- Chức năng của nhóm sản xuất
b) Những khó khăn và tồn tại:
3.1 Triển vọng và phương hướng áp dụng mô hình PGS trên các chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nói chung và thực phẩm hữu cơ ở Việt
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nói chung và thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam nói riêng
Chiến lược phát triển rau an toàn đã được triển khai tại Việt Nam trên 15 năm nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn gặp nhiều vướng mắc do một số tiêu chuẩn như VietGAP chưa phù hợp với hộ nông dân quy mô nhỏ ( quy mô nông nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ, sản xuất nông nghiệp tại gia). Do vậy, việc áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) trong quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau đang được cân nhắc như là một hướng đi mới được các tổ chức có liên quan chú trọng đầu tư và phát triển .“PGS là hình thức quản lý phù hợp với tập quán sản xuất nhỏ lẻ tại Việt Nam và việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới PGS tại nước ta trong thời gian qua là một tín hiệu đáng mừng, khắc phục được tình trạng sản xuất, mua bán gian dối mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình trạng lo ngại thực phẩm bẩn của khách hàng.”
- Theo kết quả khảo sát, các thành viên sản xuất trong PGS có thu nhập ổn định và thường xuyên, cao hơn trồng lúa từ 3 - 4 lần và cao hơn sản xuất rau thông thường khoảng 2 triệu đồng/sào/vụ (riêng PGS hữu cơ cao hơn 4 triệu đồng/sào/vụ nhờ bán được với giá cao). Tỷ lệ đóng góp vào tổng thu nhập từ sản xuất rau tại các hộ trong các mô hình ở Hà Nội, Phú Thọ là 50 - 90%; 100% người sản xuất khi được hỏi đều mong muốn duy trì sản xuất theo PGS. Tại Sóc Sơn, sau thành công của mô hình, đến nay đã kết nạp thêm 4 nhóm với diện tích sản xuất 6ha; còn tại Lương Sơn, đến hết năm 2012 đã có 13 nhóm sản xuất hữu cơ phân bố trên 6 xã trong toàn huyện. Cũng trong năm 2012, thu nhập từ rau sau khi áp dụng PGS tại Hòa Bình đạt trung bình 48 triệu đồng/hộ, chiếm gần 50% tổng thu nhập, tại Việt Trì đạt 40 triệu đồng/hộ, chiếm 60-70% tổng thu nhập. Trước tình hình khả thi của mô hình PGS mang lại ngày càng có nhiều nhóm, tổ chức muốn tham gia vào PGS
- Trong tương lai gần PGS Việt Nam sẽ hợp tác với VOAA (hiệp hội hữu cơ Việt Nam – một tổ chức uy tín) điều này làm tăng thêm tính minh bạch cho PGS tạo
điều kiện cho người nông dân an tâm sản xuất, lòng tin của khách hàng về những sản phẩm có chứng nhận PGS ngày càng cao
- Nhận thấy những lợi ích to lớn mà rau hữu cơ có chứng nhận PGS mang lại, nhiều nhà bán lẻ và doanh nghiệp không chỉ kinh doanh những sản phẩm sạch đơn thuần mà bên cạnh đó họ còn mở rộng quy mô kinh doanh sản phẩm rau hữu cơ có độ đảm bảo chất lượng cao thu hút được nhiều khách hàng. Mô hình PGS tuy mới xuất hiện nhưng nó đang dần phát triển ở Việt Nam.Diện tích trồng ngày càng lớn, áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến. Hệ thống các nhà bán lẻ ngày càng tăng có mặt khắp mọi nơi cộng thêm sử dụng các dịch vụ trên internet (giới thiệu sản phẩm, nguồn cung cấp,dịch vụ đặt hàng online, dịch vụ chăm sóc khách hàng…) đã giúp cho việc tiếp cận khách hàng thêm dễ dàng
Ngoài ra các nhà bán lẻ, hộ nông dân tham gia sản xuất còn được các đơn vị trách nhiệm liên quan đến mô hình PGS phổ biến thông tin, tu vấn kinh nghiệm, đào tạo để bổ sung kiến thức và sữa chữa những sai lầm trong hoạt động kinh doanh của mình.
- PGS Việt Nam tham gia đối thoại hữu cơ:
Ngày 3 tháng 2 năm 2015, tại trang trại Giáo dục Era house, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) cùng với Trung tâm nghiên cứu giới, Môi trường và Gia đình trong Phát triển (CGFED) đã tổ chức "ĐỐI THOẠI HỮU CƠ" với mục đích tạo một nơi ở đó những người yêu thích hoặc có quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ tìm đến để cùng nhau chia sẻ, tìm kiếm thông tin và kết nối để cùng nhau thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Tham gia ĐỐI THOẠI HỮU CƠ có các đại diện các tổ chức Xã hội Dân sự đang hỗ trợ phát triển, Câu lạc bộ Người tiêu dùng, các công ty phân phối sản phẩm hữu cơ, đơn vị sản xuất và cung cấp phân bón hữu cơ, các đơn vị truyền thông và nông dân sản xuất nông nghiệp bền vững. PGS hữu cơ bao gồm đại diện từ 2 liên nhóm Tân Lạc và Lương Sơn cùng Ban Điều Phối và 2 công ty thành viên Tâm Đạt và Bác Tôm đã tham gia đối thoại. Tại đây, những câu chuyện về sự đam mê hữu cơ, cũng như những lời tâm sự chia sê của nông dân, của nguời tiêu dùng và các đơn vi kinh doanh đã được bày tỏ cởi mở và thân thiện. Những ý tưởng cho sự kết nối, thúc đẩy và phát triển một nền nông nghiêp hữu cơ đã được người tham gia chia sẻ và bình chọn. Hy vọng ĐỐI THOẠI HỮU CƠ sẽ là tụ điểm cho những người đam mê hữu cơ tìm đến để chia sẻ và kiếm tìm sự hợp tác cùng nhau trong tương lai.
- Chương trình hội nghị thường niên của PGS Việt Nam có sự tham gia của các bên
Ngày 09 tháng 1 năm 2015, hòa chung không khí chào đón một năm mới, tại Nhà văn hóa xóm Đồng Sương, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014. Hội nghị không chỉ là dịp để các Liên nhóm sản xuất hữu cơ báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động của mình, để các công ty thành viên PGS trực tiếp đưa tiếng nói của khách hàng đến với người sản xuất, đặc biệt đây là dịp để các bên liên quan, chính quyền các cấp, đặc biệt là khách hàng có cơ hội được nghe báo cáo về hoạt động sản xuất hữu cơ và hệ thống giám sát tự nguyện của cộng đồng, qua đó có cái nhìn tổng quan nhất để khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ kịp thời nông dân sản xuất hữu cơ trong hệ thống PGS. Hội nghị với 150 đại biểu tham gia bao gồm các đại biểu đại diện cho 4 liên nhóm Thanh Xuân-Sóc Sơn, Lương Sơn và Tân Lạc – Hòa Bình, Trác Văn – Hà Nam, 7 công ty kinh doanh cùng với 25 khách hàng thân thiết từ các công ty thành viên đã về dự hội nghị. Báo cáo đã cho thấy hệ thống PGS Việt Nam trong năm 2014 có những bước phát triển quan trọng và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ từ nông dân, các đơn vị kinh doanh mà còn các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và các tổ chức phát triển Quốc tế và địa phương. Báo cáo cũng phản ánh các hoạt động giám sát thanh tra luôn được chú trọng và được phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các công ty và các liên nhóm nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo sản phẩm thực sự hữu cơ tới tay người tiêu dùng.
- Hướng dẫn đăng ký tham gia hệ thống PGS cho các nhà bán lẻ, doanh nghiệp giúp họ dễ dàng tiếp cận được với mô hình PGS: