- Chức năng của nhóm sản xuất
e) Hoạt động của Liên nhóm Hội An
2.2.2 Thực trạng kinh doanh rau hữu cơ được chứng nhận PGS tại các cửa hàng trong hệ thống PGS Việt Nam:
hàng trong hệ thống PGS Việt Nam:
- Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, hiện nay tại các cửa hàng có kinh doanh rau hữu cơ được chứng nhận PGS thì 50% số cửa hàng được hỏi chỉ bán
những sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS, 50% số còn lại vừa bán cả sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS và cả những sản phẩm rau thông thường hoặc sản phẩm rau là hữu cơ nhưng không được chứng nhận PGS. Tuy nhiên, tỉ trọng lượng hàng hóa được chứng nhận PGS vẫn cao hơn các loại khác.
- Giá bán của các sản phẩm được chứng nhận PGS hầu hết các chủ cửa hàng cho biết là cao hơn các sản phẩm cùng loại. Mặc dù vậy, sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS lại có mức tiêu thụ cao hơn cho thấy người tiêu dùng đã biết đến và tin tưởng vào sản phẩm. Các loại sản phẩm được chứng nhận PGS được bày bán tại các cửa hàng chủ yếu là rau, củ.
- Về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm:
Qua điều tra, nguồn nhập rau hữu cơ chủ yếu của các cửa hàng là từ Lương Sơn, Lạc Sơn- Hòa Bình, Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội, Trác Văn- Hà Nam. Tất cả các cửa hàng được điều tra đều khẳng định có người đại diện tham gia vào hệ thống chứng nhận PGS và kiểm soát chất lượng nguồn cung cấp và thường xuyên cập nhật các thông tin, kiến thức về sản phẩm hữu cơ và hệ thống chứng nhận PGS thông qua trang web của hệ thống và trong các cuộc họp thường niên.
Một tín hiệu tốt cho các nhà phân phối cũng như nhà sản xuất là người tiêu dùng đến cửa hàng thường xuyên lựa chọn mua các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS.
Một số hoạt động khác:
- Hoạt động phân phối và đóng gói bao bì:
Rau là loại thực phẩm khó vận chuyển do dễ bị dập nát, hư hỏng. Đặc biệt là rau hữu cơ không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản cũng như thuốc sinh trưởng vận chuyển từ nơi sản xuất đến các cửa hàng phân phối lại càng khó để giữ cho rau không bị héo. Quá trình phân phối rau hữu cơ được chứng nhận PGS được diễn ra như sau: Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ các cửa hàng kinh doanh, các hộ nông dân trong nhóm sản xuất sẽ thu hoạch rau rồi sơ chế qua. Nhóm sẽ phân công thành viên nhóm tập hợp tất cả các đơn hàng và chịu trách nhiệm vận chuyển đến cửa hàng. Sản phẩm hữu cơ được cất trữ trong các côngtenơ và vật đựng chuyên dụng chỉ chuyên sử dụng để đựng hữu cơ, phải được đề nhãn rõ ràng cho biết tên sản phẩm và tình trạng chứng nhận của nó. Chi phí vận chuyển và thuê người vận
chuyển là do cửa hàng chi trả. Theo quy định của ban điều phối, sau khi thu hoạch người nông dân sẽ sơ chế sạch và cho vào túi nilon. Túi này sẽ do ban điều phối quy định về chất lượng và có in logo của PGS.
Tuy nhiên thực hiện theo cách này rau sẽ bị bọc kín suốt khoảng thời gian vận chuyển, khi đến cửa hàng thì rau không còn tươi và đảm bảo chất lượng. Hơn nữa các cửa hàng cũng khó sơ chế lại và chia nhỏ. Vì vậy mà hầu hết các cửa hàng đều bỏ các bao bì trước để thay bằng bao bì của cửa hàng. Tuy nhiên, cũng có những cửa hàng hợp đồng với nhóm sản xuất là rau sau khi thu hoạch sẽ trở thẳng đến cửa hàng, cửa hàng sẽ cử nhân viên tiến hành sơ chế và đóng vào bao bì riêng của cửa hàng.
Để thuận tiện hơn cho các nhà kinh doanh thì Ban điều phối cũng đã có những quy định riêng cho việc đóng gói tại các cửa hàng: Thực phẩm hữu cơ nên có càng ít bao bì càng tốt. Phải tránh sử dụng những bao bì có chứa những chất tiềm ẩn gây nguy cơ gây nhiểm bẩn cho sản phẩm trong thời hạn sử dụng tối đa của nó. Lựa chọn bao bì đóng gói phải cân nhắc đến những ảnh hưởng của bao bì gây ra cho môi trường và ở những nơi bán hàng có yêu cầu phải đóng gói nên cố gắng sử dụng những vật liệu có thể phục hồi, tái dử dụng hoặc có thể tái chế cho những vật liệu không thể phục hồi, tái sử dụng, tái chế.
- Hoạt động bán hàng:
Theo khảo sát 8 địa điểm kinh doanh rau hữu cơ PGS thì có đến một nửa trong số đó là kinh doanh cả rau thường (rau sạch, rau an toàn) và rau hữu cơ không phải PGS. Kinh doanh như vậy sẽ giúp cho các cửa hàng đáp ứng linh hoạt hơn nhu cầu của khách hàng. Theo lời của một số chủ cửa hàng kinh doanh thì rau hữu cơ PGS không phải lúc nào cũng có, vào những thời điểm khan hiếm hay giao mùa không có đủ rau để bán thì bắt buộc phải nhập thêm các loại rau từ bên ngoài. Như vậy, xét đến việc cửa hàng đã phân định rạch ròi giữa sản phẩm hữu cơ PGS và các sản phẩm khác chưa kể đến việc trưng bày không rõ ràng thì việc nhầm lẫn giữa hai loại sản phẩm này là điều không tránh khỏi. Trường hợp của Bác Tôm là cửa hàng được nhiều sự tín nhiệm của khách hàng nhất, mặc dù, cửa hàng chỉ bán sản phẩm rau củ được chứng nhận PGS nhưng khi có khách hàng đến phản ánh là ăn rau bị ngộ độc, ép cửa hàng phải đem đi xét nghiệm mớ rau đó. Bác Tôm đã phải chi ra
hơn 6 triệu để đem đi xét nghiệm nhưng kết quả thì rau hữu cơ vẫn đảm bảo chất lượng hoàn toàn không có bất cứ chất hóa học nào. Khi quay lại thì không tìm được khách hàng đó nữa. Qua việc này cửa hàng không chỉ mất tiền xét nghiệm, kinh doanh giảm sút mà còn mất đi niềm tin của khách hàng rất khó để lấy lại được. Có thể đây là một cú đánh về tâm lý cho các nhà kinh doanh, các cửa hàng rau PGS thực sự cần phải phân định rạch ròi các loại rau, khi xảy ra vấn đề có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Cách trưng bày đa số đều là đóng túi riêng từng loại rau và đặt vào các rổ nhựa.
Qua điều tra các cửa hàng cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm PGS là nhiều hơn so với các sản phẩm khác là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mô hình PGS mở rộng và phát triển hơn nữa. Nhưng nhìn chung thì giá của các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS so với giá của các sản phẩm khác cùng loại thì cao hơn chỉ những gia đình nào có nền kinh tế khá trở lên có khả năng chi trả thì mới sử dụng thường xuyên loại rau này. Kinh doanh sản phẩm PGS thì doanh thu không cao do mất khá nhiều chi phí cho vận chuyển, đóng gói và bảo quản nhưng lợi ích của các nhà bán lẻ là được chứng nhận sản phẩm hữu cơ, an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng và có được lòng tin của khách hàng cũng là định hướng muốn hướng tói của tất cả các cửa hàng. Khảo sát đối với 50 khách hàng thì chưa có khách hàng nào là không hài lòng với sản phẩm sau khi sử dụng. Các công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như khi khách hàng yêu cầu thì không có bằng chứng để chứng minh là rau hữu cơ ngay lập tức, hàng hóa của PGS lại kém đa dạng hơn các sản phẩm thông thường, chất lượng một số loại sản phẩm không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ nên các đại lý phải đi tìm thêm nhiều nguồn rau khác.
- Bảo quản:
Rau hữu cơ là loại sản phẩm có vòng đời ngắn, dễ hư hỏng. Vì vậy mà hầu hết các cửa hàng đều không nhập quá nhiều. Ví dụ, rau cải có hạn sử dụng trong ba ngày thì cửa hàng chỉ nhập đủ số hàng bán trong ba ngày. Đến ngày thứ ba mà cửa hàng chưa bán hết thì sẽ phải giảm giá bán, có khi phải giảm đến dưới cả giá nhập vào, phải chịu lỗ nếu quá hạn sử dụng thì rau chỉ có thể đem đổ đi. Quá trình bảo quản là quá trình quan trọng để giữ rau được tươi lâu hơn và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Trong bộ tiêu chuẩn PGS cho đối tượng bán lẻ có quy định,
nếu các sản phẩm lưu kho, chúng phải được bảo quản theo cách không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm. Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ không được tiếp xúc với các sản phẩm thông thường hoặc các sản phẩm không có chứng nhận ở trong bất cứ tình huống nào có thể dễ gây ra lẫn tạp hoặc nhầm lẫn. Cụ thể là các sản phẩm hữu cơ hoặc không được chứng nhận hữu cơ phải được để riêng biệt cách xa với tất cả các sản phẩm hữu cơ PGS ít nhất là 30cm, hoặc sử dụng những vật chắn ngăn cách giữa chúng. Khu vực cất giữ các sản phẩm PGS được đánh dấu rõ ràng chẳng hạn như vạch kẻ màu trên sàn để dễ phân biệt. Về quản lý sâu hại trong quá trình bảo quản cần được kiểm soát chủ yếu thông qua cơ sở vật chất tốt và có các biện pháp quản lý kho hàng và nơi bán hàng tốt. Các chất nông nghiệp tổng hợp là không được phép sử dụng. Các hướng kiểm soát sâu hại được đưa ra gồm có: Ánh sáng (bao gồm các bẫy đèm tia cực tím UV), các rào chắn tự nhiên, bẫy dính hoặc bẫy cơ học, kiểm soát nhiệt độ. Trên thực tế, các cửa hàng kinh doanh sử dụng chủ yếu bằng phương pháp kiểm soát nhiệt độ, bảo quản bằng hệ thống làm lạnh. Có một số cửa hàng chỉ trưng bày một số ít sản phẩm, còn lại bảo quản trong ngăn lạnh, khi khách hàng có nhu cầu thì họ sẽ lấy hàng từ trong tủ lạnh cho khách hàng để khách hàng luôn được sử dụng rau tươi mới mà vẫn đảm bảo chất lượng của rau. Đó là các cửa hàng như Bác Tôm, Ecomart,… Còn có những cửa hàng sử dụng vừa là nơi trưng bày vừa là nơi bảo quản như Công ty Cổ phần Tự Nhiên Việt Nam trên đường Tô Ngọc Vân. Hệ thống tủ trưng bày của cửa hàng có kèm theo hệ thống làm lạnh, cửa hàng cũng có tủ lạnh riêng để bảo quản thêm. Hầu hết các hệ thống cửa hàng kinh doanh rau hữu cơ đều có không gian thoáng đãng và sạch sẽ. Nơi trưng bày và bảo quản thường xuyên được vệ sinh và dọn dẹp sạch sẽ.
- Hoạt động xúc tiến bán hàng và dịch vụ khách hàng:
Ngoài loại hình cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng có nhu cầu phải đến tận nơi mới có thể mua được. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là internet các cửa hàng online ngày càng được mở rộng. Tiêu biểu là Công ty Cổ phần Hà Nội Organic Roots có trụ sở chính tại Số 1, ngõ 7 Nguyên Hồng - P. Thành Công - Ba Đình - Hà Nội. Nguồn rau hữu cơ của công ty là vườn rau hữu cơ Bái Thượng, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội. Nhân viên của cửa hàng cho biết hầu hết khách của cửa hàng đều là đặt hàng online, chỉ có một số ít người gần đó là
đến trực tiếp cửa hàng mua. Với mô hình bán hàng online như này vừa giúp công ty giảm thiểu tiền thuê mặt bằng cửa hàng vừa giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn, họ không cần mất tiền đi lại cũng như công sức để đến tận nơi mới mua được sản phẩm mà ở bất cứ đâu cũng có thể đặt hàng và được chuyển đến tận nơi mà sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn. Không chỉ vậy, những cửa hàng truyền thống nay cũng đã có thêm các dịch vụ đặt hàng và giao hàng tận nơi như Bác Tôm, Tràng An, Ecomart, Nông sản ngon, … giúp quy mô của cửa hàng được mở rộng hơn, thu hút được nhiều khách hơn.
Khách hàng chỉ cần nhấn vào nút đặt hàng và làm theo hướng dẫn của trang web là có thể mua loại hàng mà mình cần. Nhưng có một vấn đề được đặt ra ở đây là mức độ hiểu biết của khách hàng về rau hữu cơ được chứng nhận PGS. Nhóm khảo sát 50 khách hàng tại các cửa hàng rau hữu cơ thì thấy có 36% là khách hàng chưa biết đến mô hình chứng nhận PGS và 60% là đã từng nghe/ tìm hiểu nhưng hầu hết ở đây là họ chỉ nghe đến tên của PGS qua kênh tivi chưa hề biết sơ qua về mô hình này. Các khách hàng đến mua ở cửa hàng đều là do nghe truyền miệng, do thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng tốt, có lòng tin với chủ cửa hàng chứ không phải là thương hiệu hay được chứng nhận PGS. Chỉ một lượng khách hàng nhất định biết đến PGS, họ biết đến do sử dụng rau của cửa hàng mà họ tin tưởng không phải do tự tìm hiểu PGS rồi mới tìm đến rau. Các cửa hàng cũng thường xuyên thông tin về sản phẩm PGS cho khách hàng nhưng họ đến mua hàng vào những giờ tan tầm đi làm về chỉ rẽ vào mua rồi về luôn, rất ít người thắc mắc về sản phẩm và chịu ở lại để nghe. Do đó, việc phổ biến cho người tiêu dùng về PGS của nhà bán lẻ chưa hiệu quả cần có sự liên kết nhiều hơn với các cơ quan Nhà nước thông qua các kênh truyền thông, đài, báo chí,… tuyên truyền đến người dân.