- Chức năng của nhóm sản xuất
a) Hoạt động liên nhóm Lương Sơn Hòa Bình:
Là một trong những liên nhóm được hình thành đầu tiên của hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS, trực tiếp tham gia sản xuất rau hữu cơ, có thể nói liên nhóm Lương Sơn là một trong những liên nhóm được kỳ vọng nhất trong hệ thống sản xuất nông nghiệp hữu cơ PGS.
Bối cảnh thành lập:
Lương Sơn là huyện tiếp giáp với thành phố Hà Nội với vị trí thuận lợi và tiềm năng lớn về lao động, đất đai tài nguyên thiên nhiên, hội tụ đầy đủ điều kiện cần và đủ để giao thương hàng hóa một cách thuận lợi. Nhận thấy đây là khu vực lý tưởng để tiến hành việc xây dựng một nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, xanh, sạch, bền vững và bảo vệ môi trường, huyện Lương Sơn đã tiến hành việc thành lập Hội nông dân chuyên sản xuất các sản phẩm hữu cơ. Và để làm được điều này thì trước hết, nông dân cần phải có năng lực, trình độ, kiến thức và hiểu biết căn bản về hữu cơ cũng như cách thức để sản xuất được các sản phẩm hữu cơ có chất lượng tốt. Đồng thời giúp nông dân có điều kiện và cơ hội tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Đặc biệt là kiến thức hiểu
biết về nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giữ gìn hệ sinh thái môi trường xanh, sạch, đẹp.
Được sự giúp đỡ của Hội Nông dân Trung ương, của cấp ủy, chính quyền trong huyện, sự kết phối hợp của Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện, dự án ADDA Đan Mạch và Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Bắc Bộ Xuân Mai Hà Nội, đã tạo điều kiện cho Hội Nông dân huyện mở 33 lớp chuyên về canh tác theo phương pháp hữu cơ, sau khi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất, Hội Nông dân Lương Sơn đã hướng dẫn nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ.
Tình hình hoạt động:
Thành lập từ tháng 03/2009, liên nhóm Lương Sơn có 14 nhóm với 91 thành viên, diện tích sản xuất 10ha. Khi tham gia vào liên nhóm, các thành viên được đào tạo nghề và cấp chứng chỉ nghề, sau đó những người đã được đào tạo này kết hợp nhóm lại với nhau cùng sản xuất theo nguyên tắc và tiêu chuẩn hữu cơ. Trước khi tiến hành sản xuất, các nhóm nông dân phải làm cam kết không vi phạm nguyên tắc sản xuất hữa cơ dựa trên tiêu chí 01 nhóm có ít nhất 5 người, diện tích đất làm tập trung tối thiểu 2.000m2.
Về cơ cấu nhóm, Liên nhóm Lương Sơn được phân bổ thành 4 bộ phận: bộ phận Marketing, Bộ phận thanh tra, Bộ phận quản lý cấp chứng nhận và bộ phận kỹ thuật. Hàng tháng, liên nhóm đều tổ chức sinh hoạt, họp nhóm định kỳ để báo cáo tình hình hoạt động, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và triển khai các kế hoạch tiếp theo. Năm 2010, Lương Sơn mở được 5 lớp với 150 học viên. Trong quá trình tập huấn, Ban quản lý từ ADDA tiến hành thành lập nhóm theo sở thích như nhóm trồng rau, trồng chè hay cây ăn quả. Tới cuối 2010, liên nhóm thành lập và duy trì được 15 nhóm nông nghiệp hữu cơ theo sở thích ở 11 xã, thị trấn với 121 thành viên. Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch HND huyện cho biết: Thực tế việc áp dụng theo đúng quy trình không đơn giản bởi trồng trọt phải thường xuyên chú ý đến yếu tố thời tiết. Mặc dù được dự án bao tiêu sản phẩm nhưng nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc SX không đúng quy trình sẽ không được chấp nhận. Đến nay có 13 nhóm được cấp giấy chứng nhận hữu cơ PGS (chứng chỉ xác nhận nông dân tuân
thủ các tiêu chuẩn hữu cơ của PGS được thực hiện trong dự án phát triển hữu cơ của HND Việt và tổ chức ADDA Đan Mạch).
Tính đến Quý II/2013, Liên nhóm Lương Sơn có 17 Nhóm nông dân chính thức đăng ký tham gia PGS, với 114 thành viên, sản xuất trên diện tích 231.000m2
với các sản phẩm chính là Nhãn, Bưởi và Rau các loại.
Qua 4 năm triển khai hội viên nông dân rất đồng tình hưởng ứng, số thành viên tham gia ngày một tăng lên. Từ đầu năm 2014 đến tháng 11/2014 liên nhóm đã tổ chức thành công lớp đào tạo sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kết nạp thêm 1 nhóm mới thành 15 nhóm hoạt động tại 7 xã thuộc huyện Lương Sơn.
Năm 2014, liên nhóm Lương Sơn duy trì 14 nhóm, 96 thành viên và diện tích sản xuất là 7ha. Trong đó có 2 hộ chăn nuôi gà hữu cơ được cấp giấy chứng nhận PGS. Nguyên nhân của việc suy giảm 3 nhóm (nhóm cây bưởi và nhãn) trong năm 2014 so với năm 2013 và giảm về diện tích sản xuất ở liên nhóm Lương Sơn là do không có nơi tiêu thụ sản phẩm và không đủ điều kiện về đất để sản xuất, thiếu người lao động và do đòi hỏi về diện tích cho cây ăn quả rất lớn. Tuy nhiên liên nhóm Lương Sơn lại phát triển mới mạnh ở mảng sản xuất rau hữu cơ và nuôi gà, bằng chứng thể hiện ở chỗ 14/15 liên nhóm được cấp chứng nhận PGS về sản xuất rau hữu cơ, 1 nhóm còn lại chưa được cấp chứng nhận do đây là nhóm mới thành lập, đang đợi xét duyệt điều kiện đất và nước sản xuất.
Ngoài ra, về sản lượng, năm 2012, lượng rau hữu cơ PGS được tiêu thụ qua hợp đồng 22.640 kg, lượng rau hữu cơ GPS được bán tự do ngoài thị trường 12.000 kg. Tổng sản lượng rau bán ra của liên nhóm tăng 30% so với năm 2011. Năm 2013, liên nhóm Lương Sơn đã tiêu thụ được 50702kg và năm 2014 cung cấp cho thị trường 88329 kg rau hữu cơ, với mức giá trung bình là 14.000đ/kg rau hữu cơ; sản phẩm gà hữu cơ giá bán 180.000đồng/kg (đã sơ chế đóng gói). Theo đánh giá sơ bộ thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt từ 2.000.000đ - 2.500.000đ/1thành viên/tháng.
Bên cạnh đó, liên nhóm tiến hành được các hoạt động kiểm tra mẫu đất và nước theo hình thức kiểm tra nhanh và xét nghiệm ở cả 14 nhóm thành viên, cụ thể: năm 2013 là 3 mẫu và năm 2014 là 2 mẫu kiểm tra, yếu tố này đảm bảo đáp ứng những yêu cầu tiến hành thanh tra liên nhóm và thanh tra nội bộ 2 mẫu/năm, kiểm
tra nhanh, lấy mẫu ở cả 14 nhóm và thanh tra đột xuất khi cần nhiều lần (thanh tra chéo). Tuy nhiên việc kiểm tra và xét nghiệm các mẫu đòi hỏi mức chi phí không hề nhỏ, trong khi các liên nhóm còn cần chi nhiều khoản khác như : hỗ trợ thanh tra, in ấn tài liệu, chứng nhận PGS, hỗ trợ và đào tạo nông dân, chi xét nghiệm mẫu đất và nước... khiến cho quỹ tiền của nhóm luôn bị âm.