củanhững nông dân làm hữu cơ Nhóm sản xuất cần có ít nhất 5 thành viên Nhóm phảinằm ở tại địa phương (cụ thể là các thành viên phải quen nhau và biết đồng ruộngsản xuất của nhau)
• Các thành viên nhóm sản xuất co hệ thống sản xuất tương tự nhau
Trang 22• Để hình thành một nhóm, nông dân phải hoàn thành “bản đăng ký tham giaPGS của nhóm sản xuất” và gửi tới Ban điều phối PGS.
• Ban điều phối sẽ sắp xếp đưa nhóm sản xuất vào trong liên nhóm thích hợp.Trưởng của liên nhóm sẽ liên hệ trực tiếp với nhóm sản xuất Tiến trình này sẽ bắtđầu bằng việc đào tạo nông dân trong nhóm sản xuất về các tiêu chuẩn hữu cơ củaPGS và hoàn thành đơn cam kết của mình
• Nhóm sản xuất sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đang canh táchoặc chế biến hữu cơ sẽ hoàn thành đơn cam kết, đọc và học những tài liệu cơ bảnnhất về PGS được cung cấp
- Chức năng của nhóm sản xuất
• Nhóm sản xuất tự xây dựng nội quy, quy chế của riêng mình, sử dụngbiểu mẫu được liên nhóm cung cấp Nội quy, quy chế của nhóm cần được thảoluận và đồng ý bởi tất cả các thành viên trong buổi họp đầu tiên và sau đó đượcviết lại thành văn bản Một bản copy những nội quy quy chế này được gửi đếnnhóm điều phối xem xét để bảo đảm rằng không có mẫu thuẫn với các quy địnhchung của PGS ( được ghi trong cẩm nang hoạt động PGS)
• Nhóm sản xuất sẽ hoàn thành tài liệu của nhóm bao gồm cơ cấu tổ chức,các thủ tục ra quyết định minh bạch và tiến trình bầu chọn cán bộ nhóm Các buổihọp của nhóm sản xuất sẽ được tiến hành một cách chính qui có kèm theo biên bảncác cuộc họp Mỗi nhóm sản xuất sẽ có một hệ thống lưu giữ các tài liệu chính (xem phụ lục 3 của cuốn cẩm nang này để biết thêm chi tiết) Nhóm điều phối cóthể kiểm tra các tài liệu để đảm bảo rằng nhóm sản xuất hoạt động theo đúng yêucầu Đơn đăng ký tham gia PGS của nhóm sản xuất cũng như quyền tham giavào hệ thống chứng nhận PGS của nông dân có thể sẽ bị hủy bỏ nếu như có cáchoạt động yêu cầu không được thực hiện
• Nhóm sản xuất chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thành viên tham gia đầy
đủ các buổi đào tạo được tổ chức thông qua liên nhóm và hoàn thành tất cảc các tài liệutheo yêu cầu Nhóm điều phối PGS có thể hỗ trợ để tổ chức các buổi đào tạo
• Nhóm sản xuất có thể đáp ứng sự hỗ trợ cho các thành viên để phát triểncác mối liên kết với thị trường Nhóm sản xuất có thể có biểu trưng (logo) riêng,khẩu hiệu và xây dựng thương hiệu riêng Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, họ
Trang 23- Nhiệm vụ và vai trò của liên nhóm là:
• Làm việc như một điểm liên lạc của nông nghiệp hữu cơ và PGS
• Điều phối tiến trình hoàn thành bản kế hoạch quản lí trang trại và bảncam kết của nông dân, đảm bảo rằng các thành viên hiểu rõ về tiêu chuẩn PGS
• Lưu giữ hệ thống dữ liệu và cập nhật hàng năm tình trạng hữu cơ cũngnhư những hoạt động sản xuất của các thành viên
• Điều phối tiến trình kiểm tra chéo
• Kiểm tra sổ sách của tiến trình kiểm tra chéo của mỗi nhóm sản xuất
• Xem xét các tài liệu kiểm tra chéo của các nhóm và đôn đốc các hoạtđộng khi cần
• Ra quyết định chứng nhận
• Có các xử lý khi có gian lận hoặc sai phạm
• Điều phối kế hoạch sản xuất cho tất cả các nhóm trong liên nhóm vàquảng bá các sản phẩm của liên nhóm
• Thúc đẩy các thành viên liên nhóm đạt được các mục tiêu, mục đích củaliên nhóm
• Đảm bảo không có xung đột quyền lợi giữa các thành viên
• Hàng năm báo cáo tới nhóm điều phối PGS theo đúng quy định
- Thành lập liên nhóm:
• Trách nhiệm của việc thành lập liên nhóm phụ thuộc vào nhóm điều phối Khinhận được một yêu cầu từ nông dân hoặc từ một nhóm sản xuất, quá trình hìnhthành Liên nhóm sẽ bắt đầu
• Các thành viên của liên nhóm sẽ bao gồm các nhóm trưởng của các nhómsản xuất cũng như các thành viên không phải là nông dân như cán bộ của các tổ
Trang 24chức phi chính phủ, thương lái, các tổ chức của người tiêu dùng hoặc các tổ chức ởđịa phương như Hội Nông dân (Các thương lái, các tổ chức phi chính phủ và tổchức của người tiêu dùng này cũng nên tự đăng kí là thành viên của PGS!)
• Trong Liên nhóm, các thành viên không phải là nông dân có thể góp phần soạnthảo các báo cáo, bảo quản các số liệu và tham gia vào quá trình giám sát hoặc ra quyếtđịnh Họ sẽ cam kết làm thành viên cho Liên nhóm trong khoảng thời gian là 2 năm
• Liên nhóm sẽ lựa chọn một ban Quản Lí trong số các thành viên liênnhóm để chịu trách nhiệm cho các hoạt động chung của Liên nhóm
• Trong quá trình cấp chứng nhận, Liên nhóm sẽ lựa chọn:
+ Hội đồng chứng nhận (số lượng các thành viên phụ thuộc vào Liên nhómnhưng nên bao gồm cả các thành viên là nông dân và không phải là nông dân) Vaitrò của Hội đồng chứng nhận là: xem xét lại các báo cáo thanh tra của các nhóm sảnxuất để quyết định tình trạng cấp chứng nhận cho nông dân, đôn đốc, theo dõi vàđưa ra hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm
+ Người quản lí việc cấp chứng nhận (Giám đốc chứng nhận) Giám đốcchứng nhận sẽ:
Điều phối hoạt động của hội đồng cấp chứng nhận
Điều hành tiến trình cấp chứng nhận và đồng ý cấp chứng nhận cho cácnhóm sản xuất
Trả lời những thắc mắc về các vấn đề đầu vào được phép sử dụng của PGS.Lên lịch và thu xếp với các trưởng nhóm việc kiểm tra chéo trong các nhómsản xuất
Kiểm tra tất cả các báo cáo kiểm tra chéo (Danh mục thanh tra theo nhómcủa PGS)
Truyền đạt tới nhóm điều phối tất cả các vấn đề liên quan đến việc kiểm trachéo và việc cấp chứng nhận, bao gồm các vi phạm, biện pháp kỷ luật, thanh trangẫu nhiên, kiểm tra dư lượng
4 Nhóm điều phối PGS:
Nhóm điều phối PGS chịu trách nhiệm những vấn đề lớn phổ biến trong cácliên nhóm nói chung Các thành viên của nhóm điều phối là các tình nguyện viên cónăng lực kĩ thuật được chọn tại các cuộc họp thường niên của PGS
Trang 25- Vai trò và trách nhiệm của nhóm điều phối viên bao gồm:
• Bảo vệ quyền lợi của các Liên nhóm, nông dân và PGS
• Duy trì và cập nhật các tiêu chuẩn hữu cơ PGS và phê chuẩn hướng dẫnvật tư đầu vào trong sản xuất để áp dụng trong thanh tra và trừng phạt
• Tiếp nhận các đơn đăng kí từ các nhóm sản xuất mới và phân bổ tới Liênnhóm thích hợp
• Hỗ trợ các nhóm sản xuất và các Liên nhóm cải tiến các thủ tục và hệ thống
• Điều phối việc lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên thuốc sâu tại trang trại hoặccửa hàng
• Tiếp nhận các thông tin/ báo cáo từ Liên nhóm
• Cấp giấy chứng nhận
• Quảng bá các sản phẩm hữu cơ
• Chịu trách nhiệm quản lí nhãn hiệu riêng của PGS (tên thương mại)
• Báo cáo tới các cấp cao hơn và các nhóm địa phương
• Quảng bá và liên hệ với các cơ quan thông tin đại chúng
- Thành lập nhóm điều phối:
• Nhóm điều phối PGS gồm năm thành viên khác nhau trong hệ thống củaPGS tình nguyện tham gia Trong phiên họp thường niên, các thành viên của nhómPGS sẽ chỉ định ra nhóm điều phối Các thành viên của nhóm sẽ được chỉ địnhtrong hai năm Cố gắng đảm bảo rằng các thành viên của nhóm điều phối có đủnăng lực kĩ thuật để hoàn thành các nhiệm vụ được giao
• Nhóm điều phối sẽ chỉ định một hành chính viên Người này sẽ chịu tráchnhiệm duy trì các cơ sở dữ liệu của hệ thống PGS, phát hành giấy chứng nhận và làngười liên lạc cho PGS và nhóm điều phối
• Nhóm điều phối sẽ chỉ định một Hội đồng Tiêu Chuẩn để xem xét lại cáctiêu chuẩn hữu cơ và các đầu vào sản xuất được phép sử dụng Những thay đổitrong các tiêu chuẩn hữu cơ sẽ được trình lên cuộc họp thường niên của PGS đểphê chuẩn Các thành viên của Hội đồng Tiêu Chuẩn có thể là những người bênngoài nhóm điều phối hoặc thậm chí bên ngoài các tổ chức thành viên của PGS, ví
dụ một chuyên viên từ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn hoặc từ mộttrường đại học
Trang 26• Nhóm điều phối có trách nhiệm cai quản toàn bộ hệ thống PGS đặc biệt về vấn
đề liêm chính và các tiêu chuẩn của hệ thống PGS Mặc dù các liên nhóm chịu tráchnhiệm cho các hoạt động sản xuất thường ngày của các nhóm trực thuộc, tuy nhiên một
số công việc vẫn cần có sự trợ giúp của các chuyên gia kĩ thuật và quản lí ở cấp cao hơn
• Để bảo vệ dấu niêm phong PGS, nhóm điều phối sẽ có quyền kiểm tra cáchoạt động trong nội bộ các nhóm sản xuất và liên nhóm khi có yêu cầu Họ cấpchứng nhận và cũng sẽ có quyền từ chối cấp chứng nhận
• Một trọng trách của nhóm điều phối là duy trì hệ thống dữ liệu PGS bao gồm:+ Các thông tin cơ bản của các nhóm sản xuất ( ngày thành lập, danh sáchthành viên, v v)
+Thông tin chi tiết về hiện trạng cấp chứng nhận của từng người sản xuất.+Sao chép các quyết định cấp chứng nhận cho nông dân từ các Liên nhóm(để các giấy chứng nhận có thể được phát hành )
+ Lập hồ sơ các trường hợp sai phạm và những việc làm đã được thực hiện
để cải thiện nó.
1.2.2 Quy trình triển khai và chứng nhận theo mô hình PGS
Sơ đồ toàn bộ tiến trình:
Trang 27Việc cấp chứng nhận có thể được thực hiện cho tất cả các nhóm nông dân.Ngoài ra, sẽ có một hệ thống riêng do PGS điều khiển chạy dọc suốt chuổi giá trịcủa sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để quản lí sự liêm chính của nó ở tất cả cáckhâu sơ chế, thương lái và bán hàng Hệ thống này được quản lí bởi nhóm điềuphối.Khi được cấp chứng nhận thì các đối tượng trên cũng được phép sử dụng dấuhiệu niêm phong của PGS
Để nông dân có được chứng nhận PGS, thì bắt buộc phải qua các bước sau:
Bước 1: Nông dân liên hệ với nhóm sản xuất để làmthủ tục tham gia nhóm.
Các nhóm sản xuất hữu cơ được hình thành và hoạt động trên những khu vực đượccấpchứng nhận sản xuất rau an toàn Nông dân phải tham gia khóa tập huấn về tiêuchuẩn hữu cơ PGS, sau đó hoàn thành và kí Cam Kết của mình để chứng tỏ sựtựnguyện làm theo các tiêu chuẩn và thủ tục cấp chứng nhận PGS Cùng với bản camkết này, nông dân cũng sẽ phải hoàn thành và nộp lại cho Liên nhóm một bản Kếhoạch quán lí đồng ruộng ( FMP) và chúng được giữ trong hồ sơ dữ liệu
Bước 2:Liên nhóm sẽ thẩm tra xem Kế hoạch quản lí đồng ruộng của nông
dân có được hoàn thành đầy đủ không và sau đó sẽ thông báo cho nhóm sản xuất đểtiến hành thanh tra chéo
Bước 3: Nông dân và đồng ruộng của họ sẽ được thanh tra bởi các thành
viên khác trong nhóm sản xuất Ít nhất có ba thành tra viên của nhóm sản xuất cần
có mặt trong một buổi kiểm tra chéo (Nhóm có thểcử thêm thanh tra viên) và tất cả
họ đều phải kí vào phần báo cáo trong mẫu danh mục thanh tra theo nhóm
Biểu danh mục thanh tra theo nhóm của PGS phải được sử dụng để đảm bảotính nhất quán giữa các cuộc thanh tra
Công việc thanh tra gồm cả việc kiểm tra thực tế trong hộ gia đình (đồngruộng, nhà kho, khu sơ chế, nhà ở v v) và sổ sách tài liệu được nông dân lưu giữtheo quy định Cẩm nang thanh tra chéo PGS giành cho các thanh tra viên sẽ cungcấp thông tin cụ thể hơn cho quá trình thanh tra
Các câu hỏi sẽ được đưa ra để kiểm tra xem người nông dân có hiểu các tiêuchuẩn hữu cơ PGS mà họ đã đồng ý làm theo hay không
Trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên sẽ lấu mẫu đất và nước để kiểmtra Nông dân sẽ được miễn kiểm tra khâu này nếu họ đã được kiểm tra trong vòng
12 tháng trước đây hoặc nếu nông dân đã có chứng nhận rau an toàn
Trang 28Một trong sốcác thanh tra viên sẽ chịu trách nhiệm đặt câu hỏi cho nông dânđược thanh tra theo biểu danh mục thanh tra và khi kết thúc, thanh tra viên này sẽđọc to báo cáo thanh tra để nông dân nghe rõ, nếu nông dân có bất kỳ ý kiến nào thìnhóm thanh tra sẽ phải ghi bổ xung ý kiến đó vào trong báo cáo.Báo cáo sau đó sẽđược ký bởinông dân và các thanh tra viên tham gia vào quá trình thanh tra.
Bước 4: Dựa trên báo cáo thanh tra theo danh mục và các báo cáo khác ( ví
dụ báo cáo kết quả kiểm tra đất và nước) cũng như kiểm tra bản Cam kết của ngườinông dân và kế hoạch quản lí đồng ruộng, Hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ raquyết định về tình trạng cấp chứng nhận của các ruộng Quyết định sẽ được gửi tớinhóm điều phối trong đó bao gồm các họat động cần thực hiện nếu có sai phạm
Bước 5: Nhóm điều phối sẽ nhập các thông tin tóm tắt của từng nông dân
vào hệ thống dữ liệu và gửi giấy chứng nhận tới nông có giá trị trong 1 năm kể từngày thanh tra Mỗi giấy chứng nhận của nông dân có ghi số nhận diện (số ID) củatừng nông dân gồm cả mã số cho nông dân và liên nhóm
Bước 6: Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra lại hàng
năm Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ điều khiển tiến trình tái thanhtra.Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật Kế hoạch quản lí đồng ruộng vàkiểm tra hồ sơ ghi chép của họ (ghi chép vật tư đầu vào đã được sử dụng và việcbán sản phẩm)
Bước 7: Tiến trình thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn theo các bước từ 3
đến 5 ở trên
Kiểm tra dư lượng:
Khu vực sản xuất sẽ được chọn ngẫu nhiên một tỉ lệ nhỏ để kiểm tra dưlượng thuốc trừ sâu trong các loại cây đang trồng trên đồng ruộng.Việc kiểm tra dưlượng thuốc sâu sẽ được điều khiển bởi nhóm điều phối nhưng liên nhóm sẽ chịutrách nhiệm thực hiện các hoạt động nếu được yêu cầu
Bước 8: Hàng năm, Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ chọn ngẫu
nhiên khoảng 10% các báo cáo thanh tra để các thành viên của liên nhóm sẽ táithanh tra các khu vực sản xuất này và báo cáo tới hội đồng chứng nhận liên nhóm
về các kết luận tái thanh tra theo danh mục Hội đồng chứng nhận sẽ thông quacác báo cáo này và ra quyết định phê chuẩn hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận
Trang 29cho nông dân.Những khu vực được tái thanh tra sẽ được đánh dấu trong hệ thống
dữ liệu
1.2.3 Hoạt động thanh tra và cấp chứng nhận trong PGS
a) Thủ tục thanh tra khâu sản xuất:
Số lần thanh tra của các thành viên nhóm sản xuất:
Trong vòng một năm, mỗi khu vực sản xuất sẽ có khả năng được thanh tra ítnhất hai lần không được báo trước.Tất cả các ruộng hữu cơ trong hộ sản xuất sẽđược tới thanh tra ít nhất hai lần và các ruộng trồng thông thường sẽ được thanh tra
ít nhất một lần
Các đơn vị chế biến, thương nhân, bán lẻ v…v cũng sẽ được thanh tra ít nhấthai lần một năm
Thời gian thanh tra theo nhóm:
Các cuộc thanh tra sẽ được tiến hành vào thời điểm khi các loại cây trồngđược chứng nhận vẫn đang còn ở trên ruộng Một điểm chú ý quan trọng cho việcxác định thời điểm thanh tra là nên chọn khoảng thời gian dễ có nguy cơ xảy ranhững vấn đề sai phạm tiêu chuẩn hữu cơ Ví dụ, chọn thời điểm mà một loại sâuhay bệnh phá hại mạnh có nguy cơ nông dân có thể sử dụng các chất không đượcphép để kiểm soát sâu bệnh Hoặc, chọn vào thời điểm khi có nhiều nông dân thôngthường có ruộng ở bên cạnh ruộng hữu cơ thể phun thuốc trừ sâu và có khả nănglàm nhiễm bẩn khu vực sản xuất hữu cơ nếu các cây bờ bao hoặc vùng đệm không
có đủ hiệu quả
Các thủ tục thu xếp cho một cuộc thanh tra:
- Quản lý chứng nhận trong liên nhóm sẽ lên kế hoạch chung cho toàn bộ cáccuộc thanh tra (gửi mẫu, etc)
- Trưởng nhóm sản xuất sẽ đảm bảo rằng các thanh tra viên nông dân có đầy
đủ các mẫu biểu và kế hoạch thanh tra
- Thanh tra viên nông dân sẽ không thanh tra đồng ruộng của mình, ngay cảkhi người
chịu trách nhiệm chính cho các công việc đồng ruộng là một thành viên kháctrong gia đình
Trang 30-Trưởng nhóm sản xuất sẽ thu xếp trực tiếp với những người nông dân vềthời gian và ngày thanh tra.
- Cho mỗi lần thanh tra, một thanh tra viên nông dân sẽ đóng vai trò của mộtngười “chỉ huy” và dẫn dắt quá trình thanh tra (giải thích cho nông dân những gì sẽxảy ra trong quá trình thanh tra; đặt các câu hỏi chính và hoàn thành thanh tra theodanh mục kiểm tra nội bộ Vai trò của người “chỉ huy” sẽ được thay luân phiên giữacác thành viên trong nhóm thanh tra.Điều này rất quan trọng vì như vậy tất cả mọingười đều có được kinh nghiệm trong hướng dẫn tiến trình thanh tra
- Sau khi hoàn thành thanh tra, tờ danh mục kiểm tra nội bộ sẽ được đưa chotrưởng nhóm sản xuất
- Trưởng nhóm sản xuất chịu trách nhiệm bảo đảm hoàn thành thanh tra tất
cả các đồng ruộng và các tài liệu thanh tra sẽ được gửi đến giám đốc chứng nhậncủa liên nhóm trong vòng ba ngày (03) sau khi kết thúc thanh tra
- Nếu có quyết định thanh tra bất ngờ, thanh tra viên của liên nhóm sẽ thựchiện hanh tra mà không cần báo trước cho nông dân
- Khi lấy mẫu đất và nước, các mẫu vật phải được đánh dấu rõ ràng cùng với
số nhận diện của nông dân (ID), ngày lấy mẫu và vị trí lấy mẫu được đánh dấu trên
sơ đồ khu vực sản xuất để thể hiện mẫu đó được lấy từ chỗ nào
Chuẩn bị cho cuộc thanh tra:
Các thanh tra viên nông dân sẽ phải đảm bảo rằng trước khi đi ra đồng ruộngthanh tra họ nhận được từ trưởng nhóm sản xuất các tài liệu và mẫu biểu sau đây:
- Một bản sao Kế hoạch quản lí đồng ruộng được cập nhật gần nhất gồm cảcác sơ đồ của nông dân được thanh tra
- Một bản sao được cập nhật gần nhất các số liệu sản xuất của nông dân đượcthanh tra
- Những báo cáo trước đây và bản sao các vi phạm và hình phạt được ápdụng cho nông dân
- Một bản sao các tiêu chuẩn hữu cơ PGS
- Bản danh mục kiểm tra để tiến hành thanh tra theo nhóm
- Trong năm đầu tiên, thanh tra viên sẽ sử dụng các túi nhựa và chai để lấymẫu đất và nước ( có ghi rõ nhãn hiệu hoặc đánh dấu bằng bút dạ trên các túi)
Trang 31Kiểm tra đồng ruộng:
Thanh tra khu vực sản xuất sẽ bao gồm:
- Phỏng vấn nông dân, kiểm tra độ chính xác các thông tin được cung cấpbao gồm các chi tiết trình bày trong kế hoạch quản lý đồng ruộng và các sơ đồ,v v, kiểm tra các điều kiện truớc đây và những khuyến cáo từ liên nhóm
- Kiểm tra sổ sách ghi chép các hoạt động sản xuất bao gồm cả biên lai báncác sản phẩm hữu cơ
- Kiểm tra từng mảnh ruộng được thể hiện trong Kế hoạch quản lí đồngruộng để quan sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ và các vấn đề nhiễm bẩn hóachất do nông dân bên cạnh sử dụng gây ra Kiểm tra nhà ở, nhà kho của hộ sản xuất
và tất cả các ruộng không sản xuất hữu cơ ( nếu được đưa vào kế hoạch)
- Cùng với nông dân rà soát lại các thông tin được ghi chép khi thanh tra vàghi lại những thông tin và ý kiến bổ xung khi cần thiết
Báo cáo:
Trong quá trình thanh tra, người chỉ huy sẽ điền vào biểu danh mục thanhtra PGS Mẫu biểu này phải được hoàn thành trong quá trình thanh tra để có thểngay lập tức lấy lại được bất cứ thông tin nào còn thiếu Sau khi hoàn thành xongbiểu danh mục thanh tra, các nội dung đã được thanh tra sẽ được trình bày với nôngdân được thanh tra và nếu nông dân không đồng ý với một nội dung nào đó thì ýkiến của nông dân phải được ghi thêm vào biểu này
Các thanh tra viên và nông dân cả hai bên đều phải kí vào biểu danh mụcthanh tra khi kết thúc
Bản Các danh mục thanh tra nội bộ cùng với đầy đủe các chữ ký của cácthanh tra viên và nông dân sẽ được gửi cho Trưởng Liên nhóm trong vòng ba (03)ngày sau khi kết thúc thanh tra Giám đốc chứng nhận Liên nhóm sẽ thu tất các báocáo thanh tra, kiểm tra lại tất cả các thông tin đã được điền vào biểu thanh tra và tạocác điều kiện thuận lợi cho tiến trình ra quyết định
b) Thủ tục thanh tra và cấp chứng nhận trong các khâu khác của chuỗi cung ứng:
Tiến trình thanh tra và cấp chứng nhận cho các đối tượng không phải làngười sản xuất gồm người chế biến, nhà đóng gói, người cung cấp kho tàng, người
Trang 32vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và người cung cấp dịch vụđược thực hiện như sau:
Thủ tục ban đầu:
Bước đầu tiên của thủ tục công nhận của PGS là gửi một đơn chính thức tớiBan Điều Phối PGS (PGS CC) Khi PGS CC đã nhận được đơn đề nghị, người nộpđơn sẽ được gửi cho một bộ hồ sơ bao gồm bộ tiêu chuẩn, bản cam kết, các mẫuđơn (bao gồm các phụ lục) bảng kê các khoản lệ phí Trước khi tiến thành thanh tra,PGS CC phải nhận được từ người nộp đơn những tài liệu sau đây:
- Bản cam kết của công ty nói rõ công ty bằng lòng làm theo tiêu chuẩn vàcác thủ tục chứng nhận PGS Cam kết cho phép PGS-CC tiến hành lấy mẫu kiểm trangẫu nhiên các sản phẩm “hữu cơ – PGS” được công ty bán
- Các khoản lệ phí thích hợp,
- Các biểu mẫu đã được hoàn thành (dựa vào mẫu đơn) với tất cả phụ lụctương ứng, cung cấp đầy đủ các thông tin được ghi rõ trong mục 2 bên dưới Ngườinộp đơn phải ký xác nhận vào bản cam kết, và đơn (và cho mỗi phụ lục được nộp),nói rõ rằng các thông tin được đưa ra là chính xác và cam đoan tuân thủ theo cácquy định của tiêu chuẩn PGS
Những thông tin người nộp đơn cần cung cấp:
Người nộp đơn cần hoàn thành các mẫu biểu để cung cấp những thông tinsau đây tới PGS- CC: PGS-ADDA Tiêu chuẩn cho đối tượng bán lẻ
- Kế hoạch quản lý hữu cơ của công ty (OMP) bao gồm tài liệu về quy trình sảnxuất của tất cả các sản phẩm hữu cơ, được người giám sát hàng ngày ký xác nhận quátrình vận hành đã được chuẩn y và bảo đảm rằng các thông tin đưa ra là đúng
- Một sơ đồ về vị trí và mặt bằng được phác họa theo tỷ lệ thích hợp chothấy rõ toàn bộquá trình hoạt động cùng với các trang thiết bị và quy trình đã đựợc
sử dụng Các sơ đồ này và các tài liệu có liên quan sẽ thể hiện rõ tiến trình bắt đầu
từ lúc tiếp nhận và cất trữ tất cả các thành phầnđầu vào xuyên suốt quá trình sảnxuất cho tới sản phẩm cuối cùng được đưa đi bán
- Trình bày đầy đủ một loạt các hoạt động kiểm soát đối với tất cả các sảnphẩm đã được cấp chứng nhận từ tất cả các đầu vào/thành phần mà người sản xuấtđược cấp chứng nhận sản xuất ra cho đến sản phẩm được chứng nhận cuối cùng
Trang 33- Đối với các sản phẩm do bên nộp đơn chế biến và được bán là “hữu cơ”,thì người nộp đơn phải cung cấp công thức chế biến (theo mẫu từ PGS-CC) Nhữngsản phẩm chứa hơn 90% thành phần hữu cơ (trên trọng lượng cơ bản) thì có thểđược bán là “Hữu cơ PGS”.Các sản phẩm có các thành phần hữu cơ ít hơn 90%không thể bán là “hữu cơ PGS".
- Nơi có gia công chế biến những mặt hàng có tình trạng chứng nhận khácnhau và/hoặc các mặt hàng đã được cấp chứng nhận và mặt hàng thông thường, thìđược coi là chế biến song song và các thủ tục cần cho biết: Tất cả các thành phần/đầu vào hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ đã được chế biến hoàn toàn hoặc đượchoàn thành một phần phải được xác định rõ ràng và tách biệt với các sản phẩmthông thường và được bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn hoặc trộn lẫn Tất cả các thiết bị,máy móc và bề mặt tiếp xúc phải được làm sạch trước khi tiến hành chế biến cácmặt hàng hữu cơ; và Nhân viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo toànchất lượng của các sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ, tham gia các khóa đàotạo và cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên
Thanh tra lần đầu tiên (Kiểm tra sổ sách):
Khi các thủ tục hồ sơ ban đầu được gửi tới PGS-CC và các khoản lệ phí
đã được thanh toán PGS - CC sẽ đánh giá sự tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ thông quaOMP Nếu cần thiết người nộp đơn sẽ được yêu cầu bổ xung thêm các thông tin.PGS-CC sau đó sẽ liên hệ với thanh tra Thanh tra viên trước hết sẽ triển khai ràsoát các hồ sơ tài liệu và sẽ liên hệ với người nộp đơn nếu có yêu cầu bổ xung thêmbất cứ thông tin nào trước khi tiến hành thanh tra tại cơ sở Thanh tra viên sau đótrực tiếp thu xếp với người nộp đơn để kiểm tra khả năng thực hiện cuộc thanh tra
và tiến hành thanh tra Công việc thanh tra được tiến hành để đánh giá việc thựchiện OPM của người nộp đơn và để xem xét bất cứ vấn đề nào nảy sinh từ OPM và
từ báo cáo đánh giá hồ sơ của PGS-CC Ở lần thanh tra đầu tiên, nếu việc kiểm tra
sổ sách của các bộ phận khác nhau được tiến hành không vào cùng một ngày thì sẽphải có thêm lần kiểm tra nữa Nếu có thêm hơn một cuộc kiểm tra được yêu cầu thìngười nộp đơn có thể phải trả thêm lệ phí theo quyết định của PGS-CC
Người nộp đơn có bổn phận chứng minh rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩnPGS Việc cung cấp những thông tin không thỏa đáng hoặc cần phải tổ chức thêm
Trang 34các cuộc kiểm tra đánh giá việc hoàn thành các hoạt động hiệu chỉnh có thể dẫn đếnviệc phải trả thêm lệ phí Khi hoàn thành cuộc thanh tra, thanh tra viên sẽ đọc to bảnbáo cáo thanh tra bao gồm cả các Hoạt Động Hiệu Chỉnh Được Yêu Cầu (CARs)cho đại diện bên nộp đơn nghe và những đề nghị mà thanh tra đề xuất tới PGS-CC.Bất kỳ ý kiến nào từ đại diện của bên nộp đơn sẽ được đưa vào báo cáo Báo cáosau đó sẽ được ký bởi đại diện bên nộp đơn và thanh tra PGS-ADDA Tiêu chuẩncho đối tượng bán lẻ
Chứng nhận PGS:
Báo cáo của thanh tra viên và những khuyến nghị sẽ được PGS-CC ràsoát lại, và sau đó sẽ thông báo bằng văn bản quyết định của PGS-CC tới người nộpđơn Người nộp đơn sẽ nhận được bản thỏa thuận cho phép sử dụng PGS Khi PGS-
CC nhận được bản thỏa thuận cùng đầy đủ chữ ký, người nộp đơn sẽ được cấp giấychứng nhận hữu cơ PGS và sẽ được phép sử dụng nhãn hiệu hữu cơ PGS cũng nhưtuyên bố công ty “được cấp chứng nhận PGS”
Gia hạn giấy phép và các thủ tục kiểm tra sổ sách:
Hàng năm, trước ngày giấy chứng nhận hết hạn 3 tháng, người được cấpphép sẽ nhận một mẫu đơn xin gia hạn giấy công nhận PGS.PGS-CC phải nhậnđược tất cả các tài liệu đã được hoàn tất ít nhất là 2 tháng trước ngày hết hạn để đảmbảo có đủ thời gian thích hợp cho công tác thanh tra Đơn xin gia hạn và công tácthanh tra sẽ được thực hiện theo các bước như đã được mô tả trong thanh tra banđầu Ngoài công tác thanh tra hàng năm, người được cấp phép sử dụng PGS hữu cơ
có thể có các cuộc thanh tra toàn bộ ngẫu nhiên hoặc thanh tra một phần không cóbáo trước trong năm.Kiểm tra sổ sách bất ngờ cũng sẽ được tiến hành mà không cóbáo trước
1.3 Kinh nghiệm triển khai mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS trên thế giới
Hiện nay, muốn chứng minh rau của một đơn vị sản xuất là rau hữu cơ thìcách đơn giản nhất là có giấy chứng nhận của bên thứ ba- một tổ chức độc lập đượcNhà nước công nhận tiến hành Để có giấy chứng nhận của bên thứ ba này cần cóchi phí cao và các thủ tục hành chính dài chỉ phù hợp với những tổ chức sản xuấtlớn và tập trung Chứng nhận hữu cơ là cần thiết cho sự phát triển của các sản phẩm
Trang 35hữu cơ nhưng những hộ nông dân nhỏ thường bị bỏ rơi và không được hưởng lợiích từ sản phẩm hữu cơ của họ PGS cung cấp một chi phí thấp, hệ thống bổ sungcho chứng nhận của bên thứ ba, công nhận qua sự tham gia liên tục và tăng uy tín,phạm vi công nhận hẹp phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, địa phương trên cơ sở đảm bảochất lượng, với việc nhấn mạnh vào kiểm soát xã hội và xây dựng kiến thức
Mô hình PGS đã được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới như các nước MĩLatin, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Trong đó, Ấn Độ là mộttrong những nước tiên tiến nhất đối với phát triển và nâng cao nhận thức với PGS
Sự phát triển PGS ở Ấn Độ bắt đầu vào năm 2006, khi FAO- Tổ chức Lươngthực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Trung tâm Quốc gia về canh nông hữu-NCOF, một cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Hợp tác của Bộ Nông nghiệp,tạo điều kiện mở một cuộc hội thảo ở Goa gồm mười bốn tổ chức phi chính phủtham gia Sau hội thảo, các tổ chức thành lập một liên minh không chính thức và tựnguyện Liên minh này đưa ra chương trình thí điểm PGS ở các bộ phận khác nhaucủa đất nước và làm việc để phát triển các tiêu chuẩn, cam kết và các thủ tục cấpgiấy chứng nhận phù hợp với bối cảnh địa phương
Một PGS network được thành lập vào tháng Tư năm 2011, Participatory Guarantee Systems Organic Council, chính thức được đăng ký như làmột tổ chức xã hội ở Goa Mười một tổ chức trải rộng trên khắp đất nước và thựchiện thuận lợi như Hội đồng PGSOC Đó là: Viện Phát triển nông thôn tổng hợp(IIRD), Hiệp hội canh tác hữu cơ Ấn Độ (OFAI), Quỹ Keystone, Hiệp hội Phát triểnDeccan (DDS), Chetana Vikas, Trung tâm Hiệp ước Phát triển (CCD), tập thểTimbaktu, Quỹ Phát triển cơ sở Pan Himalaya (PHGDF), Maharashtra nông dânhữu cơ Federation (Moff), Quỹ tài trợ xanh và Xã hội thực vật của Goa
PGSOC-Về phía Chính phủ, "PGS Ấn Độ" đã được đưa ra như là một chương trìnhtrong khuôn khổ của Dự án quốc gia về chăn nuôi hữu cơ Sự ra đời được công bốvào ngày 04/07/ 2011và hệ thống được mô tả như là một " hệ thống chứng nhậnthay thế chi phí thấp - Đảm bảo sự tham gia của hệ thống (PGS)" Theo NCOF-Trung tâm quốc gia về canh nông hữu, PGS "trao quyền cho nông dân trong nhóm
để làm theo tất cả các yêu cầu tiêu chuẩn hữu cơ, có giám sát lẫn nhau và tuyên bốsản phẩm của mình là hữu cơ" Việc giám sát và phối hợp dưới "PGS Ấn Độ"được
Trang 36thực hiện bởi Hội đồng khu vực, cũng là trách nhiệm đối với việc ủng hộ các quyếtđịnh của các nhóm ở cấp địa phương Tính minh bạch của hệ thống dự kiến sẽ đượctăng cường bằng cách sử dụng các công cụ Internet và làm cho dữ liệu có liên quan
có thể truy cập công khai Cho đến nay, hướng dẫn hoạt động có thể truy cập và một
Ủy ban tư vấn quốc gia – NAC(National Advisory Committee) đã được hình thành
Tổ chức nông dân thường đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập các sángkiến PGS, bởi vì họ có thể xây dựng quan hệ trên mạng lưới của họ để đưa mọingười gần lại với nhau và khuyến khích nhau cùng tham gia thực hiện PGS
Ấn Độ là một ví dụ đặc biệt tốt, một số tổ chức nông dân và các tổ chức hợp tác
đã tạo ra PGS thích nghi được với điều kiện trong nước Một trong những mối quantâm chính là cung cấp tất cả các tài liệu về hệ thống trong nhiều ngôn ngữ địa phươngcàng tốt, để đảm bảo lượng truy cập tối đa cho những nông dân sản xuất nhỏ
Những cam kết của người nông dân đang dần thích nghi tốt với các truyềnthống địa phương trong những khu vực mà PGS đang hoạt động Trong thực tế, họđược quản lý theo tập quán tôn giáo xã hội phổ biến tại địa phương Một đất nướctôn giáo sâu sắc như Ấn Độ góp phần tăng cường sự cam kết nông dân với cácnguyên tắc và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ theo một cách mà có thể sẽ hiệuquả hơn nhiều so với một quan liêu 'giấy phép' hệ thống bên ngoài
Cuối tháng 5/2013, với sự tài trợ của VECO, Viện chiến lược và phát triểnnông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức thành công chuyến thăm quan học tậpkinh nghiệm về sự thành công của PGS Ấn Độ Đoàn công tác gồm các thành viên
từ bộ Nông nghiệp, các đối tác của VECO, bộ Công thương và mạng lưới PGS hữu
cơ đã tới làm việc với viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ, Ủy ban an ninh lươngthực Quốc Gia và đặc biệt được và chia sẻ kinh nghiệm với Dr Krishan Chandra -Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ Quốc Gia về sự thành công của quá trìnhvận động chính phủ công nhận PGS
Sau những năm hoạt động, PGS Ấn Độ đã được chính phủ công nhận nhưmột bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ cho thịtrường nội địa, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hữu cơ cho thịtrường châu Âu Toàn bộ các hoạt động quảng bá thúc đẩy PGS đã được bộ NôngNghiệp Ấn Độ hỗ trợ trong chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ của chính phủ
Trang 37Sau 5 ngày học tập, những kết quả rút ra từ chuyến công tác tại Ấn Độ càng khẳngđịnh hướng phát triển PGS cho các nông hộ nhỏ là đúng đắn, đồng thời vun đắpthêm quyết tâm củng cố và mở rộng PGS Việt Nam trong thời gian tới.
Những kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển PGS trong sản xuất rau tại Ấn
Độ gồm có:
- Cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ trong quá trình thể chế hóa và pháttriển PGS trong hoạt động sản xuất rau Các hoạt động này sẽ thuận lợi hơn nếu cócác cán bộ của Nhà nước tham gia vào PGS network
- Nêu cao tiếng nói của người nông dân đến các nhà hoạch định chính sách + Đưa người hoạch định chính sách đến gặp nông dân
+ Đưa người nông dân đến gặp các nhà hoạch định chính sách
- Phát triển rộng các mô hình PGS đủ lớn để gây tầm ảnh hưởng trong xã hội
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông (hội thảo, sự kiện để thu hút sự chú ýcủa những nhóm đối tượng người tiêu dùng, người hoạch định chính sách, ngườikinh doanh, các nhà quản lý, người nông dân….)
- Có chiến lược, mục tiêu rõ ràng để phát triển nông nghiệp hữu cơ
Những kết quả rút ra từ chuyến công tác tại Ấn Độ càng khẳng định hướngphát triên bền vững của PGS đối với sản xuất rau của các nông hộ nhỏ; đồng thờicàng vun đắp thêm quyết tâm cho những kế hoạch mới của PGS network Việt Namtrong việc phát triển rau PGS trong thời gian tới
Trang 38CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PGS TRONG SẢN
XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ và tình hình triển khai áp dụng mô hình PGS ở Việt Nam
2.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, với sự báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm,sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) bắt đầu được xã hội và ngành nông nghiệpquan tâm phát triển Tuy nhiên, phát triển NNHC ở Việt Nam hiện nay gặp không ítnhững thách thức và mới chỉ đang vào những bước đi đầu tiên
Về cơ sở pháp lý, hiện nay ở VN chưa có bất cứ tổ chức nào được ngànhnông nghiệp VN cho phép là đơn vị cấp giấy chứng nhận sản phẩm NNHC, kể cả hệthống đảm bảo cùng tham gia (PGS) của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ VN vừađược Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ thế giới (IFOAM) công nhận.Chính vì thế, sản phẩm có bao bì ghi là NNHC ở VN cho đến giờ vẫn chưa có gìđảm bảo thật sự là sản phẩm NNHC để người tiêu dùng có thể yên tâm tin tưởng mà
sử dụng, nhất là khi giá bán sản phẩm NNHC còn quá cao, gấp 3 - 4 lần sản phẩmthông thường Từ tháng 12.2006, Bộ NNPTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn NNHCnhưng cho đến nay đã gần 7 năm vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp giấychứng nhận sản phẩm NNHC Bộ NNPTNT cũng chưa có lộ trình rõ ràng cho việcphát triển sản phẩm NNHC, thiết lập các hệ thống giám sát và cấp giấy chứng nhận
Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp VN vẫn chưa biết sản xuất NNHC, phần lớn ngườitiêu dùng vẫn chưa có khái niệm về sản phẩm NNHC
Trong sản xuất, hơn 10 năm qua, nông nghiệp hữu cơ đã được triển khai ởnhiều địa phương, nhưng mô hình canh tác hữu cơ này vẫn chưa được nhânrộng.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, trên cả nước diện tích canh tác nôngnghiệp hữu cơ chỉ chiếm dưới 1% diện tích đất canh tác Nguyên nhân của tìnhtrạng này chính bởi các sản phẩm từ việc sản xuất hữu cơ chưa được nhiều ngườitiêu dùng tin tưởng và đón nhận Người tiêu dùng chưa tin tưởng là vì họ chưa chắcchắn rằng các sản phẩm hữu cơ này được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn hữu cơ Và