Hoạt động của liên nhóm Tân Lạc:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS (Trang 48)

- Chức năng của nhóm sản xuất

c) Hoạt động của liên nhóm Tân Lạc:

Bối cảnh thành lập liên nhóm Tân Lạc (Hòa Bình):

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đến huyện Tân Lạc khoảng 100 km. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc Mường sản xuất nông nghiệp theo hướng hộ gia đình và thu nhập thấp. Nhưng địa bàn huyện Tân Lạc có tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ và du lịch vì không khí trong lành, mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng phong phú có nhiều giống bản địa và giữ được văn hóa truyền thống.

Để nâng cao mức sống của nông dân quy mô nhỏ, bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn, kế thừa lại ẩm thực văn hóa địa phương, Tổ chức Seed to Table của Nhật Bản do chị Mayu Indo làm trưởng đại diện thực hiện dự án “Cải thiện sinh kế cho nông dân quy mô nhỏ thông qua áp dụng nông nghiệp hữu cơ và tiếp cận thị trường tốt hơn” với mục tiêu giúp nông dân nâng cao kỹ thuật, kiến thức để sản xuất nông sản an toàn và chất lượng cao, liên kết để tiếp cận thị trường tốt hơn và giới thiệu sản phẩm trực tiếp, xây dựng lòng tin cậy giữa người sản xuất, cán bộ nhà nước, thương gia và người tiêu dùng.

Năm 2012 Seed to Table đã tìm đến ADDA xin tư vấn áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) tập trung vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi triển khai ở các xã Địch Giáo, Phú Vinh, Nam Sơn, Đông Lai. Lúc bấy giờ, quá trình xây dựng hệ thống PGS tại Tân Lạc đã được trợ giúp từ cố vấn dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ ADDA-VNFU - Mr.Koen Den Braber và bà Từ Thị Tuyết Nhung – Cố vấn kỹ thuật của ADDA -Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, PGS hoạt động độc lập và vẫn tiếp tục tư vấn, hỗ trợ đào tạo để phát triển PGS ở nơi đây. Gần 2 năm, rất chậm từ những viên gạch đầu tiên, cùng với những hộ nông dân tâm huyết, sự nhiệt tình tham gia của các cán bộ khuyến nông huyện và đặc biệt

là sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cho đến nay mạng lưới PGS của Liên nhóm hữu cơ Tân Lạc đã đi vào hoạt động và đăng ký trở thành thành viên của hệ thống PGS hữu cơ Việt Nam.

Các khóa huấn luyện về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng tổ chức vận hành liên nhóm và các nhóm nông dân, đặc biệt trong công tác thanh tra và giám sát chất lượng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam, đã được Seed to Table chú trọng mời các các giảng viên có uy tín từ PGS và Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ truyền đạt tới nông dân.

Tình hình hoạt động:

Liên nhóm Tân Lạc là liên nhóm mới được thành lập từ năm 2013 với 30 thành viên chia làm 5 nhóm nhỏ, trong đó có 2 nhóm chăn nuôi gà ri, 1 nhóm chăn nuôi lợn Mường đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn tất hồ sơ chứng nhận sản xuất hữu cơ PGS và 2 nhóm trồng rau hữu cơ. Cơ cấu giống như các nhóm khác đều là 4 bộ phận. Tuy là liên nhóm mới thành lập nhưng ngay từ khi bắt tay vào hoạt động, Tân Lạc đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp hàng tháng với nội dung báo cáo kết quả hoạt động (tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong tháng vừa qua) và hoạch định các kế hoạch triển khai trong tháng tiếp theo.

Cho đến nay, sau 2 năm thành lập mạng lưới và tuân thủ các quy trình, thủ tục của PGS, Liên nhóm Tân Lạc có thêm 2 nhóm gà ri ở xóm Lạ và xóm Khạng xã Địch Giáo, 1 nhóm lợn Mường ở xóm Bò xã Phú Vinh, 01 nhóm bưởi ở xã Đông Lai đã được cấp chứng nhận PGS vào 20/6/2014. Riêng 01 nhóm rau tại xã Nam Sơn đã bị từ chối cấp chứng nhận do thành viên trong nhóm chưa thực sự hiểu rõ các kiến thức cơ bản về nông nghiệp hữu cơ, có nguy cơ không tuân thủ tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.

Song hành với hoạt động sản xuất, liên nhóm Tân Lạc còn tổ chức các buổi tập huấn đào tạo cho từng bộ phận chuyên trách trong nhóm để củng cố kiến thức cho các thành viên về các nội dung:

 kỹ năng thanh tra và ghi chép: tổ chức 5 lớp có 58 lượt tham gia

 kỹ năng chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà, lợn theo phương pháp hữu cơ: 4 lớp, 103 lượt tham gia

 Kỹ năng Marketing và kế toán: 4 lớp với 87 lượt tham gia

Được sự giúp đỡ, hỗ trợ và giới thiệu từ phía Hội nông dân Trung ương, Seed to table và ADDA, các thành viên trong Liên nhóm Tân Lạc đã được tham gia nhiều hội chợ để giới thiệu sản phẩm của mình.

Trong 3 ngày, từ 14 đến 16/11/2014, PGS Việt Nam phối hợp với Chương trình hỗ trợ nông nghiệp then chốt ADB-MARD, đã tham gia hội chợ triển lãm AgroViet 2014 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, số 489, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Bốn Liên nhóm hữu cơ Thanh Xuân – Sóc Sơn; Lương Sơn, Tân Lạc – Hòa Bình và Trác Văn – Hà Nam đã mang các sản phẩm đến giới thiệu bao gồm rau các loại, thịt lợn, thịt gà, trứng và bưởi là những sản phầm được sản xuất tại 4 liên nhóm và đã được cấp chứng nhận PGS.

Đồng hành với nông dân, 4 gian hàng hội chợ đã được 7 công ty và cửa hàng thành viên PGS bao gồm Tâm Đạt, Bác Tôm, Tràng An, Ecomart, Nông sản ngon, Rau Thanh Xuân, Thực phẩm xanh cùng đứng bên cạnh nông dân trong 3 ngày hội chợ. Việc cùng tham gia hội chợ của các đơn vị kinh doanh và nông dân trong hệ thống PGS suốt thời gian hội chợ cho thấy sự cam kết của các đơn vi kinh doanh không đơn thuần chỉ là hỗ trợ nông dân khi tham gia hội chợ mà còn suốt trong quá trình sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm từ đồng ruộng đến bàn ăn.

Hội chợ Agro Việt đã gắn kết tình bằng hữu và sẻ chia, tạo cơ hội giao lưu học tập giữa các liên nhóm, giữa nông dân với – Người tiêu dùng và các đơn vị phân phối sản phẩm. Qua hội chợ, cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về vấn đề ATVSTP nói chung và các sản phẩm hữu cơ nói riêng. Đồng thời, thông qua hội trợ có nhiều hơn các cá nhân đến tham quan gian hàng PGS để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong tương lai.

Ngoài ra, Tân Lạc cũng được tham gia hội chợ Nông nghiệp-Công nghiệp- Thương mại tại TP.Hòa Bình: các sp tham gia giới thiệu và chảo bán tại hội chợ là: thịt gà, trứng gà, thịt lợn Mường, bưởi, các sản phẩm cây xem canh trong vườn trồng hữu cơ (gừng, khoai sọ,...) và đạt được doanh thu 3.300.000VNĐ. Tham gia hội chợ từ thiện thường niên HIWC 2014 do hội liên hiệp phụ nữ quốc tế tổ chức, hội chợ ẩm thực cùng hội đầu bếp Hà Nội, đưa đến hội chợ các sản phẩm hữu cơ do liên nhóm sản xuất. Tham quan và học hỏi mô mình giết mổ và sơ chế gia súc, gia cầm tại Sóc Sơn.

Về phía Seed to Table, tổ chức đang triển khai dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cho nông dân Tân Lạc, chị Mayu trưởng đại diện của Seed to Table đã lắng nghe, chia sẻ và đang cân nhắc việc thiết lập một địa điểm sơ chế, đóng gói và giết mổ cho các sản phẩm đã được chứng nhận PGS, giúp nông dân Tân Lạc tiêu thụ sản phẩm. Việc thiết kế túi và bao bì cho sản phẩm Tân Lạc đang được xúc tiến theo hướng dẫn của Ban điều phối PGS Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, những thiếu hụt về kiến thức trồng trọt và chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ sẽ được dự án cân nhắc đưa vào kế hoạch tiếp theo để dần đào tạo bổ sung, giúp nông dân hữu cơ Tân Lạc tự tin sản xuất ra những nông sản thực sự sạch, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và môi trường.

 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tính tới tháng 12/2014:

• Nhóm gà xóm Khạng:

 Tại thời điểm cấp chứng nhận: Tổng đàn có 300 con

 Hiện tại: tổng đàn là 1063 con bao gồm 66 gà mẹ và 997 gà con từ 1 đến 6 tháng tuổi.

• Nhóm gà xóm Lạ:

 Tại thời điểm cấp chứng nhận: tổng đàn là 410 con

 Hiện tại: tổng đàn là 502 con bao gồm 127 gà mẹ và 375 gà con từ 1 đến 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, hai nhóm chăn nuôi gà còn có các sản phẩm từ gà là trứng gà.

• Chăn nuôi lợn hữu cơ của xóm Bò: tổng đàn 50 con hiện nay tăng lên 59 con, tăng ít do gặp khó khăn trong việc phân loại thịt, đối với vấn đề này, nhóm đang cố gắng khắc phục để tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiềm năng.

• Nhìn chung số lượng đàn cũng tăng hơn với năm 2013 do khi tham gia vào hệ thống PGS, có sự ổn định hơn về thị trường và giá cả nên các thành viên chú trọng vào việc tăng số lượng đàn và cải thiện kỹ thuật chăn nuôi tốt hơn.

Dự kiến các hoạt động tiếp theo:

• Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về Marketing và kế toán cho các nhóm còn lại

• Đối với các nhóm đã được cấp chứng nhận:

 Chuẩn bị đất, ủ phân trồng thức ăn chăn nuôi cho năm tới.  Chuẩn bị thanh tra định kỳ làm mới các chứng nhận.

 Chuẩn bị công tác thanh tra cấp chứng nhận PGS cho nhóm sản xuất rau hữu cơ Nam Sơn.

• Hai nhóm sản xuất rau mới thành lập: (Xóm Bò và xóm Khạng)/.Tiếp tục triển khai các lớp tập huấn do giảng viên nông dân hướng dẫn và chuẩn bị cho buổi tổng kết lớp tập huấn vào cuối tháng 1.

• Chuẩn bị cho công tác thanh tra để cấp chứng nhận chuyển đổi.  Tổng kết:

• Liên nhóm hữu cơ Tân Lạc là liên nhóm mới được thành lập song đã có được một số kết quả ban đầu khá lạc quan, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.

• Nhóm cần nỗ lực hơn nữa để phát triển các sản phẩm có thể tham gia phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân địa phương cũng như các nhà phân phối sản phẩm.

• Ngoài sự hỗ trợ của Seed to Table trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, liên nhóm cũng rất cần thêm sự hỗ trợ của các Đơn vị, công ty khác trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w